Xem Nhiều 4/2023 #️ Đặt Tên Cho Tác Phẩm Nghệ Thuật # Top 13 Trend | Uplusgold.com

Xem Nhiều 4/2023 # Đặt Tên Cho Tác Phẩm Nghệ Thuật # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Đặt Tên Cho Tác Phẩm Nghệ Thuật mới nhất trên website Uplusgold.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tác phẩm ảnh “Dệt thổ cẩm” của Nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Chính.

Trong một Trại sáng tác ký và truyện ngắn Tuyên Quang, nhà văn Sương Nguyệt Minh từng ví nhan đề như gương mặt của một con người, là cái nổi bật nhất để phân biệt tác phẩm này với tác phẩm khác. Để đặt được một nhan đề sao cho đúng, cho hay, cho độc đáo không phải dễ. Bởi nhan đề vừa phải khái quát ở mức cao về nội dung tư tưởng, vừa phải nói cô đọng được cái “thần”, cái “hồn” của tác phẩm.

Ví như tiểu thuyết “Ma làng”, tác giả Trịnh Thanh Phong đã rất dụng công để tìm được một nhan đề gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu xa, gói gọn được cái thần, cái hồn của tác phẩm. Nhà văn Trịnh Thanh Phong bày tỏ, cuốn sách viết về cuộc sống làng quê, bên cạnh những người dân chân chất thật thà thì vẫn tồn tại những kẻ xấu xa. Đó là lão Tòng với một lô, một lốc con cháu, anh em của lão dùng mọi thủ đoạn mưu mô chước quỷ nắm các chức quyền. Tất cả bọn chúng như những con ma làng, chuyên đục khoét, tham lam làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên nơi thôn quê. Từ nội dung đó, tác giả đã khái quát và đặt tên tác phẩm là “Ma làng”.

Các tác phẩm văn học được dụng công ngay từ cách đặt tít.

Nhà thơ Mai Liễu chia sẻ, nhan đề có chức năng định hướng cách đọc, sự tiếp nhận của độc giả với tác phẩm. Nhan đề giống như một dạng mã của thông điệp thẩm mỹ, một mô hình nghệ thuật, sẽ cho độc giả biết trước: Tác phẩm viết về cái gì, có thể đọc nó hoặc nên đọc nó như thế nào… Kinh nghiệm nhiều thi sỹ thường đặt tên bài thơ bằng xúc cảm từ nội dung tác phẩm. Và ngược lại, khi có được tựa đề hay sẽ tạo được mạch nguồn cảm hứng cho chính tác giả. Mai Liễu có loạt bài thơ viết về bản làng với tựa đề đậm chất miền núi, gợi lên nét thân thuộc như: “Suối làng”, “Mây vẫn bay về núi”, “Tìm tuổi”,  “Giấc mơ của núi”.

Đến với nhiếp ảnh, mỹ thuật việc đặt tên tranh, ảnh cũng như đặt tên một tác phẩm văn học. Tên bức tranh phải gợi được ý đồ tư tưởng của họa sĩ, có tính biểu cảm sâu lắng, có chất thơ. Theo họa sĩ Lê Cù Thuần, Phân hội trưởng Phân hội Mỹ thuật, trước khi đặt bút vẽ, họa sĩ phải có chủ đích: Vẽ cái gì? Vẽ để làm gì? Anh cho rằng tên tranh (cái chủ đích) bao giờ cũng phải đặt trước tiên để từ đó việc hình thành tác phẩm sẽ nhanh gọn, tránh lan man. Có như thế mới có được bức tranh giàu tính nghệ thuật và gửi gắm được nhiều thông điệp ý nghĩa.

Điển hình như tác phẩm “Con hạc giấy” thể hiện ước mong của tác giả về cuộc sống hạnh phúc, vui tươi dành cho những gia đình có công với cách mạng. Họa sĩ Lê Cù Thuần chia sẻ, anh lấy tựa đề con hạc giấy và hình ảnh những chú hạc làm trung tâm tác phẩm. Xung quanh là gương mặt bà cụ tay ôm lá cờ đỏ sao vàng trước ngực, suốt đời cống hiến cho Tổ quốc là người cha đi bộ đội trở về mang trong mình di chứng của chiến tranh. Bên cạnh đó là nụ cười ngờ nghệch của người con đã bị nhiễm chất độc da cam. Hình ảnh con hạc giấy tượng trưng cho điều ước về một cuộc sống gia đình hạnh phúc cũng là thông điệp tác giả muốn gửi gắm.

