Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Loại Và Danh Pháp Vi Sinh Vật mới nhất trên website Uplusgold.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. SỰ PHÂN CHIA SINH GIỚI
Năm 1753, Linnaeus lần đầu tiên xếp các sinh vật thành hai giới (kingdom): 1 giới thực vật (thực vật, vi khuẩn, nấm, tảo) và giới động vật (động vật nguyên sinh và động vật bậc cao).
Năm 1865, Haeckel phân thành ba giới: thực vật, động vật và giới nguyên sinh vật (protista). Trong đó, các vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, nấm mốc, nấm men nằm trong giói protista.
Năm 1969, Whittaker tách giới nguyên sinh yật của Haeckel thành ba giới riêng: monera (tất cả các vi khuẩn), fungi (các loại nấm), protista (động vật nguyên sinh và tảo đơn bào). Cùng với hai giới thực vật và động vật, sinh vật theo Whittaker được xếp thành năm giới.
Năm 1977, Woese sau khi phân tích rARN lại xếp các sinh vật thành ba giới: eukaryota (sinh vật nhân thật gồm tất cả động vật và thực vật), eubacteria (vi khuẩn thật gồm đa số các vi khuẩn trong tự nhiên) và archeaeobacteria (vi khuẩn cổ là một nhóm vi khuẩn đặc biệt, khác với các vi khuẩn thật ở chỗ vách không có peptidoglycan, ARN-polymerase có cấu trúc tương tự nấm men và không mẫn cảm với rifampicin, thứ tự các nucleotit của rRNA rất khác với các vi khuẩn thông thường).
Một số tác giả khác khi dựa vào cấu trúc của nhân (có màng bao bọc hay không) còn phân chia sinh vật thành hai nhóm lớn hoặc hai siêu giới (superkingdom): prokaryota (nhân nguyên thủy) và eukaryota (nhân thật). Cũng theo đó, người ta chấp nhận có hai kiểu tế bào: tế bào nhân nguyên thủy (prokaryot) và tế bào nhân thật (eukaryot). Vi khuẩn nằm trong kiểu tế bào nhân nguyên thủy.
Ngày nay, việc phân loại sinh giới sao cho hợp lý hơn vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu. Tuy vậy, những điểm chung sau đã được thống nhất:
· Đơn vị cơ sở về cấu trúc là tế bào, là đơn vị sống nhỏ nhất.
· Chất di truyền là ADN. Các cao phân tử sinh học (acid nucleic, protein, polysaccharid, lipid) đều có thành phần tương tự.
· Sử dụng ATP làm “đồng tiền năng lượng” phổ biến.
· Quá trình truyền thông tin di truyền (sao chép, phiên mã, dịch mã) cung như các con đường trao đổi chất cơ bản diễn ra tương tự.
· Thuật ngữ “vi sinh vật” dùng để chỉ các cơ thể có kích thước rất nhỏ, đa số là đơn bào và kém phân hóa. Ngoài các tế bào nhân nguyên thủy thuộc prokaryot (các vi khuẩn), vi sinh vật còn bao gồm cả tảo, nấm, động vật nguyên sinh (thuộc eukaryot).
2. PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP VI KHUẨN
Đơn vị phân loại cơ bản ở vi khuẩn là loài (species). Các vi khuẩn trong cùng loài có cùng nguồn gốc, genotype, các tính chất sinh học và di truyền được các tính chất đó cho thế hệ sau. Các loài rất gần nhau được xếp thành chi (genus) (một số tài liệu dịch là giống), nhiều chi (hoặc giống) gần nhau hợp thành một họ (family), các họ gần nhau thành một bộ (order). Dưới loài là chủng (strain), chủng là tập hợp các tế bào con cháu của một khuẩn lạc đơn độc từ một quần thể thuần khiết.
Mã quốc tế về danh pháp của vi khuẩn đã được quy định bởi ủy ban Quốc tế về Phân loại Vi khuẩn (International Committee on Systematic Bacteriology: ICSB). Viết và đọc tên vi khuẩn được quy ước thống nhất bằng tiếng La Tinh. Gọi tên một vi khuẩn xác định gồm tên chi và tên loài. Chữ đầu viết tên chi và viết hoa, chữ sau viết tên loài và viết thường. Cả tên chi và tên loài đều viết nghiêng hoặc gạch dưới. Ví dụ: tên của vi khuẩn gây bệnh giang mai là Treponema pallidum hoặc Treponema pallidum. Tên chi có thể được viết tắt nếu xuất hiện nhiều lần trong cùng một bài viết. Khi cần viết tắt thì viết hoa chữ cái đầu của tên chi, sau đó đặt dấu chấm, tên loài vẫn viết thường và cách ra một ký tự, ví dụ: T. pallidum. Khi định danh một vi khuẩn chỉ đến được mức “chi” thì sau tên chi viết tắt là “sp ” thay cho tên loài, nếu muốn chỉ nhiều loài trong chi đó thì viết “spp ”, loài phụ được ghi “ssp ” hoặc “subsp ” (subspecies).
Danh pháp là tên chính thức duy nhất được dùng trong các tài liệu khoa học mang tính quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tế lâm sàng, tên thường gọi của một số loài vi khuẩn vẫn thường được đề cập đến vì các tên này gắn liền với vật chủ mà nó gây bệnh hoặc mang tính phổ thông dễ gọi, các tên này không được in nghiêng. Ví dụ:
Danh pháp Tên thường gọi
1. tuberculosis Trực khuẩn lao người
2. aureus Tụ cầu vàng
Một số quy ước khác:
Họ vi khuẩn có tận cùng là chữ aceae.
Bộ vi khuẩn có tận cùng là chữ ales.
Tên chủng đặt theo tên tác giả tìm ra hoặc theo địa danh hoặc theo số hiệu kiểm tra. Tên chủng viết hoa.
Ví dụ: Bộ: Spirochaetales Họ: Spirochaetaceae Chi: Treponema Loài: T. pallidum Chủng: Nicohn
Các căn cứ phân loại:
· Theo chủng loại phát sinh: các loài xuất hiện qua sự tiến hóa phân ly từ một tổ tiên chung được xếp vào một chi. Khác với sinh vật bậc cao còn giữ lại các hóa thạch, việc phân loại vi khuẩn theo chủng loại phát sinh là khó thực hiện.
