Cập nhật thông tin chi tiết về Nắm Bắt Thời Điểm Vàng Để Đặt Stent Mạch Vành mới nhất trên website Uplusgold.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
A- A+
Khi nào cần đặt stent mạch vành cần phải cân nhắc thật kỹ, bởi phẫu thuật này cũng tiềm ẩn rủi ro. Hơn nữa vẫn có những cách để kiểm soát triệu chứng, giảm biến chứng và trì hoãn thời gian đặt stent.
Đặt stent là phẫu thuật nội soi để mở rộng các mạch máu tim bị tắc hẹp do bệnh mạch vành. Nhưng không phải bất cứ khi nào cũng cần thực hiện thủ thuật này. Đặt stent mạch vành chỉ được chỉ định khi thật cần thiết.
Đặt stent giúp giải quyết tình trạng tắc hẹp trên mạch máu
Trước tiên, bạn cần phải hiểu cơ chế của việc hình thành nên bệnh mạch vành. Có như vậy mới có thể nắm rõ stent giúp ích cho từng trường hợp như thế nào.
Đặt stent mạch vành là gì? Quy trình như thế nào?
Ở trên thành mạch bị tổn thương, các hạt mỡ xấu cùng với canxi và chất thải chuyển hoá lắng đọng lại tạo thành mảng xơ vữa. Nó làm cho mạch vành bị dày lên, lòng mạch hẹp lại và máu chậm lưu thông. Vì vậy mà cơ tim không được nuôi dưỡng đủ, để lâu dài bị suy yếu dần.
Đặt stent mạch vành được thực hiện như sau:
– Sử dụng ống thông có bóng cao su nhỏ và stent ở đầu, luồn theo mạch máu ở đùi hoặc cánh tay để đến tim
– Tại vị trí hẹp, quả bóng được bơm phồng lên nhằm ép mảng xơ vữa xuống
– Sau khi xong nhiệm vụ, bóng xẹp lại và rút ra ngoài. Riêng stent – khung lưới bằng kim loại hoặc polymer – sẽ được để lại và cố định trên vị trí vừa bị hẹp. Mục đích là hạn chế mảng xơ vữa động mạch vành phát triển trở lại. Ngày nay các stent thường được phủ thêm một lớp thuốc chống tái hẹp
Khi nào cần đặt stent mạch vành?
Bác sĩ sẽ chỉ định đặt stent mạch vành nếu như:
Thuốc hoặc thay đổi lối sống không hiệu quả
Hai phương pháp này được dùng đầu tay cho bệnh nhân mạch vành nhằm kiểm soát triệu chứng và giảm thiểu biến chứng trước khi nghĩ đến việc can thiệp ngoại khoa. Vậy nhưng nếu đã sống tích cực và sử dụng thuốc đều đặn mà bệnh vẫn có chiều hướng xấu đi thì phải phẫu thuật.
Khi thuốc không còn tác dụng sẽ xem xét đến đặt stent mạch vành
Tắc hẹp nặng
Trong trường hợp tắc hẹp mạch vành trên 70% thường được chỉ định mổ đặt stent. Bởi vì lúc này lưu lượng máu giảm thấp, thuốc khó mà giảm hết triệu chứng cũng như kiểm soát được nguy cơ biến chứng.
Thế nhưng vẫn có một số người bệnh dù hẹp nặng mà vẫn đáp ứng thuốc tốt, không có triệu chứng đáng ngại nào và vẫn hoạt động bình thường thì chưa cần đặt stent.
Có cơn nhồi máu cơ tim
Các mảng xơ vữa hình thành trên thành mạch vành có thể bong vỡ ra bất kỳ lúc nào và tiếp tục phát triển thành cục máu đông lơ lửng trong mạch máu. Đến một thời điểm nào đó, cục máu đông đủ lớn làm tắc nghẽn hoàn toàn dòng máu đến toàn bộ hoặc một phần của cơ tim. Đây gọi là nhồi máu cơ tim.
Người bệnh cần được đặt stent để gấp rút khơi thông mạch vành, đưa máu về nuôi cơ tim. Nếu xử lý không kịp, cơ tim có thể bị hoại tử vĩnh viễn và/hoặc người bệnh tử vong.