Tác phẩm ảnh “Sương sớm Hồng Thái” của Nghệ sỹ nhiếp ảnh Quang Minh.

Nhiều tác giả nhiếp ảnh lại thích sự đơn giản, dung dị trong đặt tên. Có thể kể đến tác phẩm “Ngày mùa” của Nguyễn Chính, “Sương sớm vùng cao” của Quang Minh, “Cụ già người Mông” của Ma Tuyên… Đi theo lối này, nhiều nhiếp ảnh cho rằng, một cái tên giản dị, không đa nghĩa sẽ dành nhiều “khoảng trống” hơn cho việc thưởng ngoạn của người xem. Tác giả Ma Tuyên chia sẻ, kiểu đặt tên “chụp gì gọi tên thế” có nội hàm cảm xúc và tư tưởng phong phú hơn nhiều. Từ đó, giúp người xem có những phút giây lắng đọng, để cảm thấu được điều tác giả gửi gắm.

Ở mỗi lĩnh vực văn học nghệ thuật sẽ có cách đặt tên riêng cho từng tác phẩm. Đây cũng là quá trình sáng tạo của tác giả, từ đó góp phần cho sự thành công trọn vẹn của tác phẩm.

Dịch Thuật: Cách Đặt Tên Nhân Vật Trong Tác Phẩm

CÁCH ĐẶT TÊN NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM

Hồng lâu mộng được xem là đỉnh cao nghệ thuật của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, chỉ riêng về thành tựu đặt tên nhân vật cũng đáng để chúng ta chú ý. Ví dụ như Giả Chính 贾政, nhìn bề ngoài là một người đoan phương chính trực, khiêm cung hậu đạo, kì thực tư tưởng xơ cứng, tình cảm khô khan, đôi lúc hủ hoá, tầm thường chẳng có tài cán gì, nhưng lại muốn mua danh bán tiếng. Chúng ta chỉ cần tư duy về điểm này, dựa vào hài âm thì có thể nhìn thấy tên gọi “Giả Chính” và thân phận của ông ta rất phù hợp. Có thể nói ông ta là “hư giả chính đạo” 虚假政道, có thể nói ông ta là “quân tử chính nhân giả tạo”, tức đơn giản thường nói là “nguỵ quân tử”, là đã tiếp cận ngụ ý của tác giả.

Nhìn cách đặt tên bình thường cho các a hoàn trong tác phẩm cũng đáng để chúng ta suy ngẫm.