· Theo các đặc điểm giống nhau: đây là cách phân loại nhân tạo, các cá thể giống nhau được xếp thành từng nhóm theo một khóa xác định (không nhất thiết có quan hệ về chủng loại phát sinh). Cách phân loại này hiện nay đang được dùng phổ biến, người có công nhất trong lĩnh vực này là Bergey.
· Gần đây, cùng với tiến bộ trong lĩnh vực sinh học phân tử, người ta đã dựa vào việc xác định thứ tự nucleotit của rARN-16S để xếp loại vi khuẩn. Việc phân tích rARN đã khẳng định tính khoa học trong khóa phân loại của Bergey, đồng thời cũng phát hiện một số chỗ chưa hợp lý. Trên cơ sở đó, Hội đồng Danh pháp Quốc tế dần dần bổ sung một số điểm để tiến tới một khóa phân loại hoàn chỉnh hơn.
3. MỘT SỐ NHÓM VI KHUẨN ĐẶC BIỆT
3.1. Rickettsia
Rickettsia là một nhóm vi khuẩn đa hình thái, ký sinh trên các loại côn trùng chân đốt (chấy, rận), đa số không gây bệnh, loài gây bệnh cho người chỉ chiếm một phần nhỏ. Trước đây, Rickettsia được coi là trung gian giữa vi khuẩn và virus ị vì chúng có đặc điểm ký sinh bắt buộc trong tế bào sống, kích thước tương tự virus cỡ lớn. Ngày nay, chúng được xếp vào nhóm vi khuẩn vì trong cấu tạo tế bào có đủ các thành phần như vi khuẩn (vách, nguyên sinh chất, nhân có cả ADN và ARN, chịu tác dụng của một số kháng sinh…). Rickettsia gây sốt phát ban và viêm thành mạch dị ứng, đặc biệt ở các nội tạng, tình trạng nặng.
3.2. Chlamydia
Chlamydia là một loại vi khuẩn cũng ký sinh bắt buộc trong tế bào sống, kích thước rất nhỏ (0,3 – 0,5 µm). c. trachomatis gây bệnh đau mắt hột và bệnh u lympho hạt ở bẹn. c. psittaci gây viêm phổi, sốt ở vẹt có thể lây sang người.
-Mycoplasma
Mycoplasma được coi là vi khuẩn nhỏ nhất còn có khả năng sinh sản độc lập, không có vách tế bào. Trên môi trường thạch – huyết thanh tạo thành khuẩn lạc nhỏ dạng trứng oplet, các dạng tương tự được ký hiệu là PPLO. Khuẩn lạc gồm các tế bào và các hạt có hình dạng khác nhau. Chúng sinh sản qua phân đôi hoặc “nảy chồi”. Chúng thường ký sinh vô hại cho vật chủ, sống trên thanh mạc của đường hô hấp và đường sinh dục (chim và động vật có vú). Trên người, chúng gây bệnh do bám rất chắc vào các tế bào biểu mô. Các sản phẩm trao đổi chất của chúng (NH4, H202) có tác dụng độc lên màng tế bào.
– Xạ khuẩn
Tên gọi của nhóm này bắt nguồn từ một loài sống kỵ khí, được mô tả đầu tiên là Actinomyces bovis, gây bệnh “nấm tia” ở bò, các đám tinh thể lớn tạo thành trong mô và ở xương quai hàm có cấu tạo như những tia phóng xạ. Xạ khuẩn sinh trưởng bằng khuẩn ty (hypha), đa số sống trong đất, Gram dương, thích nghi cả kỵ khí và hiếu khí. Chúng tổng hợp ra nhiều loại kháng sinh như streptomycin, chloramphenicol, tetracyclin…
– Xoắn khuẩn
Cấu tạo đơn bào, xoắn ốc, rất mềm dẻo, qua được dụng cụ lọc vi khuẩn. Tế bào gồm 3 phần chính:
– Trụ nguyên sinh chất.
– Sợi trục: là bó sợi quấn quanh tế bào giữa lớp murein và màng ngoài.
– Màng bao ngoài. – Vi khuẩn cổ
Tên gọi “vi khuẩn cổ” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “archeae” có nghĩa là “cổ xưa”, ngụ ý sinh vật này có lẽ đã tổn tại qua thời kỳ khắc nghiệt nhất về khí hậu cách đây khoảng 4 tỷ năm. Những vi khuẩn này có thể sống ở những điều kiện vô cùng khắc nghiệt của thiên nhiên như ở suối nước nóng gần 100°c, khu vực dung nham núi lửa hoặc dưới đáy biển sâu (nơi có áp suất rất cao), chúng có thể “ăn” sắt và lưu huỳnh, thải ra khí thiên nhiên… Ví dụ như việc phát hiện ra vi khuẩn Methanococcus jannaschii ở đáy biển sâu hoặc vi khuẩn Pyrolobus fumarii ở khu vực dung nham núi lửa có nhiệt độ 113°c. Khi giải mã bộ gen của những vi khuẩn này, người ta nhận thấy 2/3 số gen của chúng chưa từng được biết đến trong thế giới sinh vật và không biết xếp chúng vào giới eukaryota hay prơkaryota (thế giới
của các vi sinh vật đã biết). Và cũng từ đáy, nhánh thứ ba của sinh giới, nhánh Archeaebacteria ra đời. Khi phân tích các gen của Archeaebacteria, người ta nhận thấy một số gen giống của vi khuẩn, số khác lại tương tự của eukaryota. Xét về cách thức chuyển giao thông tin di truyền cho thế hệ sau, các vi khuẩn cổ này tương tự như eukaryota nhưng nó lại biến chất liệu từ môi trường xung quanh thành khối tế bào chất mới giống vi khuẩn. Thực ra, xét về mặt tiến hóa thì các vi khuẩn cổ này được xếp hạng cao hơn các vi khuẩn thật (prokaryota), vì vậy trong cấu trúc “cây sự sống” của Woese thì nhánh Archeaebacteria nằm giữa hai nhánh prokaryota và eukaryota.
