Cập nhật thông tin chi tiết về Ngữ Pháp Tiếng Anh: Mạo Từ A mới nhất trên website Uplusgold.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mạo từ trong tiếng Anh là từ dùng trước danh từ và cho biết danh từ ấy đề cập đến một đối tượng xác định hay không xác định.
Chúng ta dùng “the” khi danh từ chỉ đối tượng được cả người nói lẫn người nghe biết rõ đối tượng nào đó. Ngược lại, khi dùng mạo từ bất định ‘a, an”; người nói đề cập đến một đối tượng chung chung hoặc chưa xác định được.
“The” là mạo từ xác định dùng cho cả danh từ đếm được (số ít lẫn số nhiều) và danh từ không đếm được.
Ví dụ:
– The truth (sự thật)
– The time (thời gian)
– The bicycle (một chiếc xe đạp)
– The bicycles (những chiếc xe đạp)
Dùng mạo từ xác định
1. Khi vật thể hay nhóm vật thể là duy nhất hoặc được xem là duy nhất
Ví dụ:
– The sun (mặt trời); the sea (biển cả)
– The world (thế giới); the earth (quả đất)
2. Trước một danh từ, với điều kiện danh từ này vừa mới được đề cập trước đó.
Ví dụ:
– I saw a chúng tôi beggar looked curiously at me.
(Tôi thấy một người ăn xin. Người ăn xin ấy nhìn tôi với vẻ tò mò)
3. Trước một danh từ, với điều kiện danh từ này được xác định bằng một cụm từ hoặc một mệnh đề.
Ví dụ:
– The girl in uniform (Cô gái mặc đồng phục)
– The mechanic that I met (Người thợ máy mà tôi đã gặp)
– The place where I waited for him (Nơi mà tôi đợi anh ta)
4. Trước một danh từ chỉ một vật riêng biệt
Ví dụ:
– My father is working in the garden
– (Cha tôi đang làm việc trong vườn) [Vườn nhà tôi]
– Please pass the dictionary (Làm ơn đa quyển tự điển) [Tự điển ở trên bàn]
5. Trước so sánh cực cấp, Trước “first” (thứ nhất), “second” (thứ nhì), “only” (duy nhất)…. khi các từ này được dùng như tính từ hay đại từ.
Ví dụ:
– The first day (ngày đầu tiên)
– The best time (thời gian thuận tiện nhất)
– The only way (cách duy nhất)
– The first to discover this accident (người đầu tiên phát hiện tai nạn này)
6. “The” + Danh từ số ít tượng trưng cho một nhóm động vật, một loài hoặc đồ vật
Ví dụ:
– The whale is in danger of becoming extinct (Cá voi đang trong nguy cơ tuyệt chủng)
– The fast food has made life easier for housewives.(Thức ăn nhanh đã làm cho các bà nội trợ có cuộc sống dễ dàng hơn)
7. “The” có thể dùng Trước một thành viên của một nhóm người nhất định
Ví dụ:
– The small shopkeeper is finding business increasingly difficult (Giới chủ tiệm nhỏ nhận thấy việc buôn bán ngày càng khó khăn)
8. “The” + Danh từ số ítdùng Trước một động từ số ít. Đại từ là “He / She /It”
Ví dụ:
– The first-class passenger pays more so that he enjoys some comfort.
(Hành khách đi vé hạng nhất trả tiền nhiều hơn vì thế họ có thể hưởng tiện nghi thoải mái)
9. “The” + Tính từ tượng trưng cho một nhóm người, một tầng lớp trong xã hội
Ví dụ:
-The old (người già); the rich and the poor (người giàu và người nghèo)
10. “The” dùng Trước những danh từ riêng chỉ biển, sông, quần đảo, dãy núi, tên gọi số nhiều của các nước, sa mạc, miền
Ví dụ:
– The Pacific (Thái Bình Dương);The Netherlands (Hà Lan)
– The Crimea (Vùng Crimê); The Alps (dãy Alps)
11. “The” cũng đứng Trước những tên gọi gồm Danh từ + of + danh từ
Ví dụ:
– The Gulf of Mexico (Vịnh Mêhicô)
– The United States of America (Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ).
Nhưng người ta lại nói:
– South Africa (Nam Phi), North America (Bắc Mỹ), West Germany (Tây Đức),mặc dù The north of Spain (Bắc Tây Ban Nha), The Middle East (Trung Đông); The West (Tây Phương)
12. “The” + họ (ở số nhiều)nghĩa là Gia đình …
Ví dụ:The Smiths = Gia đình nhà Smith (vợ chồng Smith và các con)
Không dùng mạo từ xác định
1. Trước tên quốc gia, tên châu lục, tên núi, tên hồ, tên đường.
Ví dụ:
Europe (Châu Âu), South America (Nam Mỹ), France (Pháp quốc), Downing Street (Phố Downing)
2. Khi danh từ không đếm được hoặc danh từ số nhiều dùng theo nghĩa chung nhất, chứ không chỉ riêng trường hợp nào.
Ví dụ:
– I don’t like French beer (Tôi không thích bia Pháp)
– I don’t like Mondays (Tôi không thích ngày thứ hai)
3. Trước danh từ trừu tượng, trừ phi danh từ đó chỉ một trường hợp cá biệt.
Ví dụ:
– Men fear death (Con người sợ cái chết)
Nhưng:
– The death of the President made his country acephalous (cái chết của vị tổng thống đã khiến cho đất nước ông không có người lãnh đạo).
4. Sau tính từ sở hữu (possessive adjective) hoặc sau danh từ ở sở hữu cách (possessive case).
Ví dụ:
– My friend, chứ không nói My the friend
– The girl’s mother = the mother of the girl (Mẹ của cô gái)
5. Trước tên gọi các bữa ăn.
Ví dụ
-They invited some friends to dinner.
(Họ mời vài người bạn đến ăn tối)
Nhưng:
– The wedding breakfast was held in a beautiful garden
(Bữa tiệc cưới sáng được tổ chức trong một khu vườn xinh đẹp)
6. Trước các tước hiệu
Ví dụ
– President Roosevelt (Tổng thống Roosevelt)
– King Louis XIV of France (Vua Louis XIV của Pháp)
7. Trong các trường hợp sau đây
- Women are always fond of music (Phụ nữ luôn thích âm nhạc)
– Come by car/by bus (Đến bằng xe ôtô/xe búyt)
– In spring/in autumn (Vào mùa xuân/mùa thu), last night (đêm qua), next year(năm tới), from beginning to end (từ đầu tới cuối), from left to right (từ trái sang phải).
– To play golf/chess/cards (chơi gôn/ đánh cờ/đánh bài)
Lưu ý
– Nature mang nghĩa “Tự nhiên , thiên nhiên ” thì không dùng the.
Ví dụ:
– According to the laws of nature (Theo quy luật tự nhiên)
- They couldn’t tolerate city life anymore and went back to nature(Họ không chịu nổi đời sống thành thị nữa và trở về với thiên nhiên)
- He listened to the radio(Anh ta nghe rađiô), nhưng He watchedtelevision(Anh ta xem TV) ; hoặc He heard it on the radio(Anh ta nghe được việc đó trên rađiô), nhưng He saw it on TV(Anh ta thấy việc đó trên TV).
Go home/get home (Đi về nhà), be at home (™ nhà), nhưng They returned to the brideg room’s home(Họ trở lại nhà chú rể). Go to bed/hospital/church/school/ work/prison (Đi ngủ/đi nằm bệnh viện/đi lễ/đi học/đi làm/ đi tù), nhưng They went to the school to see their children’s teacher(Họ đến trường để gặp thầy của con họ) The priest goes to the jail topray for the two dying prisoners (Linh mục đến nhà tù để cầu nguyện cho hai người tù đang hấp hối) She will get a bus at the church (Cô ta sẽ đón xe búyt ở chỗ nhà thờ). Nói chung, có thể thiếu “The” nếu đi đến các địa điểm đó mà ko nhằm mục đích sử dụng các dịch vụ hay chức năng của nó, ví dụ là đến trường không phải để học, đến nhà tù không phải để ở tù hoặc đến nhà thờ không phải để cầu nguyện…
(Còn tiếp)
Để tham khảo các khóa học và biết thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi:
Bộ phận tư vấn – Trung tâm Oxford English UK Vietnam Địa chỉ: số 83,Nguyễn Ngọc Vũ,Trung Hòa, Cầu Giấy Hà Nội , Hà Nội Điện thoại: 024 3856 3886 / 7 Email: customerservice@oxford.edu.vn
Các Thuật Ngữ Từ Vựng Tiếng Anh Trong Thời Trang Phổ Biến Nhất
Với sự tiến nhập của thời trang thế giới vào thời trang trong nước, cùng với đó là sự đổ bộ về phong cách, văn hoá cũng như là tên gọi của các loại trang phục, cũng xâm nhập vào nền thời trang nước nhà, tác động tới cách gọi tên hay hình dung sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng, cũng vì thế đã có sử đồng hoá tên gọi của những từ vựng tiếng Anh trong thời trang, của một phong cách mới, các những thuật ngữ mới.
Trang phục phần trên, dưới thắt lưng và phụ kiện thời trang trong tiếng Anh là gì?
Top (Tops): Chỉ các trang phục nằm trên thắt lưng, các trang phục tính từ phía thắt lưng chở lên trên như các loại áo, trong tiếng anh gọi trung là Top hay Tops.