Bốn vị tiểu thư có chữ “xuân” 春 trong Giả phủ có 4 a hoàn là Tư Kì 司棋, Bão Cầm 抱琴, Thị Thư 侍书 và Nhập Hoạ 入画. Vừa nghe qua 4 tên này, nếu để một người không có tố chất văn hoá phẩm bình, đương nhiên họ cảm thấy hoàn toàn xa lạ, thậm chí không biết ý gì. Nhưng nếu thay đổi giác độ, trước tiên bước vào không gian rộng lớn mà 4 vị tiểu thư sinh sống, hoặc giả nói chỉ cần bước vào một góc nhỏ thì cũng có thể thấy được hàm ý sâu xa trong cách đặt tên cho 4 a hoàn. Yêu thích kì cầm thư hoạ phải là đặc trưng chung của các tiểu thư quý tộc, tên của 4 a hoàn đã cho thấy tính tình, sự hứng thú cùng tố dưỡng văn hoá của tiểu chủ nhân của họ.Cách đặt tên 4 a hoàn rất tuyệt diệu, nhưng không phải chỉ có thế, mà còn ở chỗ 4 động từ “tư” 司, “bão” 抱, “thị” 侍, “nhập” 入 trước 4 chữ “kì”棋, “cầm” 琴, “thư” 书, “hoạ” 画. Bốn động từ này không chỉ nói rõ địa vị chung mà 4 a hoàn đang có, mối quan hệ giữa họ với tiểu thư của mình, mà còn cho thấy đặc điểm và khí chất khác nhau của họ. Đối với “kì” 棋 là “tư” 司, đương nhiên hiển lộ sự thung dung nhã trí; đối với “cầm” 琴là “bão” 抱, hiển lộ điệu bộ nhu mì; đối với “thư” 书 là “thị” 侍 hiển lộ nét dịu dàng trang nhã; đối với “hoạ” 画 là “nhập” 入, hiển lộ tư thái xinh đẹp. Việc đặt tên một cách nghệ thuật này không phải là tiện tay mà có, nếu không có cấu tứ nghệ thuật tinh vi, không có kỉ xảo biểu hiện cao siêu thì không thể nào đạt tới. Ở đây, chúng ta không ngại so sánh với tên những nhân vật không xa lạ trong một số hí khúc tiểu thuyết cổ điển, viết về a hoàn thì công thức hoá, khắc hoạ tính cách loại hình hoá, đơn giản là những tên như “Xuân Hương” 春香, “Thu Cúc” 秋菊, “Đông Mai” 冬梅, đâu đâu cũng có, nếu so với tên nhân vật trong Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần 曹雪芹 thì tên nhân vật trong Hồng lâu mộng không chỉ thoát khỏi khuôn mẫu có sẵn, mà về trình độ nghệ thuật cũng vượt xa người xưa. Chẳng trách mà Lỗ Tấn 鲁迅, bậc đại sư về nghệ thuật ngôn ngữ rất giỏi việc đặt tên cho nhân vật đã nói:

Sau khi xuất hiện “Hồng lâu mộng”, cách viết và tư tưởng truyền thống đã bị đả phá

( Lỗ Tấn toàn tập , quyển 9 phụ lục Trung Quốc tiểu thuyết đích lịch sử biến thiên )

Hai a hoàn của Lâm Đại Ngọc 林黛玉 là Tuyết Nhạn 雪雁 và Tử Quyên 紫鹃. Từ ý nghĩa mà cảm thụ, “tuyết trung cô nhạn” 雪中孤雁 (chim nhạn lẻ loi trong tuyết), “đỗ quyên đề huyết” 杜鹃啼血 (chim đỗ quyên kêu rỏ máu), đã cho người đọc một cảm giác cô tịch bi thương lạnh lẽo. Từ âm thanh mà cảm nhận, hai tên này khiến người đọc có thêm cảm giác và không khí u uất trầm buồn. Ở đây từ góc độ âm vận học Hán ngữ mà phân tích, 4 âm tiết “tuyết nhạn” “tử quyên” (cũng là 4 chữ) đều thuộc “tế âm” 细音, hơn nữa đều thuộc “tề xỉ âm” 齐齿音 và “toát thần âm” 撮脣音. Âm lượng cơ bản nhỏ (không giống “hợp khẩu âm” 合口音, đặc biệt là “khai khẩu âm” 开口音 vang to). Từ đó âm sắc và tình điệu thể hiện ra đương nhiên là u uất trầm buồn.

Tiểu thư Lâm Đại Ngọc mà 2 a hoàn này hầu hạ chẳng phải là luôn sống trong tình cảnh như thế sao? tình cảm ở mọi lúc mọi nơi chẳng phải luôn u buồn sao? (còn tiếp)

TÁC PHẨM NHÂN VẬT ĐÍCH MỆNH DANH

Tác giả: Vương Trạch Thụ 王泽树

Thanh Hải nhân dân xuất bản xã, 2005.

Đặt Tên Cho Ảnh Nghệ Thuật Dễ Hay Khó?

Một tác phẩm dù ở lĩnh vực Nghệ thuật hay Văn học cũng vậy. “Tên”, ngoài mục đích nói trên, nó còn là biểu hiện “nhấn” thêm cho tác phẩm mà tác giả muốn gửi gắm ý tưởng trong đó, giúp người xem hiểu được cái mà người nghệ sĩ muốn nói tới.