Với những thời điểm đặt stent kể trên, vẫn còn phương pháp bắc cầu động mạch vành là có thể giải quyết được vấn đề cho người bệnh. Tuy nhiên, phẫu thuật này là mổ mở lồng ngực (dùng đoạn mạch máu khác nối tắt qua chỗ mạch vành bị hẹp) ẩn chứa rủi ro lớn hơn nhiều. Nó chỉ được dùng khi:
– Vị trí hẹp nằm ở đoạn mạch vành đưa máu về tim trái
– Bị suy tim, tiểu đường
– Tắc hẹp nghiêm trọng ở nhiều vị trí gần nhau
– Điểm xơ vữa nằm ở ngã ba hoặc trong các mạch máu nhỏ mà ống nội soi và stent không tới được
Cách chăm sóc người bệnh mạch vành giảm thiểu tỷ lệ đặt stent
Có rất nhiều cách trì hoãn việc đặt stent mạch vành
Đầu tiên là vẫn tuân thủ sử dụng thuốc cùng với lối sống như đã được hướng dẫn từ trước đó. Tiếp theo là:
Tập thể dục khoa học
Người bị bệnh tim đều rất mệt, nhưng nằm hay ngồi một chỗ chỉ làm cho bệnh nặng hơn. Vận động không những giúp thoải mái về mặt tinh thần mà còn thúc đẩy lưu thông máu và tăng khả năng chịu đựng của cơ tim.
Bài tập hữu ích nhất cho bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim là đi bộ nhanh. Nó kích thích cơ thể hình thành một hệ thống mạch máu nhỏ ngay tại vùng tim bị thiếu máu. Vậy nên cơ tim sẽ luôn nhận được một lượng máu mới nuôi dưỡng.
Người bệnh cũng có thể tham gia bất kỳ môn thể thao nào yêu thích, miễn đảm bảo chỉ tập vừa sức, không thi đấu. Thời gian tốt nhất là 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần với cường độ tăng dần.
Dùng thêm Đông y
Sự xuất hiện của hàng trăm sản phẩm Đông y trị bệnh mạch vành với đủ loại chất lượng trên thị trường làm người bệnh hoang mang và ngần ngại khi sử dụng. Thậm chí có những người còn tẩy chay phương pháp điều trị này.
Vậy nhưng ta vẫn không thể nào phủ nhận được vai trò của nó, vì bài thuốc dân gian đã được sử dụng từ ngàn đời nay cho hiệu quả tốt. Nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh tinh chất của các thảo dược như Đan sâm, Hoàng đằng mang lại vô vàn lợi ích cho bệnh nhân xơ vữa động mạch.
Kể từ năm 2014 trở lại đây, người bệnh đã không còn phải lo lắng bởi ở Việt Nam đã có sản phẩm TPCN Ích Tâm Khang dành riêng cho bệnh tim mạch, từ rễ Đan sâm, Hoàng đằng kết hợp với cao Nattokinase và L – caitine được chứng minh hiệu quả trên lâm sàng. Những người bệnh sử dụng giảm rõ rệt triệu chứng cũng như mức độ tiến triển của bệnh tim sau 60 ngày.
Bác Trợ chia sẻ kinh nghiệm điều trị tắc hẹp mạch vành hiệu quả bằng giải pháp hỗ trợ từ thảo dược
Đặt stent mạch vành chỉ được sử dụng khi thật cần thiết, vì không phải cứ phẫu thuật xong là hết bệnh. Sau đó, bạn vẫn phải điều trị tiếp tục bằng thuốc chống đông tới suốt đời, hơn nữa mạch vành vẫn có thể bị hẹp ở những vị trí khác hoặc ngay trên stent. Vì vậy, luôn áp dụng song song các phương pháp kiểm soát bệnh và tái khám thường xuyên để bác sĩ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.
https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/coronary-angioplasty/about/pac-20384761
Sống Khỏe Sau Đặt Stent Mạch Vành
Đặt stent mạch vành là biện pháp hữu hiệu đối với người bệnh bị tắc nghẽn động mạch vành. Tuy nhiên, đặt stent mạch vành để giải quyết vị trí tắc nghẽn của dòng máu mạch vành chứ không giúp chấm dứt tình trạng xơ vữa động mạch. Do vậy, muốn tránh tái cơn nhồi máu cơ tim, ảnh hưởng tính mạng, người bệnh phải có cuộc sống lành mạnh, nhất là tuyệt đối tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ.
