Cập nhật thông tin chi tiết về Điều Kiện Đứng Tên Mở Trường Mầm Non, Nhóm Trẻ? mới nhất trên website Uplusgold.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Để mở trường mầm non tư thục cần những điều kiện gì? Thủ tục mở trường như thế nào?
Để mở trường mầm non tư thục, bạn có thể đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, hoặc công ty với ngành nghề “Giáo dục mầm non” tại phòng đăng ký kinh doanh, sở kế hoạch và đầu tư.
Tuy nhiên, giáo dục mầm non là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn liên hệ trực tiếp phòng giáo dục quận huyện nơi dự định đặt địa điểm hoạt động để được hướng dẫn thủ tục cấp phép hoạt động.
Để mở trường mầm non tư thục ngoài những điều kiện về giáo viên, cơ sở vất chất,…ngoài ra còn có những yêu cầu, điều kiện về việc thành lập trường khác được quy định tại thông tư 28/2011/TT-BGDĐT. Tôi xin trích dẫn yêu cầu, điều kiện thành lập trường mầm non tư thục về việc đứng tên hiệu trưởng (Chủ trường) và chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục theo Quy định tại thông tư 28/2011/TT-BGDĐT như sau:
Điều 15. Hiệu trưởng
Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng trung cấp sư phạm mầm non trở lên; b) Chấp hành đúng chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước; c) Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khoẻ tốt, đủ năng lực tổ chức, quản lý theo chức năng nhiệm vụ được giao, có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ hiệu trưởng mầm non.
Hiệu trưởng chỉ được quản lý một nhà trường hay một nhà trẻ tư thục.
Điều 16. Chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục Chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là người đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
Tiêu chuẩn : a) Tổ chức, cá nhân đứng tên xin phép thành lập nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. b) Phẩm chất, đạo đức; c) Sức khỏe tốt; d) Có trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn giáo dục mầm non ít nhất là 30 ngày hoặc chứng chỉ bồi dưỡng quản lý mầm non.
Mở trường mầm non tư thục đang được rất nhiều những giáo viên đã từng có kinh nghiệm công tác, giảng dạy tại trường mầm non hoặc đã về hưu quan tâm hay những người đang công tác tại các ngành nghề khác nhưng có nhu cầu muốn mở trường. Họ là những người yêu mến trẻ, có tâm huyết với nghề “cô nuôi dạy hổ”. Không ít những giáo viên mặc dù có kinh nghiệm giảng dạy, nhưng chưa có bằng Sư phạm Mầm non hoặc chưa có chứng chỉ Quản lý Mầm non hay những người đang công tác tại những ngành nghề khác, muốn mở trường mầm non. Những trường hợp đó đều đăng ký tham gia các khóa học chuyển đổi văn bằng 2 Sư phạm Mầm non, dành cho những người có bằng từ Trung cấp nghề trở lên và lớp chứng chỉ Quản lý Mầm non để mở trường tư thục.
CÔNG TY CP GIÁO DỤC CÔNG NGHỆ VIỆT
546 lê hồng phong – F10 – Q10 – TP Hồ Chí Minh
Tell: 0931888575 – 0973745621 – 0938855452
Trường Mầm Non Tiếng Anh Là Gì?
Tên tiếng anh của trường mầm non
“Trường mầm non” trong Tiếng Anh được gọi là “Preschool” là hệ thống chương trình giáo dục dành cho trẻ mầm non dựa trên các hoạt động chơi, ca hát, thể dục, các hoạt động thực tế như vẽ tranh và tương tác xã hội như một phần trong quá trình chuyển tiếp từ nhà tới trường. Nơi chăm sóc trẻ nhỏ trước tuổi đi học, còn gọi là trường mầm non hoặc Nhà trẻ.
Các loại hình trường mầm non phổ biến hiện nay
Hiện nay có 3 loại hình trường mầm non phổ biến cho các bé, cụ thể như sau:
Trường mầm non( mẫu giáo) công lập được thành lập và được đầu tư bởi nhà nước.
Trường mầm non( mẫu giáo) dân lập được thành lập và đảm bảo kinh phí hoạt động của một nhóm người chủ yếu là dân cư thành lập được hỗ trợ từ chính quyền địa phương.
