Xem Nhiều 3/2023 #️ 6 Cách Để Cha Mẹ Giúp Con Vượt Qua Dịch Covid # Top 3 Trend | Uplusgold.com

Xem Nhiều 3/2023 # 6 Cách Để Cha Mẹ Giúp Con Vượt Qua Dịch Covid # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Cách Để Cha Mẹ Giúp Con Vượt Qua Dịch Covid mới nhất trên website Uplusgold.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sự hoành hành của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng  mới của vi-rút Corona gây ra (COVID-19) mang theo rất nhiều cung bậc cảm xúc như lo lắng, căng thẳng và bất an – và trẻ em ở mọi lứa tuổi đặc biệt cảm nhận rất rõ điều này. Dù trẻ em đối mặt với cảm xúc theo nhiều cách khác nhau, nếu trường học phải đóng cửa, các sự kiện bị tạm hoãn hoặc trẻ bị tách khỏi bạn bè, thì đây là lúc các con cần được yêu thương và hỗ trợ hơn bao giờ hết.

Chúng tôi đã phỏng vấn Tiến sĩ Lisa Damour, một chuyên gia tâm lý tuổi vị thành niên, tác giả của một trong những cuốn sách bán chạy nhất, người viết chuyên mục báo hàng tháng của tờ Thời báo New York, đồng thời cũng là một bà mẹ hai con, về cách tạo không khí bình thường trong ngôi nhà khi “sự thay đổi mới” đang xảy ra ngoài kia.

1. Bình tĩnh và chủ động

“Cha mẹ nên có một cuộc trò chuyện bình tĩnh, chủ động với con về bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng  mới của vi-rút Corona gây ra (COVID-19) và cho trẻ thấy tầm quan trọng của việc giữ gìn cơ thể khỏe mạnh. Hãy cho trẻ biết rằng, rất có thể một lúc nào đó, bạn hoặc con có thể có những triệu chứng của bệnh, chúng rất giống với triệu chứng của cảm lạnh hay cảm cúm thông thường, nhưng trẻ không nên sợ hãi quá mức không cần thiết về điều này”, Tiến sĩ Damour đưa ra lời khuyên. “Bố mẹ nên động viên các con nói cho bố mẹ biết khi cảm thấy không khỏe, hoặc khi con cảm thấy lo lắng về vi-rút để cha mẹ có thể giúp đỡ”.

“Người lớn có thể đồng cảm với việc trẻ cảm thấy bất an và lo lắng về COVID-19. Hãy trấn an con bạn rằng các chứng bệnh gây ra bởi COVID-19 nhìn chung không quá nghiêm trọng, đặc biệt là đối với trẻ em và thanh thiếu niên”, tiến sĩ nói. Một điều quan trọng cũng nên nhớ là, nhiều triệu chứng của COVID-19 có thể chữa trị. “Từ đó, cha mẹ hãy nhắc con rằng, có nhiều cách hiệu quả để giữ an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh, đồng thời kiểm soát tình hình tốt hơn, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên, không chạm tay lên mặt và hạn chế ra ngoài”.

“Một điều nữa chúng ta có thể làm là giúp trẻ nghĩ đến mọi người xung quanh. Hãy nói với con: ‘Bố mẹ biết con đang rất lo lắng về việc sẽ bị nhiễm vi-rút corona, nhưng một phần lý do bố mẹ bảo con làm những điều này (rửa tay, ở trong nhà) là vì đó là một cách để bảo vệ cộng động và xã hội. Đây cũng là một cách quan tâm đến mọi người xung quanh”.

2.  Sinh hoạt theo thời gian biểu

“Trẻ em cần sinh hoạt quy củ. Và bây giờ những gì cha mẹ cần làm là nhanh chóng đưa ra một thời gian biểu mới cho mỗi người trong gia đình để vượt qua những ngày dịch này”, Tiến sĩ Damour nói. “Tôi khuyên các bậc cha mẹ nên có một thời gian biểu sinh hoạt cụ thể cho một ngày – bao gồm giờ vui chơi để trẻ trò chuyện với bạn bè qua điện thoại, giờ vui chơi không tiếp xúc với đồ công nghệ và thời gian giúp cha mẹ làm việc nhà. Hãy suy nghĩ về những giá trị bạn trân trọng và xây dựng một thời gian biểu có thể thực hiện được những điều đó. Trẻ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi có cảm giác chắc chắn, biết trước trong ngày sẽ có những hoạt động gì, biết khi nào học bài và khi nào được chơi”.

