Xem Nhiều 3/2023 #️ Những Lưu Ý Cần Biết Khi Đặt Tên Thương Hiệu # Top 6 Trend | Uplusgold.com

Xem Nhiều 3/2023 # Những Lưu Ý Cần Biết Khi Đặt Tên Thương Hiệu # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Lưu Ý Cần Biết Khi Đặt Tên Thương Hiệu mới nhất trên website Uplusgold.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nên nhớ rằng: “ngắn gọn mà súc tích”

Những cái tên như 7-up, sony đều rất ngắn gọn mà lại hay hơn giúp khách hàng có thể nhớ chính xác thương hiệu đó, nếu những tên quá dài có thể khách hàng cũng không thể nhớ nổi, như vậy thương hiệu của công ty đó chắc chắn sẽ không được biết đến nhiều.

Không nên chọn tên quá hiển nhiên

Một thương hiệu đã quá nổi tiếng mà bạn lại dựa vào thương hiệu đó để đặt tên thương hiệu cho công ty mình chỉ khác một, hai từ thì khách hàng cũng sẽ có phản cảm và cũng không để lại ấn tượng tốt được.

Nên cân nhắc tới ngữ cảnh

Khi đọc tên một thương hiệu, bạn nên chú ý đến việc làm sao cái tên có thể phù hợp nhất trong ngữ cảnh của một thương hiệu đó.

Nên sàng lọc kỹ các lựa chọn

Bạn đã nghĩ ra những ý tưởng với tên của thương hiệu là gì, khoảng 10 cái tên bạn nghĩ lúc đầu, bạn cần cân nhắc thật kỹ, lựa chọn một cái tên thật sự phù hợp nhất trong những cái tên còn lại.

Nên tận dụng những gì có sẵn

Chiến lược đặt tên cho thương hiệu cũng cần một sự sáng suốt, logic, một ý tưởng táo bạo, một công ty bánh lớn Campbell taggart Inc mà họ mua lại từ năm 1982, muốn tìm một cái tên thật sự ý nghĩa nên họ cũng đã quyết định chọn một cái tên trong những thương hiệu có sẵn, sửa đổi đôi chút và biến nó thành tên cho thương hiệu công ty mình.

Nên thể hiện cảm xúc

Một cái tên logic phù hợp với nội dung thương hiệu nhưng vẫn chưa đủ để có thể tạo nên một cái tên hay, có thể trực giác mách bảo bạn cũng sẽ giúp bạn lựa chọn một cái tên thật ý nghĩa nhất và hay nhất.

Đừng nên chọn cái tên khó đọc mà nhiều nghĩa

Một cái tên dễ đọc chắc hẳn sẽ cũng thu hút khách hàng khi nhắc đến thương hiệu đó, chứ đừng nên chọn cái tên nào quá khó đọc mà lại nhiều người mà người tiêu dùng chưa thể hình dung được.

chúng tôi – CÔNG TY TNHH AN KHỞI

  105 Đường số 1, Cư xá Đô Thành, P.4, Q.3, TP.HCM        0913 194 909  – 0914 345 909 

     tuvan.inan@gmail.com – tuvan.inan@ako.vn  

MIỄN PHÍ TƯ VẤN – THIẾT KẾ – DUYỆT MẪU * HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG Ở TỈNH ĐẶT HÀNG

 

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Đặt Tên Thương Hiệu

Hãy bỏ qua những tên quá phổ biếnNgắn gọn mà súc tích

Ở Anh, “Sterling” được xem là một từ “đẹp” vì nó vừa chỉ đơn vị tiền tệ căn bản của Anh lại vừa có nghĩa là “chất lượng thượng hạng”. Và cũng chính vì thế mà có đến hơn 700 công ty Anh quốc dùng làm tên cho mình.

Ngữ cảnh rất quan trọng

Ví dụ, hãy nghĩ đến tình huống nếu tên sản phẩm hoặc tên công ty bạn chọn kết thúc bằng âm “-is”. Tỉ phú bất động sản Donald Trump từng giễu cái tên Allegis “nghe cứ như một thứ bệnh nhà giàu nào đó.” Đó là bởi vì có rất nhiều loại bệnh kết thúc bằng “-is” như arthritis (viêm khớp), gingivitis (viêm lợi), encephalitis (viêm não) và syphilis (giang mai). Nhưng có vẻ như hai hãng Rhone-Poulenc và Hoechst đã không màng đến điều này khi sáp nhập với nhau để tạo nên tập đoàn khoa học sức khỏe lớn khổng lồ ngày nay với tên gọi Aventis.