Trường mầm non (mẫu giáo) tư thục được thành lập và đảm bảo kinh phí hoạt động bởi một tổ chức xã hội, nghề nghiệp, hoặc cá nhân và nguồn vốn đảm bảo hoạt động là do chính tổ chức xã hội, nghề nghiệp, hoặc cá nhân và không được hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách của nhà nước.
Sự quản lý của nhà nước đối với nhà trường, nhà trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
1. Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) sẽ quản lý trường mầm non, nhà trẻ công lập trên địa bàn.
2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) sẽ quản lý nhà trường mầm non, nhà trẻ dân lập, nhà trẻ tư thục và các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn.
3. Phòng giáo dục và đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với mọi loại hình nhà trường mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn.
Qua các loại hình trên có thể thấy 3 loại hình giáo dục mầm non này sẽ khác nhau như ở nguồn vốn đầu tư và đảm bảo hoạt động; cơ quan thành lập và sự giúp đỡ hỗ trợ từ bên ngoài.
Trường mầm non tư thục và trường mầm non khác nhau từ cách thức thành lập, quy chế hoạt động, nguồn kinh phí đảm bảo và quy chế quản lý của địa phương.
Bàn ghế mầm non chất lượng cao
Cầu trượt vui chơi cho bé mẫu giáo
Giường ngủ mầm non chất lượng cao giá rẻ cho bé yêu
Top 3 trường mầm non quốc tế được ưa chuộng tại TPHCM
Trường Mầm non Quốc tế iBS
Trường mầm non Quốc tế iBS là sự kết hợp hoàn hảo giữa chất lượng giáo dục từ Anh quốc và Kỹ năng sống của Hoa Kỳ. Với chương trình mầm non Quốc tế iBS, Sở thích của bé luôn là một phần quan trọng trong nội dung giảng dạy của trường. Chương trình Kỹ năng sống FasTracKids Hoa Kỳ giúp khám phá & phát triển khả năng tiềm ẩn của bé.
Địa chỉ: Cao ốc Horizon, Tầng 2, 214 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Q.1, Tp. HCM
Cơ sở 2: Tòa nhà iBS, 44/1 Nguyễn Văn Đậu, P.6, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM.
Trường mầm non quốc tế Marvel House
Với sứ mệnh mang đến một nền giáo dục mầm non tốt nhất cho trẻ em nước ta, nhằm xây dựng một khởi đầu vững chắc cho bé thông qua hệ thống giáo dục đào tạo mầm non chất lượng, Marvel House áp dụng phương pháp giáo dục “Nurturing Early Learners” thuộc đất nước Singapore – đất nước có nền giáo dục tiên tiến và phát triển hàng đầu thế giới.
Nurturing Early Learners là chương trình giáo dục được triển khai tại các trường mầm non công lập ở Singapore. Với nhiều phương pháp tiếp cận của chương trình học sẽ giúp trẻ nuôi dưỡng những kỹ năng khác nhau mà trẻ cần có cho sự phát triển sau này, giúp cho bé sớm thể hiện được tài năng của mình và từ đó phát triển, khuyến khích trẻ theo đuổi niềm đam mê, tự tin vào khả năng bản thân, thúc đẩy sự đa dạng tài năng trong trẻ trong các lĩnh vực thể thao, học tập và nghệ thuật
Địa chỉ: 72/4 Trương Quốc Dung, P.10, Q.Phú Nhuận, TP. HCM.
Trường mầm non quốc tế Iris
Tại Iris International Preschool, trẻ sẽ được học tập và trải nghiệm trong môi trường quốc tế, được học tiếng anh với giáo viên bản ngữ cả ngày, được trang bị đầy đủ các kiến thức và kĩ năng để tự tin trở thành một công dân toàn cầu.
Cùng với đó là hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, tiêu chuẩn cao phục vụ cho việc dạy và học:
Hệ thống phòng học, khuôn viên và trang thiết bị theo đúng chuẩn, được thiết kế tỉ mỷ, tràn đầy ánh sáng tự nhiên cho trẻ dễ dàng tiếp thu hơn.
Sân chơi rộng rãi, không gian tràn đầy ánh sáng cho trẻ.
Sân cát rộng với các dụng cụ chơi và tạo hình chất lượng cao cho bé thỏa sức sáng tạo trong trò chơi.