Các vi khuẩn cổ lại được phân thành 3 nhóm chính: sinh metan, ưa mặn và ưa nhiệt – acid tùy theo đặc tính chuyển hóa của chúng.
Trong cấu trúc, vách tế bào của vi khuẩn cổ chứa pseudomurein, protein hay polysaccharid; đo đó không chịu tác dụng của kháng sinh nhóm P-lactamin. Thứ tự nucleotid của rARN-16S rất khác với các vi khuẩn thông thường. ARN-polymerase có cấu trúc tương tự của nấm men và không mẫn cảm với riíampicin.
4. PHÂN LOẠI VIRUS
4.1. Cơ sở phân loại
Phân loại virus dựa trên các cơ sở sau đây:
· Dựa vào kích thước, hình thể: virus nhỏ, virus lớn, virus hình cầu, virus hình khối đa diện..
· Dựa vào thành phẩn cấu tạo: virus có bao ngoài, virus trần.
· Dựa vào tính chất sinh lý: virus chịu nhiệt, virus không chịu nhiệt, virus nhạy cảm với pH acid, virus nhạy cảm với pH kiềm, virus nhạy cảm với ether.
· Dựa vào đặc điểm genome: virus ADN, virus ARN, kích thước phàn tử của genome (đơn vị kilobase), hàm lượng G + C.
· Dựa vào tính chất của protein: hoạt tính chức năng của protein, đoạn của acid amin.
· Cách phân loại theo đường lây và khả năng gây bệnh được dùng nhiều trong y học.
Các virus lây bệnh theo đường hô hấp (cúm, sởi, Rubella, quai bị, thủy đậu), các virus ỉây bệnh theo đường tiêu hóa (virus Rota, viêm gan A, Entero, bại liệt), các virus lây bệnh theo đường máu (HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan C), các virus lây bệnh qua côn trùng chân đốt (viêm não Nhật Bản B, Dengue), các virus lây bệnh theo đường tình dục (HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan c, Herpes).
Dựa vào khả năng gây bệnh: virus gây bệnh đường ruột, virus gây bệnh ở hệ thống thần kinh, virus gây bệnh da niêm mạc, virus gây sốt xuất huyết, virus gây viêm gan.
· Một hệ thống phân loại được David Baltimore đưa ra. Theo hệ thống phân loại Baltimore, virus được phân loại theo cách tổng hợp ARNm và được chia thành 7 nhóm:
+ dsDNA virus (Adeno, Herpes, Pox): virus ADN 2 sợi.
+ ssDNA virus (Parvo): virus ADN 1 sợi (+).
+ dsRNA virus (Reo): virus ARN 2 sợi.
+ (+)ssRNA virus (Picoma, Toga, Flavi): virus ARN 1 sợi (+).
+ (-)ssRNA virus (Orthomyxo, Rhabdo): virus ARN 1 sợi (-) + ssRNA-RT virus (Retro): virus ARN 1 sợi (+) nhân lên cần đến ADN.
+ dsDNA-RT virus (Hepadna).
Phân loại và đặt tên virus là công việc khó khăn, phức tạp và do một ủy ban quốc tế đảm nhiệm, được viết tắt là ICTV (International Committee on Taxonomy of viruses). Trên thực tế, phần nhiều phân loại virus dựa vào đặc điểm của acid nucleic (ADN hay ARN) và dựa vào khả năng gây bệnh
4.2. Đơn vị phân loại
Theo ICTV, thứ tự phân loại từ trên xuống gồm:
· Bộ (order): bao gồm nhiều họ virus có chung đặc tính nhưng khác nhau với các bộ khác. Đuôi của bộ có chữ viales, ví dụ: Mononegavỉrales.
· Họ (family): bao gồm nhiều giống virus có chung đặc tính. Đuôi của họ có
chữ viridae, ví dụ: Picornaviridae.
· Chi (genus): gồm các virus có chung đạc tính trong một họ. Đuôi của chi có chữ virus, ví dụ: Enterovirus,
· Loài (species): là một cion virus (một dòng virus từ một virus ban đầu). Khi gọi tên của một virus cụ thể đã được xác định phải viết tên loài.
Theo phân loại này, virus gồm có 3 bộ, 56 họ, 9 dưới họ, 233 chi và có khoảng 1.550 loài virus đã được xác định.
Nguồn: Giáo trình vi sinh y học – Học viện Quân y
Quy Y Và Tên Pháp Danh
Khai tâm chơn chánh xua màn tối Mở trí thông hành xóa mây mưa Y áo sửa sang lo trọn vẹn Mõ Chuông chỉnh đốn để xin thưa Mười phương phát nguyện cùng Tam Bảo
Lạy Phật quy y cũng đã vừa! – ( Nguyễn Tâm)
Theo đạo Phật tức là chúng ta hành theo những điều chỉ dạy của đức Phật về sự từ bi vô lượng, thương độ hữu chúng sinh. Những người hay đi chùa thì đều biết về Tam quy ngũ giới. Đó là nơi chúng ta có thể trở về tìm lại suối nguồn chân hạnh phúc mà ta đã vô tình đánh mất từ thửa nào, một nơi nương tựa tâm linh vững chắc, quay về nương tựa Tam Bảo đó cũng chính là lúc chúng ta có một cuộc sống có ý nghĩa và an lành hơn.
Giáo lý nhà Phật, cũng như đức Phật có quy định là có bốn hàng đệ tử Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni là những người xuất gia, còn Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di là những cư sĩ tại gia là cận sự nam và cận sự nữ luôn phụng sự Tam bảo. Theo một lẽ thông thường thì để có pháp danh tức nói nôm na là tên ở chùa thì cần phải Quy y Tam Bảo. Cái tên đó do sư thầy bổn sư đặt và lúc đó chúng ta mới là một phật tử chân chính, đệ tử của đức Phật. Đệ tử tại gia thì sẽ làm lễ Quy y trở thành một đệ tử của đức Phật và thọ năm giới.