Bib-Label Lithiated Lemon-Lime Soda là một cái tên lạ đời và hết sức trúc trắc. 7-Up lại ngắn gọn và hay hơn. Dr. Richardson’s Croup and Pneumonia CureSalve (thuốc chữa bệnh viêm thanh quản và viêm phổi của bác sĩ Richardson) chỉ được khách hàng để mắt đến khi họ đổi tên sản phẩm thành Vicks VapoRub.

Nên sàng lọc kỹ các lựa chọn

9 trong số 10 cái tên được tạo ra bởi bất kỳ phương thức nào thường trùng với những tên đã được đăng ký. Điều này không có gì lạ. Khi Coca-Cola chuẩn bị tung ra nước ngọt dành cho người ăn kiêng đầu tiên vào năm 1963, người ta đã lập trình trên máy IBM Model 1401 để tạo nên các từ ghép 4 chữ cái bao gồm một nguyên âm.Kết quả là có 250,000 từ thu được và 600 từ qua được vòng sơ tuyển. Nhưng cuối cùng chỉ có 24 tên, chưa đến 4% là không trùng với các nhãn hiệu có sẵn. (Trong đó có Tabb, sau này được rút gọn thành Tab.)

Giá trị của tên bạn rất đáng lưu ý

Tên tuổi có thể hàm chứa giá trị thương hiệu to lớn. Wells Fargo Bank từng sáp nhập với một ngân hàng lớn hơn là American Trust Bank Company, nhưng nhờ sáng suốt, họ đã quyết định giữ lại cái tên “nhỏ” hơn và cuối cùng thành công nhờ giá trị thương hiệu của chính cái tên nhỏ bé này.

Nên tận dụng những gì có sẵn

Đôi lúc một chiến lược đặt tên đúng cần sự sáng suốt, logic hơn là cam đảm. Anheuser-Busch quyết định “thoát ly” khỏi công ty bánh lớn Campbell Taggart Inc. mà họ mua lại từ năm 1982. Muốn tìm một cái tên mang ý nghĩa hơn, ban quản lý mới đã quyết định chọn tên của một trong những thương hiệu bánh mì có sẵn, sửa đổi đôi chút và biến nó thành tên cho cả công ty: Earthgrains Company đã ra đời như thế.

Đừng theo quá sát nghĩa đen của tên

Khách hàng thường không để ý đến nghĩa đen. Nếu có, thể nào họ cũng nghĩ rằng xe hơi thuê của Rent A Wreck (Thuê Xế Xẹp) thật sự là xe dỏm. Hay chuyên gia môi giới của công ty bất động sản Century 21 (Thế kỷ 21) chắc chẳng bán được căn nhà nào ở trong thế kỷ 20.

Đừng cho rằng tên tuổi tạo nên thị trường

Lean Cuisine là một cái tên khá bảnh cho dòng sản phẩm món khai vị đông lạnh, nhưng thương hiệu này thành công bởi vì người tiêu dùng đã sẵn sàng đón nhận các sản phẩm ẩm thực cao cấp có hàm lượng calorie thấp.

Cảm xúc cần được thể hiện

Chỉ logic thôi vẫn chưa đủ để tạo nên một cái tên hay. Hãy để trực giác mách bảo bạn khi chọn tên. Sears đã có thể chọn tên Reliable cho sản phẩm bình ắc quy xe hơi mà họ bán (rất hợp lý, thực tế nhưng chẳng có gì đặc biệt), thay vào đó họ quyết định chọn DieHard một cái tên vừa nghe đã thấy ngay sự mạnh mẽ và cá tính hơn hẳn.

Lưu Ý Khi Đặt Tên Thương Hiệu Salon Tóc Cần ‘Thuộc Lòng’

Để sáng tạo ra tên thương hiệu cho tiệm tóc khiến khách hàng chú ý và ghi nhớ không phải là việc dễ dàng. Ngoài ý nghĩa, hình thức thì bạn cũng cần lưu ý cách đặt tên thương hiệu Salon tóc sau đây để tạo ấn tượng sâu sắc với khách hàng của bạn.