“Hãy chuẩn bị tinh thần rằng con bạn có thể rất buồn và thất vọng về những mất mát con đang trải qua, hãy giúp con và khiến cho mọi việc trở lại bình thường.”

3. Để trẻ cảm nhận cảm xúc của chính mình

Khi trường học tạm đóng cửa vì vi-rút corona (COVID-19), các con cũng sẽ phải bỏ lỡ những cuộc vui chơi, buổi hòa nhạc, trận đấu thể thao và các hoạt động yêu thích, trẻ con sẽ thực sự buồn chán và thất vọng. Lời khuyên số một của Tiến sĩ Damour là hãy để cho các con cảm thấy buồn. “Đối với cuộc sống của những cô cậu thiếu niên, đây là những mất mát rất lớn. Các con sẽ thấy thất vọng nhiều hơn về điều này hơn là cha mẹ, vì là những người trưởng thành chúng ta có sự đánh giá dựa trên trải nghiệm trong cuộc đời. Hãy chuẩn bị tinh thần rằng con bạn có thể rất buồn và thất vọng về những mất mát con đang trải qua, hãy giúp con và khiến cho mọi việc trở lại bình thường”. Khi con có cảm giác không chắc chắn, cha mẹ cần đồng cảm và giúp đỡ các con.

4. Kiểm tra những thông tin con nghe được

Hiện có rất nhiều thông tin sai lệch về bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona (COVID-19). “Hãy kiểm tra những thông tin trẻ nghe được hay những gì trẻ nghĩ có chính xác hay không. Chỉ nói cho con những thông tin chính xác là chưa đủ, vì nếu trẻ nghe được một thông tin sai lệch, và nếu bạn không tìm hiểu suy nghĩ của con và xử lý những thông tin sai lệch kịp thời, các con có thể sẽ kết hợp thông tin bạn mới cung cấp với những thông tin con đã biết. Hãy tìm hiểu xem trẻ đã biết những gì và bắt đầu từ đó để định hướng suy nghĩ cho trẻ đúng đắn hơn”.

Nếu con đặt câu hỏi mà bạn không trả lời được, thay vì đoán mò, hãy tận dụng cơ hội này để cùng con tìm câu trả lời. Hãy truy cập trang web của những tổ chức đáng tin cậy như UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới để có nguồn thông tin chính xác. 

Vì dịch COVID-19, nhiều trẻ em có thể sẽ bị bắt nạt hay xâm hại ở trường hoặc trên mạng. Điều quan trọng con cần biết là bố mẹ sẽ luôn ở bên nếu con bị bắt nạt. Theo Tiến sĩ Damour: “Tìm kiếm sự hỗ trợ của người ngoài cuộc là cách tốt nhất để giải quyết mọi hình thức bắt nạt”. “Trẻ đang là mục tiêu bắt nạt không nên đối đầu với những kẻ bắt nạt, chúng ta nên khuyên trẻ tìm đến sự giúp đỡ của bạn bè hoặc người lớn”.

5.  Cho trẻ phân tán sự tập trung một cách tích cực

Khi phải xử lý những cảm xúc khó khăn, “hãy quan sát những tín hiệu từ con và cân nhắc kỹ lưỡng khi cân bằng giữa việc khuyến khích con nói về cảm xúc đó với việc phân tán sự tập trung của con một cách tích cực, và hãy để cho con phân tán sự tập trung của mình một cách tích cực khi con cần giải thoát khỏi cảm xúc buồn phiền”. Vài ngày một lần, cha mẹ hãy tổ chức một buổi tối với những trò chơi gia đình hoặc rủ con cùng nấu ăn. Tận dụng thời gian cho bữa tối là cách để Tiến sĩ Damour kết nối với con gái mình. “Tôi và các con cùng thỏa thuận tối nào cũng sẽ có đội phụ trách nấu cơm tối. Chúng tôi chia thành cặp và thay phiên nhau phụ trách bữa tối cho cả nhà”.