Địa chỉ: 44-46 Nguyễn Duy Hiệu, Thảo Điền, Quận 2, HCM
11 Trò Chơi Học Tập Cho Trẻ Mầm Non Hay Và Thú Vị
Đây là trò chơi giúp các con có thể ôn lại những kiến thức về các loại hình cơ bản trong toán cho trẻ mầm non.
Mục đích: Giúp các con có thể nhớ được tên các loại hình cơ bản trong toán học. Trò chơi này cũng rèn cho các con khả năng quan sát và phản xạ nhanh.
Chuẩn bị: Các cô vẽ các dạng hình như hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
Luật chơi: Các cô phát hiệu lệnh và yêu cầu các con phải đi vào đúng ô hình theo yêu cầu. Ai đi sai sẽ phải quay trở lại và nhường lượt chơi cho đội bạn. Lần lượt như vậy cho tới khi đội nào hết người trước sẽ là đội chiến thắng.
Cách chơi: Chia trẻ ra thành từng nhóm tùy theo quy mô, số lượng mỗi lớp học. Các con cử đại diện để oẳn tù tì hoặc bốc thăm để chọn lượt chơi. Khi cô nói tới tên một hình bất kỳ thì con phải đi vào đúng hình đó. Nếu con chọn sai thì phải nhường lượt chơi cho đội khác. Kết thúc trò chơi, đội nào hết người trước sẽ là đội chiến thắng.
Chuẩn bị: Các cây trong sân vườn của trường và vào giờ sinh hoạt ngoài trời
Luật chơi: Cô sẽ hỏi các con về đặc điểm của loại cây và ai tìm được đúng sẽ là người thắng, ai chạy nhầm sẽ bị phạt nhảy lò cò.
Cách chơi: Cô giáo sẽ quan sát nhanh những đặc điểm cơ bản của các loại cây trong sân trường. Sau đó cô nói với các con: Hôm nay chúng mình sẽ chơi trò “đoán xem cây gì”, cô sẽ miêu tả một số đặc điểm của cây đó và nhiệm vụ của các con sẽ phải đoán xem đó là cây gì. Khi cô hô ” Một hai ba tìm cây tìm cây” trẻ phải chạy thật nhanh tới loài cây được cô miêu tả. Bạn nào chạy nhầm sẽ bị phạt nhảy lò cò 1 vòng.
Chuẩn bị: Một số loại hoa trong nhà như hoa cúc, hoa hồng, hoa mai, hoa vạn thọ và một mô hình có ngôi nhà.
Cách chơi: Các cô cho các con quan sát mô hình vừa chuẩn bị và nói tên các loài hoa có trong mô hình. Sau đó yêu cầu các con đặt các loại hoa ở vị trí trước sau, phải trái của ngôi nhà. Sau đó cô sẽ thay đổi vị trí của chậu hoa và các con phải nhắm mắt lại. Sau khi các con mở mắt phải nói được cô đã thay đổi những thứ gì và trẻ phải xếp lại như cũ.
Những vật dụng được thể hiện qua bàn tay
Nắm các ngón tay lại: búa
Nắm 3 ngón tay lại gồm ngón cái, ngón út và ngón áp út, xòe 2 ngón tay còn lại: kéo
Xóe cả 5 ngón tay ra được gọi là bao.
Luật chơi: Búa sẽ thắng kéo, kéo thắng bao, bao thắng búa.
Cách chơi: Khi chơi cả 2 bạn cùng hô to: Oẳn tù tì ra cái gì ra cái này. Khi dứt câu thì cả hai bên phải đưa tay cùng một lúc và không được người ra trước, người ra sau. Áp dụng luật chơi để xác định bên nào thắng.
Chuẩn bị: Nhạc bài hát “cá vàng bơi”.
Cách chơi
Cô bắt nhịp cho các con bài hát “cá vàng bơi”
Các con phải nghe và đoán xem cá có những hoạt động gì
Trong bài hát và đưa ra con cá có những động tác gì.
Sau khi các con trả lời cô cho các con xem tranh và chỉ vào từng động tác của cá. Nếu trẻ không trả lời chính xác thì cô sẽ cho trẻ xem tranh trước, xem tới đâu cô sẽ nói từng động tác tới đó.