Bottom (Bottoms): Chỉ các trang phục nằm phía dưới thắt lưng, các trang phục tính từ phía dưới thắt lưng chở xuống như các loại quần, trong tiếng anh gọi trung là Bottom hay Bottoms.
Accessories: Từ chỉ các loại phụ kiện trong thời trang như mũ, vòng cổ, mắt kính, vòng tay, bao tay, tất, thắt lưng, giày, dép,… Phụ kiện trong thời trang trong tiếng Anh gọi là Accessories.
Các thuật ngữ tiếng anh thuộc các items Tops
Áo khoác: Áo khoác trong thuật ngữ thời trang rất quen thuộc, một số bạn trẻ gọi luôn áo khoác là jackets, coat hay outerwear:
Áo vest/Blazer/Suit: Đây là tên gọi của loại áo vest mặc trong những lễ cưới, lễ hợp tác hay dẫn chương trình trên truyền hình.
Áo sơ mi: Áo sơ mi trong tiếng Anh thời trang còn được gọi là shirts.
Áo thun: Áo thun hay còn gọi là áo phông, trong tiếng Anh thời trang còn được gọi là t-shirts, cũng thường gọi là tee.
Áo ba lỗ: Áo ba lỗ hay còn gọi trong tiếng Anh thời trang là áo tanktop.
Áo polo: Áo polo là tên gọi có áo thun cổ bẻ, tại Việt Nam, cái tên polo thậm chí còn được sử dụng phổ biến hơn cả từ tiếng Việt.
Áo lót nam/nữ: Áo lót nam thường gọi là undershirt, còn áo lót nữ thường được gọi với tên bra.
Áo len: Áo len cong gọi là áo sweater, cái tên sweater cực kỳ phổ biến, có thể còn phổ biến hơn cả từ nghĩa thuần việt là áo len tại Việt Nam.
Áo len khoác: Hay còn gọi là áo cardigan, cái tên cardigan còn được dùng phổ biến hơn cả cái tên thuần Việt của nó.
Áo tay dài:Áo tay dài thường gọi là sweatshirt trong tiếng Anh thời trang và tên tiếng anh này cũng được sử dụng khá phổ biến tại nước ta.
Áo có mũ: Áo có mũ còn được gọi với tên áo hoodie, áo hoodie là tên gọi phổ biến nhất để chỉ áo có gắn mũ ở cổ trong thời trang.
Áo crop top: Đây là kiểu áo sexy cực ngắn, để lộ phần eo. Từ ngữ crop top được dùng chỉ áo này cả trong tiếng Việt hay Anh.
Các thuật ngữ tiếng anh thuộc các items Bottoms
Quần: Quần nói chung gọi là pant (pants) trong tiếng Anh của thuật ngữ thời trang.
Quần jean: Quần jean thường được gọi với tên jeans, dù tiếng Anh hay chuyển Việt.
Quần khaki: Quần khaki cũng được gọi với tên là quần kaki.
Quần tây: Còn được gọi là trousers hay suit pants. Tuy nhiên cái tên quần tây được sử dụng phổ biến hơn.
Quần thể thao: Quần thể thao còn gọi là quần sweatpants hay trackpants.
Quận sọt: Quần sọt, quần sọc hay quần lửng, trong tiếng Anh thời trang gọi là quần shorts, quần shorts cực kỳ phổ biến khi nói đến kiểu quần sọt này.
Quần túi hộp: Quần túi hộp trong tiếng Anh thời trang còn gọi là quần cargo, quần cargo cũng là cái tên cực phổ biến trong ngôn ngữ thời trang.
Quần lót nam/nữ: Quần lót nam thường được gọi với tên underpants, quần lót nữ được gọi là briefs trong tiếng Anh thời trang.
Váy nữ: Skirt là tên gọi chỉ váy trong tiếng Anh, ở Việt Nam mọi người vấn quen gọi với tên thuần Việt là Váy hơn.
Một số items của nữ không thuộc tops cũng không thuộc bottoms
Áo yếm/quần yếm: Quần yếm áo yêm được gọi là overalls, overalls khá phổ biến trong thời trong, gọi thay cho tên quàn yếm hay áo yếm.
Đầm nữ: Đầm còn gọi là dress
Áo dài: Áo dài trong tiếng Anh là “ao dai”, bởi áo dài là trang phục truyền thống và chỉ có tại Việt Nam.
Đồ bay: Hay còn gọi là jumpsuit, cái tên jumpsuit được sử dụng rất phổ biến, phổ biến hơn cả từ nghĩa tiếng Việt của nó.
Đồ lót nữ nói chung: Ở đây là áo ngực hay quần lót nữ được gọi là underwear, underwear khá phổ biến, phổ biến không thua kém gì nghĩa thuần Việt tại nước ta.
Các thuật ngữ tiếng anh thuộc các items Accessories (phụ kiện)
Mũ/Nón: Mũ trong tiếng Anh là hat, hầu hết mũ được gọi với tên thuần Việt tại nước ta.
Ví bóp nam/nữ: Ví nữ gọi là clutch, còn ví nam gọi là purse (phát âm là: bóp)
Vòng cổ: Thường được gọi trong tiếng Anh là necklace, tuy nhiên trong thời trang tại Việt nam, từ thuần Việt vòng cổ được sử dụng thường xuyên hơn.
Vòng tay: Trong tiếng Anh là bangle, vòng tay trong từ thuần Việt được sử dụng thường xuyên hơn.
Đồng hồ: Trong tiếng Anh là watch, nhìn chung thì trước đây từ thuần Việt sử dụng nhiều hơn, giờ cũng vậy, tuy nhiên một phần người thích gọi bằng watch bởi dòng sản phẩm đồng hồ apple watch nổi tiếng.
Dây thắt lưng: Hay còn họi là dây nịt, trong tiếng Anh là belt, 2 từ thuần Việt được sử dụng tại Việt Nam nhiều hơn.
Tất/vớ: Gọi chung là sock, tuy nhiên từ tất hay vớ được sử dụng phổ biến hơn tại Việt Nam.
Giày, dép: Giày và dép trong tiếng Anh gọi là shoes và sandals.
Một số thuật ngữ chỉ form dáng, màu sắc, chất liệu trong thời trang
Slim fit pants: Đây là kiểu quần có ống không quá bó cũng không quá rộng, slim fit cực phổ biến, nó cũng thường được gọi là quần slim fit khi nói trong tiếng Việt.
Quần ống bó: Hay gọi là quần jogger, tên gọi quần jogger tuy là tiếng Anh nhưng được dùng cực phổ biến đẻ chỉ quần ống bó.
Quần ống thụng: Hay còn gọi là quần baggy, hay cái tên quần baggy hay quần ống thụng đều rất phổ biến trong thuật ngữ thời trang.
Body/Skinny: Áo body, quần skinny khá quen thuộc chỉ áo bó hay quần ống bó. Cái tên áo body hay quần skinny thậm chí phổ biến hơn, được dùng nhiều hơn so với từ thuần Việt.
Khaki/Chinos: Chất liệu kaki, tên gọi kaki đuọc sử dụng phổ biến nhất.
Quần rách/xước: Quần rách được gọi là quần ripped, tuy nhiên cái tên quàn rách được sử dụng nhiều và phổ biến nhất.
Ý Nghĩa Biểu Trưng Của Danh Từ Riêng Trong Thành Ngữ Tiếng Việt
ĐỖ THỊ THU HƯƠNG(Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2)
1.
Theo Từ điển tiếng Việt, biểu trưng có nghĩa là “biểu hiện một cách tượng trưng và tiêu biểu nhất” [3, 80]. Đó là cách người ta lấy một sự vật cụ thể hoặc một tính chất thích hợp để gợi ra, liên tưởng đến một cái trừu tượng nào đó. Chẳng hạn, chim bồ câu tượng trưng cho hoà bình. Theo Nguyễn Đức Tồn, “Đó là hiện tượng khá phổ biến và quen thuộc đối với các dân tộc và phản ánh quan niệm “ngây thơ” dân gian của mỗi tộc người đôi khi được cố định hoá trong ngôn ngữ. Khi một sự vật hiện tượng có giá trị biểu trưng thì nó (và kèm theo tên gọi của nó) sẽ gợi lên trong ý thức người bản ngữ sự liên tưởng khá bền vững”. [4, 404].
