Xem Nhiều 4/2023 #️ 5 Nguyên Tắc Đặt Tên Thương Hiệu Chuẩn # Top 12 Trend | Uplusgold.com

Xem Nhiều 4/2023 # 5 Nguyên Tắc Đặt Tên Thương Hiệu Chuẩn # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Nguyên Tắc Đặt Tên Thương Hiệu Chuẩn mới nhất trên website Uplusgold.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

5 nguyên tắc đặt tên thương hiệu chuẩn

Chỉ với từ khóa “Đặt Tên Thương Hiệu”, sẽ có hàng trăm triệu kết quả trả về ! Điều này chứng minh việc đặt tên thương hiệu cho công ty, sản phẩm chưa bao giờ là điều dễ dàng.

Và sau đây là 5 nguyên tắc đặt tên thương hiệu chuẩn dễ nhớ  mà Thuật Nguyễn Corp muốn chia sẻ đến bạn .

#1. Tên thương hiệu phải dễ đọc và đánh vần

Ngày nay, khách hàng có quá nhiều lựa chọn và họ không nhất thiết phải mua sản phẩm của bạn. Họ có thể dễ dàng mua được thứ mà bạn đang kinh doanh từ các đối thủ khác. Nếu khách hàng không thể đọc được tên thương hệu của bạn, họ sẽ cảm thấy ngẩn ngơ và thất vọng, rồi sẽ tìm mua từ một người bán khác. Bạn nỗ lực tạo mọi điều kiện thuận lợi để khách hàng mua hàng của bạn, và bạn không nên vứt bỏ đi những nỗ lực đó chỉ vì một cái tên thương hiệu khó đọc.

Thương hiệu nào có cái tên dễ đọc hơn sẽ giành chiến thắng. Vì vậy bạn cần kiểm tra xem tên của mình có dễ đọc trên thị trường hay không. Hãy đổi tên, nếu nó tệ quá. 

#2. Tên thương hiệu phải dễ nhớ.

Thị trường rất đông đảo và nó chỉ ngày càng đông đảo hơn mà thôi. Nếu khách hàng không thể nhớ ra tên của bạn, họ sẽ không mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Một cái tên thương hiệu dễ nhớ cần đáp ứng 4 tiêu chí sau:

+ Đơn giản 

+ Có sự khác biệt 

+ Có ý nghĩa.

+ Có độ “sốc” đủ để trở nên nổi bật 

#3: Tên thương hiệu phải ngắn gọn, độc nhất

Đặt tên thương hiệu nên ngắn gọn, tối đa 3 âm tiết. Tên thương hiệu của bạn càng dài thì nó càng khó nhớ hơn.

Vì thế, nếu bạn có cái tên thương hiệu dài dòng, hãy cố gắng làm ngắn lại bằng cách thu gọn hoặc sáng tạo ra một cái tên mới. Một cái tên dài vẫn có thể đạt hiệu quả, nếu đó là cái tên dài đầu tiên trong ngành hàng, nhưng những tên dài đạt hiệu quả cao chỉ là những tình huống ngoại lệ của nguyên tắc.

Đặt tên thương hiệu cũng cần phải độc nhất, khác biệt với đối thủ. Trước hết để bạn có khả năng bảo hộ được tên thương hiệu, tránh những rắc rối về pháp lý.

Thứ hai, bạn sẽ khẳng định được giá trị thương hiệu riêng của mình nếu thật sự nghiệm túc phát triển thương hiệu lâu dài.

#4: Tên thương hiệu không có những từ chung

Những cái tên chung chung rất khó nhớ. Mọi người thường nghĩ những cái tên chung chung này thường hay sử dụng nên dễ nhớ nhưng không, chính vì chung chung không có điểm nhấn nên càng khó nhớ, càng khó gây ấn tượng với khách hàng.

#5: Tên thương hiệu phải trung tính về ngôn ngữ

Đặt tên thương hiệu là cái tên phải trung tính về ngôn ngữ. Một cái tên nghe tuyệt vời trong ngôn ngữ này vẫn có thể mang ý nghĩa xấu trong một ngôn ngữ khác. Đã có nhiều thương hiệu đến các thị trường mới với cái tên mang ý nghĩa tiêu cực mà họ không hề nhận ra. Đây là sai lầm phải trả giá đắt.

Bạn phải kiểm tra cái tên trước khi tung ra trên thị trường mới. Kiểm tra cái tên là một quá trình tốn nhiều thời gian và tiền bạc, nhưng chi phí này còn rẻ chán so với những tổn thất tiềm năng mà danh tiếng thương hiệu của bạn có thể phải gánh chịu nếu bạn phạm sai lầm.

