Xem Nhiều 6/2023 #️ Lưu Ý Khi Đặt Tên Cho Thương Hiệu # Top 10 Trend | Uplusgold.com

Xem Nhiều 6/2023 # Lưu Ý Khi Đặt Tên Cho Thương Hiệu # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Lưu Ý Khi Đặt Tên Cho Thương Hiệu mới nhất trên website Uplusgold.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đặt tên thương hiệu có thể đăng ký bảo hộ thương hiệu

Cái tên có sự sáng tạo ngôn ngữ

Hãy chọn nhữn cái tên để những nhà sáng lập như Google hay yahoo không hề tìm thấy tên công ty của mình trong một quyển sách, hay bất cứ đâu trên mạng internet, vì đơn giản là những từ đó chưa từng xuất hiện lần nào, hãy kết hợp hai từ hay hai khái niệm, đánh vần sai một từ, bạn hãy tư duy vượt giới hạn của mình để tìm được tên hay. Khách hàng đánh giá cao những thương hiệu độc lập, liều lĩnh, luôn cố gắng tách mình khỏi các đối tác cạnh tranh có những cái tên an toàn. Bởi vậy, mặc cho các doanh nghiệp khác lựa chọn cái tên kiểu miêu tả đơn giản, hãy cho phép cái tên của bạn tạo được sự khác biệt, sự khách biệt sẽ làm thương hiệu, sản phẩm dịch vụ của bạn hoàn toàn nổi bật nhất.

Chọn tên thương hiệu đơn giản và dễ nhớ dễ đọc

Hãy chọn những tên miền dễ đọc, dễ nhớ và dễ phát âm vì điều này rất quan trọng trong việc tạo hiệu ứng lan toả thương hiệu. Bạn muốn khách hàng của bạn có thể nhớ và phát âm tên của bạn, khuyến khích bạn bè hoặc gia đình họ tìm kiếm trên phương tiện truyền thông xã hội. Nếu khách hàng không nhớ tên của bạn như thế nào? Hoặc khi muốn giới thiệu với bạn bè họ phải giới thiệu bằng cái tên gì vì khó nhớ và phát âm thì điều đó thật là tai hại cho những brands của bạn.

Đặt tên tránh sự tẻ nhạt đơn điệu nhàm chán

Đặt tên thương hiệu có sẵn tên miền quốc tế

Lựa chọn tên thương hiệu có sẵn một tên miền quốc tế .com chưa được ai đăng ký là một điều rất tuyệt vời. Tên miền .com là tên miền đẹp, phổ biến và chuyên nghiệp, hãy ưu tiên chọn tên thương hiệu có được tên miền .com mà chưa được ai đăng ký

Không đặt những cái tên quá sâu xa và thâm thúy khó hiểu

Bạn cần tránh đặt những cái tên gây khó hiểu, nhầm lẫn, hoặc có chứa ẩn ý quá sâu xa, khách hàng chỉ có 2s để nhận ra, nhớ và đánh vần được tên thương hiệu của bạn thôi, một cái tên dễ nhớ thân thiện sẽ làm khách hàng quan tâm đến thương hiệu của bạn nhiều hơn.

Đặt tên tránh những từ ngữ đụng chạm

Để có đượ tên thương hiệu hay thân thiện dễ nhớ gây ân tượng tốt trong tâm trí khách hàng bạn không được chọn những cái tên mang nghĩ lăng mạ, xúc phạm, hay phân biệt ví dụ như bạn xây dựng thương hiệu áo comple với nội dung sản phẩm này chỉ dành riêng cho nhà giàu thì bạn đã thất bại trong việc xây dựng lòng tin, cảm tình từ khách hàng tiềm năng rồi.

Hãy luôn kiểm tra các ngôn ngữ khác

Không liên tưởng đến những ý nghĩa tiêu cực cực đoan

Ngoài yếu tố ngôn ngữ như dễ đọc dễ nhớ, một cái tên hay khiến khách hàng liên tưởng đến những tính năng tuyệt hảo và lợi ích tiềm ẩn. Hãy để các tên thay bạn truyền tải thông điệp đến với khách hàng.

Google, yahoo, Siri, Cortona, hay Alexa, có thể đánh vần nó không

Luôn đảm bảo tính pháp lý toàn cầu và địa phương

Tính pháp lý rất quan trọng trong việc đăng ký thương hiệu, bạn nên tránh chọn tên theo cách đánh vần gần giống giống một thương hiệu nào đó đã nổi tiếng, vì việc đó sẽ đưa bạn đến những rắc rối tiềm ẩn. Tránh chọn những tên nhậy cảm như tên của một nhân vật nổi tiếng, lãnh tụ, thánh thần, hoặc tôn giáo. Cần kiểm tra cái tên mình đặt ra có trùng hợp với những từ ngữ không hay của địa phương hay vùng địa lý nào đó hay không.