Đối với trẻ mới lớn và thường xuyên dán mắt vào màn hình máy tính hoặc điện thoại, nên để cho con một số tự do nhất định, nhưng không phải là tự do hoàn toàn. Lời khuyên của Tiến sĩ Damour là hãy thẳng thắn với con rằng, bạn hiểu hiện giờ con đang có nhiều thời gian rảnh, nhưng việc truy cập mạng xã hội vô tội vạ không phải là một cách hay. “Hãy hỏi con: ‘Chúng ta nên giải quyết vấn đề này như thế nào nhỉ? Con hãy tự thiết kế một thời gian biểu mà con muốn rồi cho bố/mẹ xem, rồi bố/mẹ sẽ có ý kiến của mình.”

6. Theo dõi hành vi của chính bạn

Tiến sĩ Damour giải thích: “Tất nhiên bố mẹ cũng sẽ lo lắng và các con sẽ nhận những tín hiệu cảm xúc từ chúng ta. Tôi khuyên các bậc cha mẹ nên làm mọi cách để kiểm soát sự lo lắng của mình và đừng chia sẻ nỗi sợ hãi với con cái. Điều đó có thể là chúng ta phải kiềm chế cảm xúc, việc này đôi khi là khó khăn, đặc biệt khi những cảm xúc đó đang trào dâng”.

Con cái luôn dựa vào cha mẹ để có cảm giác an toàn và được bảo vệ.  “[Điều quan trọng] chúng ta cần nhớ rằng, các con là hành khách, còn chúng ta là người lái xe. Vì thế, ngay cả khi chúng ta đang cảm thấy lo lắng, chúng ta không thể để điều đó ảnh hưởng đến cảm giác an toàn của các con”.

Được phỏng vấn và viết bởi Mandy Rich, Chuyên viên Nội dung số, UNICEF

‘Tôi Đi Đẻ Trong Mùa Dịch Covid

Tôi là Đặng Như Ngọc (31 tuổi) sống tại Hà Nội. Đầu năm 2020, tôi kết hôn và sau đó có bầu. Tháng 9, tôi đang mang thai tuần thứ 38 và chờ ngày sinh.

Những tuần cuối, tôi vẫn đi siêu âm đều đặn. Cân nặng của con đo được là 3,4 kg. Vì sức khỏe của tôi tốt, bác sĩ khuyên sinh thường. Điều mà gia đình tôi lo lắng nhất là tình hình dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại. Bởi vậy, chúng tôi phải rất cẩn thận khi đi khám thai và chuẩn bị sinh con.

Gần nhà có hồ rộng, hàng ngày, chúng tôi đều dành một tiếng để đi bộ ở đây. Vận động rất tốt cho phụ nữ mang thai, vừa giúp giữ sức khỏe, vừa thuận lợi khi sinh con.

Do mắc tiểu đường thai kỳ, ngoài việc uống nước lọc, tôi bổ sung thêm nước lá vối.

Nhân ngày được nghỉ ở nhà, chồng tôi mang quần áo của con đi giặt. Để an tâm, anh giặt tất cả bằng tay rồi tự mình phơi phóng.

Đồ đạc chuẩn bị đi sinh gồm rất nhiều thứ: quần áo, bỉm tã, sữa viên, máy vắt sữa,… Sợ bị nhầm lẫn hoặc mang thiếu đồ, tôi bày mọi thứ ra giường, kiểm tra lại thật kỹ lưỡng rồi chia làm các túi nhỏ.

Ngày thứ 2 của tuần 38 thai kỳ, bụng bắt đầu nặng hơn khiến tôi gặp khó khăn khi nằm. Tôi thường ngồi dựa vào chồng mỗi tối, đợi cơn buồn ngủ tới rồi mới nằm xuống.

11/9 – ngày thứ 5 của tuần 38 thai kỳ – 7h sáng, tôi thấy đau bụng và bắt đầu có biểu hiện của việc chuyển dạ. Tôi đặt taxi để vào viện ngay.

Do có bệnh nền, tôi chọn sinh tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Những ngày này, Bệnh viện Bạch Mai hạn chế người ra vào. Mọi người đều tuân thủ đeo khẩu trang, đo nhiệt độ và rửa tay bằng nước sát khuẩn. Vì số lượng người chăm bệnh bị hạn chế, chỉ có chồng ở lại cùng tôi.

