Cập nhật thông tin chi tiết về Đặt Tên Cho Trại Xuân 2009 mới nhất trên website Uplusgold.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1/ Tên trại sẽ được dự kiến trong hai trường hợp sau: hoặc là mỗi năm cắm trại đặt tên một lần hoặc chỉ đặt một tên (tên truyền thống) và hằng năm nếu cắm trại chỉ cần thêm số thứ tự vào tên có sẵn.tên ngắn gọn chỉ trong 2 tiếng . Hiện nay đã tìm được vài tên truyền thống như: Lửa Việt, Bừng sống,-Tên cho trại xuân năm nay như : Dáng xuân, Sức xuân…Còn có một số tên khác được đề xuất song mọi người vẫn chưa quyết định chọn tên nào. 2/ Thiết kế cổng trại: có ý nghĩa, tiết kiệm, thẩm mĩ.Cơ hội cho các thầy cô và các em học sinh toàn trường, kể các cựu học sinh trổ tài thử sức. Nếu ai đặt được tên hay, thiết kế cổng trại đẹp và được chọn chắc chắn sẽ được lưu danh trong trang đầu của lịch sử trường THPT chuyên Vị Thanh. Gấp lên, thời hạn từ nay cho đến hết ngày 15/1/2009. Có thể gửi theo địa chỉ mail Mong quí thầy cô và tất cả các em học sinh cũ và mới nhiệt liệt hưởng ứng.Năm nay là năm thành lập trường THPT chuyên Vị Thanh, thầy trò trường ta đã có một sự khởi đầu khá thuận lợi. Mùa xuân đến, thể theo nguyện vọng của các em học sinh, kế hoạch cắm trại xuân 2009 đã được thông qua trong buổi họp hội đồng sư phạm nhà trường, thời gian tiến hành cũng đã được dự kiến. Hiện nay còn một số vấn đề khá thú vị là đặt tên cho trại và thiết kế cổng trại.1/ Tên trại sẽ được dự kiến trong hai trường hợp sau: hoặc là mỗi năm cắm trại đặt tên một lần hoặc chỉ đặt một tên (tên truyền thống) và hằng năm nếu cắm trại chỉ cần thêm số thứ tự vào tên có sẵn.tên ngắn gọn chỉ trong 2 tiếng .Hiện nay đã tìm được vài tên truyền thống như: Lửa Việt, Bừng sống,-Tên cho trại xuân năm nay như : Dáng xuân, Sức xuân…Còn có một số tên khác được đề xuất song mọi người vẫn chưa quyết định chọn tên nào.2/ Thiết kế cổng trại: có ý nghĩa, tiết kiệm, thẩm mĩ.Cơ hội cho các thầy cô và các em học sinh toàn trường, kể các cựu học sinh trổ tài thử sức. Nếu ai đặt được tên hay, thiết kế cổng trại đẹp và được chọn chắc chắn sẽ được lưu danh trong trang đầu của lịch sử trường THPT chuyên Vị Thanh. Gấp lên, thời hạn từ nay cho đến hết ngày 15/1/2009. Có thể gửi theo địa chỉ mail thaygiaolangvt@gmail.com hoặc viết, vẽ và gửi trực tiếp cho thầy giáo làng : Lý Phát Hải chúng tôi quí thầy cô và tất cả các em học sinh cũ và mới nhiệt liệt hưởng ứng.
Hội Trại “Xuân Họp Mặt
Trong không khí hân hoan của những ngày giáp tết Bính Thân 2016, trường THCS và THPT iSchool Long An tổ chức Hội trại “Xuân họp mặt – Xuân yêu thương” truyền thống vào ngày 04 và 05/02/2016. Hội trại là sân chơi bổ ích, lành mạnh, vui tươi dành cho thầy và trò trường iSchool Long An sau một học kỳ giảng dạy và học tập vất vả, là hoạt động chào mừng 86 năm ngày thành lập Đàng, mừng xuân Bính Thân 2016. Thông qua hội trại gây dựng “Quỹ chung tay vì cộng đồng” để hỗ trợ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.