Các hoạt động của cá trong bài hát bao gồm: bơi, ngoi, lặn, múa. Cô vừa nói vừa giơ tay đếm, tổng cộng là 4 động tác.
Bây giờ các con nghe cô hát, cô nhắc tới động tác nào thì cả lớp sẽ cùng làm theo động tác đó.
Chuẩn bị: Khoảng 5 – 7 dây có thắt nút đủ tốt để có thể sờ và nhận ra được số lượng dây.
Luật chơi: Các con khi chơi không được nhìn mà chỉ dùng tay sờ.
Cách chơi: Cô chia lớp theo từng nhóm, sau đó bịt mắt các con, quản tró phát cho mỗi con 1 dây có thắt nhiều nút đã chuẩn bị sẵn. Trẻ sẽ dùng tay để sờ và đếm xem có bao nhiêu nút thắt trên dây. Khi có hiệu lệnh của quản trò các con sẽ bắt đầu đếm xem ai đếm nhanh hơn.
Cách chơi: Cô sẽ hướng dẫn các con lần lượt đếm số lượng bộ phận trên cơ thể. Cô sẽ gợi ý với các câu hỏi như: Có mấy mắt, rồi cùng trẻ đếm “một, hai” và nói “có hai mắt”. Cứ như vậy cô đặt câu hỏi tương tự với các bộ phận khác. Lúc đầu cô sẽ đếm cùng trẻ sau vài lần hãy để trẻ tự đếm.
Chuẩn bị: Chén, bát, nồi, ấm, chảo
Luật chơi: Cô sẽ lần lượt cho hai vật chạm nhẹ vào nhau sao cho phát ra âm thanh. Các con sẽ dựa vào đó để lựa chọn đồ dùng có chất liệu tương tự nhau. Sau mỗi lần đi chợ để chọn đồ dùng, cô sẽ dặn trẻ đây là đồ dùng được làm bằng sức, thủy tinh nên phải hết sức nhẹ nhàng và cẩn thận.
Cách chơi Bắt đầu trò chơi
Cô sẽ nói: “Đi chợ đi chợ”
Các con: “Mua gì, mua gì?”
Cô quản trò nói tiếp: Đồ dùng để đựng thức ăn bát, đĩa, chén bằng sứ. Vừa nói cô quản trò sẽ làm cho các đồ bằng sư va chạm vào nhau để tạo ra âm thanh.
Tiếp tục vòng 2
Cô: “Đi chợ, đi chợ”
Trò: “Mua gì, mua gì”
Cô nói: Đồ làm bằng thủy tinh và cũng làm động tác cho các cốc, ly thủy tinh va chạm vào nhau.
Tương tự như vậy với vòng 3 là đồ dùng để nấu bằng nhôm.
Trò chơi Nhìn hành động đoán tên con vật
Mục đích: Giúp trẻ mầm non củng cố được hình ảnh những con vật quen thuộc. Phát triển tư duy cũng như ngôn ngữ miêu tả, tưởng tượng của trẻ.
Chuẩn bị
Không gian rộng rãi, thoáng mát
Những bông hoa nhỏ bằng giấy hoặc bằng nhựa với nhiều màu sắc khác nhau để tính điểm cho đội chiến thắng khi đoán đúng tên con vật.
Cách chơi
Trò chơi này có thể tiến hành chia từng nhóm hoặc theo hình thức nối vòng. Cứ một trẻ miêu tả đặc điểm của con vật, bé còn lại sẽ đoán tên con vật.
Nếu lớp có nhiều trẻ thì cô giáo nên trẻ thành 2 đội. Một đội chuyên miêu tả hình ảnh, đặc điểm của con vật; đội còn lại sẽ đoán tên con vật vừa mô tả. Đội sau không được mô phỏng lại tên con vật mà đội trước đã dùng.
Chuẩn bị: Các bức tranh có hình con vật quen thuộc và các loại thức ăn của chúng như: cỏ, lúa, gạo, sữa,…
Cách chơi
Cô sẽ phát cho các con một tờ giấy, trong tờ giấy đã có sẵn hình vẽ con vật và thức ăn của chúng. Cô sẽ yêu cầu các con nối hình con vật với thức ăn tương ứng của chúng. Ai tìm đúng xong trước sẽ là người chiến thắng.