Đợi từ sáng đến chiều, cường độ cơn co của tôi không tăng lên đáng kể. Các bác sĩ liên tục chẩn đoán tim thai, thăm khám, đo độ mở…

Đến 19h, những cơn đau dữ dội đến ngày một nhiều. Thỉnh thoảng đang đi bộ, tôi phải dừng lại, bám tay vào thành lan can cho vững. Bác sĩ vừa khám cho tôi cách đây 10 phút, dự kiến đêm nay tôi sẽ sinh.

Ngay khi nhận thông tin từ bác sĩ, mẹ tôi vào viện. Có lúc thấy tôi đau quá, bà đã khóc vì lo lắng. Lúc đó, tôi rất thương mẹ. Trước kia, lúc sinh chị em tôi, có lẽ bà cũng trải qua những cơn đau như thế.

Đến 20h30, tôi được cho vào phòng đẻ. Tôi hồi hộp. Điều này làm cho nhịp tim của em bé cũng tăng lên. Có lẽ, nhờ sợi dây vô hình nào đó, mẹ con tôi đã kết nối.

Là lần đầu tiên sinh con, mặc dù đã đọc qua nhiều sách hướng dẫn trước đó, tôi vẫn không có kinh nghiệm thực tế. Các bác sĩ, hộ sinh hướng dẫn tôi kỹ càng từ việc lấy hơi, đạp chân, co tay, cong người…

Gần 2 tiếng trong phòng đẻ, tôi vẫn chưa thể sinh. Tôi đuối dần và phải thở oxy. Xung quanh tôi, mọi người vẫn liên tục động viên tinh thần: “Không sao, em rất mạnh mẽ mà. Cố thêm chút nữa rồi em và con sẽ được gặp nhau”. Đúng 22h55, tiếng khóc đầu tiên của con cất lên.

Bác sĩ đặt con lên bụng của tôi. Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm nhận được sự ấm áp đến từ thiên thần bé nhỏ ấy. Tôi cảm thấy hạnh phúc ngập tràn.

Tôi ngắm nhìn thiên thần nhỏ bé trước mặt. Có lẽ cả cuộc đời tôi cũng không thể quên được giây phút đầu tiên thấy con. Chỉ có thể run run, tôi cất tiếng: “Chào bé con của mẹ”.

Sau khi làm thủ thuật và vệ sinh, hai mẹ con được di chuyển sang phòng hậu sinh. Mọi người được phép vào thăm một lúc.

Chồng tôi cười tươi, anh hôn lên trán tôi và nói: “Em làm được rồi, em giỏi quá”. Anh cũng không quên đưa tay xoa lên mũ của cậu con trai bé bỏng. Đồng hồ đã điểm 0h, vậy là sang ngày mới, mở ra một cuộc sống mới cho gia đình nhỏ hạnh phúc của chúng tôi.

Chúng tôi đặt tên cho con là Hà Huy Khôi và gọi tên ở nhà là Vít để cùng nhớ rằng đã sinh con trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19.

Sau hai ngày hồi sức và theo dõi tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khỏe của mẹ con tôi đều ổn định. Bác sĩ cho phép chúng tôi xuất viện về nhà.

6 Cách Chọn Biệt Danh Cực Hay Cho Bé Để Mẹ Tham Khảo

Cùng với xu hướng ngoại nhập, rất nhiều gia đình thích đặt biệt danh cho bé theo tên nước ngoài. Việc này không chỉ mang đến cảm giác hiện đại mà còn rất thuận lợi nếu bé tiếp xúc sớm với môi trường quốc tế. Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều cho các bạn nhỏ khi gọi theo tên nước ngoài thay vì tiếng Việt đấy mẹ ạ! 

Một số biệt danh hay cho bé gái như: Sunny, Anna, Lavie, Moon, Cherry, Alice, Daisy, Bunny, Joy, Snow…

Biệt danh cho bé trai hay mẹ có thể tham khảo như: Ken, Rio, Joe, Jacob, Andrew, Neil, Captain, Gem, Maris, Kane…

Đặt biệt danh cho bé theo tên món ăn, món uống

Đặt biệt danh theo tên món ăn, món uống là lựa chọn khá phổ biến của các mẹ. Những tên này vừa dễ thương lại vừa mang nhiều ý nghĩa. Chẳng hạn như đó là món ăn mẹ yêu thích lúc mang thai bé, hay đó là món gợi hình ảnh dễ thương… Không chỉ vậy, tên theo món ăn, uống thường rất ngắn gọn, dễ gọi, dễ nhớ. Ngay lúc vừa biết nói là bé đã có thể đọc vanh vách tên mình rồi. Đặc biệt, tên theo các món ăn, uống phù hợp cho cả bé trai lẫn bé gái. Mẹ cũng không phải đau đầu chọn sao cho phù hợp với giới tính bé nhà mình nữa.