Xơ vữa động mạch là bệnh lý xuất phát từ tình trạng lắng đọng của mỡ máu trên thành mạch dẫn đến hẹp lòng mạch, ảnh hưởng lên động mạch toàn thân, trong đó có động mạch vành. Đặt stent giúp giải quyết vị trí tắc nghẽn của dòng máu mạch vành, nhưng không giúp điều trị được tình trạng xơ vữa động mạch. Sự tắc nghẽn động mạch vành có thể tiếp tục xảy ra ở những vị trí khác của hệ thống mạch vành. Do vậy, sau khi được đặt stent, người bệnh phải dùng một loại thuốc đặc biệt chống tạo cục máu đông tại vị trí stent, chống tái hẹp trong lòng động mạch vành hoặc thuốc điều trị các căn bệnh mạn tính khác (nếu có) như đái tháo đường…
Việc uống thuốc chỉ một lần/ngày và để phát huy tối đa tác dụng của thuốc, người bệnh không được quên – không được bỏ cữ và phải uống thuốc đúng giờ sau bữa ăn. Ví dụ, uống vào 8 giờ sau bữa sáng hoặc sau bữa ăn trưa thì phải giữ đều đặn như vậy. Phải luôn có sẵn thuốc trong túi để khi đi công tác, đi chơi xa thì vào giờ đó vẫn nhớ và vẫn có thuốc để uống.
Trong chế độ dinh dưỡng phải dùng nhiều trái cây, rau quả và ngũ cốc thô là những loại hạt còn lớp vỏ lụa bên ngoài. Giảm ăn mỡ và muối, nên ăn cá thường xuyên. Không nên ăn quá no vì gây chèn ép cơ hoành, nhịp tim sẽ tăng hơn bình thường. Không nên ăn cơm sau 18 giờ, chỉ nên uống sữa hoặc các chế phẩm của sữa. Không nên thức khuya. Khi ngủ nên tập tạo thói quen có giấc ngủ sâu. Tránh bị táo bón. Nếu có đái tháo đường đi kèm, người bệnh nên tuân thủ chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường để kiểm soát tốt đường huyết. Nên kiểm soát huyết áp bằng cách làm dân gian, đơn giản là tự bắt mạch ở cổ tay trái, huyết áp tốt nhất là 65 nhịp tim/phút.
Phải tập thói quen tự “bắt mạch” mỗi ngày như thói quen uống thuốc đúng giờ. Nhiều trường hợp người đặt stent trong độ tuổi lao động, nên sau khi đặt stent, người bệnh phải từng bước thích nghi với cuộc sống, như: không nên khuân vác hoặc các hoạt động thể lực nặng. Đặc biệt, trong tháng đầu tiên, bệnh nhân cố gắng nghỉ ngơi, đi bộ không quá 20 phút/ngày; được làm bếp, nấu ăn nhưng không nên đứng lâu quá 20 phút. Điều quan trọng nhất là người đã đặt stent phải luôn giữ tâm lý ổn định, tự kiểm soát căng thẳng; trường hợp gặp tình huống căng thẳng, nên hít thở sâu, tự bình ổn tâm lý.
Bác sĩ Nguyễn Văn Út
Giá Đặt Stent Mạch Vành Và Lời Chuyên Gia Khuyên Để Tiết Kiệm Chi Phí
Dù có điều kiện kinh tế hay không thì bệnh nhân vẫn nên biết trước đặt stent mạch vành hết bao nhiêu tiền. Điều này không chỉ giúp cho bạn có sự chuẩn bị tốt nhất mà còn có cách để tiết kiệm chi phí ở mức tối đa.
Đặt stent mạch vành bao nhiêu tiền?
