Xem Nhiều 3/2023 #️ Độc Chiêu “Nhử” Khách Bằng Tên Gọi Mỹ Miều Của Món Ăn # Top 8 Trend | Uplusgold.com

Xem Nhiều 3/2023 # Độc Chiêu “Nhử” Khách Bằng Tên Gọi Mỹ Miều Của Món Ăn # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Độc Chiêu “Nhử” Khách Bằng Tên Gọi Mỹ Miều Của Món Ăn mới nhất trên website Uplusgold.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hiện nay, để “nhử” khách, bên cạnh việc đầu tư chế biến món ăn từ những sản phẩm thực, động vật quen thuộc thì nhiều nhà hàng có xu hướng đặt tên mỹ miều cho món ăn.

Cách làm này đang trở thành độc chiêu hút khách của các nhà hàng.

Hoa mắt với danh sách mỹ miều, gây sốc

Đến nhà hàng Hồn quê (ở Triệu Việt Vương, Hà Nội), thực khách chắc chắn sẽ ấn tượng bởi danh sách các món ăn mang tên gọi khá lạ tai:

“Heo chạy quanh rừng, Bụi vàng phủ kim tơ, Rừng hoang muôn thú…”.

Theo anh Quốc Hùng, chủ quán Hồn quê thì sen vốn được coi là quốc hoa của Việt Nam nên món cơm sen quen thuộc của nhà hàng không chỉ hấp dẫn thực khách bằng thứ nguyên liệu thanh tao từ hạt sen hấp cùng cơm đến lá sen ủ ngoài mà còn bởi chính những cái tên thuần Việt mà các chủ nhà hàng sáng tạo ra như:

Hồn Việt, Hương quê.

Đặc biệt là đối với những người xa xứ lâu năm trở về nước hay khách du lịch tỏ ra vô cùng thích thú với sự sáng tạo này.

Anh David Vương, một thực khách thưởng thức tại nhà hàng cho biết:

“Ngoài lối trang trí đẹp mắt, nguyên liệu thuần Việt thì ngay cả cái tên của món ăn cũng khiến mình xúc động và càng yêu hơn những món ăn quê nhà”.

Bếp trưởng nhà hàng Hồn quê, Cao Đức cho biết:

“Tên gọi là một thủ thuật khai thác thị hiếu hấp dẫn khẩu vị của con người và cách trang trí đẹp mắt cũng là một cách khiến món ăn được nâng tầm lên cho xứng với tên gọi”.

Anh Nguyễn Hồng Tĩnh – bếp trưởng khách sạn Phụ nữ (Thụy Khuê, Hà Nội) cho biết:

Một trong những bí quyết chế biến món ăn vừa ngon, vừa đẹp là sử dụng dừa bào.

Món nộm bình dân ngoài những thứ quen thuộc như xu hào, củ đậu, rau thơm thì tới 50% thành phần chính là dừa bào khiến món ăn bỗng chốc được lên hạng cùng với cái tên khá kêu:

Nộm bạch tuyết.

Cũng với dừa bào sau khi bọc ngoài con tôm đem chiên sẽ tạo nên một lớp áo có màu vàng rộm bắt mắt.

Thành phẩm thực phẩm chế biến đơn giản nhưng tên gọi Tôm chiên hoàn bào lại gợi cho thực khách cảm thấy đó là cả một quá trình chế biến cầu kỳ khiến món ăn trở nên sang trọng hơn rất nhiều.

Anh Ngọc – chủ một quán ăn trên đường Giải Phóng (Hà Nội) chia sẻ, tên gọi mỹ miều của món chủ đạo tại nhà hàng là ếch nướng.

Nó đơn thuần là ếch được tẩm ướp gia vị, ngũ vị hương… rồi chao dầu.

Cái làm nên “bản quyền” của món này chỉ là sự tinh ý trong chế biến.

Món chân giò muối giòn của đầu bếp Hồng Tĩnh cũng khác lạ.

Chân giò tẩm ướp gia vị, chủ yếu là mì chính, được cuộn giấy bạc và luộc bằng nước mắm.

Sau khi để nguội sẽ đem chiên giòn và ăn kèm với kiệu chua.

Anh Tĩnh phân tích:

“Công đoạn luộc là để thịt đảm bảo chín và ngấm mặn còn khi chiên dưới nhiệt độ cao tạo nhằm độ giòn cho bì”.

Món cuốn mùa xuân nghe thì mỹ miều nhưng không có gì đặc biệt.