Để tạo nên nghĩa biểu trưng hay nghĩa chuyển, người ta đều phải dựa vào quan hệ liên tưởng, có thể là liên tưởng tương đồng (ẩn dụ) hay liên tưởng tương cận (hoán dụ). Tuy nhiên, giữa hiện tượng chuyển nghĩa và nghĩa biểu trưng có sự phân biệt tinh tế ở chỗ: Các nghĩa chuyển thường mang tính cụ thể; còn ý nghĩa biểu trưng mang tính ước lệ, tính quy ước và biểu hiện các hiện tượng khái quát, trừu tượng. Mỗi nghĩa biểu trưng được tạo ra trên cơ sở quan hệ với cái được quy chiếu là quan hệ có lí do. Nói cách khác, nó không hoàn toàn võ đoán. Nó có thể được hình thành dựa trên những đặc điểm tồn tại khách quan ở đối tượng, đồng thời còn có thể dựa trên cả sự gán ghép theo chủ quan của con người. Chẳng hạn, chim bồ câu với đặc tính hiền lành, không hay đánh chọi nhau nên ở hầu hết các dân tộc trên thế giới, chim bồ câu được dùng làm biểu tượng cho hoà bình. Hay cái cân, từ chức năng đo khối lượng, đã được chọn làm biểu tượng cho công lí… Việc tạo nên các nghĩa biểu trưng cũng hoàn toàn mang tính quy ước của từng cộng đồng dân tộc. Theo đó, mỗi dân tộc sẽ có thói quen, tập quán riêng trong việc biểu trưng hoá các sự vật, hiện tượng của thế giới hiện thực. Chẳng hạn, cùng biểu trưng cho niềm kiêu hãnh, lòng tự hào dân tộc, người Nga chọn hình ảnh cây sồi; trong khi người Campuchia lại chọn hình ảnh cây thốt nốt. Ngược lại, cùng một hình ảnh, ở các dân tộc khác nhau có thể mang những nghĩa biểu trưng hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn, ở Nhật Bản, lá dương xỉ biểu trưng cho sự mong muốn có nhiều thành đạt trong năm mới nhưng ở Nga, dương xỉ lại được liên tưởng đến sự chết chóc, nghĩa địa.
2.
Chính vì vậy, theo chúng tôi, danh từ riêng là lớp danh từ thể hiện rõ nhất văn hoá đặc thù của mỗi dân tộc. Mỗi tên riêng chứa đựng trong đó những dấu ấn lịch sử, truyền thống, văn hoá đặc trưng của mỗi dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả Lê Trung Hoa cho rằng địa danh như là một “tấm bia lịch sử bằng vàng”.
Theo khảo sát của chúng tôi, trong kho tàng thành ngữ tiếng Việt có 37 thành ngữ có sử dụng tên riêng. Các thành ngữ này có thể chia thành 2 nhóm sau:
nợ như chúa Chổm, vắng như chùa Bà Đanh, oan như Thị Kính, nói dối như Cuội, kẻ Nam người Bắc, tốt như đồng Tụ, rét nàng Bân, bụt Nam Sang còn từ oản chiêm, ăn như Nam Hạ vác đất, ông Tơ bà Nguyệt, như vợ chồng Ngâu, Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, trăm thứ bà Dằn/Giằn, đồ Chí Phèo, đồ Lý Thông,…
1/ Thành ngữ sử dụng tên riêng thuần Việt làm chất liệu biểu trưng:
nóng như Trương Phi, đa nghi như Tào Tháo, chạy rống Bái Công, kẻ Tấn người Tần, cửa Khổng sân Trình, đầu Ngô mình Sở, sư tử Hà Đông, máu ghen Hoạn Thư, chết đứng như Từ Hải, lẩy bẩy như Cao Biền dậy non, châu về Hợp Phố, như con Điêu Thuyền, mũi dùi Mao Toại, nói như ông Bành Tổ, giấc mộng Nam Kha, Ngưu Lang Chức Nữ, ả Chức chàng Ngưu, bát cơm Phiếu mẫu, ải Tần non Thục, non Bồng nước Nhược, bể Sở sông Ngô, mưa Sở mây Tần,…
2/ Thành ngữ sử dụng tên riêng có nguồn gốc Hán làm chất liệu biểu trưng:
Trong số các thành ngữ có sử dụng tên riêng có nguồn gốc Hán làm chất liệu biểu trưng có những thành ngữ đã rất quen thuộc, gần gũi với lời ăn tiếng nói của người Việt Nam. Những thành ngữ này hầu như đã được Việt hoá, dấu ấn ngoại lai mờ nhạt, chẳng hạn, đa nghi như Tào Tháo, như con Điêu Thuyền, chạy rống Bái Công,… Ngược lại, một số thành ngữ sử dụng tên riêng thuần Việt làm chất liệu biểu trưng lại có nguồn gốc từ tiếng Hán, chẳng hạn, như vợ chồng Ngâu (Ngâu là biến âm của Ngưu), ông Tơ bà Nguyệt,… Vì vậy, việc phân loại thành ngữ có sử dụng danh từ riêng làm chất liệu biểu trưng thành hai nhóm nói trên chỉ mang tính tương đối.
Như chúng ta biết, tên riêng thường dùng để chỉ người hoặc sự vật duy nhất, cá thể. Tuy nhiên, khi được sử dụng trong thành ngữ, tên riêng thường được dùng với ý nghĩa khái quát để biểu trưng cho một tính cách, một ý niệm nhất định. Khi người hay sự vật mang tính chất điển hình cao thì giá trị biểu trưng càng lớn. Chẳng hạn, thành ngữ nợ như chúa Chổm. Chúa Chổm là tên gọi thuần Việt của một nhân vật có thật trong lịch sử (tên thật là Lê Ninh). Tục truyền, nhân vật này thuở còn hàn vi mắc nợ rất nhiều. Khi lên ngôi vua và được rước về kinh thành Thăng Long thì ông bị đòi nợ suốt dọc đường. Lúc đầu, vẫn cái tính vung tay quá trán nên cứ ai hỏi là trả, nhưng khi thấy chủ nợ mỗi lúc một đông, chúa Chổm bèn ra lệnh chỉ trả cho đến khi về đến cổng thành Cửa Nam. Từ câu chuyện kể trên, tên gọi chúa Chổm đã trở nên nổi tiếng và trở thành biểu tượng của sự nợ nần.
Một ví dụ khác, thành ngữ oan như Thị Kính. Thị Kính là nhân vật trong tích truyện dân gian Quan Âm Thị Kính. Cuộc đời nàng hai lần mắc phải những nỗi oan lớn. Một lần Thị Kính cầm dao cắt râu chồng khi chồng ngủ, nên bị nghi là giết chồng. Lần thứ hai, nàng giả trai đi tu, bị Thị Màu chửa hoang vu cáo, nàng đành phải nuôi nhận đứa con thơ. Từ câu chuyện về cuộc đời của Thị Kính, dân gian đã khái quát nên thành ngữ oan như Thị Kính để biểu trưng cho những nỗi oan khuất cùng cực mà không giãi bày được.
Để chỉ nhiều thứ linh tinh, lôi thôi, rắc rối, tiếng Việt có thành ngữ trăm thứ bà Giằn/Dằn. Tên gọi bà Giằn trong thành ngữ này chỉ một nhân vật trong thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường. Truyền thuyết kể rằng bà Giằn vốn là một con yêu tinh sống trong hang động chuyên ăn thịt người. Để tiêu diệt bà Giằn, người ta đã băm nó ra thành trăm mảnh. Máu của nó chảy đến đâu hoá thành những muỗi, rệp, bọ, rắn, rết, đỉa,… đến đấy. Từ câu chuyện này, tên gọi bà Giằn đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho những thứ linh tinh, thượng vàng hạ cám.
Hầu hết các tên riêng được sử dụng trong thành ngữ đều có xuất xứ từ các tích truyện điển hình trong dân gian hoặc các tác phẩm văn học nổi tiếng. Những nhân vật điển hình trong các tác phẩm này có sức sống lâu bền, có sức lan toả mạnh mẽ đến mức đã được cố định hoá trong dân gian. Cho nên, câu chuyện càng nổi tiếng, nhân vật càng điển hình thì giá trị biểu trưng của tên riêng càng rõ rệt. Có thể minh chứng điều này bằng các thành ngữ sử dụng tên riêng có nguồn gốc Hán như nóng như Trương Phi. Trương Phi là một nhân vật nổi tiếng trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Trong tác phẩm, Trương Phi được khắc hoạ với những phẩm chất tốt đẹp như ngay thẳng, cương trực nhưng lại hết sức nóng nảy, với những cơn giận dữ kinh hồn, sấm sét. Con người ấy đã từng lấy đầu thượng tướng như thò tay vào túi áo lấy đồ vật, đã từng thét lên một tiếng làm tướng địch Hạ Hầu Kiệt sợ đứt ruột mà chết, đã từng đòi đánh thốc vào cửa quan để bắt sống Đổng Trác, cuối cùng đã phải bỏ mạng tại thành Lãnh Trung chỉ vì nóng nảy muốn báo thù cho người anh kết nghĩa vườn đào với mình là Quan Vũ. Từ tính cách điển hình ấy mà Trương Phi đã được người Việt Nam lựa chọn để biểu trưng cho sự nóng nảy.
Cũng trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, nhân vật Tào Tháo lại gây ấn tượng với người đọc bởi tính cách đa nghi. Truyện kể, Tào Tháo không tin bất kì ai trên đời, dù là tướng tài giỏi hay người lính hết lòng phục vụ ông ta. Tính cách hay ngờ vực, nghi kị đã trở thành điển hình, từ đó, người Việt khái quát thành cụm từ đa nghi như Tào Tháo.
Có thể kể thêm một số thành ngữ thuộc nhóm này như: như con Điêu Thuyền, máu ghen Hoạn Thư, sư tử Hà Đông,…
Ngược lại, khi tên riêng biểu thị người hay sự vật bình thường, chỉ quen thuộc trong phạm vi hẹp thì nghĩa biểu trưng của thành ngữ mờ nhạt. Chẳng hạn, bẻ tay Bụt ngày rằm, tốt như đồng Tụ, v.v.
Bên cạnh tên riêng của người, tên địa danh cũng được phản ánh trong thành ngữ và cũng mang giá trị biểu trưng. Nhìn chung, tên gọi các địa danh thường mang nghĩa biểu trưng cho sự xa xôi, cách trở như: kẻ Tấn người Tần, kẻ Việt người Tần, kẻ Nam người Bắc, cùng Nam cực Bắc.
