Xem Nhiều 6/2023 #️ Nguồn Gốc Tên Tiếng Anh Các Ngày Trong Tuần # Top 12 Trend | Uplusgold.com

Xem Nhiều 6/2023 # Nguồn Gốc Tên Tiếng Anh Các Ngày Trong Tuần # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nguồn Gốc Tên Tiếng Anh Các Ngày Trong Tuần mới nhất trên website Uplusgold.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Như chúng ta đã biết, tiếng Anh có nguồn gốc từ nhiều thứ tiếng khác nhau. Ảnh hưởng của những ngôn ngữ này cũng được nhìn thấy trong tên các ngày trong tuần của tiếng Anh ngày nay.

Một tuần lễ có 7 ngày là do người Babylon nghĩ ra, chính thức xuất hiện trong cuốn lịch của người La Mã vào năm 321 trước Công nguyên, dưới thời của Đế vương Constantine.

 

Những người La Mã cổ đại đã đặt tên 7 ngày trong tuần theo tên các vị thần mà họ đặt tên cho các hành tinh. Những tên gọi này đã được thay thế bằng các từ tương tự trong tiếng Anh. 

Sunday (Chủ nhật) – Từ cổ tiếng Anh của từ này là Sunnandæg, được dịch ra từ tiếng La tinh dies solis. Từ này mang nghĩa “sun’s day.” (ngày của Mặt trời)

Monday (Thứ 2) – Từ này trong tiếng Anh cổ là Mōnandæg, được dịch ra từ dies lunae trong tiếng La tinh. Từ này mang nghĩa ”moon’s day.” (ngày của Mặt trăng).

Tuesday (Thứ 3) – Trong tiếng Anh cổ, nó là Tīwesdæg, với nghĩa ”Tiw’s day.” Tiw là thần Týr trong thần thoại Bắc Âu, vị thần chiến tranh thường xuất hiện với một bàn tay. Trong tiếng Latinh, ngày này được gọi là dies Martis, kết hợp với Mars (sao Hoả), vị thần chiến tranh La Mã.

Wednesday (Thứ 4) – Trong tiếng Anh cổ, từ này có tên gọi Wōdnesdæg. Đó là ngày của Odin, vị thần quyền lực nhất trong thần thoại Bắc Âu. Trong tiếng Latin, nó là dies Mercurii hoặc ngày của Mercury (sao Thuỷ), một vị thần nổi tiếng với người La Mã. Odin và Mercury là những vị thần khác nhau, nhưng cả hai đều được biết đến với khả năng thần kỳ của họ.

Thursday (Thứ 5)– Tên gọi xuất phát từ tiếng Anh cổ là Þūnresdæg, có nghĩa là “Þunor’s day.” Þunor có nghĩa là sấm sét, và vị thần được gọi theo tên gọi này là thần Thor, vị thần sấm set theo thần thoại Bắc Âu. Tiếng La tinh tương ứng là dies Iovis, hoặc “day of Jupiter.” Jupiter, sao Mộc, theo người La Mã là vị thần đại diện cho bầu trời và sấm sét.

Friday (Thứ 6)– Trong tiếng Anh cổ nó được gọi là Frīgedæg với nghĩa ”the day of Fríge.” (ngày của Frige) Fríge vị nữ thần được biết đến như vợ của Odin. Ngược lại, theo tiếng La tinh thì từ này là dies Veneris hay “day of Venus.” (ngày của thần Venus). Venus, sao Kim, thần Vệ nữ là nữ thần biểu tượng cho tình yêu và sắc đẹp. 

Saturday (Thứ 7) – This name still reflects its Roman origin. In Latin, it was dies Saturni or “day of Saturn.” Saturn is the Roman god of time, harvest, and agriculture. Tên gọi này cho biết nguồn gốc La Mã của nó. Trong tiếng Latin, nó là dies Saturni  hoặc “day of Saturn.” (“ngày của sao Thổ.”) Saturn là thần La Mã chuyên trông coi mùa vụ và nông nghiệp.

Nguồn Gốc Các Thứ Trong Tuần Trong Tiếng Anh

Nguồn gốc các thứ trong tuần

Sự xuất hiện của 7 ngày trong tuần bắt nguồn từ lịch của người Babylon cổ đại khoảng thế kỉ 21 TCN. Mỗi 7 ngày tương ứng với sự thay đổi hình dạng của mặt trăng: tròn, một nửa, trăng khuyết, trăng non. Bởi vì chu kì của mặt trăng là 29.53 ngày, người Babylon đã thêm 1, 2 ngày vào tuần cuối cùng của tháng.