Đặt tên cần lưu ý phải phù hợp với ngành nghề cụ thể mà bạn đang đang làm, nếu bạn lựa chọn không phù hợp thì vừa không đem lại hiệu quả về mặt kinh doanh mà còn mang đến sự không hài lòng, tin tưởng, và tính chuyên nghiệp trước tâm trí của khách hàng đươc. Ví dụ: bạn không thể đặt tên thương hiệu cà phê cho sản phẩm mới là (TRÀ SỮA COFFEE) được vì điều đó thật là buồn cười và thiếu tính nghiêm túc.

Đặt Tên thương hiệu có sự khác biệt

Để đặt tên thương hiệu có sự khác biệt đó là cả một quá trình bạn suy nghĩ, nghiên cứu và đọc nhiều thông tin về thương hiệu và sự sáng tạo, sáng tạo được thương hiệu với cái tên có sự khác biệt thì bạn hoàn toàn yên tâm trong viêc không phải lo lắng về vấn đề pháp lý.

Đặt tên theo phân khúc khách hàng và thị trường mục tiêu

Đối với phân khúc khách hàng bình dân thì tên cần hướng tới sự đơn giản, dễ nhớ nhất. Để khách hàng phổ thông, người lao động, nông thôn hay thành thị đều có thể đọc được, phát âm được và nhớ được. Ngược lại nếu thương hiệu của bạn định vị ở phân khúc cao cấp, hoặc một số ngành đặc thù như trang sức, thời trang cao cấp… Thì tên cả âm cả chữ cần tạo được cảm giác sang trọng và đẳng cấp. Khi phát âm ra làm tăng cao cảm xúc của khách hàng.

Đặt tên theo phong thủy, tâm linh

Việc đặt tên thương hiệu, công ty, sản phẩm dịch vụ theo phong thủy là một điều quan trọng bạn nên cân nhắc kỹ, bạn cần lựa chọn tên phù hợp với sản phẩm dịch vụ.

Đặt Tên Thương Hiệu Và Những Lưu Ý Khi Đặt Tên Thương Hiệu

Hiện nay có hàng triệu tổ chức, doanh nghiệp trên toàn thế giới nói chung và ngay tại Việt Nam nói riêng, chính vì thế có hàng triệu thương hiệu khác nhau đang tồn tại. Chính vì thế, lựa chọn tên thương hiệu độc đáo, có sự thu hút với khách hàng là một vấn đề nan giải đối với những người đang le lói ý tưởng khởi nghiệp. Đặt tên thương hiệu là bước đi đầu tiên, nhưng cũng là bước đi quan trọng nhất để doanh nghiệp tiếp tục xây dựng thương hiệu trong tương lai.

Tầm quan trọng của việc đặt tên thương hiệu

Một công ty, tổ chức, doanh nghiệp được cho là thành công khi khách hàng nhớ được nhận diện thương hiệu của họ. Bởi tên công ty, tổ chức, doanh nghiệp hay một thương hiệu là những thứ mà khách hàng sẽ nhớ tới mỗi khi họ nhớ lại những sản phẩm, dịch vụ mà họ đã từng sử dụng. Vì vậy, Marketing thành công là làm cho khách hàng nhớ và biết tới thương hiệu của mình.

Những lưu ý khi đặt tên thương hiệu

Đặt tên thương hiệu không chỉ là đặt một cái tên, đi cùng với nó có rất nhiều lưu ý, mà khi tuân theo doanh nghiệp của bạn sẽ có tiền đề tốt để phát triển thương hiệu đó.

Tên thương hiệu có thể bảo hộ được

Điều đầu tiên và cực kì quan trọng nhưng không phải ai cũng biết khi đặt tên dù đó là việc đặt tên thương hiệu doanh nghiệp hay đặt tên thương hiệu cá nhân. Tên thương hiệu đẹp cũng sẽ vô nghĩa nếu nó không thể được bảo hộ. Không bảo hộ được tên thương hiệu thì rất có thể sẽ bị nhái, điều đó rất có thể sẽ gây ra rủi ro cho doanh nghiệp sau này.

Quy tắc để tên thương hiệu được bảo hộ đó là có thể đánh vần được. Tại Việt Nam, có rất nhiều doanh nghiệp đã rất lớn nhưng không thể bảo hộ được tên thương hiệu của mình đơn giản vì nó không đánh vần được, ví dụ như FPT, ASV, HTVSite… chính vì thế, các doanh nghiệp này chỉ có cách bảo hộ bằng hình ảnh logo.

