Cập nhật thông tin chi tiết về Bảo Hộ Nhãn Hiệu Và Tên Thương Mại mới nhất trên website Uplusgold.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, có thể nhìn thấy được, thể hiện dưới dạng từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Còn tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Nhãn hiệu nếu muốn được bảo hộ thì cần thực hiện thủ tục đăng ký và được cục SHTT chấp thuận cấp văn bang. Tuy nhiên, tên thương mại có thể tự động được bảo hộ (nếu đáp ứng các tiêu chí đã được luật quy định) mà không cần làm thủ tục đăng ký (khoản 3 điều 6 Nghị định 103/2006) “Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.”
Về chức năng: tên thương mại dùng để phân biệt các chủ thể kinh doanh với nhau; còn nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác và không vi phạm các quy định về các trường hợp nhãn hiệu không được bảo hộ và nhãn hiệu không có khả năng phân biệt theo quy định.
Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Cụ thể tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
Thời hạn bảo hộ: tên thương mại hiện tại không có thời gian bảo hộ, còn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Phạm vi bảo hộ: Tên thương mại có phạm vi bảo hộ trong lĩnh vực và khu vực kinh doanh còn nhãn hiệu được bảo hộ theo pháp vi lãnh thổ quốc gia mà chủ đơn đăng ký.
Phân Biệt Tên Thương Mại Và Nhãn Hiệu
PHÂN BIỆT TÊN THƯƠNG MẠI VÀ NHÃN HIỆU
Hỏi: Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi nhãn hiệu và tên thương mại khác nhau thế nào? Tôi không phân biệt được 2 khái niệm này. Cảm ơn Luật sư.
Căn cứ pháp lý:
Luật Sở hữu trí tuệ.
Trả lời
Tên thương mại và nhãn hiệu thực chất là 2 khái niệm khác nhau về mặt bản chất. Trên thực tế tên thương mại và nhãn hiệu của một hàng hóa, dịch vụ có thể trùng nhau, dẫn đến dễ gây nhầm lẫn. Le & Associates sẽ phân biệt Tên thương mại và Nhãn hiệu theo các khía cạnh sau đây
1. Khái niệm
Tên thương mại: là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Nhãn hiệu: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Ví dụ: Công ty cổ phần sữa Việt Nam có tên thương mại là Vinamilk. CTCP Sữa Việt Nam chỉ có 1 tên thương mại là Vinamilk và Vinamilk chỉ đại diện cho CTCP Sữa Việt Nam. Vinamilk phân biệt CTCP Sữa Việt Nam với các tổ chức, cá nhân khác.
Vinamilk sản xuất nhiều sản phẩm: Proby (Sữa chua), Susu (Sữa chua), Vfresh (Nước giải khát), GoldSoy (Sữa đậu nành),… thì Proby, Susu, Vfresh, GoldSoy sẽ là các nhãn hiệu đại diện cho sản phẩm của Vinamilk. Một nhãn hiệu có thể đại diện cho nhiều sản phẩm. Ví dụ nhãn hiệu Vfresh đại diện cho sản phẩm Nước giải khát (bao gồm Nước trái cây, Nước nha đam, Nước đóng chai, Nước chanh muối, Trà) của Vinamilk, phân biệt Nước giải khát của Vinamilk với Nước giải khát của các thương hiệu khác.
Nhãn hiệu Vfresh
Nhãn hiệu Vfresh
2. Thành phần cấu tạo – Dấu hiệu
Tên thương mại: Tên thương mại cấu tạo bởi chữ, số phát âm được.
Nhãn hiệu: Nhãn hiệu cấu tạo bởi từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng, là sự kết hợp của ngôn ngữ và hình ảnh
Nhãn hiệu Vinamilk
3. Quyền sở hữu công nghiệp
Tên thương mại: Được xác lập trên cơ sở chủ sở hữu sử dụng hợp pháp tên thương mại mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ
Nhãn hiệu: Xác lập trên cơ sở quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp văn bằng bảo hộ cho người đăng ký nhãn hiệu đó.