Người Do Thái cũng lấy mốc 7 ngày cho một tuần. Cuốn sách của Genisis (7 ngày cho sáng tạo) cũng được viết trong khoảng 500 năm TCN khi ông lưu vong tới Babylon. Assyriologists, Friedrich Delitzsch và Marcello Craveri cũng gợi ý rằng người Do Thái thừa kế chu kì của mặt trăng từ người Babylon.

Người La Mã đặt tên các ngày trong tuần theo tên của các vị thần, tương ứng với 5 hành tinh và Mặt Trời, Mặt Trăng. Cho đến ngày nay, hệ thống tên gọi La Mã vẫn còn ảnh hưởng tới một số ngôn ngữ: tiếng Ý, Pháp, Tây Ban Nha. Ngoại trừ ngày Chủ nhật được dịch là “Lord’s Day” và ngày thứ bảy, gọi là “Sabbath”.

Tên các thứ trong tuần bằng tiếng Anh

Tên gọi các thứ trong tuần trong tiếng Anh vẫn chịu ảnh hưởng của yếu tố La Mã. Tuy nhiên qua nhiều thế kỉ, những tên gọi đã dần được thay đổi do ảnh hưởng bởi những huyền thoại của Đức và Bắc Âu. Họ đã chuyển thể tên gọi các vị thần La Mã thành tên gọi thân thuộc với truyền thống của họ.

Chủ nhật: bắt nguồn từ từ cổ trong tiếng Anh “Sunnandæg”. Trong tiếng Latin, “dies Solis” gồm “dies” (ngày) và “Solis” (Mặt trời). trong truyền thuyết, mặt trời có tên là Sunna hay Sól.

Thứ hai: từ cổ “Mōnandæg”, khởi đầu từ tiếng Latin “dies Lunae” (Ngày Mặt trăng). Ngày nay người ta gọi là Monday.

Thứ ba: từ cổ “Tīwesdæg,” sau này gọi là Tiw, hay Tyr. Đây cũng là tên một vị thần Bắc Âu, trong truyền thuyết La Mã, vị thần này là vị thần chiến tranh và được đặt tên cho sao Hỏa.

Thứ tư: gọi là “Wōden’s day.” Wōden hay Odin là vua của các vị thần Bắc Âu. Là hiện thân của phép thuật, chiến thắng và cái chết. “Wōden” là vị thần Mercury trong tiếng La Mã, cả hai vị thần đều là người dẫn lối cho linh hồn sau khi chết. “Wednesday” bắt nguồn từ từ cổ “Wōdnesdæg.”

Thứ năm: “Thor’s day,” xuất phát từ tên của thần sấm sét Thor. Người La Mã gọi là thần Jupiter, là thần sấm sét, vua của các vị thần La Mã. Người Nauy xưa gọi vị thần sấm sét này là “Thor”, miêu tả vị thần thường di chuyển trên bầu trời trên cỗ xe dê kéo. Du nhập vào tiếng Anh, ngày này trở thành “Thursday”. tên gọi này xuất phát từ từ cổ “Þūnresdæg.”

Thứ sáu: tên gọi của vợ thần Odin, nhiều nhà nghiên cứu gọi đó là Frigg, Freya. Nhưng cũng có người cho rằng Frigg và freya là hai người phụ nữ khác nhau. Mặc dù vậy, vợ của thần Odin được kết nối với Venus. Venus (sao Kim, thần Vệ Nữ) là một vị nữ thần La Mã tượng trưng cho tình yêu và sắc đẹp. Trong tiếng Latin, thứ Sáu được đặt theo vị thần này là “dies Veneris”. “Friday” bắt nguồn từ từ cổ “Frīgedæg.”

Thứ bảy: Với người Đức và Bắc Âu cổ, thứ bảy không xuất phát từ một vị thần nào cả, họ giữ từ tiếng La Mã. Trong tiếng Anh, “Saturday” bắt nguồn từ thời Anglo-Saxon “Sæturnesdæg,” được dịch ra là “Saturn’s day.”