Chuẩn bị
Những miếng dán tròn có các màu xanh, đỏ và vàng
Mô hình hoặc tranh ảnh về các loài cây quen thuộc trong vườn
Cách chơi
Quản trò sẽ nói: Bây giờ cả lớp mình sẽ là những bác làm vườn trồng cây vào vườn có hàng rào màu xanh, đỏ, vàng. Vườn màu xanh chúng ta sẽ trồng các loại cây bóng mát, vườn màu đỏ thì trông cây cảnh để trang trí và vườn màu vàng sẽ để trồng cây ăn quả hoặc các loại rau. Nhóm được cô đeo phù hiệu đỏ sẽ trồng cây cảnh, bạn nào đeo phù hiệu xanh sẽ trồng cây bóng mát, bạn nào đeo phù hiệu màu vàng sẽ trồng cây ăn quả”.
Sau cùng, cho trẻ chơi trên nền nhạc vui nhộn khoảng 2 – 3 phút. Nhóm nhặt đúng nhiều nhất sẽ là nhóm chiến thắng.
Xem tiếp 16 trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non
Gian Hàng Hội Chợ Xuân Mầm Non Và Việc Hình Thành Kỹ Năng Cho Trẻ
Home Gian hàng hội chợ xuân mầm non và việc hình thành kỹ năng cho trẻ
Đối tượng hướng đến của hội chợ chính là thế hệ tương lai của đất nước. Không chỉ dừng lại ở hoạt động mua và bán, hội chợ còn yêu cầu trẻ tìm tòi tạo ra mặt hàng. Từ bàn tay của mình cùng sự giúp đỡ của cha mẹ trẻ làm ra những đồ chơi, đồ dùng đem đến hội chợ.
Có một điều đặc biệt hơn và rất ý nghĩa, những đồ dùng có thể được tái chế từ những đồ dùng tưởng như đã hết giá trị sử dụng. Điều này làm cho trẻ tăng ý thức tiết kiệm cũng phát triển khả năng sáng tạo.
Mặt khác, những mặt hàng bán ra có thể chính là những sản vật đặc trưng của vùng miền. Chắc hẳn điều đó sự kích thích sự tìm hiểu của trẻ về văn hóa cũng như sản vật của địa phương.
Hoạt động hội chợ xuân mầm non cần đến sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương cũng như các tổ chức xã hội. Quy mô tổ chức có thể là cấp trường hoặc liên trường để tăng cường tính giao lưu học hỏi. Việc tổ chức những gian hàng triển lãm quy mô lớn sẽ là sân chơi để các em thi tài và thỏa sức sáng tạo, qua đó tăng thêm tình đoàn kết và cùng nhau tiến bộ.
3. Gian hàng hội chợ xuân mầm non nên thiết kế như thế nào?
Quy mô của hội chợ mầm non thường gồm một vài trường nên số lượng trẻ tham gia lớn. Mỗi trường có thể bố trí một vài gian hàng hội chợ với các mặt hàng khác nhau. Để tăng thêm tính sáng tạo, mỗi gian hàng có thể trang trí một phong cách riêng biệt. Nhưng dù trang trí thế nào cũng nên gần gũi với tự nhiên và theo phong cách trẻ nhỏ.
Các gian hàng có thể bố trí theo hình chữ U mặt trước hướng về sân khấu. Điều này tạo ra không gian giữa để đi lại và tổ chức các hoạt động khác. Hoạt động hội chợ xuân mầm non có thể kết hợp cùng với văn nghệ, hát múa, trò chơi dân gian vui nhộn để tăng thêm hấp dẫn và sinh động.
4. Đơn vị nào tư vấn thiết kế hội chợ xuân mầm non tốt nhất?
Nắm được nhu cầu tổ chức hội chợ xuân mầm non của các trường mầm non cả nước, Sao Hà Nội đã nghiên cứu ra nhiều hình thức gian hàng với cách thức bố trí khác nhau.
Hãy đến với Sao Hà Nội để quý khách có được những gian hàng hội chợ đẹp, ấn tượng cùng với giá cả hợp lý nhất và chất lượng tốt nhất.
Email: saohanoi.kd@gmail.com
Bạn đang xem bài viết Điều Kiện Đứng Tên Mở Trường Mầm Non, Nhóm Trẻ? trên website Uplusgold.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!