Hội trại với củ đề “Xuân họp mặt – Xuân yêu thương” mừng xuân Bính Thân 2016 có nhiều hoạt động hấp dẫn như: Dựng trại, văn nghệ, thi nấu mâm cơm tết, gói bánh tét, chưng mâm ngũ quả, làm video clip hội trại. Ngay từ đầu tháng 01/2016, các hoạt động chuẩn bị cho Hội trại đã diễn ra rầm rộ tại các lớp như tập luyện văn nghệ, chặt tre làm trại, quay video, chụp hình, tập gói bánh tét, phát hành vé gây “Quỹ chung tay vì cộng đồng”…
Các lớp tất bật dựng trại và trang trí trại
Để tăng thêm phần náo nhiệt, trước mỗi trại đều bày gian hàng dân gian bán các món ăn đồ uống vặt như cá viên chiên, trứng gà nướng, rau câu dừa, trà sữa, nước giải khát… Ấn tượng nhất là gian hàng nước uống của lớp 6A với cách tiếp thị năng động, dễ thương của các thành viên và thùng từ thiện quyên góp cho “Quỹ chung tay vì cộng đồng”.
Phần thi gói bánh tét cũng là một hoạt động hay và ý nghĩa của Hội trại. Phần thi này giúp các bạn học sinh tìm hiểu nét văn hóa truyền thống trong ngày tết của người dân Việt Nam. Mỗi lớp hai thành viên đều tất bật chuẩn bị nếp, nhân bánh, lá chuối, dây lạt sẵn sàng cho phần thi gói bánh. Lớp thì gói nhân mỡ, lớp nhân chuối, lớp nhân ngọt. Không chỉ các bạn nữ mà các bạn nam cũng hăng hái tham gia phần thi này.
Nam sinh nữ sinh iSchool Long An hăng hái gói bánh tét
Các đòn bánh tét hoàn thiện của các lớp
Sau giờ ăn trưa, các lớp bước vào hoạt động trại của buổi chiều là phần chấm điểm trại và thi nấu mâm cơm tết. Trong phần chấm điểm trại, các tiểu trại phải thuyết trình ý nghĩa tên trại và ý nghĩa mâm ngũ quả.
Chấm điểm trại, thuyết trình ý nghĩa tên trại và mâm ngũ quả
Phần thi nấu mâm cơm Tết các trại phải nấu một mâm cơm gồm cơm, canh, mặn và tráng miệng dành cho bốn người ăn. Các lớp đã mang đến những bữa cơm với các món ăn khác nhau, có những món truyền thống ngày tết nhưng thịt kho, khổ qua hầm, có những món mang âm hưởng nam bộ nhưng canh chua, cá kho tộ… tất cả đều được nấu nướng tỉ mỉ, cẩn thận và trình bày đẹp mắt.
Buổi tối là chương trình văn nghệ, chấm điểm phần thi gói bánh tét và sinh hoạt lửa trại. Chương trình văn nghệ là một bữa tiệc âm nhạc cây nhà lá vườn nhưng cũng chứa đựng nhiều màu sắc, phong cách âm nhạc, trình diễn khác nhau. Các bạn học sinh dù nghiệp dư nhưng đã hát hết mình, diễn hết mình để cống hiến cho khán giả những tiết mục hoàn thiện nhất.
Chương trình văn nghệ còn là hoạt động hết sức ý nghĩa để gây dựng “Quỹ chung tay vì cộng đồng” tiếp sức cho các học sinh nghèo vượt khó. Rất nhiều cá nhân, đơn vị đã đóng góp cho “Quỹ chung tay vì cộng đồng” này. Dịp này, ban tổ chức dành tặng 11 suất học bổng cho các học sinh vượt khó.
Thầy Nguyễn Trọng Chí – Hiệu trưởng nhà trường phát biểu khai mạc chương trình văn nghệ.
Ông Phan Thanh Nghiêm – Trưởng Ban đại diện Hội Cha mẹ học sinh thông qua quyết định trao học bổng và phát động gây “Quỹ chung tay vì cộng đồng”
Các tiết mục văn nghệ trong chương trình
Phần xổ số may mắn trong chương trình
Sau chương trình văn nghệ là phần chấm điểm phần thi gói bánh tét. Các đòn bánh tét do các bạn học sinh gói lúc sáng đã chín được các lớp cắt ra và trình bày kèm với các món phụ. Cũng là bánh tét nhưng mỗi lớp có một ý tưởng và cảm nhận riêng qua từng phần thuyết trình của mỗi lớp. Dù thế nào thì các phần thuyết trình đều hướng đến những giá trị nhân văn truyền thống của chiếc bánh tét ngày xuân.