Đối với một số chùa thì ngày Rằm, lễ lớn hay chùa đó tổ chức Quy y thì đệ tử sẽ phải có mặt. Trong lễ Quy y đối với một số nơi vùng sâu, xa xôi thì có thể tại tư gia của một gia đình phật tử, ở đó thiết lập một bàn thờ Phật và một bàn cho sư thầy bổn sư, sau đó thầy sẽ làm lễ Quy y, truyền năm giới cơ bản cho phật tử tại gia rồi thầy sẽ đặt tên (pháp danh). Tên pháp danh thì sẽ tùy theo thầy bổn sư đặt có thể là theo dòng kệ các phái, cũng có thể đặt theo tên chùa hoặc đặt nữ là Diệu nam là Tự hay Thiện… cái đó sẽ tùy mỗi cách đặt tên của thầy bổn sư.
Chúng ta sống ở đời nhiều nên sẽ có những tập khí của cuộc sống ngoài đời, nên theo cá nhân con xin pháp danh qua mạng sẽ giống như chúng ta xin một món đồ, món ăn… Vậy tại sao ngay bây giờ mình không tách riêng biệt giữa đời và đạo, con nghĩ như vậy mình sẽ có cơ hội nhận diện bản thân mình rõ hơn.
Có nhiều người xin các thầy đặt cho một pháp danh qua mạng thì con chỉ có vài điều chia sẻ rằng đó chỉ là tên gọi mà thôi và khi đã xin pháp danh tức là chúng ta đang hạnh theo lời đức Phật, thiên hướng một phần ý niệm về Phật giáo. Vậy tại sao chúng ta không thu xếp một ngày nào đó tới một ngôi chùa và bạch thầy trụ trì xin làm lễ Quy y Tam Bảo và trong lễ Quy y đó sẽ có tên pháp danh. Con thấy hành động đó rất dễ thương. Điều đó không mấy khó khăn mà còn rất ý nghĩa.
Hãy xem trong một bát canh Oán sâu thành biển, hận thành non cao Muốn xem nguồn gốc binh đao Lắng nghe lò thịt tiếng gào đêm thâu
Đường đời có muôn vạn nẻo, luôn bị đắm chìm trong biển khổ, chạy theo những lầm lũi vô minh, luôn sống trong nghiệp lực, vô định không biết đâu là bến bờ của hạnh phúc và sự giải thoát. Có bao giờ chúng ta tự hỏi mình “Mình đang tồn tại đó nhưng thật sự đã sống trọn vẹn trong từ sống đó chưa?” Quay về nương tựa hải đảo tự thân, chánh niệm là Phật soi sáng xa gần…Tam Bảo là thuyền từ cứu độ đưa người vượt qua sông mê, là ánh tuệ đăng soi sáng màn đêm u tối, đem đến an vui hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Diệu Minh
Pháp Danh Sau Khi Tự Quy Y
Sau khi có Pháp danh từ đó phải luôn nhớ:
PHÁP DANH?
Soạn giả Pram Nguyen Ngày 26/3/2020 — o0o —
Chúng sanh trong tứ sanh lục đạo, sanh ra đều có hai vị Thần Hộ mạng là Đồng Sanh hay Câu Sanh Thần và Đồng Danh Thần.
Khi chúng ta sanh ra, hoặc Cha hoặc Mẹ, hoặc cả Cha và Mẹ hay Ông Bà đặt tên, chớ bản thân mình không hề tự đặt cho mình cái tên!
Lớn lên đi học, bạn bè lại đặt tên! Rồi đi làm bạn cùng sở đặt tên hay Chủ nhân đặt tên!
Khi quy y Tam Bảo trong Chùa hay vào Nhà Thờ rửa tội cũng lại có tên!
Ta hỏi các cháu (đêm qua inbox) hay như bạn Angel Nguyễn:
“Chú ơi cho con hỏi, nếu mình tự qui y theo cách này thì Pháp Danh của mình sẽ lấy dựa theo gì ạ, và con nhỏ muốn qui y tại gia nhưng ý thức chưa có thì mẹ có thể làm thế nào để qui y cho con mình ạ? Con xin nhờ chú bày dạy ạ ”
Pram Nguyen ta trả lời:
– Angel Nguyễn “Pháp danh chỉ là cái giả sao phải bận lòng?”
Có đứa nói mình quy y HT Thanh Từ, còn đứa khác nói HT Trí Tịnh, Trí Quảng, v.v… Sư Ông là Lão Pháp Sư Tịnh Không, lại có đứa nói Sư Ông là Thiền Sư Nhất hạnh, hay Thầy Chân Tính Chùa Hoằng Pháp, Thầy Giác Nhàn, …quả là những danh sư tiếng tăm đồn khắp, quả là những bậc Thầy thiên hạ; nhưng hình như chẳng vị nào “xuất cao đồ” cả!
Nầy các bạn (lớn tuổi), nầy các cháu! Ta hỏi nhỏ, có khi nào quí bạn hay các cháu đến gặp HT Thanh Từ, hay Sư Ông Tịnh Không, Nhất Hạnh, v.v… và chư vị nhận ra, “thằng nầy/Con nhỏ nầy quy y ta lúc gặp tại … ta ban pháp danh là …” hay không?
– Dĩ nhiên, chỉ có những người có máu mặt, giàu sang, quyền thế thì nhớ! Kỳ dư, “phải nhắc ta mới nhớ”. Vậy thì quy y làm gì?
– Chư vị dạy các quí bạn và các cháu những gì?
Nghe ta khuyên, sau khi Tự Quy Y, thấy hảo mộng, thì xem mình thích vị Phật hay Bồ Tát nào ghi Pháp danh như vầy.
Thật ra, chúng ta đã có Bổn Sư là đức Thích Ca Mưu Ni Phật rồi, cần gì phải trông cậy vào người thế tục? Nói là như vậy, nhưng đó là Bồ-Tát, không phải mình, nên cần có vị Y-chỉ Sư, tức là vị Thầy mình có thể y theo Chánh-Pháp mà học (xem KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN, Thích Trí Tịnh dịch, Phẩm Tứ Y và Phẩm Chánh Tà), vậy tìm đâu ra? Nếu chưa thì lấy chữ THÍCH làm gốc rồi lấy tên cúng cơm của mình làm ngọn; nhưng đó là đặt quyền của hàng xuất gia, nếu lấy THÍCH thì rất phiền toái!