Biệt danh cho bé theo thức uống: Sữa, Cà Phê, Coca, Soda, Siro, Bia, Pepsi, Ken, Tiger, Lavie, …

Biệt danh cho bé theo món ăn yêu thích: Snack, Bơ Gơ (burger), Bánh Mì, Pizza, Kem, Sushi, Bào Ngư, Bánh Gạo, Cốm, Bim Bim…

Đặt biệt danh hay cho bé theo đặc điểm dễ nhận biết của con

Mỗi bé từ khi sinh ra sẽ có những đặc điểm rất thú vị. Vậy nên, đặt tên con theo đặc điểm cũng rất dễ thương, vừa mang nhiều ý nghĩa lại vừa gắn với các kỷ niệm của mẹ nữa. Một số tên mẹ có thể tham khảo như:

Dành cho bé mũm mĩm: Ủn, Phính, Bông, Gấu, Mũm, Po, Mèo Ú, Hạt Mít, …

Dành cho bé có làn da bánh mật: Cacao, Socola, Nâu, Mật, 

Dành cho bé nhanh nhẹn, lém lỉnh: Sóc, Khỉ, Jerry, Cá Heo, Chuồn Chuồn…

Dành cho bé nhỏ nhắn: Tí Nị, Hạt Tiêu, Xíu, Ốc, Tini…

Dành cho bé trắng trẻo: Bông, Mây, Sữa, Tuyết, Bột…

Đặt biệt danh hay cho bé theo tên truyền thống

Gọi bé theo những tên truyền thống cũng được rất nhiều bố mẹ yêu thích. Những tên gọi này vừa mộc mạc, đáng yêu lại vừa thuần Việt, giúp bé luôn nhớ đến nguồn cội của mình. Đặc biệt những tên này rất thân thương nên ông bà cũng sẽ rất thích đấy mẹ ạ!

Đặt biệt danh hay cho bé trai: Tí, Tèo, Tũn, Tít, Bờm, Cò, Vẹt, Sửu, Dần, Mẹo, Quậy…

Đặt biệt danh hay cho bé gái: Bống, Cò, Mén, Dậu, Na, Bông, Mẹt, Nở, … 

Đặt biệt danh hay cho bé theo vần điệu

Những biệt danh có vần điệu thường rất dễ nhớ, âm gọi lại vang nên để lại rất nhiều ấn tượng. Với kiểu chọn tên như thế này, mẹ có thể đặt cho cả con trai lẫn con gái đều được. Chỉ cần lựa những âm thanh gọi lên sao cho trong trẻo, vui vẻ là được.

Một số tên mẹ có thể tham khảo như: My My, Bòn Bon, La La, Tí Nị, Xu Xu, Chíp Chíp, Su Su, Su Si, Zin Zin, Bon Bon…

Đặt biệt danh ngộ nghĩnh theo nhân vật hoạt hình

Sử dụng biệt danh theo tên nhân vật hoạt hình cũng là một lựa chọn tuyệt vời. Bởi đa phần tên nhân vật các phim hoạt hình nổi tiếng đều mang nhiều nét tính cách đáng yêu. Đây được xem như hình mẫu phù hợp để bé phát triển tính cách.

Một số tên hay mà mẹ có thể tham khảo như: Po, Shin, Xuka, Dumbo, Timon, Pumbaa, Simba, Elsa, Na Tra, Tom, Jerry, Tarzan,…

Lưu ý khi đặt biệt danh cho bé

Dù là tên gọi chính thức hay biệt danh thì đều rất quan trọng. Bởi vì đôi khi, tên gọi chính theo bé trên các mối quan hệ xã hội. Nhưng biệt danh sẽ theo bé rất lâu trong gia đình sau này. Vậy nên, khi chọn tên mẹ nhớ lưu ý những vấn đề sau:

Một biệt danh hay cho bé trước tiên phải tạo cảm giác vui vẻ, hoạt bát và dễ thương.