Chấm điểm phần thi gói bánh tét
Như các hội trại khác, lửa trại là một phần không thể thiếu trong Hội trại ” Xuân họp mặt – Xuân yêu thương”. Lửa trại được chuẩn bị khá kỳ công từ chiều hôm trước với ý tưởng iSchool Long An – 6 năm hình thành và phát triển – bước vào xuân Bính Thân 2016 sẽ ngày càng phát triển đi lên, sáng mãi như ánh lửa trại.
Công tác chuẩn bị lửa trại
Hội trại “Xuân họp mặt – Xuân yêu thương” là một hoạt động truyền thồng ý nghĩa dành cho thầy và trò trường iSchool Long An, là sân chơi bổ ích, giúp thắt chặt tình đoàn kết giữa học sinh, giáo viên các lớp và toàn trường. Hội trại là dịp để các em học sinh hướng về các giá trị truyền thống của dân tộc trong ngày tết qua hoạt động chưng mâm ngũ quả, nấu mâm cơm tết, gói bánh tét; là hoạt động nâng cao các giá trị tinh thần ngày tết thông qua chương trình văn nghệ. Và quan trọng hơn hết, Hội trại là hoạt động nâng cao tinh thần tương thân tương ái của học sinh, giáo viên cùng các đơn vị, cá nhân qua việc chung ta gây dựng “Quỹ chung tay vì cộng đồng” hỗ trợ các em học sinh nghèo vượt khó.
Thuyết Minh: Cổng Trại: Khát Vọng!
Nhân kỉ niệm 81 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trường THCS Hoà Phong phối hợp với Đoàn xã tổ chức Hội trại để ôn lại những chặng đường vẻ vang phát triển của Đoàn. Về với Hội trại lần này, chi đôi lớp….trình bày một kiểu cổng trại mang tên: Khát vọng
Tuổi trẻ là ước mơ, hoài bão và khát vọng! Chính những khát vọng đã làm cho tuổi trẻ bay cao, bay xa tới những chân trời mới để góp phần xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn to đẹp hơn” như Bác Hồ kính yêu đã mong ước. Cổng trại của chúng em dùng nguyên vật liệu rất giản đơn nhưng gần gũi với mọi người dân Việt Nam đó là tre, nứa. Tre nứa là thứ dễ kiếm, dể làm đồng thời giá thành lại rẻ và có ý nghĩa. Từ ngàn xưa, tre nứa là hình ảnh quen thuộc của người dân Việt Nam, ngay thẳng, dẻo dai và thuỷ chung. Nó gắn liền với cuộc sống thường ngày: Tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre xung phong vào xe tăng, đại bác của quân thù”. Phía trên cổng trại, ở vị trí cao nhất là lá cờ Tổ quốc tung bay phấp phới, như nhắc nhở mọi người hãy yêu quí mảnh đất thiêng liêng mà nhiều thế hệ đã dựng xây. Phía bên phải cổng trại là Huy hiệu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, với cánh tay nắm chắc lá cờ như muốn thể hiện một chân lí sáng ngời: Đoàn thanh niên là đội hậu bị tin tưởng là cánh tay phải của Đảng, khi đất nước cần thì thanh niên có, khi đất nước khó khăn thì thanh niên luôn sẵn sàng. Phía bên trái là huy hiệu Đội TNTP Hồ Chí Minh, hình tượng măng non mọc thẳng là biểu hiện sự mạnh mẽ, trẻ trung tiếp bước cha anh tiếp quản đất nước trong tương lai. Hai bên cột trại là dòng chữ đối xứng:……………………………………………………..
Tóm lại, với cổng trại trên, chi đội chúng em muốn gửi đến các bạn học sinh một thông điệp: Khát vọng là yếu tố cần thiết của mỗi con người đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Chúng ta phải sống có khát vọng trong học tập, rèn luyện để mai sau trở thành những con ngoan trò giỏi có ích cho đời. Cuối cùng, thay mặt Chi đội…em xin gửi tới các thầy, cô, ban giám khảo và các bạn trong Hội trại một lời chúc sức khoẻ và thành đạt trong cuộc sống. Chúc Hội trại thành công tốt đẹp.