Đặt tên thương hiệu là quan điểm cá nhân của từng người, từng tổ chức. Vì vậy không có ĐÚNG/ SAI. Chỉ có thể là chưa phù hợp hoặc chưa hay. Muốn có một thương hiệu mạnh, điều kiện CẦN là: nền tảng là sản phẩm tốt, dịch vụ xuất sắc, điều kiện ĐỦ là: một cái tên thương hiệu dễ nhớ và khác biệt

8 Nguyên Tắc Đặt Tên Thương Hiệu

Dễ nhớ

Có ý nghĩa

Tên thương hiệu sẽ kể câu chuyện thương hiệu. Qua thời gian bạn có thể mở rộng ý nghĩa tên thương hiệu quả mình và thêm vào những tầng lớp ý nghĩa giúp cho thương hiệu mạnh hơn, về mặt đồ họa, màu sắc, âm thanh. Khi đặt tên thương hiệu mang nhiều ý nghĩa thì bạn có thể thiết kế ra càng nhiều hoạt động để truyền tải nó.

Ví dụ: Visa. Mới đầu ý nghĩa tên gọi này chỉ gói gọn là một chiếc tem dán trong passport. Nhưng giờ đây cái tên Visa đã mang theo những ý nghĩa về du lịch, tiếp cận, cơ hội, về danh tính, về địa vị- đây là chất liệu để họ kể những câu chuyện thương hiệu vào các thời điểm phù hợp.

Ấn tượng

Những cái tên hay nhất là những cái tên mà bạn muốn kể với bạn bè của mình ngay về chúng. Những cái tên thật kêu chính là yếu tố lan truyền tuyệt vời để làm marketing. Bạn có thể nói lên, hô lên, hay hát lên những cái tên thương hiệu độc đáo này.

Ví dụ: Schweppes

Năm 1783, Johann Jacod Schweppe đã lấy chính tên mình để đặt cho loại đồ uống có ga này. Hơn 200 năm sau, các khách hàng vẫn yêu cái tên thương hiệu này.

Không cần yêu từ cái nhìn đầu tiên

Kể cả những cái tên thương hiệu hay nhất cũng chưa chắc lọt tai trong lần đầu bạn nghe chúng. Khi cái tên dần trở thành một thương hiệu thì bạn sẽ có nhiều tình cảm với nó hơn. Hãy cho phép những cái tên có cơ hội để lớn lên, và hãy hình dùng con đường của nó 5, 10 năm về sau nữa.

Ví dụ: Google

Mới đầu chỉ có ý nghĩa là một con số, Google đã trở thành biểu tượng của văn hóa vui tươi và sáng tạo, cung cấp mọi thứ từ email đến hệ điều hành.

Lắng nghe nỗi sợ hãi trong bạn

Những tên tuổi nổi tiếng thu hút sự chú ý của bạn bằng cách vi phạm các quy tắc. Hãy vượt qua nỗi sợ hãi và bạn sẽ tìm thấy những cái tên gây ngạc nhiên.

Ví dụ: BlackBerry

ProMail là cái tên ban đầu cho BlackBerry, cái tên này có lẽ sẽ giúp dễ bán sản phẩm hơn. Nhưng một khi người dùng cầm trong tay một chiếc BlackBerry thì cái tên này trở nên phù hợp một cái hoàn hảo.

Nối bật giữa đám đông

Nếu bạn khác biệt, bạn sẽ muốn có một cái tên khác biệt. Đặt tên thương hiệu của bạn để nhấn mạnh những gì làm cho thương hiệu của bạn trở nên đặc biệt. Khách hàng của bạn mong đợi gì? Làm thế nào mà tên của bạn có thể báo hiệu một cái gì đó mới?

Ví dụ: W Hotels

Trong một thị trường bị chi phối bởi những cái tên kỳ diệu như Hilton, Marriott, Hyatt và Radisson-W đã dám có một cái tên trẻ trung, năng động và phong cách. Ngày nay, đây là điểm đến hàng đầu cho những khách doanh nhân muốn sự cân bằng giữa phong cách và chất lượng.

Không bao giờ là đủ

100 tên đầu tiên bạn nghĩ đến có thể sẽ giống như đối thủ cạnh tranh của bạn. Hãy sử dụng các chuyên gia đặt tên để phát triển hàng ngàn lựa chọn thay thế. Để đạt được mục tiêu của bạn, bạn cần một danh sách rộng và sâu.

Ví dụ: Accenture

Hàng ngàn tên đã được tạo ra, hàng trăm phương án được tuyển chọn, và điểm số được xem xét. Một phương án được lựa chọn, và bây giờ thương hiệu Accenture “Accent on the future” đã thu hút vô số sự quan tâm.