Khác với việc sử dụng bộ phận cơ thể hay dùng con số để biểu trưng, việc lấy tên riêng để biểu trưng cho một ý niệm nào đó tính có lí do là rất rõ. Phần lớn các thành ngữ có sử dụng tên riêng để biểu trưng thường có nguồn gốc từ tích truyện dân gian hoặc các tác phẩm văn học nổi tiếng. Cho nên, để hiểu được chính xác và sâu xa nghĩa biểu trưng của thành ngữ trong trường hợp này phải nắm được nguồn gốc ra đời của thành ngữ.
3.
THƯ MỤC THAM KHẢO
Việc sử dụng danh từ riêng làm chất liệu biểu trưng trong thành ngữ tiếng Việt không mang tính ngẫu nhiên mà hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của con người Việt Nam. Như đã nói, các tên riêng được sử dụng trong thành ngữ tiếng Việt hầu hết đều có nguồn gốc từ những nhân vật điển hình trong các tích truyện dân gian, điển cố, tác phẩm văn học nổi tiếng. Mỗi nhân vật thường có nhiều nét tính cách, nhưng việc lựa chọn nét tính cách điển hình nào để phản ánh vào thành ngữ lại tuỳ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi dân tộc. Cho nên, có thể khẳng định, đây cũng là một trong những phương diện thể hiện rõ bản sắc dân tộc Việt Nam trong thành ngữ tiếng Việt.
1. Hữu Đạt, Đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá giao tiếp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009.
2. Hoàng Văn Hành, Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, NXB Văn hoá Sài Gòn, 2008.
3. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội, 1992.
4. Nguyễn Đức Tồn, Đặc trưng văn hoá – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy (tái bản có chỉnh lí và bổ sung), NXB Từ điển Bách khoa, 2010.
5. Nguyễn Như Ý, Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998.
Ý Nghĩa Những Từ Thô Tục Trong Việt Ngữ.
Nguyễn Xuân Quang
Những từ mà chúng ta ngày nay cho là “thô tục”, đối với tổ tiên ta chúng mang đầy ý nghĩa về triết lý, vũ trụ quan và nhân sinh quan, nói một cách khác những từ này mang ý nghĩa của Dịch lý.
Vì đây là một bài khảo cứu về ngôn ngữ và Dịch học, nên tác giả xin phép viết các từ thô tục này “nguyên con” (nguyên chữ). Xin các nhà đạo đức tạm gác cái bầu đạo đức qua một bên khi đọc loạt bài này kẻo không sẽ nguy hại tới sức khỏe (đây là lời khuyên của một thầy thuốc).
NHỮNG TỪ CHỈ BỘ PHẬN SINH DỤC NỮ
Trước hết xin nói về những từ chỉ bộ phận sinh dục phái nữ vì xã hội loài người bắt đầu từ mẫu hệ và hư vô trung tính chuyển qua vũ trụ âm trước. Việt ngữ có những từ chỉ bộ phận sinh dục nữ như nường, lồn, dánh, ke, ghe, nốc, dốc, đốc v. v…
NƯỜNG
Nường là tiếng cổ Việt chỉ bộ phận sinh dục nữ thấy rõ qua từ kép “nõ nường”. Nõ là nọc là cọc là cặc (xem dưới). Nường là nương, là nang có nghĩa là cái bao, cái túi, cái bọc. Nường là nòng, nõ là nọc. Nõ nường là nọc nòng dương âm là càn khôn. Ta cũng có từ nõn nường hàm nghĩa chỉ bộ phận sinh dục:
Ba mươi sáu cái nõn nường, Cái để đầu giường, cái gối đầu tay.
(ca dao).
Thật ra nõn nường chỉ bộ phận sinh dục gái tơ với nõn là non, trẻ, mượt mà như vải phin nõn, trắng nõn trắng nà. Từ nõn nà với nà là ná, nạ (mẹ) nàng, nường. Nõn nà là nường non, gái tơ, cái nường trắng nõn, trắng nà. Nõn nà là nàng đẹp tương đương với mị nương chính là Mã Lai-Java ngữ nona, nàng.
LỒN
Lồn là lồng, lòng, nòng, nàng, nường, nang có nghĩa là cái bao cái túi, cái bọc.
Cũng xin nói thêm ở đây là vì có biến âm d=l nên ta có từ nói lái đôn lò.
GHE
Ghe chỉ bộ phận sinh dục nữ như thấy qua câu ca dao:
Khôn thì ăn cháo, ăn chè,
Dại thì ăn đếch, ăn đác, ăn ghe, ăn đồ.
(ca dao).
Xin bước ra ngoài lề bài viết để kể một câu chuyện lúc tôi đi tuần du hải dương (sea cruise). Trong một buổi gặp mặt thuyền trưởng, một du khách hỏi vị thuyền trưởng là tại sao ship có giống cái và nói là she. Vị thuyền trưởng trả lời là các người đi biển coi con tầu, chiếc thuyền như một mỹ nhân, một người yêu, họ sống chết theo con tầu, chiếc thuyền. Tôi có nói nhỏ với vị thuyền trưởng là trong Việt ngữ ghe ship có nghĩa là bộ phận sinh dục nữ. Ông ta há hốc miệng. Bằng chứng là Ainu ngữ của thổ dân ở Nhật có từ chip là ghe thuyền cũng có nghĩa lóng là bộ phận sinh dục nữ (xem dưới).
NỐC, DỐC, ĐỐC
Nốc là cổ ngữ Việt chỉ thuyền, ghe. Ngày nay chỉ thuyền nhỏ, còn dùng ở miền bắc Trung Việt:
Ăn thì cúi chốc, kéo nốc thì than.
(Tục ngữ).
Ăn thì cắm đầu xuống ăn, còn kéo thuyền thì than.
Hay
Một trăm chiếc nốc chèo xuôi,
Không có chiếc mô chèo ngược, để tôi gởi lời viếng thăm.
(Hát đò đưa Nghệ Tĩnh).
Hay
Đêm khuya thắp ngọn đèn chai,
Quen o nốc đáy, ăn hoài cá tươi.
(ca dao).
Cũng nên biết nốc ở dưới nước nên liên hệ tới nước. Nốc còn có nghĩa là uống như nốc nước, nốc rượu. Nốc biến âm với nác, nước, núc. Nguyên thủy nốc cũng làm từ một thân cây khoét rỗng. Nốc liên hệ với Anh ngữ nog (cái chốt bằng khúc cây) log (thân cây). Nốc là ghe cũng có nghĩa là bộ phận sinh dục nữ. Nốc liên hệ với An ngữ nook (chỗ lõm, “xó” nhà, chỗ lõm dùng làm chỗ ngồi ăn gần bếp). Theo n=l, nốc = lốc, lốc cũng chỉ bộ phận sinh dục như thấy qua câu ca dao:
Một nghìn ghính ốc đổ vào lồn cô.
Thật ra phải viết là ” cô lô cô nốc” mới đúng. Từ hiện kim lốc là dạng nam hóa của nốc (giống như lõ của nõ) vô nghĩa. Như thế nguyên thủy nốc là thuyền độc mộc. Cổ ngữ Việt cũng có từ dốc, đốc chỉ thuyền. Trong Từ Điển Việt Bồ La có từ dốc chỉ cơ quan sinh dục đàn bà. Theo n = d như này = đây, ta có nốc = dốc, đốc. Đốc cũng chỉ cơ quan sinh dục đàn bà như thấy qua từ mồng đốc chỉ hạt tình (clitoris) (1). Mồng đốc là cái mồng thịt ở cái đốc, cái nốc phái nữ.
Như thế ta thấy một nhóm chỉ bộ phận sinh dục nữ qua các từ có nghĩa là ghe, nốc liên lạc với nước mang tính thái âm, thuần âm. Ngay cả từ đò đôi khi cũng được dùng để chỉ bộ phận sinh dục nữ như thấy qua câu ca dao:
Khi xưa anh ở cùng đò,
Bây giờ đò rách anh mò thuyền nguyên.
Từ đò gần âm với đồ. Từ đồ có nghĩa là ông đồ nho và cũng có nghĩa là bộ phận sinh dục như thấy qua câu thơ của một nhà thơ cổ chế riễu hai ông nhà nho:
Hai đứa tranh nhau một cái đồ!
Đò biến âm với đỏ. Đỏ cũng có một nghĩa là con gái, bộ phận sinh dục nữ như thấy trong câu hát:
Thằng cu vỗ chài, Bắt trai bỏ giỏ. Đi xem đánh cá…
Cái đỏ đối với thằng cu, “đỏ” đối với “cu”.
Đò cũng biến âm với đó, dụng cụ bắt cá có hình túi cũng chỉ bộ phận sinh dục nữ như thấy qua câu tục ngữ:
Đó rách ngáng chỗ.
Ý nói các bà vợ có ” đó đã rách ” nên nằm ngáng chỗ khiến các ông chồng không thể mò được “thuyền nguyên”. Cái hay nữa là “đó” cũng có nghĩa là “ấy”. Cái đó là cái ấy.