Nếu muốn khách hàng ghi nhớ tên thương hiệu của mình dễ dàng thì hãy đặt tên thương hiệu của bạn càng đơn giản, dễ nhớ thì càng tốt. Không ai muốn ghi nhớ 1 cụm từ dài và khó nhớ cả. Lời khuyên quan trọng giúp tên thương hiệu của bạn dễ nhớ đó là tên thương hiệu chỉ nên có hai âm tiết và bao gồm các nguyên âm (o,a,i,e). Các nguyên âm thường sẽ giúp mặt chữ đẹp hơn, tên cân đối hơn, dễ đọc và dễ nhớ hơn. Ví dụ: Audi, Apple, Honda…

Đặt tên thương hiệu không được mô tả địa danh, ngành nghề

Tên thương hiệu tuyệt đối không được mô tả địa danh, ngành nghề nếu không sẽ không bảo hộ được. Ví dụ (Sài gòn, Hà Nội, Build, Fashion, Site…).

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Đặt Tên Thương Hiệu

Hãy bỏ qua những tên quá phổ biếnNgắn gọn mà súc tích

Ở Anh, “Sterling” được xem là một từ “đẹp” vì nó vừa chỉ đơn vị tiền tệ căn bản của Anh lại vừa có nghĩa là “chất lượng thượng hạng”. Và cũng chính vì thế mà có đến hơn 700 công ty Anh quốc dùng làm tên cho mình.

Ngữ cảnh rất quan trọng

Ví dụ, hãy nghĩ đến tình huống nếu tên sản phẩm hoặc tên công ty bạn chọn kết thúc bằng âm “-is”. Tỉ phú bất động sản Donald Trump từng giễu cái tên Allegis “nghe cứ như một thứ bệnh nhà giàu nào đó.” Đó là bởi vì có rất nhiều loại bệnh kết thúc bằng “-is” như arthritis (viêm khớp), gingivitis (viêm lợi), encephalitis (viêm não) và syphilis (giang mai). Nhưng có vẻ như hai hãng Rhone-Poulenc và Hoechst đã không màng đến điều này khi sáp nhập với nhau để tạo nên tập đoàn khoa học sức khỏe lớn khổng lồ ngày nay với tên gọi Aventis.

Bib-Label Lithiated Lemon-Lime Soda là một cái tên lạ đời và hết sức trúc trắc. 7-Up lại ngắn gọn và hay hơn. Dr. Richardson’s Croup and Pneumonia CureSalve (thuốc chữa bệnh viêm thanh quản và viêm phổi của bác sĩ Richardson) chỉ được khách hàng để mắt đến khi họ đổi tên sản phẩm thành Vicks VapoRub.

Nên sàng lọc kỹ các lựa chọn

9 trong số 10 cái tên được tạo ra bởi bất kỳ phương thức nào thường trùng với những tên đã được đăng ký. Điều này không có gì lạ. Khi Coca-Cola chuẩn bị tung ra nước ngọt dành cho người ăn kiêng đầu tiên vào năm 1963, người ta đã lập trình trên máy IBM Model 1401 để tạo nên các từ ghép 4 chữ cái bao gồm một nguyên âm.Kết quả là có 250,000 từ thu được và 600 từ qua được vòng sơ tuyển. Nhưng cuối cùng chỉ có 24 tên, chưa đến 4% là không trùng với các nhãn hiệu có sẵn. (Trong đó có Tabb, sau này được rút gọn thành Tab.)

Giá trị của tên bạn rất đáng lưu ý

Tên tuổi có thể hàm chứa giá trị thương hiệu to lớn. Wells Fargo Bank từng sáp nhập với một ngân hàng lớn hơn là American Trust Bank Company, nhưng nhờ sáng suốt, họ đã quyết định giữ lại cái tên “nhỏ” hơn và cuối cùng thành công nhờ giá trị thương hiệu của chính cái tên nhỏ bé này.

Nên tận dụng những gì có sẵn

Đôi lúc một chiến lược đặt tên đúng cần sự sáng suốt, logic hơn là cam đảm. Anheuser-Busch quyết định “thoát ly” khỏi công ty bánh lớn Campbell Taggart Inc. mà họ mua lại từ năm 1982. Muốn tìm một cái tên mang ý nghĩa hơn, ban quản lý mới đã quyết định chọn tên của một trong những thương hiệu bánh mì có sẵn, sửa đổi đôi chút và biến nó thành tên cho cả công ty: Earthgrains Company đã ra đời như thế.

Đừng theo quá sát nghĩa đen của tên

Khách hàng thường không để ý đến nghĩa đen. Nếu có, thể nào họ cũng nghĩ rằng xe hơi thuê của Rent A Wreck (Thuê Xế Xẹp) thật sự là xe dỏm. Hay chuyên gia môi giới của công ty bất động sản Century 21 (Thế kỷ 21) chắc chẳng bán được căn nhà nào ở trong thế kỷ 20.