Kỳ vọng câu chuyện sẽ phát triển

Luôn luôn có lý do để bạn không thích một cái tên nào đó. Nhưng nếu bạn không đưa ra quyết định đặt tên thương hiệu, thì sẽ chẳng có tên thương hiệu nào tồn tại cả. Hãy nhớ rằng tên chỉ là một phần của thương hiệu của bạn, và chúng có thể thay đổi – bạn có thể thêm vào nó những ý nghĩa mà bạn muốn.

Ví dụ: Virgin

Như một từ, “Virgin” mang đến sự liên tưởng cho bất cứ điều gì từ len sợi đến dầu ô liu. Nhưng như một thương hiệu, Virgin đã nổi bật bằng cách tạo ra một thái độ khiêu khích và bán mọi thứ từ điện thoại di động trả trước cho đến những kỳ nghỉ ngoài không gian.

Nguyên Tắc Đặt Tên Thương Hiệu Thu Hút

Thử nghĩ nếu như thương hiệu của bạn được khách hàng nhắc đến đầu tiên khi cần sử dụng một sản phẩm, dịch vụ ? Đặt tên thương hiệu thu hút không phải là điều khó khăn nếu bạn tuân thủ các nguyên tắc sau:

1. Tên thương hiệu cần bảo hộ được

Điều kiện đầu tiên là tên thương hiệu phải bảo hộ được về mặt pháp lý để tránh bị ” nhái “. Tên dù có tuyệt vời như thế nào nhưng không bảo hộ được thì sẽ vô cùng rủi ro cho doanh nghiệp. Trường hợp bất đắc dĩ có thể cân nhắc phương án bảo hộ bằng hình ảnh (logo) thay vì bảo hộ tên.

2. Nguyên tắc đặt tên thương hiệu cần tên miền có sẵn

Đa phần domain website đều được lấy theo tên thương hiệu. Vì vậy, nếu không thể đăng ký tên miền, bạn nên cân nhắc việc phát triển tên khác. Thay vì sử dụng tên mà không thể đăng ký tên miền. Nguyên tắc đặt tên thương hiệu là cần đăng ký tên miền sớm nhất có thể.

3. Đơn giản và dễ nhớ

Một trong những nguyên tắc đặt tên thương hiệu bị vi phạm nhiều nhất là sự “đơn giản”. Đừng đòi hỏi khách hàng nhớ tên thương hiệu của bạn nếu tên quá phức tạp và khó đọc. Hãy đơn giản sẽ hiệu quả hơn.

4. Tránh những liên tưởng tiêu cực về mặt âm, nghĩa

Không ít công ty dở khóc dở cười với tên thương hiệu khi nó mang nghĩa tiêu cực tại thị trường nào đó. Ngược lại, có những tên không gặp vấn đề về nghĩa. Nhưng nếu đọc thành tiếng thì âm của nó có thể được liên tưởng với những thứ tiêu cực, nhạy cảm.

5. Thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm

Mặc dù không phải trường hợp nào tên thương hiệu cũng cần thể hiện ngành nghề, sản phẩm. Tuy nhiên với những thương hiệu nhỏ, mới, chưa được nhận biết rộng rãi. Việc thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm trong tên thương hiệu sẽ mang lại hiệu quả trong việc rút ngắn thời gian. Đồng thời giúp tối ưu chi phí truyền thông.

6. Thể hiện sự khác biệt

Nguyên tắc đặt tên thương hiệu cần thể hiện sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt là đối thủ trực diện. Không nên đặt tên giống hoặc na ná tên của đối thủ. Cũng không nên sử dụng những yếu tố mà đối thủ đã sử dụng.

7. Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu

Xác định rõ thị trường mục tiêu yếu tố cuối cùng trong nguyên tắc đặt tên thương hiệu. Chẳng hạn Việt Nam hay nước ngoài, phân khúc thấp – trung hay cao. Và khách hàng mục tiêu là ai?

Với phân khúc bình dân thì tên cần hướng tới sự đơn giản, dễ nhớ nhất. Để khách hàng phổ thông, người lao động, nông thôn hay thành thị đều có thể đọc được. Ngược lại nếu thương hiệu của bạn định vị ở phân khúc cao cấp, hoặc một số ngành đặc thù như trang sức, thời trang cao cấp… Thì tên cả âm cả chữ cần tạo được cảm giác sang trọng và cao cấp.