Điều rất thú vị là không những các từ cổ Việt chỉ bộ phận sinh dục nữ còn có nghĩa là ghe, nốc mà trong ngôn ngữ của người Ainu (Hà Di), thổ dân sống ở Nhật Bản có từ chỉ bộ phận sinh dục nữ cũng có nghĩa là ghe, nốc. Ainu ngữ chip chỉ ghe thuyền. Ta thấy rất rõ chip liên hệ với Anh ngữ ship (ghe thuyền, theo c=s). Ngoài ra Ainu ngữ chip cũng dùng như một tiếng lóng chỉ âm đạo: “chip, a slang word for the vagina ” (Rev. John Batchelor, Aini-English-Japanese Dictionary, Tokyo, 1905). Người cổ Việt đã gặp người Ainu “trong phòng the” cách đây hàng mấy ngàn năm. Nên biết là cái nốc, cái độc mộc có thể đi khắp bốn biển sang tới tận Madagascar (ngày nay thuyền độc mộc còn dùng nhiều ở đảo này, ngôn ngữ Magdagascar liên hệ với tiếng Mã-Nam Dương và Nam Á) thì thuyền độc mộc hay cái “nốc” của phái nữ cổ Việt sang tới đất Nhật Bản cũng là chuyện không có gì đáng ngạc nhiên cả.
Dĩ nhiên, ngoài ra còn có những tiếng lóng chỉ bộ phận sinh dục nữ. Chỉ xin nói tới một từ phổ thông nhất là từ lá đa.
LÁ ĐA
Lá đa chỉ bộ phận sinh dục nữ thấy qua câu ca dao:
Sự đời như cái lá đa,
Đen như mõm chó, chém cha sự đời.
Như đã giải thích ở chương Giống Đực Giống Cái trong Tiếng Việt Huyền Diệu, miền Bắc gọi là cây đa trong khi Trung Nam gọi là cây da. Từ da của Trung Nam theo duy âm, nòng có một nghĩa là cái túi cái bao, cái bọc thân người như da người, da trời. Thái ngữ nang là da. Với nghĩa là túi, bọc, nang nên lá đa là lá nường, là lá nàng, lá nòng, là lồng, lồn.
Về ngôn ngữ học, lá đa theo duy dương, nọc có nghĩa là lửa, mặt trời, đỏ.
Như thế lá đa theo duy dương là lá trời, lá đỏ (Nguyễn Xuân Quang, Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt, 2002). Như trên ta đã thấy đỏ cũng chỉ bộ phận sinh dục nữ, phái nữ như “con đỏ ẵm em”. Lá đỏ chỉ bộ phận sinh dục nữ vì thế lá vông cũng dùng chỉ bộ phận sinh dục nữ vì vông biến âm với vang có nghĩa là đỏ. Đỏ biến âm với đẻ, Phạn ngữ ja là đẻ cùng âm với Việt ngữ da, đa. Lá đa, lá vông có thể hiểu là “lá đỏ”, “lá đẻ”. Lá vông chỉ bộ phận sinh dục nữ, phái nữ thấy rõ qua tục mai táng của Việt Nam:
Cha gậy tre, mẹ gây vông.
Khi cha chết con trai chống gậy tre. Như đẵ biết tre là cây “que”, loài thảo mộc thẳng như cái que không có cành nhánh lớn. Que biểu tượng cho bộ phận sinh dục nam, phái nam vì thế mà khi cha chết con trai phải chống gậy tre là vậy. Trong khi đó lá vông là lá đỏ chỉ bộ phận sinh dục nữ, phái nữ nên khi mẹ chết con trai phải chống gậy vông.
Ngoài ra về hình dạng lỗ sinh dục phái nữ cũng giống lá đa. Hình lá đa chỉ lỗ sinh dục phái nữ còn thấy rất rõ trong gốm cổ Moche của Peru (Gốm Tình Dục Peru Cổ).
Gốm diễn tả bộ giống phái nữ làm theo cơ thể học, người nữ hình Mẹ Đời ngồi ở tư thế sinh con, hai tay giơ lên phía đầu, ở trong Trứng Vũ Trụ (ở giữa), hình nòng O (bên trái) và hình lá đa (bên phải), Bảo Tàng Viện Larco (ảnh của tác giả).
Lá đa, lá vông, lá mơ đều có hình dạng giống nhau vì thế “hiện thực” hơn nữa, lá mơ lông cũng dùng chỉ bộ phận sinh dục nữ.
Hơn nữa tổ tiên ta chọn lá đa, lá da và từ lá đa, lá da được dùng phổ thông hơn các thứ lá khác vì cây đa, cây da là cây thờ, cây linh thiêng, Cây Đời (Tree of Life), Cây Vũ Trụ (Cosmic Tree) sinh ra vũ trụ muôn loài. Người đàn bà đầu tiên của loài người hay Mẹ Đời của truyền thuyết Mường Việt cổ là Dạ Dần sinh ra từ một cây si, cùng họ với cây đa (Nguyễn Xuân Quang, Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt, 2002). Cái lá đa của phụ nữ Việt là một thứ lá “thiêng liêng” vì thế tục thờ “lá đa” nói riêng và thờ nõ nường, thờ dâm thần của người cổ Việt theo mẫu hệ là chuyện dĩ nhiên.
THÌ LA, THÌ LẨY, THÈ LE, TÈ LE
Xin nói tới một từ chỉ bộ phận sinh dục nữ rất bí hiểm không một ai biết nghĩa. Ta có bài đồng dao nói về con gái:
Con gái bẩy nghề, Ngồi lê là một, Dựa cột là hai, Kêu ca là bốn, Trốn việc là năm, Hay nằm là sáu, Láu táu là bẩy.
Ông đồ nào là tác giả làm bài đồng dao này cho con nít hát quả thật là một ông “đồ thâm” nho, một ông đồ “nho nặng” (nhọ), đồ này rất “đen” và rất “nhọ”. Cũng nên biết là bài đồng dao này rất phổ biến ở miền Bắc vì thế không phải chỉ có Trung Nam có liên hệ với Nam Đảo như Mã- Phi Luật Tân mà miền Bắc cũng có liên hệ.
NU NA NU NỐNG
Ta cũng thường nghe trẻ em hát bài đồng dao:
Cái bống nằm trong, Con ong nằm ngoài. . .
Như đã giải nghĩa ở chương Dịch Học trong Tiếng Việt Huyền Diệu, na là một tiếng cổ Việt có nghĩa là nà (ná, nạ là mẹ), nàng, nang, nường như nõn nà = nõn nường (cái nà, cái nường trắng nõn). Cổ Việt nống là cái nọc để chống, để nâng vật gì lên. Na và nống là nường nõ, nòng nọc. Na là nà, là nàng, là nường là nòng là dòng là nước nên đi với câu hát thứ nhì có con cá bống, còn nống là cọc là nọc nên đi với câu thứ ba có con ong là loài có nọc (“ong non ngứa nọc”). Hai câu sau giải thích nghĩa của hai từ cổ ‘na” và nống”. Còn từ “nu” nghĩa là gì? Nu biến âm với neo, néo, đeo, đéo với đu, đụ. Nu na nu nống hiển nhiên là “đu na đu nống” là làm tình. Ông đồ nào làm ra bài đồng dao này cũng là loại đồ thâm.
NHỮNG TỪ CHỈ BỘ PHẬN SINH DỤC NAM
Việt ngữ có những từ chỉ bộ phận sinh dục nam như nõ, lõ, ke, que, buồi, cặc, chông, chim, cò, cu v. v…
Nhìn chung những từ chỉ bộ phận sinh dục nam có nghĩa là “vật nhọn” như nọc, cọc, que, roi, dùi…
NÕ
Tiếng cổ Việt nõ chỉ bộ phận sinh dục nam như nõ nường (nọc nòng). Nõ là cây cọc, nọc như đóng cọc mít cho mau chín gọi là đóng nõ mít. Nõ nam hóa thành lõ. Trong từ Điển Việt Bồ La của Alexandre de Rhodes có từ “lõ”: ‘làm dương vật cương lên như khi con vật giao cấu. Blỏ cùng một nghĩa’ và có từ “lô”, “con lô”: ‘cơ quan sinh dục của đàn ông’. Hiển nhiên lõ, lô là biến âm của nõ. Lõ trong tiếng Việt hiện kim chỉ vật gì đâm ra như cọc nhọn ví dụ mũi lõ, cặc lõ hay lõ cặc. Có phương ngữ nói là cặc lỏ (dấu hỏi). Theo l=n, lỏ = nỏ, vật bắn mũi tên (một thứ nọc, cọc nhọn). Thời cổ con người dùng cây nõ, cây cọc nhọn đâm thú vật mải về sau mới phát minh ra cây nỏ, cây ná bắn mũi tên. Ta thấy cây nõ đẻ ra cân nỏ, cây ná.
Ở đây ta thấy lõ (dấu ngã) và lỏ (dấu hỏi) theo hai cách nói và viết với hỏi ngã khác nhau của hai phương ngữ khác nhau đều đúng cả, chỉ có từ này cổ hơn từ khác mà thôi. Vì thế trong Việt ngữ vùng này nói theo âm dấu hỏi vùng kia nói theo âm dấu ngã chưa hẳn là ai đúng ai sai. Chúng ta phải chờ cho tới khi có một hàn lâm viện Việt Nam quyết định chọn viết theo dấu nào để dùng trong pháp ngữ Việt thì khi đó ta đem dùng trong các viết theo học viện (academic). Giả dụ các ông học viện sĩ (hàn lâm viện sĩ, viện sĩ) hỏi ý kiến tôi chọn cách viết theo dấu ngã hay theo dấu hỏi, thì tôi chọn viết theo lõ (dấu ngã) dựa vào các lý lẽ sau đây:
./ gốc nõ (cây cọc) cổ hơn nỏ (vật bắn cọc nhọn) như đã nói ở trên cây nõ đẻ ra cây nỏ.