Vậy thì A-Di-Đà, hay Vô-Lượng Quang, hoặc Vô Lượng Thọ, v.v… A + tên mình, ví dụ người Hoa thường gọi là A-Phón, A chảy….hay chữ Vô + tên mình, v.v… Nếu lấy Bồ Tát Văn/Mạn Thù Sư Lợi chữ đầu thì Văn (họ nầy phổ thông ở miền Trung) + tên mình…
Sau khi lựa ra 5-7 tên thì xếp lại để trên bàn thờ trong một cái chén, xào lên ba lần. Cúng Phật, tụng Kinh liên tiếp 7 ngày, rồi ân cần dâng chén lên trán, đưa tay vào bốc 1 tấm giấy. Mở ra tên nào là Pháp danh của mình. Pháp thức nầy dựa trong KINH VIÊN-GIÁC, không phải ta nói bừa.
Sau khi có Pháp danh từ đó phải luôn nhớ:
1) Phật Thích Ca Mưu Ni là đức Bổn Sư, hay tu theo Mật Tông Tây Tạng thì ngài là Đạo-Sư Gốc. 2) Vị Phật hay Bồ-Tát mà mình bốc trúng là Y-Chỉ Sư. 3) Từ Phụ là Phật Thích-Ca Mưu-Ni nếu phát thệ tái sanh Ta-Bà học Chánh-Pháp Kim Cang Thừa hay Câu Sanh Khởi Thừa. 4) Nếu tu Thiền hay tu theo Mật Tông muốn có thắng duyên thì cầu sanh Diệu Hỷ thế giới, tôn Phật A-Súc-Bệ hay Bất Động Như-lai làm Từ Phụ (Xem KINH DUY-MA-CẬT SỞ-THUYẾT, KINH ĐẠI BẢO-TÍCH, Pháp Hội A-Súc Bệ Phật) 5) Nếu trước giờ cầu sanh Cực-Lạc thì Từ Phụ là Phật A-Di-Đà.
Từ đó về sau phải tìm Kinh-văn nói về vị Phật hay Bồ Tát nầy mà đọc, không đọc các Kinh văn khác, thì không mang tội trộm Pháp!
Trước khi ngũ phải nhớ về Tứ Vô Lượng tâm (Từ-Bi-Hỷ-Xả), phát nguyện, rồi nhớ nghĩ đến vị Phật hay Bồ Tát nào mình nhận làm Thầy, tưởng ngài ngồi trên gối của mình nằm hằng đêm, đầu mình đặt trên bắp đùi của ngài mà quán niệm, đi vào giấc ngũ thì sẽ KHÔNG BAO GIỜ bị ác mộng, bóng đè, thỉnh thoảng lại được hảo mộng, thấy Phật, Bồ Tát, bông sen, thiên cung, v.v…
Pháp nầy do ta chỉ, nếu hành đúng là phước cho Nhân Thiên hai cõi; nếu làm sai thì cũng chẳng tội vạ gì.
Nếu độc thân thì có thể lên ngũ dưới bàn thờ, thức dậy đã thấy Phật, còn gì vui bằng.
Nếu là nữ thì những ngày có kinh, cũng vẫn phải tu hành, còn sợ bất tiện thì ngũ phòng riêng.
Nếu hoàn cảnh không cho phép, mà quán tâm còn loạn, chưa thấy hình ảnh Phật khi ngũ nghỉ, thì thỉnh một bức hình Phật hay Bồ Tát để ngay đầu nằm sao cho khi mở mắt là thấy Phật.
Như vậy, cung phụng chư Phật, Bồ Tát đêm ngày há chẳng hay hơn vào Chùa, Viện, v.v… làm tôi mọi mà còn rước lấy phiền não!
Ăn chay thì mỗi tháng 4 ngày, 6 ngày, 10 ngày tùy theo hoàn cảnh, đừng ăn chay trường! Nên nhớ ăn chay là vì từ tâm, không phải vì sợ bệnh mà ăn, cũng không phải vì tiếng khen mà ăn.
Đồng Danh Thần sẽ vui mà chuyễn tên theo các bạn và theo các cháu.
Đây mới là con Phật, là tín-đồ thật sự của Phật ta.
Lời ít, ý nhiều, đọc cho cẩn thận và thực hành theo. Nếu thân tâm bất an thì đây là pháp không hợp với mình. Bỏ đi cũng không muộn! Rồi sám hối iếp chờ có thuận duên hãy quy y cùng thế tục Tăng/Ni.
Ta có hai điều không nhận:
1) Đệ tử, xin đừng vào inbox cầu, vì sao? – Vì ta chỉ lên FB trong khoảng thời gian Đại Dịch (18 tháng), sau đó rút vào bóng tối, trang nghiêm Phật-độ. Ta không còn quan hệ với các bạn và các cháu. Nghe hơi tàn nhẫn, nhưng sự thật là vậy. 2) Cúng dường, tại sao? – Ta thí xả tất cả từ năm 2013, cớ sao nhận của tiền của người khác.
Tại sao ta phải đánh đổi sự cần khổ tìm học Chánh-Pháp với chư Phật Thế Tôn bằng Thân Trong Mộng và Thân Thiền Định để đánh đổi ác nghiệp của các bạn và các chau? Đến khi ta lở nói một câu xúc phạm đến nhân cách, tự ái của các bạn, các cháu thì từ ÂN chuyển sng OÁN-HẬN chẳng mấy hồi.
Ai xả bỏ được ngã và ngã-sở, nguyện đem thân-khẩu-ý phục tùng ta, không chống trái, như tôi trung thờ Chúa Thánh, thì tự thân ta sẽ ĐẾN và an ủi “Ta có Kim-Cang Đại Thừa Giáo, con là bậc Pháp-khí, hãy vì chúng sanh mà nhận lấy, tiếp nối, chớ để đoạn tuyệt”, hoặc trong Mộng, hay trong Thiền-định ắt sẽ thấy ta và chư Phật!
Ai khởi nghịch tâm với ta, tức là cắt đứt căn lành vậy!