Đôi khi đọc tên, người ta đánh giá được trình độ của người sáng ra tác phẩm đó. Gần đây, xem nhiều ảnh nghệ thuật trong các triển lãm, tôi thấy nhiều tác giả đặt tên ảnh nghệ thuật của mình, có những vấn đề cần trao đổi.Trong đó, vấn đề nổi bật nhất là: Tên ảnh thường cao hơn những gì ngôn ngữ ảnh đem lại. Đôi khi muốn áp đặt người xem phải hiểu những cái mà tác giả muốn nói chứ bản thân ngôn ngữ của tác phẩm không nói được gì. Tên chưa xúc tích, lắng đọng còn dài dòng, mang tính kể lể. Khác với tên một tác phẩm Văn học, tên ảnh Nghệ thuật thường rất ngắn gọn vì ảnh là ngôn ngữ của thị giác. Nên đã có tác giả mở triển lãm ảnh mà không đặt tên cho tác phẩm cũng chẳng hề gì, đó là cá tính nhưng không đặt thì thôi mà đã đặt thì sao cho tên ảnh phải có tác dụng cho chính tác phẩm và người xem. Có những tên ảnh chỉ cần một từ là đủ hay gặp như: Mưa, gió, nắng, ngã, nhìn, đợi, khát… Càng ngắn thì càng “đọng”.Chính vì vậy đặt tên cho ảnh là cả một trình độ về kiến thức Văn học. Có những tên ảnh mà khi đọc lên, người xem càng thích tác phẩm đó hơn cho dù ngôn ngữ của ảnh đã nói rõ. Tên ảnh có khi sinh ra trước “cú bấm máy”. Thường là những ảnh mà tác giả nghĩ ra tên rồi mới chụp. Ta hay gặp ở những ảnh dàn dựng, ý đồ của tác giả mà nhiều người quen gọi là ảnh sáng tác như “Tùng, Cúc Trúc, Xuân” ( Tiến Thàh ) và chắc cũng nhiều tác giả ở tình trạng này. Nhận định về việc này chỉ có chính tác giả mới nắm được. Có mấy dạng đặt tên như sau: Đặt tên theo địa danh, bởi nó là Danh từ nên địa danh ở đây phải đúng và lưu ý địa danh đó phải nổi tiếng, hay địa danh đó hàm ý biểu hiện những tứ văn hay. Nổi tiếng không có nghĩa là phải hùng vĩ, to, cao mà nổi tiếng gắn liền với tình cảm Văn hoá con người ở đó, như nón làng Chuông, Người mẹ Kinh Bắc…. Đó là những sản phẩm, con người mang tính chất điển hình của địa danh ấy, cụ thể như: Chiều Tam Đảo, Huyền ảo Hạ Long, Bình yên bản Áng, Nắng vàng thôn Trang… Đặt tên nhân vật cụ thể cũng vậy. Nhân vật đó phải thật điển hình về công việc, hành động, trang phục, Văn hoá truyền thống một dân tộc; Nếu là danh nhân thì nhất thiết phải thật tiêu biểu vị thế xã hội … Đôi khi, người ta mượn một cái tên nhân vật điển hình trong một tác phẩm Văn học nghệ thuật nào đó áp đặt cho tác phẩm của mình mà người xem có thể đồng cảm được. Đặt tên có cái “tôi” trong tác phẩm như; Mẹ tôi, Quê tôi, Làng tôi…Tác giả muốn đặt mình ở một vị thế trong tác phẩm để nhằm đối thoại với người xem. Có khi lại nhấn theo ngôn ngữ của ảnh nhằm bổ xung thêm cho tứ ảnh. Cách đặt tên này, các Nghệ sĩ phương Tây rất hay dùng vì nó mang chút hài hước, ngộ nghĩnh, rõ ràng,… người xem biết rồi nhưng tác giả vẫn muốn dùng ngôn ngữ ảnh làm tên cho tác phẩm của mình như tác phẩm “Quý bà trong trang phục đỏ” ( Aothor), “Thành phố trắng” (Biileen Rees)… Có những lúc tác giả mượn vai nhân vật trong ảnh để đối thoại với người xem. Bên cạnh đó, còn rất nhiều dạng đặt tên cho tác phẩm như dùng những từ láy, tính từ, danh từ, động từ, mỹ từ… Có lúc, tác giả đóng vai trong ảnh có khi lại đóng vai người xem; có khi ngôn ngữ ảnh nói rồi nhưng mình vẫn nhấn thêm để ngôn ngữ ảnh được ” thăng hoa”. Đặt tên ảnh nên bám sát cảm xúc lúc bấm máy; không nên cầu kỳ quá mà xa rời nội dung.