4. Điều kiện bảo hộ
Tên thương mại: Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt phải đáp ứng các điều kiện:
Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng.
Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng
Nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác (quy định cụ thể tại điều 74 Luật SHTT)
Các trường hợp nhãn hiệu không bảo hộ được: nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy, biểu tượng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,… (Quy định cụ thể tại điều 73 Luật SHTT)
5. Phạm vi bảo hộ
Tên thương mại: Bảo hộ trong một địa bàn, trên một lĩnh vực và khu vực kinh doanh
Nhãn hiệu: Bảo hộ trên toàn quốc
6. Thời gian bảo hộ
Tên thương mại: Không hạn chế
Nhãn hiệu: 10 năm, có thể gia hạn bảo hộ, mỗi lần gia hạn được 10 năm
Đặt Tên Thương Hiệu Và Bảo Hộ Thương Hiệu
Một doanh nghiệp muốn tồn tại chắc chắn phải có sản phẩm, tuy nhiên sản phẩm không phải là thứ duy nhất mà doanh nghiệp quan tâm đến. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là việc mà công ty cần chú trọng hàng đầu.
Cafe Trung Nguyên nổi tiếng “lẫy lừng” ở Việt Nam vướng không ít trở ngại khi mở rộng thị trường tại nước ngoài vì rất ít người có thể đọc và phát âm được tên thương hiệu tưởng chừng đơn giản “Trung Nguyên”.
Với kinh nghiệm đặt tên thương hiệu đúc rút sau rất nhiều năm cũng như rất nhiều dự án của khách hàng, đối tác, chúng tôi nhận thấy rằng đặt tên thương hiệu chưa bao giờ là việc dễ dàng.
Các tiêu chí cơ bản khi đặt tên thương hiệu:
– Phù hợp với tính năng, công dụng, tính chất sản phẩm.
Dù bạn có ý tưởng ” bơi ” ra thế giới hay chỉ chiến đấu ở thị trường Việt Nam, thì đây cũng chính là những cách vô cùng phù hợp với chính bạn kể cả thương hiệu của bạn mới xây dựng. Tránh trường hợp phải thay đổi cũng như tranh chấp về sau này. Và để biến ý tưởng thương hiệu thành tên gọi hoàn hảo, bạn không nên bỏ qua những nguyên tắc đặt tên sau đây:
8 nguyên tắc đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp:
Sự sáng tạo chính là câu trả lời cuối cùng cho bí quyết đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp. Dù ở bất cứ ngành nghề hay sản phẩm nào, để tên thương hiệu tự nó thực hiện sức mạnh Marketing, bản thân tên gọi phải thực sự ấn tượng.
Nếu bạn gặp khó khăn trong đặt tên thương hiệu, hãy theo dõi những chia sẻ kinh nghiệm của chúng tôi, hoặc liên hệ trực tiếp để Solution giúp bạn sáng tạo tên thương hiệu phù hợp và ấn tượng nhất.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GIẢI PHÁP VIỆT NAM (SOLUTION GROUP)
#6 Sai Lầm Trong Đặt Tên Thương Hiệu, Nhãn Hiệu Cần Phải Tránh
Ai kinh doanh cũng đều muốn đặt tên cho thương hiệu của mình sao cho ấn tượng, dễ nhớ và dễ dàng tiếp cận được với khách hàng. Nhưng có không ít những sai lầm trong đặt tên thương hiệu mà nhiều người dễ dàng mắc phải.
Ký tự đơn giản ở đây là những con số, ký tự đơn giản mà thường gặp và sử dụng hàng ngày, nó có mức phổ thông lớn.
Chúng ta hãy thử tìm kiếm trên Google hay một số tìm kiếm khác sẽ thấy tên 24h được sử dụng hàng loạt mà không bị vi phạm. Đây là sai lầm khi đặt tên thương hiệu, nhãn hiệu mà chúng ta cần lưu ý và nên tránh khi đặt tên.