Chỉ là tôm, thịt, trứng, bún, giò lụa…

Điểm nhấn của món ăn này là thứ rau sống gói kèm là những loại rau đặc trưng của mùa xuân.

Anh Hồng Tĩnh cho biết:

Đây cũng là một cách đặt tên nhằm gây ấn tượng với thực khách nước ngoài khi sang du lịch ở Việt Nam của món ăn thuần Việt và về tiết trời mùa xuân.

“Câu” khách bằng “lịch sử”

Món Cơm âm phủ cũng có “lịch sử” riêng.

Nó là một loại cơm thập cẩm trộn đủ thứ như nem, chả, tôm, thịt heo, dưa gang, dưa chuột bóp với chén nước mắm pha loãng dùng để chan thêm vào.

Tuy nhiên thực khách sẽ cảm thấy thú vị hơn nếu biết được nguồn gốc tên gọi của món ăn.

Nó xuất phát từ một câu nói quen thuộc của người dân xứ Huế cách đây gần 50 năm:

“Ăn cơm âm phủ, ngủ khách sạn Thiên Đường” để chỉ về loại cơm đặc trưng dành cho những thành phần xã hội nghèo hèn như những con vạc ăn đêm.

Đó là một góc khuất trên trang sử của xứ Huế, bên cạnh những lăng tẩm đế vương

Anh Tú  bếp trưởng của nhà hàng cho biết.

Sự hoa mỹ quá đà… phản chủ

Minh Thư – nhân viên ngân hàng thường xuyên lui tới nhà hàng trên phố Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội) bởi cô “kết” món bò xào lúc lắc.

Thứ tên gọi khá ngộ nghĩnh này bắt nguồn từ đặc điểm của những nguyên liệu từ chính đến phụ của món bò xào lúc lắc là tất cả đều được thái hình vuông.

Hay món tôm quen thuộc tại những tiệc cưới có tên gọi khá hoa mỹ là tôm viên tuyết hoa thực chất là giò sống trộn với tôm băm nhỏ, lăn qua thứ vỏ bánh mỳ đã được bóp nát trộn lẫn trứng.

Minh Thư cho biết:

“Ngoài những món ăn quen thuộc, tôi đặc biệt chú ý đến tên gọi của một số món ăn lạ nhưng không kém phần độc đáo của nhà hàng.

Tôi tò mò với món đồi phủ tuyết trắng.

Khi nhà hàng mang đồ lên, tôi thất vọng vì nó là bánh bao.

Món bâng khuâng sương sớm là tên gọi của bánh bột lọc hay thứ bánh vầng trăng thực chất là vỏ bánh gối còn nhân là thứ nhân nem rán quen thuộc.

Nhiều thực khách như chúng tôi đã phì cười và không bao giờ trở lại những nhà hàng đặt tên cho món ăn thái quá như thế”.

Ngoài đối tượng trung tuổi là cán bộ công chức không thích tên mỹ miều của món ăn thì thực khách có tuổi cũng tỏ ra không mặn mà với lối câu khách gây sốc này.

TUỆ LINH

Nguồn: Báo Người đưa tin

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Những Món Ăn Có Tên Độc, Lạ, Ít Người Biết Ở Việt Nam

Trước khi bị “quyến rũ” bởi hương vị thì tên gọi món ăn cũng là một trong những yếu tố khơi gợi sự tò mò ở thực khách. Cơm âm phủ, khâu nhục, sỏi mầm,… chỉ là một phần rất nhỏ trong số vô vàn các món ăn độc đáo của nền ẩm thực Việt Nam. Cơm âm phủ

Lần đầu đến Huế, thấy tên cơm âm phủ trong thực đơn, ai cũng tò mò và muốn khám phá cho kì được. Và rồi thực khách sẽ vô cùng ngạc nhiên, thích thú khi món ăn có cái tên huyền bí pha chút rờn rợn ấy lại đẹp mắt và ngon miệng vô cùng.

Tương truyền, xưa kia đức vua cải trang làm thường dân đi thăm thú khắp nơi. Khi trời tối, ngài tá túc tại nhà một bà góa già. Do hoàn cảnh cơ hàn, khó khăn nên bà góa chỉ có thể dọn cho vua chén cơm trắng cùng một ít rau các loại xếp xung quanh. Lúc này, vua đói và mệt nên đã ăn ngon lành hết sạch chén cơm. Khi về cung, ngài cứ lưu luyến mãi hương vị mà sai đầu bếp thêm các nguyên liệu chế biến lại. Về sau, món cơm được đặt tên là cơm âm phủ.