PHỤ CHÚ ————-
Ta đến viếng HT Thanh Từ năm 2003 và cảnh cáo HT về bệnh tật sắp đến. HT chỉ cười xòa! Khi ta quay về Mỹ, HT ngã bệnh từ đó!
Ta gặp HT Trí Tịnh lần cuối năm 2011, thăm hỏi qua loa, Thầy khuyên ta “niệm Phật đi con”! Chẳng cần biết ta là ai. Đến khi HT mãn phần thì về báo mộng xin ta trợ giúp!
Ta biết HT Trí Tịnh năm 1981, nhưng Thầy không hề nhớ ta. Ta viết thơ cho một người muốn xuất gia, HT Thanh Từ đã nhận cũng vào năm 1981, nhưng Thầy không hề biết ta.
Ta không phải là đệ tử hay học pháp với bất cứ vị Thầy nổi danh đã nêu tên ở trên.
Pram Nguyen
PHÁP DANH?Soạn giả Pram NguyenNgày 26/3/2020— o0o —Chúng sanh trong tứ sanh lục đạo, sanh ra đều có hai vị…
Người đăng: Pram Nguyen vào Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020
Sunshine Nguyen Lời của ngài sao tàn nhẫn quá , đọc mà tim con thắc lại, sao ngài đành bỏ chúng con sau 18 tháng nữa
Pram Nguyen Khi tật dịch đến thì như núi đổ ai chống lại được? Khi duyên hết ai nối lại? Khi nghiệp dứt ai kéo được? Con tu tập khá tốt. Chỉ trong mấy tháng nay mà bằng người ta tu cả đời vẫn chưa khiến các luồng Khí và Gió vào ống dẫn Trung tâm bước vào Giai Đoạn Hoàn-Tất, nếu không tu nhiều đời nhiều kiếp, chưa chắc gì những câu Thần Chú và những giáo huấn đặc biệt có thể giúp con một bước nhãy vào mãnh đất của Như-Lai. Ta sẽ tiếp tục dạy con trong Thiền định! Con phải ráng tu thì 18 tháng rất là lâu, cũng như người ta mong và cầu nguyện cho Đại Dịch chóng qua. Bây giờ sang Xuân, tới Hè thì dịch chuột mới là nguy!
Sunshine Nguyen Pram Nguyen da con cam ơn ngai ❤️
Trương Khả Di Thật trùng hợp, Thầy con cũng vừa nói với con phải đến cuối năm Sửu, có khi kéo đến năm Dần mới hết dịch bệnh!
Sunshine Nguyen Trương Khả Di ngài nói “chuột mang dịch bệnh không ai hay“ trích từ điên ca của ngài , ban đọc thi sẽ biết dịch bệnh sẽ kéo dài đến năm nào.
Lan Thu Con thưa Chú, nếu con theo Pháp Địa Tạng thì con dùng Địa + tên riêng luôn được ko ạ? Vì con có hảo mộng về Ngài nhiều hơn các vị khác. Thế thì có cần phải bốc thăm không Chú?
Pram Nguyen Nếu con muốn uy mãnh thì Ksi + tên con
Lê Nguyễn Quỳnh Tên ngài Địa Tạng tiếng Phạn là Ksitigarbha (Ksiti là Địa, Garbha là Tạng)
Phoi Tran Đọc bài Pháp con không khỏi xúc động và cảm xúc lẫn lộn vui và buồn, Chú như là một vị Bồ Tát đến để độ người hữu duyên như chúng con,Chú sẻ như một cơn gió và không để lại dấu vết ngoài những bài Pháp để hoá độ chúng con,nghĩ thấy mà buồn Chú ạ,nhưng Chú trang nghiêm cõi Phật xong sẻ độ tiếp cho chúng con mà hjhj…
Pram Nguyen Nếu căn lành không suy suyễn.
Phoi Tran Pram Nguyen dạ.Con xin đảnh lễ Ngài
Đào Đạt Thịnh Con kính lễ Bậc Thiện Tri Thức
Con cung kính và tán thán lòng Từ Bi của Người vì lợi ích chúng sanh, Ngày xưa , do lúc này chưa biết gì và k chánh kiến , con có tham dự khóa tu mùa hè chùa Hoằng Pháp và có quy y (đăng ký quy y theo số đông) ở đó với HT Thích Chân Tính, nhưng sau khi quy y thì thấy mộng xấu là người đuổi đánh hoặc cảnh bất tịnh . Tệ hơn là sau đó mỗi khi niệm Phật thì sau mỗi tiếng niệm Phật là tâm phỉ báng hiện lên hừng hực khó kiểm soát .
Con cũng có đi tụng Chú Đại Bi cũng như sau thời gian tu tập thì sự phỉ báng này giảm (chắc khoảng 80%) . Đến nay vẫn còn nhưng nhẹ hơn, lắm lúc tâm phỉ báng đó nó lại lái đến Chú hoặc Cư Sĩ Hương Trần , chư Tôn hoặc những ai con biết là Thiện Tri Thức . Vì vậy con viết những dòng này là muốn trình bày lỗi lầm xấu tệ với Chú , và cũng cũng sẽ làm theo Pháp mà Chú dạy là xả Quy Y với những vị Thầy trước đây , sau là nguyện tự Quy Y như Chú đã dạy . Con mong mình mau chóng điều phục được chướng ngại này để có thể phụng sự chư Thiện Tri Thức với tâm thanh tịnh.
Pram Nguyen Bày cái lỗi của mình. con dám đăng lên cho các bạn thấy biết lỗi mình, đó là Sám hối. Sau đó, chọn ngày mùng 8 hay 14, 15 mà Tự Quy Y, tự đặt Pháp danh, thì tội hũy báng sẽ dứt. Mộng lành sẽ đến.