Tiến Thành – Hải Dương

Chớ Coi Nhẹ Việc Đặt Tên Tác Phẩm

Đặc biệt đối với phụ nữ, ví dụ những cô gái nào đó mang tên của đàn ông như: Chiến, Thắng, Thọ, Quang, Cường, Hùng, Dũng… v.v hoặc không được hay như Côn, Quốc, Quất, Cung, Kết… v.v rõ ràng là khiến ta không thích thú như mọi tên nữ tính khác, tuy có thể đã phổ biến (Hằng, Nga, Hương, Ngọc, Tuyết, Hoa, Quỳnh, Lan, Mai …v.v). Từng có nhiều cô gái lớn lên có nhan sắc “chim sa cá lặn”, đã rất phiền lòng bởi những cái tên cha mẹ đặt lúc lọt lòng cho “dễ nuôi” (Hĩm,Cún, Rô, Riếc, Thúng, Nong, Nia…v.v) và họ đã phải đổi tên.

Vậy thì tên tác phẩm cũng thế. Nhưng không phải người sáng tác nào cũng dụng công tìm tên phù hợp, gợi cảm, giàu biểu hiện cho tác phẩm của mình. Không ít tác giả nổi tiếng luôn coi nhẹ việc này. Và cũng không hiếm tác phẩm hay, có giá trị đã được mang những tên dễ dãi, không tương xứng. Nhạc sĩ Hoàng Vân là ví dụ tiêu biểu. Ông là một nhạc sĩ lớn, có sự nghiệp sáng tác đáng nể ở cả hai lĩnh vực thanh nhạc và khí nhạc, in đậm dấu ấn trong đời sống âm nhạc Việt Nam suốt nửa sau thế kỷ 20. Nếu ông công phu tìm tòi sáng tạo toàn bộ tác phẩm bao nhiêu thì lại đại khái cho việc đặt tên bấy nhiêu. Cứ viết về ngành nghề, lĩnh vực nào là ông đặt luôn “bài ca…” ( Bài ca giao thông vận tải, Bài ca trên nhịp cầu thương nghiệp, Bài ca người giáo viên nhân dân, Bài ca bên tay lái, Bài ca pháo kích, Bài ca người thợ mỏ…). “Quảng Bình quê ta ơi!” là một bài hát bất hủ, càng nghe càng cảm động. Đó là một tài sản tinh thần vô giá của người dân xứ sở này, không dễ có sự thay thế. Nhưng ông đã đặt tên ca khúc bằng một lời gọi. Nghe quen sẽ chẳng thấy gì, nhưng thử hình dung: Cứ viết về đâu là lại gọi tên nơi ấy lên rồi dùng làm nhan đề, ví dụ: “Hà Đông ơi! Sơn Tây ơi! Bắc Ninh ơi! Phú Thọ ơi!”… thì sao đây?

Rất nhiều người làm thơ có lẽ do… bí nên đã đặt tên cho sáng tác của mình là “Không đề”. Có những tập thơ chưa tới 100 bài mà có tới trên 10 bài mang cái tên như trên. Đúng là “Không đề” chẳng có nghĩa gì ngoài bài thơ không có tên. Điều này đã diễn ra nhan nhản khắp nơi, trở nên nhàm. Hầu như người làm thơ nào cũng ít nhất có một bài “Không đề”. Đáng tiếc là tên này rất nhiều khi được đặt cho những bài thơ hay, có giá trị mà hoàn toàn có thể mang tên khác đích đáng. Có tác giả lại còn có từ “Không đề 1” đến “Không đề 10” trong một tập thơ mỏng tang. Khó chấp nhận một lý do nào ngoài sự lười biếng của người sáng tác.