./ theo cách giúp trí nhớ về hỏi ngã mà chúng ta thường nghe nói tới là “(Chị) Huyền ngã nặng, hỏi sắc (thuốc) không?” thì dấu ngã (lõ) đi với dấu nặng (cặc).
./ta thường viết mũi lõ rồi thì viết cặc lõ cho nó thuận chiều với nhau.
NỌC
Heo nọc là heo đực.
CỌC
Cọc chỉ bộ phận sinh dục nam như thấy qua thơ Hồ Xuân Hương:
Quân tử có thương thì đóng cọc,
Xin đừng mân mó nhựa ra tay.
(vịnh Quả Mít).
Hay
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không.
(vịnh Cái Đu).
Anh ngữ cock gà sống cũng có nghĩa là bộ phận sinh dục nam, có coc – chính là cọc.
CHÔNG
Chông là cọc nhọn cũng chỉ bộ phận sinh dục nam:
. . . . . .
Thịt chó tiểu đánh tì tì,
Bao nhiêu lỗ tội tiểu thỉ cắm chông. Nam mô xứ Bắc xứ Đông, Con gái chưa chồng thì lấy tiểu tôi.
(ca dao).
Chông cùng vần với chống là que, nọc để đỡ vật gì, với trống là đực với chồng là người có chông, có chống là người trống. Trong khi đó vợ biến âm với vỏ là cái bao, cái bọc, cái túi (xem Dịch Lý).
KE, QUE
Như đã nói trong từ Điển Việt Bồ La của Alexandre de Rhodes có từ ke chỉ bộ phận sinh dục nữ và nam. Theo duy dương, ke biến âm với kẻ (kèo nhỏ, thước kẻ), với que chỉ bộ phận sinh dục nam.
CẶC
Trung Nam gọi bộ phận sinh dục nam là cặc. Cặc là biến âm của cược, cọc như tiền đặt cọc là tiền đặt cược (Lê Ngọc Trụ, Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị). Từ cặc liên hệ với những từ chỉ bộ phận sinh dục nam của Tây Ban Nha carajo, Latin dân dã caracium, Hy Lạp karas (pointed stake, cọc nhọn, REW. 1862) có car– là cặc; với Breton kalc’h, Cornish cal, Welsh col (sting, ngòi, nọc), Ái Nhĩ Lan colg (sword, gươm, kiếm, Pederson 1.105), giáo hội Slavic kocanu (c và u có dấu ă), Albanian kotsh (rod, stalk, que, roi, cọng cây, Berneker 536); Phạn ngữ kaprt(h) – (r có chấm ở dưới) (Walde -P. 1.348, 2.49). . .
BUỒI
Miền Bắc dùng từ buồi chỉ bộ phận sinh dục nam không dùng từ cặc. Buồi biến âm với bổ, búa (búa đây là búa có mỏ nhọn tức búa chim) cũng là vật nhọn. Buồi liên hệ với Anh ngữ bur (mũi khoan), ebur (ngà voi), spur (mấu nhọn như cựa gà, mấu nhọn ở gót giầy để thúc ngựa). Buồi biến âm thành “bòi “: trong từ Điển Việt Bồ La của Alexandre de Rhodes có từ bòi: ‘cơ quan sinh dục của đàn ông’. Buồi ngày naycũng nói trại đi thành “bòi” như “Đứa nào cười tớ nó ăn bòi”. Buồi, bòi liên hệ với Anh ngữ boy (con trai). Thằng ” boy” có bòi, có buồi. Theo biến âm b=v, bòi = vòi, vọi. Khái Hưng trong truyện Trống Mái có một nhân vật rất nổi tiếng, một biểu tượng về tình dục (sex symbol) mang đầy hùng tính, nam tính tên là Vọi. Có lẽ Khái Hưng đã chọn tên này vì nó gần cận với Vòi, Bòi. Theo biến âm b=m, buồi = muồi, muỗi. Con muỗi là con mũi có vòi nhọn như kim nhọn hút máu; buồi = mùi. Trong mười hai con giáp Mùi là con dê là con thú có sừng biểu tượng cho dương, nam tương đương với con hươu. Hán Việt dương là dê. Dương có một nghĩa là đực. Đực biến âm với đục (chisel) là vật nhọn.
Nhìn chung buồi là bổ, búa, vật nhọn liên hệ với gốc tái tạo Ấn-Âu ngữ * pes-, * pesos– (Walde-P. 2.68, Ernout-M 7520. Anh ngữ penis có gốc pen- có một nghĩa là cây bút, viết. Bút là bót, vót, viết là vót, vọt, que vót nhọn, nguyên thủy que vót nhọn dùng làm viết vạch lên đất sét, đá mềm. Pháp ngữ verge, Latin virga phát xuất từ gốc rod (roi), stalk (que, cọng cây) ta thấy rõ gốc ver-, vir– liên hệ với Việt ngữ vọt. Hòa Lan ngữ roed (penis) liên hệ với Việt ngữ roi …
CHIM, CÒ, CU.
Dưới một góc cạnh, chim cò, cu có mỏ nhọn biểu tượng cho dương, bộ phận sinh dục nam. Theo biến âm ch= k như chặt = cắt, chim = kim (vật nhọn). Ta có từ ghép đồng nghĩa chim chóc. Chóc là chim. Tày-Thái ngữ chốc là chim. Với h câm chóc = cóc = cọc. Thái Lan ngữ nok là chim. Nok là nọc. Cò biến âm với cồ là đực. Đực biến âm với đục (chisel), vật nhọn. Đực là nọc như heo đực là heo nọc. Tục ngữ có câu:
Cơm no, cò đói.
Câu này cùng nghĩa với câu:
No cơm, ấm cật,
Rậm rật tối ngày.
Cu biến âm với cò, cồ. Chim cu biểu tượng cho bộ phận sinh dục nam:
Mù u, ba lá mù u,
Vợ chồng cãi lộn, con cu giải hòa.
(ca dao).
Con trai nhỏ thường gọi là thằng cu. Như thế chim, cò, cu có gốc từ vật nhọn, kim, nọc, cọc nên biểu tượng cho dương, bộ phận sinh dục nam.
Tóm lại, qua những từ chỉ bộ phận nam nữ ta thấy có những điểm quan trọng cầm lưu tâm như sau:
-Trong những từ chỉ bộ phận sinh dục nữ như nường, lồn, ghe, nốc, khe, kẽ v. v. từ lồn hiện kim có gốc từ cổ ngữ nường, nòng là cái bao cái túi, cái bọc liên hệ tới Nòng (ngược với Nọc), Khôn (ngược với Càn) dùng trong vũ trụ quan, vũ trụ giáo, thờ mặt trời, Dịch học. Lồn, lồng là dạng nam hóa, hiện kim của nòng, nường (l là dạng nam hóa, hiện kim của n). Từ lồn dùng phổ thông cả ba miền Bắc Trung Nam. Còn những từ khác gọi theo “bề ngoài” như ke, ghe, nốc v. v… ít phổ thông. Ghe, nốc dùng nhiều ở Trung Nam thôi.
-Trong tất cả các từ chỉ bộ phận sinh dục nam như ke (que), buồi, cặc, chim cò đều có nghĩa là vật nhọn, nọc, cọc. Miền Bắc dùng buồi trong khi Trung nam dùng cặc. Điểm này một lần nữa ngôn ngữ cho thấy hai xã hội Bắc Nam mang màu sắc Nam Bắc phân ranh (giới) có thể một phần là do hậu quả của một thời Nam Bắc phân tranh. Từ buồi của miền Bắc có gốc là bổ, búa. Từ bổ biến âm với bố (ngược với mẹ). Điểm này ta thấy gần cận với Hán ngữ phụ (bố) biến âm với phủ (rìu, búa). Bố có bổ, có buồi; phụ có phủ. Buồi của miền Bắc gần cận văn hóa Trung Hoa. Bố Việt và phụ Trung Hoa đều có búa cả. Trong khi từ cặc của Trung Nam như đã thấy liên hệ với Phạn ngữ kaprt(h)- (r có chấm ở dưới), bộ phận sinh dục nam (nên nhớ là trong Chàm ngữ, Mã Lai ngữ có rất nhiều gốc Phạn) và gần cận với Mã Lai ngữ (bang Riau Johor) chok chỉ bộ phận sinh dục nam. Chok chính là cọc là cặc. Mã-Lai cận đại theo Hồi giáo vay mượn tiếng Ả Rập hak, zaka r (cặc). Theo h = c (hủi = cùi) hak = cak, cặc và zakar có -kar là cặc. Từ cặc của Trung Nam gần cận với văn hóa Mã Lai Đa Đảo.
-Về bộ phận sinh dục nam Bắc Trung Nam có hai từ riêng biệt buồi và cặc, trong khi từ lồn ngày nay được dùng phổ thông khắp ba miền. Điều này cho thấy mẹ Việt Nam đời đời như nhất, ảnh hưởng mẫu hệ vẫn còn duy trì kiên cố trong xã hội Việt Nam; vai trò phụ nữ trong xã hội Việt Nam vẫn không thay đổi, nói một cách khác vẫn được duy trì, tôn thờ dù ở xã hộ mẫu quyền hay phụ quyền dù ở bất cứ một thể chế chính trị nào. . . Trong khi nam phái đã chia rẽ, phân biệt Bắc Trung Nam và đi theo các xu hướng, thể chế văn hóa , chính trị khác nhau.