Chi phí của một ca phẫu thuật tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại stent, nguồn gốc stent, thuốc men, giường bệnh, số ngày nằm viện, chụp mạch vành giá bao nhiêu,… Nhưng nhìn chung, giá các loại stent mạch vành vẫn chiếm phần lớn số tiền.
Hiện nay có 4 loại stent đang được đưa vào điều trị với mức giá chênh lệch nhau khá nhiều. Cụ thể là:
Stent kim loại trần
Là loại stent làm từ khung kim loại đơn giản. Chi phí của nó thấp nhất nhưng mức độ tái hẹp lại lớn. Tuy nhiên, stent kim loại vẫn được sử dụng khá nhiều vì từng sử dụng lâu trên lâm sàng và độ an toàn cao.
Giá stent mạch vành này là: 15.000.000 – 20.000.000đ
Stent phủ thuốc
Nó vẫn là stent khung kim loại nhưng được phủ thêm một lớp thuốc ở bên ngoài. Thuốc này có vai trò ngăn ngừa sự hình thành của mô sẹo tại vị trí đặt stent, nhờ đó mà tỷ lệ tái tắc hẹp giảm xuống còn 10% trong 6 tháng đầu tiên.
Đặt stent phủ thuốc hết 35.000.000 – 45.000.000đ
Stent tự tiêu
Khung kim loại được thay thế bằng polymer có khả năng tự biến mất trong cơ thể sau 3 – 5 năm. Dạng stent này giảm được nguy cơ tái hẹp, mức giá khoảng 55.000.000 – 65.000.000đ
Stent tự tiêu có tỷ lệ tắc hẹp thấp nhưng giá thành lớn
Stent trị liệu kép
Stent trị liệu kép được phát triển từ stent phủ thuốc. Bên ngoài vẫn là thuốc chống mô sẹo nhưng bên trong còn có thêm lớp kháng thể để tăng tốc độ hồi phục của các vết thương trong lòng mạch. Tỷ lệ tái hẹp của stent này cực kỳ thấp.
Cộng tổng các chi phí, bạn sẽ phải bỏ ra khoảng 60.000.000 – 120.000.000đ cho mỗi ca phẫu thuật.
Đặt stent mạch vành có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Đặt stent mạch vành là loại phẫu thuật được bảo hiểm y tế (BHYT) hỗ trợ, mức tối đa là 45 tháng lương cơ bản, theo mức lương từ 1/7/2019 là 1.490.000đ/tháng thì bệnh nhân được bảo hiểm chi trả 67.050.000đ.
Cách tiết kiệm chi phí đặt stent vẫn đảm bảo an toàn
Đặt ống stent mạch vành hết khá nhiều tiền và vẫn là gánh nặng với nhiều bệnh nhân nghèo. Vì vậy bạn nên có những bí quyết nho nhỏ để giảm thiểu mức chi phí này xuống thấp nhất có thể.
Chọn BHYT đúng tuyến
Theo quy định hiện hành, mổ tim có được thanh toán BHYT đúng tuyến với mức 80% tiền điều trị, còn BHYT vượt tuyến là 30%. Như vậy việc chọn BHYT đúng tuyến có thể tiết kiệm thêm một nửa số viện phí.
Lựa chọn đúng loại bảo hiểm y tế có thể tiết kiệm được khoản chi phí lớn
Chăm sóc sau đặt stent mạch vành tốt để giảm tái tắc hẹp
Đặt stent không cho tác dụng mãi mãi, nó vẫn có nguy cơ bị hẹp lại, nhanh thì 3 tháng, lâu nhất là 15 năm. Và điều chỉnh cuộc sống sau đặt stent cũng như tiếp tục trị liệu tốt sẽ hạn chế được nguy cơ này. Khi giữ được tuổi thọ stent cao, bạn cũng đỡ phải tốn một khoản lớn để phẫu thuật lại.
Tuân thủ dùng thuốc
Thuốc cho người đặt stent gồm có chống đông và kháng tiểu cầu là bắt buộc, ngoài ra có những người bị thêm bệnh lý khác (tiểu đường, huyết áp cao,…) cũng cần dùng thuốc chữa những bệnh này.