Đào Đạt Thịnh Con cung kính và tri ân Chú đã dạy bảo, con sẽ làm theo những gì Chú đã dạy ạ
Minh Thiền Đào Đạt Thịnh Sao giống a vậy, nhưng a qui y với thầy Thích Phước Tiến, thỉnh thoảng hãy có ý tưởng bất tịnh về chư Phật và Bồ Tát, còn có lòng nghi về chú Pram Nguyen, a không dũng cảm như em anh chỉ dám inbox inbox sám hối với chú rồi,…còn niệm phỉ báng thì thỉnh thoảng vẫn hiện. Nghiệp báo nặng quá…rõ khổ…
Lê Nguyễn Quỳnh Rất cảm ơn, tri ân những lời Pháp quý báu chú Pram chia sẻ! Xin đóng góp thêm là Mật tông Tây Tạng ngoài Đức Bổn Sư Shakyamuni (Thích Ca Mâu Ni), vị Bổn Sư quan trọng của Mật tông Tây Tạng là Đức Liên Hoa Sinh Padmasambhava. Những vị nào nhập định trong thiền định, sẽ hiểu sứ mệnh và vai trò của Ngài Liên Hoa Sinh với toàn bộ Mật tông Tây Tạng. Trong 1 số Kinh điển Mật tông có ghi lại, chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tuyên bố: 12 năm sau khi Ngài nhập diệt, Ngài sẽ hóa thân trở lại thành Đức Liên Hoa Sinh. Hóa thân này sinh ra trong bông hoa sen trên 1 hồ nước như trong bản văn này!
Lê Nguyễn Quỳnh Pram Nguyen bức hình chú Pram để cũng đã là Mật giáo cao cấp về Tịnh Quang và Giác Tánh, Mahasukha và Shunyata bất khả phân rồi. Có cái con ko bao giờ dám đăng các hình này trên mạng xã hội, các chư Tôn phẫn nộ và chư tôn với consort thuộc 14 giới samaya.
Pram Nguyen Lê Nguyễn Quỳnh Nếu bạn thấy biểu tượng đó là dâm ô thì đã phạm Samaya rồi!
Pram Nguyen Lê Nguyễn Quỳnh Nếu nhìn mà xúc phạm thì tội đọa Địa ngục. Ráng chịu cho quen! Nhưng vẫn có gieo chút ác duyên, ngày sau ra khỏi Địa ngục nhờ đó biết tu cũng không chừng. Đại Bi của Phật và Bồ Tát chư Trì MInh Vương, Chư Đại Phẩn Nộ Tôn cũng không rời lý nầy. Giết để ban cho họ Giới Thân Huệ Mạng mới. Há chẳng thấy tôn tượng ngài Hàng Tam Thế đạp chết vợ chồng Đại Tự Tại Thiên và Uma sao? Bậc Thầy trong Mật Giáo, Kim Cang Thừa há sợ Địa Ngục sao? Bạn chưa dám hành Phi-Đạo tức Phật Đạo!
Lê Nguyễn Quỳnh Xuống Địa Ngục chỉ có 2 dạng chúng sinh: 1 là Uy lực, nguyện lực mãnh liệt như Đức Địa Tạng Ksitigarbha. Muốn uy lực phải giữ giới thật cẩn trọng. 2 là các chúng sinh nghiệp lực quá nặng bị đày xuống. Con ko có sợ Địa ngục, và vẫn nguyện đi xuống đó phụ cùng mấy ông Thầy con, nhưng con vẫn giữ giới. Mỗi người có 1 cách tu hành, con vẫn trân trọng con đường của chú và con chỉ chia sẻ con đường riêng của con
Trương Nga Lê Nguyễn Quỳnh Theo em nghĩ… anh chưa hiểu ý chú Pram lắm. Ý Chú Pram là cứ đăng cho họ thấy để gieo và kết cái DUYÊN với Phật Đạo. Phàm như khởi nghĩ phỉ báng, ý nghĩ xấu thì quả báo địa ngục! Nhưng kiểu gì trong luân hồi cũng chẳng có lúc đọa địa ngục, chi bằng đọa vì phỉ báng Tôn Ảnh để kết một chút duyên thì tốt hơn là đọa địa ngục vì giết chóc. Nhưng, sau đó thì cũng nhờ cái DUYÊN ( dù là ác duyên) này mà kết duyên với Phật Đạo, nên sau ra khỏi Địa Ngục biết tu cũng không chừng.
Xuống địa ngục vì phỉ báng, tức là giết để ban cho Giới Thân Huệ Mạng mới. Tức là có lẽ sau đó, họ sẽ bén duyên dần dần với Phật Đạo hơn…! Biết đâu nhờ đó tu chứng. Nên chẳng có gì phải sợ khi mình đang Thủ Hộ Chánh Pháp Như Lai.
Pram Nguyen Trương Nga Đúng như con nói. Nếu người vì ta mà đọa Địa Ngục thì ta sẽ sanh cùng với họ trong Địa Ngục mà dùng tiếng Địa Ngục để cứu họ. Chỉ e nữa tin nữa ngờ thì hết cứu! Trước khen sau nói xấu thì bó tay!
Lê Nguyễn Quỳnh Trương Nga e nghĩ anh ko hiểu những điều này sao… A rất hiểu những điều e nói và cả những điều khác e chưa nói tới. Nhưng có những điều khác! Tại sao Mật tông lại là “Mật” – không dc tiết lộ cho người ko đủ điều kiện. Đó là từ bi và trí tuệ rất sâu sa. Còn a biết, 1 vị tu rất cao, có thể đóng vai Phi Đạo để độ người. Người đó có thể làm những việc khó khăn hơn rất nhiều, những việc có thể đi xuống địa ngục vì người khác (gồm cả những giới trọng như sát, dâm, nộ, si..), nhưng khi thị hiện các việc đó, họ sẽ chọn 1 vai diễn khác, ko nằm trong Hiển giáo. Cũng như hình Phật Hiển giáo cũng rất nhiều hình đẹp để reo duyên. Còn chắc e chưa có thể nghiệm Địa ngục nên e nghĩ vậy. Giờ cho em ngày nào cũng có đầu gấu vác dao đến nhà đòi nợ, quăng đồ bẩn vào nhà em, đe dọa gia đình em. E có thể tu dc ko? Rất khó! Chúng sinh dưới địa ngục cũng vậy, quá phiền não, khổ sở, gần như ko thể tu. Và thời gian dưới đó quá lâu, như e học hết 12 năm học vào Đại học, bảo e giờ học lại từ đầu, vậy có lãng phí không. Còn các bậc vĩ đại xuống Địa Ngục, hay hành các hành năng Phi Đạo, Ngoại Đạo để hóa độ, họ phải Đắc Địa Bất Thoái Chuyển. Bồ Tát ít nhất cấp 49 để ko bao giờ bị nghiệp lực kéo đi. Như vậy mình mới ko bị Địa ngục ảnh hưởng và còn kéo dc ng khác lên nữa. E chưa bơi giỏi, e lại nguyện cứu ng chết đuối, Cả 2 cùng chết, vậy là tự hại sinh mạng mình. Sát sinh là xuống địa ngục 500 kiếp. E nghĩ vậy có đúng không? Chư Bồ Tát có cách xuống riêng của các Ngài!