Nguồn Gốc Tên Các Tháng Trong Tiếng Anh

January (tháng một)

February (tháng 2)

Tháng duy nhất có dưới 30 ngày của năm bắt nguồn từ februarius trong tiếng Latin. Theo các tài liệu cổ, februarius có gốc từ februum, một thứ dùng trong các nghi lễ tẩy uế xưa diễn ra vào ngày 15/2 hàng năm.

March (tháng 3)

Mỗi tháng 3, người La Mã thường tổ chức vài lễ hội để chuẩn bị cho các cuộc chiến và tôn vinh Mars, vị thần chiến tranh của họ. Đó cũng là lý do tháng 3 mang tên March.

April (tháng 4)

Từ tiếng Anh April có gốc từ chữ Aprillis trong tiếng Latin, là tháng tư trong lịch của La Mã cổ đại. Còn trong tiếng Anh cổ, April đôi khi được gọi là Eastermonab (tháng Phục sinh, thời điểm thường dùng để tưởng niệm cái chết và sự phục sinh của Chúa Jesus theo quan niệm của người Kitô giáo).

May (tháng 5)

Tên gọi của tháng được đặt theo tên nữ thần Maia của Hy Lạp. Bà là con của Atlas và mẹ của thần bảo hộ Hermes. Maia thường được nhắc tới như nữ thần của Trái đất và đây được xem là lý do chính của việc tên bà được đặt cho tháng 5, một trong những tháng mùa xuân.

June (tháng 6)

Rời khỏi khi Hy Lạp, nguồn gốc tên các tháng của tiếng Anh lại quay về với đế chế La Mã khi June chính là tên đặt theo vị thần cổ Juno, vợ “Vua của các vị thần” Jupiter (người cai quản bầu trời và sấm sét, tương tự Zeus trong thần thoại Hy Lạp). Juno đồng thời là nữ thần của hôn nhân và sinh nở.

July (tháng 7)

Julius Caesar, lãnh tụ nổi tiếng nhất của Cộng hòa La Mã cổ đại là người trần và nhân vật có thật trong lịch sử đầu tiên được lấy tên để đặt cho một tháng trong năm. Sau khi ông qua đời vào năm 44 trước Công nguyên, tháng ông sinh ra được mang tên July. Trước khi đổi tên, tháng này được gọi là Quintilis (trong tiếng Anh là Quintile, có nghĩa “ngũ phân vị”).

August (tháng 8)

Năm 8 trước Công nguyên, tháng Sextilis (thứ sáu) được đổi tên thành August, theo tên của Augustus, Hoàng đế đầu tiên cai trị đế chế La Mã (qua đời năm 14 trước Công nguyên). Augustus thực chất là một danh xưng sau khi trở thành Hoàng đế của Gaius Octavius (hay Gaius Julius Caesar Octavianus), người kế thừa duy nhất của Caesar. Danh xưng này có nghĩa “đáng tôn kính”.

September (tháng 9)

Septem (có nghĩa “thứ bảy”) trong tiếng Latin là tháng tiếp theo của Quintilis và Sextilis. Kể từ tháng 9 trở đi trong lịch đương đại, các tháng sẽ theo thứ tự như sau: tháng 9 (hiện nay) là tháng thứ 7 trong lịch 10 tháng của La Mã cổ đại (lịch này bắt đầu từ tháng 3).

October (tháng 10)

Từ Latin Octo có nghĩa là “thứ 8”, tức tháng thứ 8 trong 10 tháng của một năm. Vào khoảng năm 713 trước Công nguyên, người ta đã thêm 2 tháng vào lịch trong năm và bắt đầu từ năm 153 trước Công nguyên, tháng một được chọn là tháng khởi đầu năm mới.

November (tháng 11)

Novem là “thứ 9” (tiếng Latin).

December (tháng 12)

Tháng cuối cùng trong năm hiện tại là tháng decem (thứ 10) của người La Mã xưa.

Hải Khanh (theo Oxford Dictionaries Blog)

Ý Nghĩa Các Ngày Trong Tuần

Nguồn gốc của ngày thứ 2 đầu tuần

Hai trong số những nền văn minh sớm nhất từng sử dụng lịch tuần có 7 ngày là người Babylon và người Do Thái. Tuy nhiên việc đặt tên các ngày trong tuần lại xuất phát từ các nhà chiêm tinh Ai Cập cổ đại với việc gắn mỗi ngày với tên của một vị thần.