Việc sử dụng nhiều thuốc dễ dàng khiến bạn bị quên liều. Hãy chia sẵn thuốc cho từng bữa ăn, từng ngày và cài nhắc nhở để đảm bảo luôn dùng đủ và đúng.
Bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ
Dù không thể thay thế được thuốc tây và các phương pháp can thiệp hay phẫu thuật, nhưng kết hợp với tinh chất thảo dược giúp hỗ trợ cho người bệnh giảm đáng kể nguy cơ tái hẹp, phòng ngừa sự phát triển mảng xơ vữa mới và trì hoãn bệnh tim nói chung.
Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn sản phẩm hỗ trợ chứa thảo dược như Đan sâm, Hoàng đằng có hiệu quả đã được chứng minh trên lâm sàng và hiệu quả của sản phẩm được đăng tải trên Tạp chí Quốc tế.
Thay đổi cách ăn uống và lối sống
Điều này không chỉ giúp stent bền hơn, nâng cao sức khỏe tim mạch mà còn giảm nguy cơ nhiều bệnh lý khác. Bạn hãy:
Ăn nhiều rau củ và trái cây hơn, chọn ngũ cốc nguyên hạt, sữa đã tách béo và ăn nhiều cá
Giảm lượng chất béo bằng cách kiêng mỡ, nội tạng hay da động vật; thay vào đó là ăn hạt các loại, dầu thực vật với lượng vừa phải; thay thịt đỏ bằng thịt trắng
Ăn ít muối, ít đường
Nấu ăn tại nhà, chủ yếu là luộc và hấp; hạn chế chiên xào và đồ ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp
Dành thời gian tập thể dục, ít nhất 30 – 60 phút hằng ngày
Hạn chế căng thẳng và ngủ đủ giấc.
Chi phí đặt stent mạch vành là một con số lớn, không chỉ trong mà còn cả sau khi phẫu thuật vẫn phải điều trị. Thế nhưng đây vẫn là đầu tư xứng đáng vì nó kéo dài tuổi thọ và giảm bớt mệt mỏi bởi bệnh mạch vành.
Ds. Cao Ngọc Hải
Thông Tin Không Thể Bỏ Qua Trước Khi Đặt Stent Mạch Vành
Stent mạch vành có tác dụng gì?
Stent mạch vành là một ống lưới nhỏ, bằng kim loại hoặc polymer. Dụng cụ này được đặt vào các vị trí động mạch vành bị tắc hẹp nhằm giữ cho mạch vành rộng mở để đưa máu về cơ tim. Nhờ đó, người bệnh sẽ giảm được triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, tăng khả năng gắng sức ở người bị thiếu máu cơ tim cục bộ, đồng thời giúp hạn chế nguy cơ nhồi máu cơ tim.
04 loại stent mạch vành thường dùng
Stent kim loại thường (Bare Metal Stent)
: có ưu điểm là chi phí rẻ, nhưng nguy cơ tái tắc mạch của loại stent này cao hơn các loại stent khác. Theo thống kê, khoảng 30% người bệnh can thiệp đặt stent kim loại thường sẽ bị tắc hẹp mạch vành trở lại sau 6 tháng thực hiện.
Stent phủ thuốc (Drug Eluting Stent, DES)
: Lớp thuốc này có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của mô sẹo, nhờ đó giảm nguy cơ tái tắc hẹp. So với stent kim loại, stent phủ thuốc có tỷ lệ tái tắc hẹp giảm hơn 20 – 30%. Tuy nhiên vì nguy cơ vẫn còn nên người bệnh sau đặt vẫn phải dùng thuốc chống đông, tối thiểu là 12 tháng kể từ ngày can thiệp. Một số trường hợp dị ứng với thuốc phủ cũng không đặt được stent này.
Stent tự tiêu/stent sinh học (Bioengineered Stent
): Ưu điểm của loại stent này là khả năng tự tiêu và khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo thành mạch khỏe mạnh. Nhờ đó, sau khi đặt, người bệnh ít có nguy cơ hình thành cục máu đông hơn. Tuy nhiên, giá của loại stent này lại cao gấp 2 – 3 lần stent kim loại thường.