Đừng cho rằng tên tuổi tạo nên thị trường

Lean Cuisine là một cái tên khá bảnh cho dòng sản phẩm món khai vị đông lạnh, nhưng thương hiệu này thành công bởi vì người tiêu dùng đã sẵn sàng đón nhận các sản phẩm ẩm thực cao cấp có hàm lượng calorie thấp.

Cảm xúc cần được thể hiện

Chỉ logic thôi vẫn chưa đủ để tạo nên một cái tên hay. Hãy để trực giác mách bảo bạn khi chọn tên. Sears đã có thể chọn tên Reliable cho sản phẩm bình ắc quy xe hơi mà họ bán (rất hợp lý, thực tế nhưng chẳng có gì đặc biệt), thay vào đó họ quyết định chọn DieHard một cái tên vừa nghe đã thấy ngay sự mạnh mẽ và cá tính hơn hẳn.

99+ Điều Cần Biết Khi Đặt Tên Thương Hiệu Cho Doanh Nghiệp

Ở Việt Nam, chúng ta không có nhiều dịch vụ đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp. Tuy nhiên một cái tên tốt là một công cụ tiếp thị mạnh mẽ, tự động cho thương hiệu. Do vậy khi bạn cảm thấy rằng đặt tên là một cơ hội để tạo nên sức mạnh cho thương hiệu mới của mình, hãy mạnh dạn thay đổi tên thương hiệu.

Nhiều người trong chúng ta có thể dễ bị nhầm lẫn giữa thương hiệu và tên thương hiệu, ngay cả những người làm marketing chuyên nghiệp đôi khi cũng khó phân biệt điều này. Khi chúng ta nhắc đến “Coca-cola” chúng ta nghĩ rằng cái tên đó chính là thương hiệu Coca-cola. Vậy giữa thương hiệu và cái tên có sự phân biệt như thế nào?

Để hình dung rõ điều này, chúng ta sẽ lấy Apple làm một ví dụ. Khi nhắc đến thương hiệu Apple chúng ta nghĩ đến điều gì? Có phải đó là Ipod, Iphone, Ipad, Mac hay Macbook … những sản phẩm công nghệ hoàn hảo và luôn dẫn đầu xu thế thời trang? Một số khác có lẽ nghĩ đến Steve Job – CEO đầy sáng tạo, thông minh nhưng là người cứng rắn và cầu toàn. Tất cả những hình dung đó của chúng ta giúp tạo nên thương hiệu Apple.

Thế còn cái tên thì sao. Rất đơn giản nó chính là Apple (quả táo) – một từ gồm có 5 ký tự và 2 âm tiết.

Chúng ta biết rằng có một Công ty Apple (Apple Inc.) và thương hiệu Apple. Có gì khác biệt giữa tên một công ty với tên thương hiệu?

Thực tế, có thể tóm tắt như sau: tên công ty dùng cho hoạt động kinh doanh, còn tên thương hiệu dành cho người tiêu dùng.

Như vậy một số công ty sẽ sử dụng tên công ty trùng với tên thương hiệu để tạo nên thương hiệu doanh nghiệp hoặc thậm chí là một phần của thương hiệu sản phẩm. Ví dụ Apple sử dụng tên công ty làm tên thương hiệu và cũng là một phần trong tên sản phẩm: Apple Ipod, Apple Iphone, Apple Ipad … Còn Honda sử dụng tên thương hiệu một như thương hiệu doanh nghiệp, một phần của thương hiệu sản phẩm như Honda Future, Honda Civic hay sử dụng các thương hiệu độc lập như Acura …

Trước hết, nếu bạn từng quan niệm rằng cái tên chỉ để mà gọi, thì điều đó thực sự sai lầm, ít ra là trong kinh doanh. Một cái tên có thể đảm nhận vô vàn chức năng khác nhau nhưng bạn có thể thấy những chức năng sau là phổ biến:

Những chức năng quan trọng trên là lý do tại sao chúng ta đều muốn sở hữu một tên thương hiệu hấp dẫn và cách đặt tên thương hiệu sao cho chuẩn cũng vô cùng quan trọng.

Hãy đảm bảo rằng tên của bạn phải dễ đọc. Dù rằng một số thương hiệu nổi tiếng là những cái tên nước ngoài nhưng chúng ta vẫn đọc được nó một cách dễ dàng : Coca-cola, Pepsi, Apple, Sony, Samsung, Omo, Viso … Nếu một cái tên khó đọc, đồng nghĩa với việc chúng ta đang dựng hàng rào ngăn cản khách hàng lựa chọn thương hiệu. Hãy tưởng tượng tôi và bạn sẽ phải mất bao nhiêu thời gian để nhớ thương hiệu mỹ phẩm Schwarzkopf. Mặc dù biết đến nó, nhưng tôi chẳng bao giờ mua sản phẩm của hãng, vì đặt tên thương hiệu này quá khó đọc.