Chế biến cơm âm phủ không khó, quan trọng là chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như trứng chiên, nem chua, chả giò, thịt nướng, dưa leo, tôm tươi rang… Mỗi loại xắt thành từng sợi nhỏ rồi sắp xếp xung quanh cơm trắng nấu bằng gạo An Cựu.

Ăn kèm với cơm âm phủ không thể thiếu một chén nước mắm có pha tỏi, đường, nước cốt chanh. Rưới nước mắm và trộn đều cơm cùng các loại thức ăn trước khi thưởng thức, có như vậy mới thấy hết cái ngon của món ăn này.

Sà bì chưởng

Du khách đến Sài Gòn nghe món ăn này thấy lạ tai, nhưng thực chất chỉ là cách nói khác để nhắc đến cơm tấm sườn bì chả – món ăn đặc trưng của người miền Nam. Món này được bày bán ở rất nhiều con phố, hấp dẫn nhiều người từ giới bình dân cho đến những vị khách khó tính.

Một đĩa cơm tấm ngon phải khơi dậy được ở thực khách từ khứu giác đến vị giác. Cơm phải đúng tấm, xốp. Sườn được ướp vừa đủ gia vị, nướng khéo để có màu vàng ánh, đậm đà, giòn bên ngoài nhưng mềm ngọt bên trong. Khi bày ra đĩa, hương thơm ngào ngạt của cơm tấm phải hòa vào vị ngọt của sườn, nước chấm, tóp mỡ, hành phi…

Nhiều người còn cho rằng, cơm tấm sườn bì chả ngon nhất ở Sài Gòn là phải ăn vào lúc nửa đêm hoặc về sáng, giữa lòng thành phố tĩnh mịch. Vậy nên, nếu đi một vòng thành phố vào lúc đêm muộn, sẽ không khó để bạn thấy những quán cơm bình dân bên đường, không bảng hiệu nhưng rất đông khách.

Pa pỉnh tộp

Được chuẩn bị cẩn thận, cầu kỳ từ nguyên liệu đến thanh tre nướng, pa pỉnh tộp chứa đựng biết bao tình cảm, sự khéo léo của người Thái. Lên vùng Tây Bắc, nếu có cơ hội thưởng thức món cá nướng gập, du khách sẽ khó lòng quên được hương vị độc đáo này.

Để chế biến được món pa pỉnh tộp, người ta cần đến rất nhiều các loại gia vị như gừng, xả, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng… Nhưng món ăn này nhất thiết không được thiếu mắc khén, một loại gia vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.

Cá sau khi tẩm ướp các loại gia vị cho ngấm đều thì được gập đôi lại, cho vào một đoạn tre để kẹp chặt rồi nướng trên than củi đã hồng. Người nướng cá phải rất khéo léo để làm sao cho cá chín không bị ám khói mà vẫn giữ được hương vị tự nhiên. Ăn pa pỉnh tộp đúng vị phải kèm chút xôi nếp chấm với chẩm chéo, thêm chút rượu ngô cay cay, tê tê. Món ăn sẽ khiến thực khách “phải lòng” ngay từ miếng đầu tiên.

Món khâu nhục

Vào những dịp lễ tết, nhà mới, đám cưới… của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn không thể thiếu món khâu nhục cổ truyền. Khâu nhục hay còn gọi là “nằm khâu”, vốn dĩ mang màu sắc văn hóa Trung Quốc, nhưng qua bàn tay của người dân xứ Lạng đã được biến tấu và trở thành món ngon, độc đáo.

Món ăn được chế biến khá cầu kì từ thịt ba chỉ sau khi đã ướp kĩ các loại gia vị như húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, mật ong, rượu, dấm, xì dầu… và hấp cách thuỷ trong thời gian dài. Khâu nhục làm xong có màu vàng đều, hấp dẫn và mùi thơm đặc trưng không lẫn vào đâu. Thưởng thức khâu nhục cùng chén rượu cay sẽ làm bạn thấy ấm lòng hơn giữa núi rừng Tây Bắc.

Sỏi mầm

Nếu chỉ nghe tên, chắc không ít người băn khoăn và liên tưởng ngay món “mầm đá” trong truyện Trạng Quỳnh hoặc nghĩ mình sắp được nếm một món ăn mang hình dáng giống… sỏi. Tuy nhiên tên gọi này thực chất xuất phát từ cách chế biến.