Khi lựa chọn biệt danh, mẹ nên chọn những tên ngắn, dễ phát âm, dễ nhớ. Như vậy bé có thể dễ dàng tự đọc đúng tên mình.

Mẹ không nên lo lắng với quan điểm rằng đặt tên sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh, tính cách của con sau này.

Nếu có thể, hãy tham khảo ý kiến người thân để lựa chọn cho con một biệt danh phù hợp.

Với những gợi ý trên, tin rằng mẹ sẽ có những ý tưởng thật hay khi lựa chọn biệt danh cho bé. Một tên gọi riêng của cả gia đình với nhau sẽ mang rất nhiều ý nghĩa sau này. Bé sẽ cảm nhận được tình yêu, sự quan tâm của bố mẹ qua những tên gọi giản đơn ấy. Kể cả về sau, khi con đã lớn vẫn luôn lưu giữ lại cảm giác là đứa con bé bỏng mến yêu của bố mẹ.

Cách Đặt Tên Con Cho Dễ Nuôi Mà Mẹ Không Thể Bỏ Qua

Quan niệm đặt tên con cho dễ nuôi?

Ông bà xưa cho rằng, những đứa bé thường được mọi người xung quanh khen là thông minh, kháu khỉnh, xinh xắn và có một cái tên mĩ miều, nhiều ý nghĩa sẽ rất khó nuôi. Bé thường hay quấy khóc, bệnh tật vì bị “quở”.

Do đó, ông bà ta thường rất kiêng kị trong việc nhận xét về vẻ bề ngoài của những đứa trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, ông bà cũng cho rằng phải đặt cho con mình những cái tên ở nhà thật đơn giản, dễ nhớ, dễ gọi để bé ít bị “quở” thì bé sẽ dễ nuôi hơn, ít quấy khóc, lớn nhanh và khỏe mạnh hơn.

Cho đến ngày nay, vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào có thể khẳng định được quan điểm đặt tên con cho dễ nuôi của ông bà ta là đúng hay sai. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, khi cuộc sống trở nên hiện đại hơn, thì nhu cầu đặt tên ở nhà cho con cũng không kém phần quan trọng.

Thông thường, bố mẹ sẽ có xu hướng chọn tên ở nhà cho bé trai phần nào thể hiện được sự mạnh mẽ, năng động và cá tính. Trong khi đó, tên ở nhà cho bé gái lại ưu tiên chọn những cái tên gợi nhắc đến sự nhẹ nhàng, ngọt ngào và nữ tính.

Mách mẹ một số cách đặt tên con cho dễ nuôi

Cái tên càng đáng yêu, càng gần gũi, thân thương thì càng được ưu tiên chọn lựa.

Thông thường, tên ở nhà của con được ấp ủ ngay khi các bà mẹ biết mình sắp có con. Cũng chính vì thế, đã có rất nhiều những cái tên được ra đời dựa trên những món ăn mẹ yêu thích hay những món mà mẹ bầu khoái khẩu trong thời kỳ thai nghén.

Ví dụ như: Sushi, Ốc, Kem , Trà Sữa, Panna, Cà Pháo, Cốm…

Ví dụ: Bé sinh ra vào ngày Rằm, mẹ có thể đặt tên cho bé là Moon; bé sinh vào ngày Giáng Sinh mẹ có thể đặt tên cho bé là Noel…

Đặt tên ở nhà cho bé dễ nuôi bằng tên tiếng anh chắc hẳn đang là xu hướng được rất nhiều bố mẹ quan tâm và áp dụng trong giai đoạn hiện nay.

Gợi ý đặt tên ở nhà bằng tiếng anh cho bé trai: Bond, Tom, Bee, Shin, Sonic, Bun, Shin, Bobby, Brad, Totti, Beto, Hugo…

Gợi ý đặt tên ở nhà bằng tiếng anh cho bé gái: Bella, Mina, Mimi, Lala, Nana, Moon, Suri, Chin, Cherry, Lavie, Sunny, Angela, Boa, Victoria, Sue…

Ví dụ: Cún, Miu, Ỉn… theo loài vật mẹ yêu thích hay Bắp Cải, Cà Chua, Khoai Tây, Bí Ngô, CoCa, Cà Phê… theo tên đồ ăn….

Bạn đang xem bài viết 6 Cách Để Cha Mẹ Giúp Con Vượt Qua Dịch Covid trên website Uplusgold.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!