Bạn định chọn tên bằng tiếng Việt hay tiếng Anh? Hay một ngôn ngữ nào khác? Hãy nhớ rằng điều đó phụ thuộc vào bạn đang kinh doanh sản phẩm gì? Nó dành cho ai? Nếu bạn định kinh doanh một spa cao cấp bạn có thể chọn tên là Venus Spa. Vì tên tiếng Anh này phù hợp với đối tượng khách hàng của bạn. Còn nếu bạn kinh doanh một nhà hàng dành cho mọi đối tượng thực khách thì “Quán ăn ngon” sẽ là một lựa chọn khôn ngoan hơn so với “All Smiles Restaurant”.

Điều này quá quan trọng, nó quan trọng đến nỗi bạn sẽ phải hy sinh rất nhiều các phương án tên thương hiệu hấp dẫn và phù hợp để đảm bảo tên được chọn có khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Ngày nay, ai cũng ý thức bảo vệ thứ tài sản vô hình này nên bạn phải lựa chọn đặt tên thương hiệu một cách cẩn trọng để tránh tranh chấp sở hữu trí tuệ sau này. Cách tốt nhất là nhờ một chuyên gia tư vấn về sở hữu trí tuệ kiểm tra xem tên của bạn có khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa hay không trước khi lựa chọn chính thức.

Có gì lạ trong tiêu chí này không ? Câu trả lời là không bạn ạ. Xây dựng thương hiệu ngày nay đã khác rất nhiều. Bạn không chỉ lo những kênh truyền thông, tiếp thị truyền thống mà truyền thông trực tuyến (qua website và các phương tiện điện tử) cũng là một mặt trận hết sức nóng bỏng. Hãy đảm bảo bạn có thể sở hữu một tên miền trùng với tên thương hiệu. Giả sử với thương hiệu Tao Đàn có thể sở hữu cả bộ 3 tên miền chúng tôi ; chúng tôi và chúng tôi

Khi bạn bắt đầu đặt tên cho thương hiệu của mình hãy hỏi những câu hỏi sau:

Sau khi đã trả lời xong những câu hỏi trên, tôi chắc rằng bạn đã sẵn sàng để brainstorm (sáng tạo theo phương pháp động não) ra một một danh sách các phương án tên thương hiệu. Danh sách ưa thích của Brands Việt thường là 10 phương án. Còn bạn có thể chọn một danh sách 4-5 phương án tên cũng được.

Tên được đề xuất phát âm có dễ dàng không?

Mọi người có thể đọc nó nhanh về dễ dàng không?

Khi bạn nói mọi người có thể hiểu ngay mà không cần đánh vần?

Tên đề xuất có phát âm giống như viết không?

Tên có dài quá không? (chuyên gia khuyên rằng chỉ nên có ít hơn 11 ký tự và 3 âm tiết)

Nó có chứa ý nghĩa tiêu cực nào không?

Nó có độc đáo và khơi gợi cảm xúc không?

Nó có khuấy động sự quan tâm hay không?

Có câu chuyện hấp dẫn nào đằng sau nó?

Nó có nói lên bạn là ai không?

Nó có truyền tải được thông điệp mục tiêu của thương hiệu không?

Bạn đã hỏi ý kiến nhân viên chưa? Họ có tự hào khi nhắc tới thương hiệu bạn đề xuất không?

Đến đây bạn đã có câu trả lời cho phương án tên đề xuất của mình. Hãy lựa chọn phương án đặt tên thương hiệu tốt nhất trong list trên. Tuy nhiên, tên được lựa chọn cần phải thỏa mãn từ 6-7 điểm khi được kiểm tra bằng các câu hỏi trên. Đừng cố lựa chọn một tên thương hiệu chỉ vì bạn đã nghĩ hết cách. Nên nhớ rằng, không thể xây dựng một lâu đài thương hiệu đồ sộ trên một nền móng thiếu vững vàng.

Những thương hiệu lớn trên thế giới thường sở hữu những cái tên hay và thân thuộc lạ kỳ. Điều đó có thể khiến bạn nghĩ rằng việc tạo ra những cái tên đó như một phép màu hoặc một sự sắp đặt ngẫu nhiên trùng hợp. Tuy nhiên, trong thực tế quá trình sáng tạo thương hiệu sẽ chỉ cho chúng ta thấy rằng một thương hiệu mạnh có thể được tạo ra từ một quy trình đặt tên chặt chẽ, khoa học.

Quy trình đặt tên thương hiệu đảm bảo tên thương hiệu được tạo ra không những đáp ứng tiêu chí hấp dẫn mà còn phù hợp với chiến lược khác biệt hóa, định vị thương hiệu và các mục tiêu khác.