Thứ 2: Tên thương hiệu có ít hơn 3 chữ cái
Lấy dẫn chứng cụ thể: Ngân hàng Quân đội họ sử dụng 2 chữ cái “MB” để làm dấu hiệu nhận biết nhãn hiệu, thương hiệu của họ. Dù đây là 1 ngân hàng lớn những họ vẫn mắc sai lầm này và tất nhiên 2 chữ MB đó họ sẽ khó để được sử dụng độc quyền nó bởi cũng giống như 24h thì MB cũng phạm vào yếu tố loại trừ.
Người khác có thể dễ dàng sử dụng 2 chữ cái MB mà không vi phạm quy định, có thể họ đặt là MB24 hay MB7,… điều này rất nguy hiểm, nó dẫn đến tình trạng làm người dân hiểu sai, hiểu nhầm tới thương hiệu, không phân biệt được chúng.
Thứ 3: Trùng với danh nhân, người nổi tiếng
Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã quy định rõ rằng nhãn hiệu, thương hiệu không được bảo hộ nếu trùng với tên của các danh nhân, người nổi tiếng.
Danh nhân hay người nổi tiếng ở đây có thể hiểu đó là những người anh hùng dân tộc, các lãnh tụ, danh nhân của Việt Nam.
Đơn cử như thương hiệu rất nổi tiếng về phở không những ở Việt Nam mà còn cả nước ngoài đó là “Phở Lý Quốc Sư”, thương hiệu này đã đặt trùng với tên của nhân vật nổi tiếng, nhân vật có thật của Việt Nam, chính vì thế mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng tên này một cách hợp lệ mà không phải xin phép hay mua bán gì.
Ở Việt Nam thì có rất nhiều trường hợp sử dụng tên các vị lãnh tụ, nhân vật nổi tiếng để đặt tên thương hiệu, đặc biệt là các trường học như: Đoàn Thị Điểm, Newton,…
Thứ 4: Trùng với thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng
Thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng là gì ? Đó chính là sự nỗ lực trong kinh doanh của cá nhân, tổ chức và nó được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, thế giới.
Có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam phải kể đến như: Apple, Chanel, Cocacola, Vinamilk, Viettel,…
Dù các thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới tuy chưa đăng ký bảo hộ tại Việt Nam nhưng mặc nhiên nó vẫn có thể ngăn chặn bên khác sử dụng, chính vì thế dù bạn mang đi đăng ký thì chắc chắn gần như là không thể.
Thứ 5: Sai lầm trong đặt tên thương hiệu trùng với tên địa danh
Nếu bạn không phải là hợp tác xã hay hiệp hội thì việc sử dụng tên địa danh làm tên thương hiệu là không thể, vì pháp luật không cho phép điều này.
Ví dụ thương hiệu “Mì gạo Hùng Lô” thuộc HTX Mì gạo Hùng Lô, vì đây là Hợp tác xã nên thương hiệu, nhãn hiệu này hoàn toàn được độc quyền sử dụng đối với hợp tác xã và hội viên của hợp tác xã.
Một số thương hiệu mang địa danh khác như: Bưởi Đoan Hùng, Vải Thanh Hà, Nho Ninh Thuận,…
Thứ 6: G ây hiểu nhầm về nguồn gốc sản phẩm
Một sai lầm trong đặt tên thương hiệu cần phải tránh nữa đó là không được đặt tên thương hiệu gây hiểu nhầm về nguồn gốc sản phẩm.
Có thể hiểu nôm na rằng việc gây hiểu nhầm này là chủ sở hữu các thương hiệu mang tên quốc gia A nhưng họ lại không thuộc quốc gia A mà thuộc quốc gia B thì sẽ không được. Việc đặt nên này làm cho người dùng nhầm lẫn về nguồn gốc sản phẩm, tưởng thương hiệu này là của quốc gia A.
#Tham khảo nguồn trên Facebook
Quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Bạn đang xem bài viết Bảo Hộ Nhãn Hiệu Và Tên Thương Mại trên website Uplusgold.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!