Nói đến Võ Huy Tâm – một nhà văn quen biết của ngành than, người ta nhắc ngay đến 2 tác phẩm văn xuôi là Vùng mỏ và Những người thợ mỏ, đều nói về đời sống người thợ mỏ ở vùng Quảng Ninh, nhưng cuốn thứ nhất đề cập đến họ thời kháng chiến chống Pháp, còn cuốn thứ 2 thời hòa bình (sau năm 1954). Đã có Vùng mỏ rồi thì cuốn sau không nên mang tên Những người thợ mỏ nữa mà cần nghĩ một tên khác, bởi vì dẫu là Vùng mỏ thì thực chất cũng là Những người thợ mỏ mà thôi (vì không lẽ cuốn trước lại chỉ nói về thiên nhiên, không gian, miền quê mỏ mà không nói đến con người?)

Đều có những giá trị nhất định, tuy có thể ở những mức độ khác nhau tạo nên diện mạo nền văn học kháng chiến (thời kỳ 1946-1954) nhưng Đất nước đứng lên có cái tên gây ấn tượng tiểu thuyết hơn là Con trâu. Tên sau có vẻ phù hợp với một truyện ngắn hơn là Tiểu thuyết. Cũng như vậy, ở giai đoạn hòa bình sau đó, Vỡ bờ gợi hơn là Cái sân gạch. Chu Lai là một cây bút văn xuôi quen biết với nhiều sáng tác có giá trị về chiến tranh. Nhưng Cuộc đời dài lắm có phần “thật thà”! Tiểu thuyết này hoàn toàn có thể mang tên khác tương xứng hơn.

Trong lĩnh vực điện ảnh, sự tùy tiện trong việc đặt tên tác phẩm cũng diễn ra, có khi khá… ngây ngô. Cách đây mấy năm, tôi xem được một bộ phim truyền hình có tên Tình yêu có bao giờ sai. Tình yêu không có truyện đúng, sai mà là kẻ đang yêu có những xử sự đúng sai mà thôi. (Đó là chưa nói về những phương diện diễn đạt, phải thay chữ có bằng chữ không) .Gần đây, có bộ phim truyền hình Vị giáo sư “tinh tướng”. Mặc dù từ tinh tướng đã được để trong ngoặc kép, nhưng người xem vẫn thấy không ổn. Đây là bộ phim theo phong cách nghiêm túc-chứ không phải hài hước. Nhân vật chính là một vị giáo sư rất đáng kính trọng về tài năng và nhân cách. Có lẽ bởi ông cứ rứt khoát xin về hưu trước tuổi mà mọi người cho ông là…tinh tướng. Từ này là tiếng lóng ngoài xã hội, thuộc loại ngôn ngữ kẻ chợ. Dùng cho một nhân vật như vị giáo sư rất thâm thúy, đôn hậu, trong phim quả là kỳ khôi – dẫu đó là ý nghĩ của kẻ khác về ông, cùng lắm chỉ có thể nói là vị giáo sư… “hâm”. Thành thử cái tên này đã làm tầm thường bộ phim đi đáng kể.

Có lần tôi xem một vở kịch nói có tên Không thể và có thể. Vở kịch không đến nỗi nào, có cái để xem. Tác giả đặt được ra đôi điều đáng để khán giả suy nghĩ. Nhưng cái tên “kín” quá và có vẻ như tên một bài báo.

Tất nhiên, giá trị, sức thuyết phục của tác phẩm nghệ thuật là ở nội dung. Vấn đề tuy nhỏ nhưng thiết nghĩ người sáng tác cũng nên để tâm, bởi khi nghe tên tác phẩm, tâm lý tự nhiên của bất cứ người thưởng thức nào cũng dễ chú ý hoặc ngược lại là thờ ờ, không thích đón nhận. Chắc chẳng tác giả nào lại muốn công chúng của mình ở vào trường hợp sau.

Nguyễn Đình San

Bạn đang xem bài viết Đặt Tên Cho Tác Phẩm Nghệ Thuật trên website Uplusgold.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!