Tại Brands Việt, chúng tôi thực hiện quy trình này qua 5 bước chính. Mỗi bước này có thể bao gồm nhiều các công việc khác nhau mà mức độ phức tạp phụ thuộc vào từng dự án cụ thể. Chúng tôi luôn có sự điều chỉnh bản kế hoạch đặt tên thương hiệu trước mỗi dự án khác nhau để đảm bảo đáp ứng các mục tiêu một cách tốt nhất.

Bước 1: Phân tích cạnh tranh

Một trong những chức năng quan trọng nhất của tên là để phân biệt giữa thương hiệu này với thương hiệu khác, công ty này với công ty kia. Và để làm được điều đó, tên thương hiệu cần phải khác biệt hoàn toàn với các đối thủ cạnh tranh.

Chúng tôi bắt đầu bằng cách nghiên cứu ngành mà bạn tham gia:

Tất cả các nghiên cứu và phân tích này làm nổi bật nên bối cảnh thực tế của ngành mà thương hiệu mới của bạn đang thâm nhập, những thách thức mà nó cần đáp ứng để trở nên khác biệt và nổi bật.

Bước 2: Định hướng sáng tạo

Ở bước này chúng tôi thực hiện “văn bản hóa” những thông tin có được từ quá trình thu thập dữ liệu từ khách hàng và quá trình phân tích cạnh tranh để tóm tắt thành bản định hướng sáng tạo. Bản định hướng này có tính chất hướng dẫn toàn bộ nhóm thực hiện dự án hiểu được một cách kỹ lưỡng về bối cảnh, sản phẩm – dịch vụ, định vị thương hiệu, các giới hạn sáng tạo … một cách xuyên suốt trong toàn bộ quá trình đặt tên thương hiệu.

Bước 3: Sáng tác tên thương hiệu

Động não (Brain Storming): trong bước này, nhóm thực hiện dự án đã nghiên cứu kỹ và thấu hiểu đề bài. Nhiệm vụ của họ là tìm ra những phương án đặt tên thương hiệu mới. Yêu cầu của bước này là người tham gia phải được tự do hoàn toàn để đưa ra phương án. Số lượng phương án đưa ra càng nhiều càng tốt. Tối thiểu mỗi người sẽ phải có 10 phương án để tiến tới bước Lọc phương án.

Lọc phương án (Short-list): Sau khi thực hiện xong bước Brain Storming, nhóm thực hiện dự án sẽ tập hợp thành một Master List bao gồm tất cả các phương án đã nghĩ ra được. Nhóm sẽ họp để lọc ra những phương án tốt nhất dựa trên sự phù hợp với định hướng sáng tạo ban đầu. Sau bước này, chúng tôi có một Short-list khoảng 10 phương án tên.

Bước 4: Kiểm tra khả năng đăng ký nhãn hiệu / Đăng ký doanh nghiệp

Phương án đặt tên thương hiệu cần phải được kiểm tra khả năng đăng ký nhãn hiệu một cách kỹ lưỡng để tránh những tranh chấp đáng tiếc sau này.

Các phương án tên trong danh sách Shortlist được kiểm tra khả năng đăng ký tên doanh nghiệp (trong trường hợp là tên công ty) hoặc khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Ở bước này cần có sự làm việc chặt chẽ của Luật sư. Chúng tôi thực hiện tra cứu trên cơ sở dữ liệu chuyên ngành cũng như kiểm tra trực tiếp thông qua các mối quan hệ nghề nghiệp để biết chắc bạn có thể đăng ký tên thương hiệu này với khả năng thành công cao nhất.

Sau bước kiểm tra này, danh sách đặt tên thương hiệu được rút gọn còn 4-5 phương án tối ưu.

Bước 5: Kiểm tra khả năng ứng dụng trong thực tế

Tên thương hiệu cần được kiểm tra khả năng ứng dụng trong thực tế như logo, ấn phẩm, bao bì nhãn mác, website …

Sau khi đã kiểm tra kỹ lưỡng, Copywriter sẽ lập tài liệu thuyết trình cho từng phương án tên, gợi ý câu chuyện thương hiệu và đưa ra chỉ dẫn cho các trường hợp ứng dụng.

Không có một cách đơn giản nào để có một thương hiệu hấp dẫn. Một quy trình đặt tên như trên không đặt cược việc xây dựng thương hiệu của bạn vào may rủi mà nó đảm bảo cho luôn lựa chọn được một tên thương hiệu hấp dẫn nhưng vẫn phù hợp với định vị thương hiệu và tạo nền móng vững chắc đầu tiên cho việc truyền thông thương hiệu sau này.