Với hầu hết mọi người, Chủ nhật đã từng được coi là ngày của mặt trời từ thời Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập truyền lại ý tưởng về 7 ngày trong tuần cho người La Mã, những người cũng bắt đầu một tuần bằng ngày chủ nhật, còn gọi là dies solis. Khi dịch sang tiếng Đức cổ, nó có tên là sunnon-dagaz, và cuối cùng chuyển sang tiếng Anh trung cổ là sone(n)day.

Trong truyền thống Thiên chúa giáo, ngày đầu tuần trùng với cuốn đầu tiên của Kinh thánh – Genesis – khi một trong những điều đầu tiên Chúa làm là nói “hãy tỏa sáng, và ánh sáng xuất hiện”. Tuy nhiên không phải nền văn minh nào cũng coi Chủ nhật là ngày đầu tuần, nổi bật chính là các hệ ngôn ngữ Slavic. Theo đó, Chủ nhật là ngày cuối tuần và không đặt theo tên thần mặt trời.

Hiện vật vòng đeo tay có từ thế kỷ 19 đang lưu giữ tại Bảo tàng nghệ thuật Walters với thiết kế là các vị thần La Mã tượng trưng cho các ngày trong tuần.

Ngày thứ Hai (Monday) được đặt theo tên Mặt trăng. Trong tiếng Latin, nó được gọi là dies lunae và chuyển thành Monandaeg (tiếng Anh cổ) và Monday trong tiếng Anh. Với hệ văn hóa Slavic, thứ Hai sẽ là ngày đầu tiên trong tuần.

Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 8601 được đưa ra từ năm 1988, thứ Hai được coi là ngày đầu tiên trong tuần và quy ước quốc tế này đương nhiên được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên khắp thế giới, cũng như tại các công ty đa quốc gia.

Ở Trung Quốc, thứ Hai (星期一, đọc: xīngqīyī) cũng có nghĩa là “ngày đầu tiên trong tuần“. Tên của ngày thứ Hai trong nhiều hệ ngôn ngữ, như Georgian, Syriac, Slavic… cũng đều có nghĩa là ” ngày đầu tiên “.

Trong xã hội hiện đại, thứ Hai lại càng được mặc định là ngày đầu tiên trong tuần bởi rất dễ hiểu, thứ Hai chính là ngày mà người lớn sẽ quay trở lại làm việc và trẻ em sẽ quay trở lại trường học sau dịp cuối tuần nghỉ ngơi.

Thứ Ba luôn được dành cho vị thần chiến tranh. Ở Hi Lạp cổ đại, nó được gọi là Hemera Areos (ngày của Ares). Với người La Mã, đây là dies Martis và trong tiếng Anh cổ là Tiwesdaeg, theo tên thần chiến tranh của người Bắc Âu là Tiwaz (hay Tiw)

Ban đầu, thứ Tư là ngày của sứ giả của các vị thần, và ở Hi Lạp cổ đại, thứ Tư được gọi là Hemera Hermu (ngày của Hermes), sau đó là dies Mercurii. Khi chuyển sang hệ Anglo-Saxons, họ dành ngày này cho thần Odin, hay còn gọi là Woden.

Jupiter được dành tặng cho ngày thứ Năm, dies Jovis trong tiếng La Mã. Trong khi đó, ở Anh, ngày này dành cho thần Thor và được gọi là thurresdaeg, hay sau này là thur(e)sday.

Một trong những ngày được mong chờ nhất, thứ Sáu, là dành cho Aphrodite và Venus. Ở Bắc Âu và Anh cổ, Venus gắn liền với hình tượng Frigg, nữ thần thông thái. Trong tiếng Anh cổ, ngày này gọi là frigedaeg hay fridai trong thời Trung cổ.

Với nhiều nền văn hóa, thứ Bảy là ngày cuối cùng trong tuần. Trong tiếng Latin, ngày này gọi là dies Satumi, sau này chuyển thành Saterday trong tiếng Anh trung cổ. Điều đáng chú ý là nhiều nền văn hóa coi thứ bảy, chứ không phải chủ nhật, là ngày nghỉ.

Theo khoahoc

Bạn đang xem bài viết Nguồn Gốc Tên Tiếng Anh Các Ngày Trong Tuần trên website Uplusgold.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!