Stent trị liệu kép
(Dual Therapy Stent, DTS):
Đây là loại stent mạch vành mới nhất. Nhờ tận dụng lợi thế của stent tự tiêu và stent phủ thuốc, stent trị liệu kép có khả năng làm giảm nguy cơ tái tắc hẹp và hình thành cục máu đông, mô sẹo tốt hơn đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương sau thủ thuật đặt stent mạch vành. Do có nhiều ưu điểm nên chi phí cho loại stent này cũng cao nhất, không phải người bệnh nào cũng chi trả được.
Ngoài 4 loại stent kể trên, hiện nay còn có stent phủ thuốc có khung tự tiêu. Đây cũng là loại stent kết hợp từ stent phủ thuốc và tự tiêu nhưng không có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo thành mạch như stent tự tiêu.
Tắc hẹp mạch vành bao nhiêu thì phải đặt stent?
Thông thường, can thiệp đặt stent sẽ được chỉ định khi kết quả chụp mạch vành bị tắc hẹp trên 70% và người bệnh có triệu chứng đau ngực. Phương pháp này cũng được áp dụng trong các trường hợp:
– Người bệnh bị đau thắt ngực ngay cả khi nghỉ ngơi (đau thắt ngực không ổn định), sử dụng thuốc giãn mạch nhưng không hiệu quả và có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
– Bị đau thắt ngực, mệt mỏi thường xuyên và không thuyên giảm dù đã dùng thuốc điều trị.
Đặt stent mạch vành được coi là phương pháp có độ an toàn cao. Tuy nhiên, nếu lạm dụng, phương pháp này có thể đẩy người bệnh đến nhiều rủi ro, hơn cả khi không đặt. Vì vậy, người bệnh cần đến các chuyên khoa tim mạch uy tín để được thăm khám trước khi thực hiện.
Loại stent mạch vành nào tốt nhất?
Nếu chỉ đứng trên góc độ đặc điểm của các loại stent, càng stent thế hệ sau, ưu điểm càng nhiều. Tuy nhiên, việc đánh giá một loại stent còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Một stent mạch vành tốt nhất là stent phù hợp với kích cỡ, vị trí bị tắc hẹp, không gây dị ứng với cơ thể và người bệnh. Nhà sản xuất cũng là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của loại stent đó so với loại tương đương. Stent do các nước châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản sẽ chất lượng hơn so với các nước khác ở châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc) sản xuất.
Như vậy, đặt stent loại nào tốt nhất, bác sĩ sẽ là người tư vấn trực tiếp dựa trên tình hình thực tế để chọn ra loại stent nào vừa có hiệu quả cải thiện sức khỏe vừa phù hợp với khả năng kinh tế của mỗi người bệnh.
Chi phí cho một ca can thiệp đặt ống stent mạch vành
Đặt stent mạch vành giá bao nhiêu tiền sẽ thay đổi tuỳ theo loại stent, loại giường bệnh (tự nguyện hay bình thường), số ngày nằm viện, thuốc dùng trước – trong – sau phẫu thuật, có bảo hiểm y tế hay không…
Giá stent kim loại thường sẽ rơi vào khoảng 15 – 20 triệu, stent phủ thuốc 35 – 45 triệu và khoảng 55 – 65 triệu cho stent tự tiêu. Tuy nhiên tổng chi phí cho toàn bộ 1 ca đặt stent sẽ lên tới 80 – 150 triệu đồng. Trong đó bảo hiểm đúng tuyến chi trả 80%, mức tối đa là 45 tháng lương cơ bản (tương đương 67.050.000đ).
Quy trình đặt stent mạch vành được thực hiện như thế nào?
Trước khi đặt stent, bạn sẽ được bác sĩ cho chụp động mạch vành để xác định chính xác vị trí và mức độ tắc hẹp. Bác sĩ cũng có thể kê đơn 1 số thuốc chống đông. chống dị ứng hoặc yêu cầu bạn tạm dừng một số loại thuốc như Metformin (thuốc điều trị tiểu đường).