Ví dụ: BMW (Bavarian Motor Works), GM (Genaral Motors), IBM (Internation Business Machine), UPS (United Parcel Service), ICP (Internation Consumer Products), TOEFL (Test Of English as Foreign Langue), KFC (Kentucky Fried Chicken) , ACB (Asia Comercial Bank) …

Giúp tên gọi ngắn gọn, dễ nhớ hơn so với tên viết đầy đủ

Nhược điểm:

Tên chung chung, không có sự khác biệt

Tuy tên ngắn nhưng vẫn có nhiều âm tiết (ví dụ IBM chỉ có 3 ký tự nhưng tới 3 âm tiết)

Dễ bị trùng lặp, khó có khả năng bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký tên miền

Loại tên này chỉ hiệu quả khi đặt tên cho công ty với một chiến lược đặt tên cho sản phẩm phù hợp.

Ví dụ: Toys Are Us, Computer Solution, Thế giới di động, Siêu thị Mẹ Bé, Thời trang Made in Vietnam, Nam Dược, Vinamit …

Ưu điểm: Nhược điểm:

Ví dụ: Fedex (Federal Express), Microsoft (Micro Software), Vinaconex (Vietnam Constrution & import Export ), TechComBank (Technology Commerce Bank), Vietcombank (Vietnam Commerce Bank) …

Ưu điểm: Nhược điểm:

Dễ bị trùng lặp với các tên thương hiệu khác trong cùng ngành

Thường dễ rơi vào trạng thái mô tả lĩnh vực kinh doanh chứ ít tạo ra sự khác biệt

Không phù hợp khi kinh doanh đa ngành nghề

Ví dụ: Microsoft Explorer, Microsoft Windows, Hotmail, Safari, Ford Escape, Six sense spa, Amora Café, Lavie, Joy, Good Day …

Ưu điểm: Nhược điểm:

Ví dụ: Google, Intel, Pentium, Xerox, Mozilla, Alexa, Bing …

Ưu điểm: Nhược điểm:

Những tên này thường rất khó tìm thấy

Tên có thể khó đọc, khó nhớ do là từ mới

Đôi khi, việc khác biệt hoàn toàn khiến bạn phải đầu tư nhiều hơn cho truyền thông

Ví dụ:Oreo, BlackBerry,Hảo Hảo, Google, Kleenex, Twitter, Bebo, …

Ưu điểm:

Gợi lên cảm xúc (vui vẻ) khi đọc

Dễ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký tên miền

Dễ gán cho tên thương hiệu một ý nghĩa bất kỳ vì thông thường những từ vần điệu được tạo ra không liên tưởng đến từ nào trong từ điển.

Nhược điểm:

Ví dụ: Apple, Blackberry, Yahoo, Virgin

Ưu điểm: Nhược điểm:

Ví dụ: Dell, HP, Triump, …

Ưu điểm: Nhược điểm:

9. Đặt tên thương hiệu theo ngôn ngữ nước ngoài (không phải tiếng Anh)

Ví dụ: Kodax, Akamoto, Heineken, Pitterburg, Nagakawa, Chinsu …

Nhược điểm: khá khó đọc, thường ít gợi liên tưởng đến lĩnh vực kinh doanh

Dân gian có câu “trăm hay không bằng tay quen”, và chúng ta có thể hiểu “tay quen” ở đây là những kỹ năng cũng như công cụ được sử dụng trong quá trình làm việc chuyên nghiệp. Đối với việc đặt tên thương hiệu, sử dụng các công cụ hỗ trợ cũng đặc biệt quan trọng. Trong phần này tôi sẽ bật mí cho bạn biết bộ “đồ nghề” của một chuyên gia đặt tên thương hiệu gồm những gì.

Bí quyết của việc đặt tên thương hiệu phần lớn nằm ở việc bạn sử dụng cuốn từ điển như thế nào. Riêng tôi, khi thực hiện công việc đặt tên thương hiệu tôi luôn trang bị cho mình tất cả các loại từ điển mình cần: từ điển Anh – Việt, Việt – Anh, Anh – Anh, Hán – Việt, Từ điển tiếng Việt, từ điển các loại hoa, từ điển các loài chim …

Cách sử dụng từ điển cũng rất quan trọng. Khi bạn muốn chắc chắn một từ nào đó, hãy giở từ điển để tra cứu xem nó có những nghĩa nào, có trường hợp nào từ đó có ý nghĩa tiêu cực không? nó có phát âm dễ dàng không? Khi phát âm có giống với từ nào không? …

Ngoài ra, khi gặp khó khăn trong việc tìm ý tưởng thì việc đọc từ điển lại trở thành một cách hữu hiệu để kích hoạt tư duy. Tôi thường chọn những quyển từ điển có hình vẽ minh họa sinh động như từ điển các loài hoa, từ điểm các loài chim … để gợi nguồn cảm hứng cho mình.