Ai Đã Đặt Tên Cho Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương – một hồ nước xinh đẹp và thơ mộng của thành phố hoa Đà Lạt đã trở thành đề tài bất tận cho nghệ thuật và làm say lòng tao nhân, mặc khách. Thế nhưng, xung quanh việc giải thích tên hồ hiện nay có đến hai cách: Người thì cho rằng rằng Xuân Hương là “hương thơm của mùa Xuân”, vì trước đây cứ đến mùa Xuân đi dạo ven hồ người ta ngửi thấy mùi thơm nên người dân Đà Lạt đặt cho hồ nước xinh đẹp này cái tên thi vị đó. Người thì nói, tên của hồ được mượn từ tên nữ sĩ Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm…
Để hiểu rõ lai lịch hồ Xuân Hương chúng ta hãy ngược dòng lịch sử. Thực tế, hồ Xuân Hương – thắng cảnh xinh đẹp bậc nhất của thành phố Đà Lạt trước năm 1893 chỉ là một vũng nước nhỏ có dòng suối nhỏ róc rách chảy qua và là nơi trú ngụ bao đời của đồng bào dân tộc thiểu số Lat, Chil mà người ta gọi là suối Lat. Thế rồi, thời thế đổi thay, sau khi Bác sĩ A.Yersin tìm ra Đà Lạt, đến năm 1919 trong chương trình xây dựng thành phố, Toàn quyền P.Doumer đã chỉ thị cho kỹ sư công chánh Lapbbé ngăn dòng suối Lat tạo thành hồ tại khu vực từ nhà Thuỷ tạ đến quán Hướng đạo cũ. Năm 1923, chính quyền Pháp lại cho xây thêm một đập bằng đất phía dưới đập Hướng đạo tạo thành hai hồ và đặt cho hồ một cái tên nghe thật “kêu”: Grand Lac – Hồ Lớn. Tháng 3-1932 một cơn bão lớn đi qua làm cả hai đập bị vỡ. Năm 1934 -1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa đã thiết kế, xây dựng lại một đập khác bằng đá lớn hơn. Đó là cầu Ông Đạo ngày nay (Ông Đạo là Quản đạo Phạm Khắc Hoè, một vị quan thay mặt triều đình Huế quản lý và giải quyết việc hành chính tại địa phương được người dân kính trọng đặt tên cho cầu).
Đến năm 1953, người Pháp rút dần khỏi Đà Lạt và giao chính quyền cho người Việt quản lý. Bên cạnh Thị trưởng còn Hội đồng Thành phố do dân bầu gồm các ông: Trần Quang Khải, Nguyễn Vỹ, Lê Văn Bình, Hoàng Trí, Trần Quốc Anh, Phạm Trọng Lương, Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Bách, Phan Xứng. Hội đồng Thành phố (ngày 1-3-1953 và ngày 26-4-1953) đã phải họp đến mấy phiên mới đi đến quyết định đổi tên tất cả các địa danh, đường phố, hồ nước ở Đà Lạt từ tiếng Pháp sang tiếng Việt bằng cách dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt, hoặc lấy tên các danh nhân văn hoá và danh nhân lịch sử mà đặt. Lúc bấy giờ, ông Nguyễn Vỹ – Chủ tịch Hội đồng Thành phố (nhà báo, chủ bút tạp chí Phổ Thông) là người đã đề xướng lấy tên nữ sĩ Xuân Hương thay cho cái tên Grand Lac (Hồ Lớn) mà người Pháp đã đặt, vì ông Vỹ cho rằng cái tên “Hồ Lớn” không thể hiện được sự xinh đẹp, thơ mộng, lãng mạn của hồ nước, mà chỉ có thể lấy tên nữ sĩ Xuân Hương – bà Chúa thơ Nôm, một người con gái nước Việt tài hoa là xứng đáng nhất. Lời đề nghị đó đã được Hội đồng Thành phố chấp nhận. Trong biên bản cuộc họp Hội đồng Thành phố lúc bấy giờ có ghi rõ chi tiết này. Theo đó, danh sách hàng chục con đường, hồ nước của Đà Lạt lúc bấy giờ đã chính thức được đổi tên từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Cùng với Grand Lac thành hồ Xuân Hương là Lac des soupris thành hồ Than Thở; Vallée D’amour thành Thung lũng Tình yêu …và hang chục con đường và thắng cảnh khác. Qua đó cho thấy cách giải thích của một số người cho rằng hồ Xuân Hương có nghĩa là “Hương mùa Xuân” là không chính xác, và không có căn cứ. Bởi lẽ việc thay đổi tên gọi của địa danh cũng như thay đổi tên khai sinh của một con người, phải căn cứ vào văn bản pháp lý của chính quyền.