Trong quá trình can thiệp, stent sẽ được đưa vào cơ thể bằng một ống thông nhỏ gắn với bóng cao su ở đầu ống. Bác sĩ sẽ luồn ống này đến vùng xơ vữa qua 1 vết mổ nhỏ ở động mạch bẹn, khuỷu hoặc cổ tay. Sau đó, bóng được bơm lên để làm mở stent và ép sát vào mảng xơ vữa để mở rộng lòng mạch. Cuối cùng, bóng được làm xẹp và rút ra theo ống để lại stent ở đây.
Quá trình đặt stent thường chỉ mất 45 – 120 phút mà không cần gây mê. Người bệnh ít khi bị đau và hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình thực hiện. Sau can thiệp, bạn có thể phải ở lại bệnh viện 1 ngày để theo dõi. Sau đó, đa số người bệnh đều được ra viện ngay ngày hôm sau.
Nên thực hiện can thiệp đặt stent mạch vành ở đâu?
- Miền Bắc
1. Viện Tim – Bệnh viện Bạch Mai
2. Viện Tim Hà Nội
3. Trung Tâm Tim Mạch – Viện E
4. Viện Tim – Bệnh viện TWQĐ 108
5. Khoa Tim mạch lồng ngực – Bệnh viện Việt Đức
– Miền Trung
1. Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa
2. Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An
3. Trung Tâm tim mạch – Bệnh viện Trung ương Huế
- Miền Nam
1. Viện Tim Tâm Đức
2. Viện Tim TPHCM
3. Bệnh viện Nhân Dân 115 – HCM
4. Bệnh viện Chợ Rẫy
5. Bệnh viện Thống Nhất
6. Trung Tâm tim Mạch – Bệnh viện Đại học Y Dược
- Miền Tây:
1. Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ
Các triệu chứng sau đặt stent cần cẩn trọng
Sau đặt stent, người bệnh có thể gặp triệu chứng đi tiểu thường xuyên hơn, choáng váng, mệt mỏi hay vị trí luồn ống thông bị thâm tím. Tuy nhiên, đây đa số đều là các dấu hiệu bình thường, sẽ giảm dần sau vài ngày.
Thay vào đó, bạn nên chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo biến chứng sau đặt như:
– Đau ngực, khó thở
– Sốt, vết mổ sưng đau nhiều
– Xuất huyết
– Rối loạn nhịp tim
Ngay khi có các dấu hiệu này, hãy báo với bác sĩ để được kiểm tra và đưa ra có cách xử trí kịp thời.
Sau đặt stent, người bệnh nên làm gì để tránh biến chứng?
Điều trị và chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành quan trọng không kém việc phẫu thuật. Những giải pháp tích cực trong thời gian này giúp hạn chế tối đa rủi ro và giữ cho stent có tuổi thọ tốt nhất.
Theo dõi vết mổ
Vị trí luồn ống thông có thể bị sưng nhẹ (trong tuần đầu) hoặc để lại vết bầm tím, sẹo nhỏ khi lành. Điều này là hoàn toàn bình thường nên bạn không cần quá lo lắng. Bạn chỉ cần thay băng và theo dõi hàng ngày.
Sử dụng thuốc đều đặn
Sau đặt stent, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn thuốc chống tiểu cầu để ngăn ngừa cục máu đông hình thành gần stent. Việc đặt stent mạch vành phải uống thuốc chống đông như Plavix bao lâu sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và được bác sĩ chỉ định. Plavix hay các thuốc chống đông khác thường phải dùng liên tục ít nhất 3 tháng. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, người bệnh sẽ phải dùng thuốc chống đông gần như suốt đời.
Tốt nhất, bạn nên thăm khám định kỳ, tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Đồng thời hãy báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi đặt stent (xuất huyết dưới da, đi ngoài, đi tiểu ra máu….)
BS Lê Nguyễn Bá Hùng sưu tầm báo SKĐS 20/2/2020
Khoa Khám bệnh
Bạn đang xem bài viết Nắm Bắt Thời Điểm Vàng Để Đặt Stent Mạch Vành trên website Uplusgold.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!