Hầu hết mọi công việc kinh doanh hiện nay đều cần xuất hiện trên internet. Vì thế, xây dựng một thương hiệu mới đòi hỏi bạn phải có một “mặt tiền” tương xứng cho nó trên internet – đó chính là tên miền thương hiệu.

Tùy theo mức độ ảnh hưởng của internet đến công việc kinh doanh của bạn mà bạn có thể ưu tiên khả năng đăng ký được tên miền cao đến đâu trong quá trình lựa chọn thương hiệu. Theo tôi, tên miền luôn nằm trong top 3 tiêu chí hàng đầu để lựa chọn một thương hiệu mới.

Nếu bạn là một công ty, bạn có nghĩ đến bộ 3 tên miền gồm chúng tôi ; chúng tôi ; chúng tôi . Và nếu chúng còn tất cả thì xin chúc mừng bạn. Bạn đã có những thứ mà mình cần.

Nếu bạn không có khả năng đăng ký tên miền chúng tôi bạn có lựa chọn thứ 2 với tên miền tiếng Việt (.vn, com.vn…). Nếu những tên miền tiếng Việt cũng không còn, bạn có thể lựa chọn một tên miền mô tả lĩnh vực kinh doanh của mình ví dụ chúng tôi ; chúng tôi … (trong trường hợp này chúng tôi may mắn khi sở hữu tất cả các tên miền mình cần gồm chúng tôi ; chúng tôi saokim.info; chúng tôi …).

– Để kiểm tra khả năng đăng ký tên miền tiếng Việt bạn có thể truy cập website chúng tôi

– Để kiểm tra tên miền Quốc tế, bạn có thể truy cập tại chúng tôi hoặc tìm kiếm trên google với từ khóa “domain register”.

Khác với trước đây tên doanh nghiệp chỉ cần phân biệt trong phạm vi tỉnh thành. Ngày nay, luật quy định các doanh nghiệp trên toàn quốc phải đăng ký kinh doanh với tên khác nhau. Điều này khiến cho việc lựa chọn tên doanh nghiệp mới khó hơn bao giờ hết. Các sở kế hoạch đầu tư luôn yêu cầu chủ doanh nghiệp phải chuẩn bị không dưới 10 phương án tên để đăng ký doanh nghiệp mới phòng trường hợp bị trùng tên.

Để giải quyết bài toán trùng tên, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một công cụ hữu ích. Đó là website http://hieudinh.dangkykinhdoanh.gov.vn/tabid/63/default.aspx . Bạn có thể truy cập website này để tra cứu tên doanh nghiệp mình định đăng ký kinh doanh trước khi nộp đơn đăng ký cấp giấy phép kinh doanh lên sở kế hoạch đầu tư.

Để kiểm tra khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đối với phương án tên mà bạn đã lựa chọn, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của chuyên gia tư vấn về nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, bạn cũng có thể kiểm tra sơ bộ trước bằng một tiện ích mà Cục SHTT cung cấp trên website của họ.

Để kiểm tra tên bạn định đăng ký truy cập website chúng tôi của Cục SHTT Việt Nam và tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu xem tên bạn định chọn có bị trùng lặp không.

Vì cơ sở dữ liệu này không được cập nhật thường xuyên lắm, nên kết quả mà bạn tìm kiếm được cũng chỉ phản ánh phần nào khả năng đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu mới thôi. Bạn chỉ nên xác định khả năng đăng ký bảo hộ cao nhất là 70% thông qua công cụ này.

Trong một vài lĩnh vực kinh doanh, việc cạnh tranh để sở hữu các thương hiệu hấp dẫn trở thành một trận chiến. Và nếu như bạn không muốn trận chiến này gây tổn thất nặng nề cho mình thì hãy phòng bị từ trước. Xem xét để hiểu những khía cạnh khác nhau của luật sở hữu trí tuệ vừa giúp bạn tránh khỏi những rắc rối pháp lý khi triển khai một thương hiệu mới cũng vừa giúp bạn biết được những quyền lợi của mình khi bị đối thủ xâm hại quyền sở hữu nhãn hiệu hợp pháp.

Và cuối cùng một công cụ khác mà chúng ta vẫn luôn luôn sử dụng nhưng không chắc đã sử dụng đúng vào lúc này. Đó chính là công cụ tìm kiếm Google. Hãy để nó giúp bạn trong mọi thời điểm cần tìm kiếm thông tin. Đây là những gì tối thiểu bạn có thể làm với google:

Tổng kết

Như vậy, trong toàn bộ bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn nắm được nhiều thông tin hữu ích nhất có thể. Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể hiểu và lên kế hoạch triển khai các phương án đặt tên thương hiệu thật chuyên nghiệp và có sự nổi bật mạnh mẽ so với đối thủ.

Bạn đang xem bài viết Lưu Ý Khi Đặt Tên Cho Thương Hiệu trên website Uplusgold.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!