Lưu ý không nên bỏ qua khi đặt tên cho tiệm tóc

Trước khi đặt tê n thương hiệu bạn cần kiểm tra ‘tên miền’ thương hiệu của bạn xem đã bị ‘chiếm lĩnh’ chưa? Nếu bạn xác định kinh doanh đa quốc gia thì bạn cần để ý đến việc tên miền .com còn hay không? Còn nếu bạn chỉ xác định kinh doanh trong nước thì chỉ cần xác nhận tên miền .vn thôi cũng được.

Vì sao tên cần đánh vần được? Nếu tên thương hiệu của bạn không đánh vấn được thì sẽ rất khó để có thể đăng ký bảo hộ thương hiệu được. Vì vậy bạn nên tránh đặt tên thương hiệu là các ký tự viết tắt của các từ gộp lại không có nghĩa. Nếu không bạn sẽ sẽ gặp khó khắn khi quy mô Salon của bạn phát triển, thương hiệu của bạn bắt đầu có tên tuổi.

3. Tên thương hiệu không bao gồm địa danh

Tên thương hiệu salon không được phép chứa các địa danh, đơn giản vì bạn sẽ không đăng ký bảo hộ được tên thương hiệu này. Nếu bạn cố tình cho địa danh vào tên thương hiệu thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ tự hạn chế khu vực ‘hành nghề’ cho thương hiệu của bạn rồi đó.

Tốt nhất tên thương hiệu của bạn nên có 2 âm tiết vì những quy tắc đều dựa theo hành vi của tiềm thức. Đồng thời tên thương hiệu có 2 âm tiết thường dễ dàng truyền thông hơn, phát âm tròn hơn.

5. Tên thương hiệu salon tóc nên có nguyên âm O và A hoặc I và E

80% các thương hiệu nổi tiếng đều có chứa nguyên tắc 2 số này, thì không có lý gì để mình không ‘học theo’ đúng không? Thực tế thì thương hiệu của các bạn là ‘nên có’ chứ không ép buộc phải thực hiện theo nguyên tắc này, vì tiềm thức của người dùng theo nghiên cứu thích điều này nên nếu áp dụng sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích.

Ví dụ như các thương hiệu lớn quốc tế như: Facebook, Google, Apple, Pepsi, Panasonic,…

Tất cả những nghiên cứu trên đều do các bậc thầy về thương hiệu đã phân tích và hiểu về hành vi của tiềm thức người tiêu dùng.

Những Nguyên Tắc Vàng Cần Biết Để Đặt Tên Thương Hiệu

Khi đặt tên thương hiệu, hãy xác định rõ thị trường mục tiêu (Việt Nam hay nước ngoài), phân khúc (thấp – trung hay cao) và khách hàng mục tiêu là ai?

1. Bảo hộ được Điều kiện tiên quyết là tên thương hiệu phải bảo hộ được về mặt pháp lý để tránh bị nhái. Tên dù có tuyệt vời như thế nào nhưng không bảo hộ được thì sẽ vô cùng rủi ro cho doanh nghiệp. Trường hợp bất đắc dĩ thì có thể cân nhắc phương án bảo hộ bằng hình ảnh (logo) thay vì bảo hộ tên.

2. Tên miền có sẵn Đa phần domain website đều được lấy theo tên thương hiệu. Vì vậy, nếu không thể đăng ký tên miền thì bạn nên cân nhắc việc phát triển tên khác thay vì sử dụng tên mà không thể đăng ký tên miền. Hãy đăng ký tên miền sớm nhất có thể.

3. Đơn giản và dễ nhớ Một trong những nguyên lý bị vi phạm nhiều nhất là nguyên lý về sự “đơn giản”. Đừng đòi hỏi khách hàng nhớ tên thương hiệu của bạn nếu tên quá phức tạp và khó đọc.

Hãy nhìn những tên thương hiệu Việt như Trung Nguyên, Hoàng Anh Gia Lai, Sông Đà…, liệu người nước ngoài có thể đọc được có thể nhớ được hay không? Hay một số thương hiệu nổi tiếng thế giới như Bvlgari, TAGHeuer, Givenchy… luôn làm cho khách hàng cảm thấy bối rối khi đọc.

Một lời khuyên quan trọng giúp tên thương hiệu dễ nhớ hơn là tên có chứa các nguyên âm o, a, i, e. Hãy nhìn vào tên các thương hiệu lớn trên thế giới như Honda, Yamaha, Coca Cola, Amazon, Mercedes, Audi, Virgin, Motorola, Lenovo… Các nguyên âm sẽ giúp mặt chữ đẹp hơn, tên cân đối, dễ đọc và dễ nhớ hơn không.