Khi gọi sỏi mầm, thực khách sẽ được thưởng thức món thịt lợn rừng chế biến theo một cách đặc biệt. Mỗi suất ăn bao gồm 3-4 viên sỏi được nung thật nóng, dùng để nướng chín thịt heo rừng. Lợn rừng sau khi được ướp gia vị thì được đặt lên sỏi. Sức nóng từ viên sỏi sẽ nướng và giúp làm chín thịt.

Thịt nướng chín được cuốn trong rau xà lách cùng các lại rau thơm, chấm cùng nước mắm chua cay ngọt. Cắn một miếng thịt cuốn, thực khách sẽ cảm nhận được hương vị ngọt thơm đặc trưng của thịt lợn rừng quyện với hương thơm thanh mát, ngọt giòn, cay cay của rau thơm, xen lẫn với đó là vị chua dịu đượm đà của mắm ớt.

Những Độc Chiêu Đặt Tên Album Của Sao Việt

Trong đó, ấn tượng nhất phải kể đến là việc đưa cả biển số xe ô tô thành tên album của ca sĩ Hồ Quỳnh Hương.

Trong đó, ấn tượng nhất phải kể đến là việc đưa cả biển số xe ô tô thành tên album của ca sĩ Hồ Quỳnh Hương.

Ra album là một trong những dự án vô cùng quan trọng trong sự nghiệp của các ca sĩ. Với các ca sĩ trẻ, một album thành công sẽ là một bước đột phá đưa tên tuổi của họ đi lên, còn với các ca sĩ lớn, một album chất lượng cũng chính là sự khẳng định vững chắc hơn cho ngôi vị mà họ đã tạo dựng.

Lấy tên mình đặt cho album

Sau nhiều album thành công, ca sĩ Mỹ Tâm cho biết mình sẽ ra mắt album vol 8 mang tên chính mình. 10 ca khúc trong album đều do cô viết lời và các khâu thực hiện cũng được cô chăm chút rất kỹ. Người yêu nhạc đang rất mong chờ album này lên kệ để xem Mỹ Tâm sẽ làm gì sau quá nhiều thành công trước đó?

Ông hoàng nhạc Việt Đàm Vĩnh Hưng cũng là một trong những ca sĩ chuộng xu hướng này. Năm 2004, anh cho ra mắt album Hưng và nối tiếp sau đó là album Mr. Đàm vào năm 2005. Nghệ danh này đã theo anh cho đến tận bây giờ.

Ngoài 2 ngôi sao trên, nhiều ca sĩ khác cũng rất tâm đắc khi đưa tên mình lên album như: Mai Khôi với một loạt album Mai Khôi hay hoa hồng, Made in Mai Khôi… Phan Đinh Tùng cũng không kém cạnh với Tùng Teen, Tùng Ballad, Tùng Chung, Tùng Thuận, Tùng Phong, Tùng Trịnh. Trong đó “sốc” nhất phải kể đến là album mang tính đính chính Phan Đình Tùng hay Phan Đinh Tùng?, Khánh Phương không phải Jay Chou.

Một số tên album “độc chiêu”

Biển số xe cũng thành tên album

Free 3:15 pm được Hiền Thục cho ra mắt vào cuối năm ngoái. Con số 3:15 được biết chính là thời gian Hiền Thục ra đời và cô gọi đó là sự tự do. Album này gồm toàn bộ ca khúc được yêu thích của Hiền Thục, trong đó có Nhật ký của mẹ (Nguyễn Văn Chung). Nếu không tìm hiểu thì có lẽ chẳng ai hiểu nổi tên album này có nghĩa là gì.

Tên album chính là yếu tố gây ấn tượng đầu tiên với người xem nên “vắt óc” tìm cho được một cái tên ưng ý trong khi các ý tưởng ngày một cạn kiệt là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, cái đọng lại trong lòng công chúng cuối cùng vẫn là chất lượng bên trong – điều mà ít nhiều album hiện nay chưa làm được. Đó mới chính là thứ quyết định sự thành bại của sản phẩm âm nhạc, cụ thể là một album, chứ không phải một cái tên mà “không ai hiểu, chỉ một người mới hiểu.”

Chủ đề:

Tuyệt Chiêu Đặt Tên Fanpage Ấn Tượng Và Thu Hút Khách Hàng

Tên fanpage là một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp thu hút và tạo ấn tượng với khách hàng. Bạn đang lướt face và tình cờ thấy một tên fanpage ấn tượng hoặc quen thuộc. Chắc chắn, bạn sẽ sẵn lòng dành vài giây để tìm hiểu thêm về page đó.