Mấy chục năm qua, hồ Xuân Hương đã làm tăng thêm vẻ yêu kiều, duyên dáng cho thành phố hoa Đà Lạt. Nếu không có hồ Xuân Hương, có lẽ Đà Lạt sẽ đơn điệu, cô quạnh và lạc lõng với những rừng thông. Hồ Xuân Hương có nét kiều diễm phương Tây: nước xanh soi bóng những cây mai anh đào rực hồng mỗi độ Xuân về…nên có người cho rằng hồ Xuân Hương có vẻ đẹp …”hướng ngoại”! Nhưng không, thời gian qua hồ Xuân Hương luôn là chứng nhân lịch sử, là niềm tự hào chính đáng của nhân dân Đà lạt. Hồ Xuân Hương đã âm thầm soi bóng khách sạn Palace – nơi đón tiếp Phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đến dự Hội nghị trù bị Đà Lạt vào năm 1946 để quyết định vận mệnh nước nhà trong những giờ phút “ngàn cân treo sợi tóc”; là nơi Bộ Chính trị mở Hội nghị tổng kết chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
Tháng 10-1984, UBND tỉnh Lâm Đồng đã quyết định cho sửa sang lại hồ Xuân Hương. Trong 6 tháng liền nước hồ được xả cạn, đáy hồ được hàng vạn thanh niên Đà Lạt đổ bao mồ hôi công sức nạo vét, nhằm làm tăng thêm vẻ đẹp cho thành phố. Ngày 6-11-1988, Bộ Văn hoá Thông tin đã ra Quyết định số 1288 công nhận hồ Xuân Hương là một trong 464 thắng cảnh cấp quốc gia. Nhưng sau đó, dần theo năm tháng, do thiếu ý thức bảo vệ và trước tác động xấu, phần lớn hồ Xuân Hương bị bồi lấp làm mất đi vẻ nên thơ quyến rũ vốn có của hồ. Ngày 20-6-1996, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao cho Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cùng UBND Thành phố Đà Lạt lập dự án nạo vét và sửa chữa lại hồ Xuân Hương và công trình xi phông tháo lũ với tổng dự toán lên tới 20 tỉ đồng. Ngày 1-7-1997, công trình chính thức được khởi công. Sau hơn ba tháng khẩn trương, cuối tháng 9-1998 hồ Xuân Hương được đóng nước và trả lại vẻ đẹp thơ mộng như năm 1935. Hàng trăm cây mai anh đào, liễu, tùng được trồng quanh hồ. Có thể nói đây là lần chỉnh trang lớn nhất từ trước đến nay. Trong dịp Festival Hoa Đà Lạt 2005 hàng trăm cây mai anh đào cũng đã được chính quyền thành phố trồng thêm bên hồ, nhằm tăng vẻ quyến rũ cho thắng cảnh xinh đẹp này.
Một trăm mười lăm mùa xuân trôi qua, hồ Xuân Hương đã chứng kiến biết bao thăng trầm, biến động lịch sử. Hôm nay, đi trên bờ hồ Xuân Hương thơ mộng, nhìn mặt hồ xanh biếc, lấp lánh ánh thuỷ tinh với những con thiên nga, những chiếc thuyền buồm căng gió lướt nhẹ, người dân Đà thành và du khách chắc chắn không ít xúc động khi biết rõ về lai lịch của hồ và nhớ đến nữ sĩ Xuân Hương xinh đẹp, tài hoa nhưng cũng lắm đa đoan. Tôi chợt nghe trong gió mấy vần thơ mà thi sĩ Hàn Mặc Tử từng ngất ngây khi đứng trước hồ Xuân Hương:”Ai hãy lặng thinh chớ nói nhiều/ Để nghe dưới đáy nước hồ reo/ Để nghe tơ liễu run trong gió/ Và để nghe trời giải nghiã yêu “…
Bạn đang xem bài viết Đặt Tên Cho Trại Xuân 2009 trên website Uplusgold.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!