4. Tránh những liên tưởng tiêu cực về mặt âm, nghĩa Không ít công ty dở khóc dở cười với tên thương hiệu khi nó mang nghĩa tiêu cực tại thị trường nào đó. Ngược lại, có những tên không gặp vấn đề về nghĩa, nhưng nếu đọc thành tiếng thì âm của nó có thể được liên tưởng với những thứ tiêu cực, nhạy cảm.

Vào năm 1991, hãng xe hơi Mazda đã tung ra dòng sản phẩm có tên gọi Laputa tại Tây Ban Nha. Vấn đề là “Puta” trong tiếng bản địa có nghĩa là “gái mại dâm”. Hoặc trường hợp mì Sagami tại Việt Nam thật không may khi trùng với tên của thương hiệu bao cao su Sagami tại Nhật.

5. Thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm Mặc dù không phải trường hợp nào tên thương hiệu cũng cần thể hiện ngành nghề và sản phẩm, tuy nhiên với những thương hiệu nhỏ, mới, chưa được nhận biết rộng rãi, việc thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm trong tên thương hiệu sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc rút ngắn thời gian và tối ưu chi phí truyền thông.

Bạn khá dễ nhận thấy các yếu tố thể hiện ngành nghề trong tên các thương hiệu giáo dục bằng cách sử dụng tiếp tố “edu” như Eduzone, Hope Education…; hay bất động sản thường gắn với “land” như Capitaland, Nova Land…; đồ dùng cho mẹ và bé như Kids Plaza, shoptretho…; ngành sữa có Vinamilk, TH True milk, Vinasoy…

6. Thể hiện sự khác biệt Tên thương hiệu cần thể hiện sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là đối thủ trực diện. Không nên đặt tên giống hoặc na ná tên của đối thủ, cũng không nên sử dụng những thành tố mà đối thủ đã sử dụng.

Pin tiểu Duracell được định vị với thuộc tính “bền”, vì vậy bản thân một phần cái tên – Dura (lấy từ durable – bền) được dùng đặt tên thương hiệu để chuyển tải ý tưởng này và tạo sự khác biệt với đối thủ Energizer.

7. Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu Hãy hình dung chuyện gì sẽ xảy ra nếu đặt tên thương hiệu mà bỏ qua phân khúc và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp? Tên thương hiệu bằng tiếng Anh có phù hợp với người Việt phân khúc thấp cấp không? Ngược lại tên tiếng Việt liệu có thể thành công ở phân khúc người nước ngoài hay không? Điều này đặc biệt quan trọng!

Khi đặt tên thương hiệu, hãy xác định rõ thị trường mục tiêu (Việt Nam hay nước ngoài), phân khúc (thấp – trung hay cao) và khách hàng mục tiêu là ai?

Với phân khúc bình dân thì tên cần hướng tới sự đơn giản, dễ nhớ nhất có thể để khách hàng phổ thông, người lao động, nông thôn hay thành thị đều có thể đọc được. Ngược lại nếu thương hiệu của bạn định vị ở phân khúc cao cấp, hoặc một số ngành đặc thù như trang sức, thời trang cao cấp… thì tên cả âm cả chữ cần tạo được cảm giác sang trọng và cao cấp.

Sẽ thật vô nghĩa nếu tên thương hiệu thành công trong việc thu hút được nhóm khách hàng khác nhưng lại thất bại trước nhóm khách hàng mục tiêu.

Nguyên tắc chỉ là nguyên tắc, nhưng có một điều chắc chắn là với những doanh nghiệp nhỏ, một cái tên xuất sắc hội đủ 7 tiêu chí này sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc tiết kiệm cả thời gian và chi phí marketing cho doanh nghiệp.

Sau cùng, dù đã nắm trong tay 7 “nguyên tắc vàng” này, bạn cũng đừng bao giờ cho rằng một cái tên sẽ làm nên thương hiệu. Tên dù có kiệt xuất đến mấy cũng không thể cứu vãn cho một sản phẩm tồi. Sản phẩm có trước thương hiệu có sau, vì vậy muốn có một thương hiệu mạnh, cần có tên thương hiệu dễ nhớ và khác biệt dựa trên nền tảng là sản phẩm tốt.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Bạn đang xem bài viết Những Lưu Ý Cần Biết Khi Đặt Tên Thương Hiệu trên website Uplusgold.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!