Tuyệt chiêu đặt tên fanpage ấn tượng

1. Quy tắc vàng: Mặt hàng _Tên thương hiệu/ Tên shop

Đây chính là nguyên tắc đặt tên fanpage quan trọng nhất!

Tên fanpage gắn với thương hiệu và thể hiện được lĩnh vực kinh doanh giúp khách hàng ngay lập tức nắm được thông tin sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của bạn.

2. Tên fanpage ngắn gọn dễ nhớ

Ngoài việc gắn với thương hiệu bạn còn cần tìm kiếm một tên Fanpage ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ.

Còn nếu bạn đã có thương hiệu riêng và được nhiều khách hàng biết đến. Bạn hoàn toàn có thể đặt tên Fanpage theo tên thương hiệu, tên website. Cách này giúp bạn có thể quảng bá thương hiệu, sản phẩm đến cả các khách hàng cũ và mới. Giúp khách hàng nhanh chóng nhận diện về thương hiệu của bạn.

3. Tên fanpage chứa mô tả tích cực về sản phẩm

Miêu tả tích cực về sản phẩm, đưa những điểm nổi bật về sản phẩm, dịch vụ vào tên Fanpage sẽ giúp bạn giới thiệu thương hiệu tốt hơn.

Ví dụ:

“Phụ kiện điện thoại giá rẻ_Nim” sẽ tạo ấn tượng tốt hơn cái tên “Phụ kiện điện thoại_Nim”… Hay như Fanpage “Thời trang thiết kế Limoda” cho thấy được mô tả riêng về sản phẩm đó là “hàng thời trang thiết kế”, tên thương hiệu là Limoda.

Tên fanpage phải khác biệt không bị nhầm lẫn!

Có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn đơn vị, doanh nghiệp cùng kinh doanh về một sản phẩm dịch vụ. Vậy nên bạn cần tạo được sự khác biệt. Đừng bao giờ để tên fanpage của mình bị chìm nghỉm giữa một rừng các fanpage khác.

Ví dụ: Thời trang nữ Rosana: Thương hiệu là Rosana và bán hàng thời trang cho nữ.

Còn những cái tên như: Thời trang nữ, Thời trang cao cấp… tên fanpagge chung chung như vậy sẽ không tạo được bất kỳ dấu ấn nào về thương hiệu. Khi khách hàng sử dụng các công cụ tìm kiếm nó sẽ cho ra hàng loạt kết quả tương tự.

5. Tên fanpage chứa từ khóa có lượt tìm kiếm cao

Những lưu ý khi đặt tên Fanpage

Để tạo tên fanpage ấn tượng bạn cũng cần tránh một số yếu tố sau:

Không dùng tên fanpage chỉ chứa nhãn hiệu khi mới bắt đầu kinh doanh

KuteShop, Bubushop… nếu như bạn dùng những tên fanpage như vậy để bắt đầu kinh doanh online sẽ rất khó mang đến hiệu quả. Khách hàng họ sẽ không hiểu bạn đang bán, kinh doanh gì. Khách hàng không biết bạn có gì đặc biệt.

Ngược lại nếu thương hiệu của bạn đã được nhiều người dùng biết đến bạn hoàn toàn có thể dùng tên thương hiệu làm tên fanpage. Ví dụ như: IVY Moda, Zara… đây là những thương hiệu thời trang nổi tiếng được hầu hết mọi người biết đến.

Không dùng tên Fanpage chung chung

Như mình đã nói ở trên tên fanpage chung chung không tạo được bất kỳ dấu ấn nào về thương hiệu.

Sử dụng tên fanpage đúng ngôn ngữ

Đúng ngôn ngữ ở đây là đúng ngôn ngữ ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của bạn. Ví dụ các page về công nghệ bạn hoàn toàn có thể đưa những cụm từ mang tính công nghệ mà các khách hàng mục tiêu có thể nhanh chóng bị thu hút.

Hạn chế sử dụng tiếng anh

Hiện tại khá nhiều shop đều đưa những từ, cụm từ tiếng anh vào tên web, page. Điều này bạn cũng nên hạn chế bởi khi người dùng khi tìm kiếm họ sẽ sử dụng tiếng Việt.

Ngoài ra bạn còn cần cân nhắc đến đối tượng khách hàng. Nếu hướng về nhóm đối tượng trẻ thì những cái tên có kết hợp tiếng anh cũng tạo điểm nhất khá tốt.

Bạn đang xem bài viết Độc Chiêu “Nhử” Khách Bằng Tên Gọi Mỹ Miều Của Món Ăn trên website Uplusgold.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!