-Lồn hiện kim có gốc từ cổ ngữ nường, nòng là cái bao cái túi, cái bọc liên hệ tới Nòng. Mặt khác buồi và cặc tuy là hai từ khác nhau nhưng đều có nghĩa gốc là vật nhọn, nọc. Như thế những từ chỉ bộ phận sinh dục nữ, nam phổ thông hiện nay đều mang nghĩa nòng nọc (âm dương). Điểm này cho thấy Dịch lý giữ một vai trò cốt yếu trong tiếng Việt nói riêng và trong văn hóa Việt nói chung. Ta thấy rõ bai chữ cái nòng (O) và nọc (I) trong chữ viết nòng nọc vòng tròn-que có gốc từ bộ phận sinh dục nữ và nam.
Điều này giải thích cho thấy rất rõ là người cổ Việt thờ nõ nường. Khảo cổ học tìm thấy những đôi tượng đá tạc bộ phận sinh dục nam nữ (nõ nường) ở Sông Mã, tượng bộ phận sinh dục nam ở Văn Điển, trên nắp thạp Đào Thịnh có những cặp nam nữ đang làm tình… Nhiều nơi ở vùng đất tổ Việt như ở xã Khúc Lạc và Dị Hậu tỉnh Phú Thọ gần đây còn giữ tục thờ sinh thực khí. Hàng năm hai xã vào đám ngày mồng 7 và 26 tháng giêng. Đồ lễ ngoài trầu cau rượu thịt còn có 36 âm vật và dương vật (18 cặp) gọi là nõ nường, dân địa phương gọi là “nọ nường”. Làng Đông Kỵ, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội xuân rước nõ nường vào ngày mồng 6 tháng giêng. Một bô lão dẫn đầu đám rước một tay cầm dương vật và một tay cầm âm vật bằng gỗ vừa đi vừa hát:
Cái sự làm sao, cái sự làm vầy,
Cái sự thế này, cái sự làm sao.
Vừa hát cụ vừa múa điệu âm dương diễn tả theo động tác làm tình. Cụ lồng hai hai bộ phận nam nữ vào nhau v. v… Một vài xã ở Hải Dương cũng có tục này. Khi đi rước thanh nam hát:
Cái nạo thế sừ, là cái sự thế nào?
Thanh nữ hát đáp lại:
Cái nạy thế sừ, là cái sự thế này. . .
(Nguyễn Xuân Quang, Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt, 2002). Sự thờ phượng nõ nường, thờ phượng dâm thần hay sinh thực khí của cổ Việt không phải là thứ “man di mọi rợi”, là thứ ‘dâm phong” “ngoài vòng lễ giáo” như người Trung Hoa gán cho người cổ Việt. Nhiều người Việt ngày nay đã sai lầm cho rằng sự thờ phượng nõ nường là thô tục, là điều đáng xấu hổ. Phải hiểu nõ nường là nọc nòng là nguồn cội, là sinh tạo, là tạo hóa sinh ra vũ trụ muôn loài. Thờ nõ nường là đạo thờ nòi giống, là đạo duy trì giống nòi, là đạo hiếu sinh, trường tồn. Thờ nõ nường là đạo tối cổ của nhân loại. Hình bóng thờ nõ nường để lại trong những nền văn minh “tiến bộ hơn” nghĩa là muộn hơn như thờ linga và yoni của Ấn Độ. Vào thời phụ quyền sự thờ phượng “nõ” ngự trị hơn như hình thạch bi obelisk của Ai Cập, Menhirs ở Anh và các trụ thạch ở nhiều nơi khác. . . với ý nghĩa đã xa rời “đạo gốc”, nõ nường âm dương.
Một điểm rất lý thú là trong truyền thuyết vũ trụ tạo sinh của người Hawaii có hai vị thần tổ sinh tạo ra trần thế (Earth and the things on the Earth) có tên là thần Ku và Lono (Martha Beckwith, Hawaiian Mythology, tr.32) tương ứng với Việt ngữ là thần Cu và thần Lồn. Điều này cũng dễ hiểu vì những tộc Mặt trời nước liên hệ với cổ Việt hay phát xuất từ cổ Việt ở Đa Đảo (Polynesia), Mã-Nam Dương đã dùng thuyền đi tìm đất mới tới tận các đảo xa xôi, trong đó có quần đảo Hawaii.
Chim biểu của bang Hawaii là con ngỗng ne ne ruột thịt với con vịt trời le le (ne ne là âm cổ của le le ; ne biến âm với na, nã là nước và le biến âm với lã là nước ngọt, ngỗng ne ne và vịt trời le le đều là loài chim nước). Ngỗng ne ne của Hawaii ruột thịt với le le Vụ Tiên của Việt Nam. Con vịt trời le le Vụ Tiên bay tận đến Hawaii biến thành con ngỗng ne ne. Do đó ngôn ngữ cũng như truyền thuyết về vũ trụ tạo sinh của người Hawaii vẫn còn sót lại những dấu tích của cổ Việt.
Người cổ Việt thờ nõ nường nên Việt Dịch nòng nọc là Dịch nguyên thủy. Trong khi Trung Hoa có thuyết âm dương nhưng không thờ nõ nường chứng tỏ Dịch Trung Hoa không phải là Dịch nguồn cội, là loại Dịch đã tân tiến, đã muộn.
NHỮNG TỪ CHỈ LÀM TÌNH
Những từ phổ thông chỉ làm tình miền Bắc có những từ như địt, đéo, lẹo (loài vật), phủ…, Trung Nam có từ đụ.
ĐỊT
Miền Bắc dùng từ địt chỉ làm tình, trong khi đó Trung Nam từ địt chỉ đánh hơi (Miền Bắc nói đánh hơi là đánh rắm). Trong những năm còn là sinh viên y khoa tôi thường được nghe kể lại câu chuyện một vị gáo sư Y Khoa người miền Nam, sau khi giải phẫu bụng cho một cô gái người Bắc di cư, lúc đi thăm hậu giải phẫu, vị giáo sư này hỏi người bệnh “Chị đã địt chưa?”. Con bệnh đỏ mặt, xấu hổ . . . Cho tới khi tôi viết những dòng này, không ai hiểu tại sao. Xin giải toả thắc mắc này.
-Địt là làm tình.
Theo biến âm đ=d như đa = da (cây), ta có địt = dịt. Từ dịt có một nghĩa là dính vào nhau, dán dính vào, buộc vào nhau như dịt thuốc vào vết thương. Theo d = r (dăng = răng), dịt = rịt, rít. Rít có nghĩa là dính như rít rịt. Theo d = ch như giăng = chăng, dịt = chịt, chít. Chằng chịt là cột cứng bằng nhiều dây rợ qua lại nhiều lần. Chít khăn là cột, quấn khăn. Theo d = n như dăm = năm, ta có dịt = nịt. Nịt là dây, đai, thắt lưng; nai nịt là cột người bằng thắt lưng, bằng dây. Như thế địt chỉ làm tình có nghĩa là dính vào nhau, cột vào nhau. Ta thấy rất rõ miền Bắc có từ đi tơ chỉ loài vật (thường là chó) giao hợp với nhau. Tơ là sợi dây. Đi tơ là cột vào nhau như cột bằng sợi tơ, sợi dây. Địt liên hệ với Phi Luật Tân Tagalog dikit, joined, Paiwan d’ekets (e ngược), to stick, gốc Uraustronesisch Dempwolff’s construction * deket (e ngược), to stick (Davidson). Rõ nhất là địt và Tagalog dik-, joined có nghĩa là nối với nhau, giao nhau cùng nghĩa với giao hợp. Địt liên hệ với Phạn ngữ snit, to love, yêu, có -nit là địt (n=đ như này = đây). Phạn ngữ snit biến âm với Phạn ngữ snih, attached, đính vào, cột vào. Rõ như ban ngày địt biến âm với dịt liên hệ ruột thịt với Phạn ngữ snit, snih. Ngoài ra địt cũng liên hệ với Phạn ngữ nidhuvana, sexual intercourse, làm tình. Rõ như “Con cua tám cẳng hai càng, Một mai hai mắt rõ ràng con cua” là địt liên hệ với phần đầu nid- của Phạn ngữ nidhuvana. Nid- = nịt = địt.
-Địt là đánh hơi
Như thế ta thấy rất rõ hai từ địt của miền Bắc và Trung Nam là hai từ đồng âm dị nghĩa. Đúng ra Trung Nam phải nói đánh dít hay rít cho đồng điệu với từ rắm của miền Bắc theo đúng như từ đôi rắm rít thay vì địt mới không gây ra hiểu nhầm.
ĐÉO, LẸO.
Miền Bắc cũng thường dùng từ đéo chỉ làm tình như giai thoại “đá bèo” (nói lái lại là ‘đéo bà”) của Trạng Quỳnh và thơ Cao Bá Quát có câu:
Hai hồi trống giục, đù cha kiếp,
Một lưỡi gươm đưa, đéo mẹ đời.