Sau cùng, dù đã nắm trong tay 7 “nguyên tắc vàng” này. Bạn cũng đừng bao giờ cho rằng một cái tên sẽ làm nên thương hiệu. Tên dù có kiệt xuất đến mấy cũng không thể cứu vãn cho một sản phẩm tồi. Sản phẩm có trước thương hiệu có sau. Vì vậy muốn có một thương hiệu mạnh cần dựa trên nền tảng là sản phẩm tốt. Bạn đã sở hữu cho đơn vị mình bộ phần mềm marketing nào chưa ? Hãy tham khảo phần mềm gửi email marketing và phần mềm gửi tin nhắn sms của TOP Marketing. Để tìm kiếm và chăm sóc khách hàng nào.

Comments

5 Nguyên Tắc Cơ Bản Nếu Bạn Muốn Đặt Tên Thương Hiệu Thành Công

Một cái tên công ty dài ngoằng sẽ khiến khách hàng cảm thấy không thoải mái và chắc chắn sẽ chẳng mang lại ấn tượng gì. Đặt tên công ty ngày nay nhất là trong thời đại Internet thì phải tuân thủ nguyên tắc “Less it more” – càng đơn giản càng dễ nhớ. Hãy thử liệt kê ra các công ty hoặc thương hiệu mà bạn nhớ tới xem, nó có thể là Nike, Addidas, Apple, Samsung,…v.v. Điểm chung của những tên thương hiệu này nằm trong khoảng từ 2 đến 5 âm tiết là tối đa. Trong thời đại kỹ thuật số Internet ngày càng phát triển, có hàng triệu thương hiệu khác nhau, việc đặt 1 cái tên dễ nhớ sẽ gây tượng tốt cho khách hàng.

3. Tránh đặt tên thương hiệu mang nghĩa tiêu cực

Có không ít doanh nghiệp đặt tên thương hiệu mà nó mang ý nghĩa tiêu cực tại một thị trường nào đó. Nó có thể là về mặt ngữ nghĩa của từ, hoặc là do cách đọc có thể làm cho khách hàng liên tưởng đến ý nghĩa tiêu cực nào đó.

Ví dụ: Công ty Sony lúc trước mang cái tên dài ngoằng là “Đông kinh thông tin công nghiệp chu thức xã hội”. Sakasofu khi đó đang khảo sát thị trường tại Mỹ, thấy cái tên của công ty mình dài quá chẳng ai nhớ. Một hôm ông bắt gặp được dòng chữ “Sonic” có nghĩa là sóng âm thanh. Thấy hay quá nên ông tính đặt tên công ty mình là “Sonny”. Tuy nhiên, từ Sonny khi phát âm sang tiếng Nhật là “Sohn-nee” mang ý lỗ vốn. Thấy không được nên ông đã quyết định bỏ 1 chữ “n” đi, còn lại là “Sony”.

4. Đừng đặt tên “ăn theo” các doanh nghiệp lớn

Nhiều chủ doanh nghiệp có tâm lý làm ăn chộp giật nên thường đặt tên công ty của mình na ná với tên một thương hiệu nổi tiếng khác trên thị trường. Đây chắc chắn là điều không nên làm. Một cái tên công ty như vậy chẳng khác nào khẳng định với khách hàng rằng công ty bạn là “đồ nhái”, như vậy mục đích tạo ấn tượng trong mắt khách hàng và đối tác của bạn đã thất bại. Bởi vậy, bạn cần giữ vững lập trường, gạt bỏ những thương hiệu lớn khỏi đầu mình và nghĩ đến một cái gì đó thật riêng biệt, mang bản sắc của riêng bạn.

5. Chú ý phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu khi đặt tên thương hiệu

Đặt tên thương hiệu phải phù hợp với phân khúc thị trường và nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến. Ví dụ đặt tên thương hiệu bằng tiếng Việt trong khi thị trường của mình là ở Mỹ? Hoặc là dùng tên tiếng Anh trong khi phân khúc thị trường của mình nhắm vào tầng lớp lao động phổ thông?

Tuy nhiên, cho dù bạn có nắm hết 5 nguyên tắc này hoặc là vài nguyên tắc đặt tên khác, thì chất lượng của sản phẩm/dịch vụ bạn làm ra vẫn là quan trọng nhất. Một cái tên thương hiệu dù có hay đến cỡ nào nhưng sản phẩm tồi, dịch vụ kém thì cũng chẳng kéo lợi nhuận của bạn lên được đâu. Đặt tên thương hiệu là một khâu quan trọng trong marketing, tuy nhiên chúng ta cũng không vì thế mà bỏ qua các bước marketing khác. Xây dựng một chiến lược content marketing cho website hoặc fanpage của bạn cũng là bước quan trọng để thương hiệu của bạn được khách hàng chú ý.

Bạn đang xem bài viết 5 Nguyên Tắc Đặt Tên Thương Hiệu Chuẩn trên website Uplusgold.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!