Đéo biến âm với đeo, có nghĩa là bám cứng vào nhau, dính chặt vào nhau như ” đeo như đỉa đói“. Đéo biến âm với “đèo” là chở nhau, ôm nhau, cõng nhau như đèo bòng tức đèo bồng (bồng là bế, bồng bế”). Đéo cũng biến âm với néo, hai khúc cây nối bằng một khúc dây dùng “neo” bó lúa để đập lúa. Néo hàm nghĩa cột cứng vào nhau (cùng nghĩa với nai, nịt, địt). Néo liên hệ với Anh ngữ nail, vật nhọn dùng đóng chặt hai vật vào nhau. Nguyên thủy neo, nail là nêu, cọc nhọn. Như thế từ đéo cũng có nghĩa giống như từ địt làm tình là dính vào nhau, cột vào nhau. Từ đéo biến âm với đeo, đèo, néo nghiêng nhiều về hình ảnh bám chặt vào nhau, ôm nhau, cõng nhau thường thấy nhiều ở loài vật khi giao cấu với nhau như hai con sam khi giao hợp ôm cứng nhau nên tục ngữ có câu “đeo như sam“, cóc ếch khi giao cấu ôm nhau, cõng nhau, đèo nhau… Theo biến âm đ = l như đãng tai = lãng tai, ta có đéo = lẹo. Lẹo cũng có nghĩa là làm tình như con đó với thằng đó lẹo tẹo với nhau. Hai con chó giao cấu với nhau thường nói là “mắc lẹo “.
ĐỤ
Trung Nam nói làm tình là đụ. Ta thấy có thể:
-Đụ là biến âm với đu có một nghĩa là bám cứng như đeo, với đâu (nối lại như đâu lại với nhau) cũng hàm nghĩa như từ địt của miền Bắc. Theo t = n như túm = núm (nắm, bắt) ta có địt = địn. Địn là từ nói trại đi của địt. Ta có từ đụn địn là từ nói trại đi của hai từ đụ địt. Địa khai ngôn ngữ đụn địn là đụ địt còn đào tìm thấy qua bài đồng dao sau đây:
Mười rằm trăng náu,
Mười sáu trăng treo, Mười bẩy sẩy chiếu, Mười tám rám trấu, Hai mươi giấc tốt
. . . . . .
“Mười bẩy sẩy chiếu” là đêm mười bẩy sải chiếu, trải chiếu. “Mười tám rám trấu” là đêm mười tám đốt trấu làm lò sưởi đã cháy rám, đã cháy nám, đã bén cháy. Tất cả đã sửa soạn sẵn sàng xong, “Mười chín đụn địn” là đêm mười chín đụn địn, tức là làm tình đụ-địt. Các tác giả hiện nay thường giải thích “né tránh” cho khỏi thô tục cho đụn địn có nghĩa là “đi ngủ”. Từ ngủ cũng có nghĩa là làm tình như ” con đó ngủ với nhiều thằng“. “Hai mươi giấc tốt” là đêm hai mươi ngủ ngon. Rõ ràng đêm mười chín đâu có ngủ, suốt đêm thức lục đục lo “đụn địn” nên đêm hôm sau mới lăn ra ngủ, mới có “giấc tốt”. Làm tình là liều thuốc ngủ thiên nhiên tốt nhất.
-Đụ là dạng giảm thiểu của đục. Từ đục bị đục bỏ chữ “c” cuối còn lại “đụ”. Đục chỉ động tác làm tình. Theo biến âm đ = th (đủng đỉnh = thủng thỉnh), ta có đục = thục, thúc, thọc, thụt, thọt liên hệ với Anh ngữ thrust, chỉ động tác làm tình.
-Đụ là biến âm với tụ, tủ (theo đ = t). Tụ có nghĩa là qui vào nhau như tụ tập, tụ họp. Đụ, tụ là kết vào nhau, dính vào nhau, đến với nhau. Những nghĩa này đều hàm ý làm tình thấy rất rõ qua từ Latin coitus, coire, Pháp ngữ coit có nghĩa đen là come together (có gốc “co-“, cùng, chung). Coitus, coit gần âm với Việt ngữ chơi (chơi là đến với nhau, cùng vui với nhau), chọi …
Còn tủ là phủ là che đậy. Phủ cũng chỉ nghĩa giao cấu, giao hợp như trong truyền thuyết có chuyện thuồng luồng “phủ” người. Làng Ngãi ở Bắc Việt có tục thờ bà Phạm Ngọc Dong. Bà đã được thuồng luồng phủ và sinh ra một bọc trứng nở ra Đại Hải Long Vương. Ông này sau làm tướng giúp vua Hùng đánh thắng quân Thục bằng các quân lính hoàn toàn là loài thủy tộc. Hàng năm vào ngày mồng 3 tháng giêng, dân làng mở hội, cúng tế, bao giờ cũng có món gỏi cá để cúng ông thần sông Hà Bá và bà Chúa Đầm; cúng ở đình và ở các bến nước bằng gỏi cá. Vì thế tại vùng này có câu ca dao “Trống Mơ, cờ Sỏi, gỏi Nghìa” để ca tụng món gỏi cá nổi tiếng của làng Nghìa, làng Nghĩa tức làng Ngãi (Lê Thị Nhâm Tuyết). Mổ xẻ ta thấy quân Thục thuộc sắc dân Tầy-Thái thuộc họ ngoại Mặt Trời Êm Dịu An Dương Vương dòng Nước, âm, họ ngoại Âu Cơ (An Dương Vương dựng nước Âu Lạc kết hợp giữa Âu Việt của Âu Cơ và Lạc Việt của Lạc Long Quân). Vì thế phải có một vị tướng con của Thuồng Luồng có cốt cá sấu (cá sấu mới đẻ ra trứng) thuộc dòng nước là Đại Hải Long Vương (rõ ràng rồng Long có cốt cá sấu thuồng luồng) và phải dùng quân là các loài thủy tộc mới đánh thắng được quân Thục thuộc dòng nước. Ta cũng thấy tên Dong có nghĩa là bao bọc như thấy qua từ ghép đồng nghĩa bao dong. Lá dong là thứ lá dùng để bao, để bọc, để gói như bánh chưng. Dong là bao bọc là Nong là Nòng. Tên bà là Bao, Bọc nên bà đẻ ra một bọc trứng và bà là di duệ của Âu Cơ đẻ ra một bọc trứng nở ra trăm Lang Hùng). Bà Phạm Ngọc Dong thuộc dòng nòng, dòng nước nên được thuồng luồng phủ là vậy. Ta cũng thấy công chúa Ngọc Dung (Dung biến âm của Dong như bao dung = bao dong) con vua Hùng vương có dòng máu “mẹ”, nước nên lấy một gã thuyền chài tên là Chử Đồng Tử (Cậu Con Trai sống bên Bến Sông) ở làng Chử Xá (Làng Ven sông). Cuối cùng tại sao chọn ngày 3 tháng giêng làm ngày hội? Xin thưa số 3 là số Đoài tức ao đầm và số 1 là số Chấn (Nguyễn Xuân Quang, Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt, 2002) tức nước dương có một khuôn mặt là biển (Vua Mặt Trời Nước Lạc Long Quân có mạng Chấn nên có một khuôn mặt là Long Vương Thần biển hóa thành con Rùa Vàng Kim Qui giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa, xây thành xong con Rùa Vàng quay về Biển. An Dương Vương thuộc dòng nước Âu-Lạc, cuối đời cầm sừng tê giác bẩy khấc rẽ nước đi xuống biển là vậy). Ngày 3 tháng giêng đều là ngày của dòng nước, ao hồ sông biển.
Ở đây ta có thể dùng tiếng Việt tìm nguyên ngữ của Anh ngữ fuck. Từ “fuck” có gốc fu- ruột thịt với Việt ngữ phủ và fu(ck) = phủ = tủ = đụ.
Cuối cùng, như đã nói ở trên, là từ địt của miền Bắc liên hệ với phần đầu nid– của Phạn ngữ nidhuvana (sexual intercourse). Nid- = nịt = địt. Ta cũng thấy từ đụ của Trung Nam cùng âm -dhu- phần thứ hai của Phạn ngữ nidhuvana. Phải chăng miền Trung Nam lấy phần âm giữa còn miền Bắc lấy phần âm đầu? Cả hai cùng một gốc Phạn?
Những từ làm tình của Việt cũng mang ý nghĩa kết hợp, giao hòa, giao hợp nghĩa là mang ý nghĩa của Dịch lý. Qua hai từ địt của miền Bắc và đụ của miền Nam ta cũng thấy có sự phân biệt, chia rẽ như hai từ buồi và cặc.
Cước Chú
(1). Tôi gọi clitoris là hạt tình vì clitoris về cơ thể học tương đương với glans (qui đầu) của dương vật. Tiếng phổ thông glans chỉ một thứ hạt dẻ rừng, vì cơ thể học tương đương với nhau nên đã gọi glans là hạt thì clitoris cũng phải dùng từ hạt cho cân xứng.
Ta cũng thấy dân dã Việt Namgọi clitoris là “hạt chay” như thấy qua câu ca dao:
Chị em rủ nhau tắm đầm, Của em son đỏ, chị thâm thế này? Chị thâm là tại anh mày, Xưa kia chị cũng hạt chay đỏ lòm.
Bạn đang xem bài viết Ngữ Pháp Tiếng Anh: Mạo Từ A trên website Uplusgold.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!