Trương Nga Lê Nguyễn Quỳnh Em hiểu ý anh. Ý anh là nhắc đến khía cạnh “Từ Bi”, là vì Từ Bi – không muốn bất cứ ai vì do vô minh phỉ báng Phật, Bồ Tát mà đọa địa ngục. Vì quảng thời gian đó rất dài lâu và đau đớn. Em hiểu ý anh.
Nhưng bên trên là em cũng đang giải thích cái ý của Chú Pram lúc nãy cho anh hiểu. Vì lúc nãy, có vẻ như anh đang hiểu nhầm ý Chú muốn nói, nên anh mới giải thích là “con không có sợ Địa Ngục”. Vì Chú không hề nói anh sợ đọa hay không – mà Chú đang nhắm đến họ – những người nhìn thấy hình ảnh và phỉ báng! Mà ý Chú là nhờ ác duyên ấy mà những người đó – họ – sau khi đọa lạc sẽ kết duyên với Phật Đạo, biết đâu tu chứng về sau.
Em chỉ giải thích chỗ đó ý chú cho rõ thôi. Không phải giải thích cho anh, mà cả cho những người đọc khác tránh hiểu lầm ý Chú.
Còn con đường anh đi, thì anh cứ đi. Chú nói những lời đó cũng không phải là thiếu Từ Bi. Mà đó là con đường “cao sâu” hơn, mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn của những Vị nhiệm vụ chính là Thủ Hộ Chánh Pháp Như Lai.
Còn anh là hướng đến tu tập giác ngộ tự thân trước rồi mới tính, thì anh cứ làm. Và ý em muốn nói là anh không cần nên nhắc nhở với Chú rằng những điều “lo sợ” như cmt đầu của anh.
Vì Chú đang đi một con đường trên anh. Mặc dù em biết anh cũng khá cao thâm rồi, tinh tấn rồi.
Pram Nguyen Lê Nguyễn Quỳnh Kim Cang Thừa bây giờ ghi thành sách vở thì bí mật đã bật mí từ lâu. Đừng hù Trương Nga.
Lê Nguyễn Quỳnh Pram Nguyen chú à, con chia sẻ cùng e, ko hù doạ gì. Khi Mật thừa sang Âu Mỹ thì họ đã vi phạm giới nghiêm tiết lộ nó ra 1 phần nào. Nhưng tinh túy của nó thì vẫn là bí mật. Con chia sẻ trên tinh thần tôn trọng sự khác biệt vậy thôi. Đức Liên Hoa Sinh có dạy con 1 câu thần chú riêng, ko có ở bên ngoài. Chú Pram có thể đi vào tâm con và ghi nó ra. Như vậy Mật thừa, con tin là ko còn bí mật gì nữa
Pram Nguyen Lê Nguyễn Quỳnh ta chưa từng nghe Bồ Tát 49 Địa! 40 Địa đầu gọi Tiền Địa không thể gọp chung với Thập Địa chánh-vị.
Chú có chú giải các bản văn của ngài Liên Hoa Sanh lâu lắm rồi. Pháp Đại Viên Mãn, các Giáo lý bí truyền các Terma, chú cũng rất rành! Chớ không phải học trên sách vở mà bằng linh ảnh…
Lê Nguyễn Quỳnh Pram Nguyen con ghi rất cẩn thận là cấp 49. Con ko ghi là Địa 49 vì con biết Thập Địa là 10 Địa cuối. Trước khi qua Đẳng Giác, Diệu Giác. Trước đó ko gọi là Địa, mà là Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Tứ Gia Hạnh rồi mới tới Thập Địa. Con cũng ít khi ra ngoài, có 1 quãng 7 năm con ko có dùng mạng xã hội. Các vị Thầy con đa phần là cư sĩ mật hạnh như chú Pram, có 1 vị xuất gia thì hành xử điên khùng như Tế Công, uống rượu, chửi mắng, ca hát, khùng điên thất thường nhưng đó là giả vờ điên. Tiền kiếp tu tập của mình, tu học con cũng học trong vô hình, linh ảnh các vị Tổ trong truyền thừa. Mà thôi mấy việc này, ko quan trọng. Con yêu mến, tôn trọng chú cùng các anh em vô cùng là dc rồi. Đóng góp dc gì con đóng góp vậy thôi.
Mỹ Dung Bác cho con hỏi: thắng duyên là gì thưa bác ?
Pram Nguyen Thắng duyên là gặp Phật, ở nơi có bạn lành. Ví dụ ngay cõi Ta Bà, đức Phật Thích ca chưa hề ẩn mất, nhưng phàm phu leo lên núi Kỳ Xà Quật chẳng thấy nên gọi là ác duyên.
Angel Nguyễn Con hoan hỷ tiếp nhận lời chỉ dạy từ chú, và nguyện đem thân – khẩu – ý phục tùng theo chú, hành theo những gì chú dạy bảo, ngày đêm sám hối, lễ Phật, cầu duyên lành cho con sẽ luôn nhận được sự bảo ban và an ủi kịp thời từ chú để ko bị mê lầm trên con đường tu tập. Nam mô A Di Đà Phật🙏🏻
Pram Nguyen chú chỉ là cái loa của Phật Chánh Giáo, làm sao biết được cảnh giới Giải Thoát Bất Khả Tư Nghị, Vô Nhị Pháp Môn, Phổ Hiền Tam Muội, v.v… nếu con hết lòng như vậy, nguyện sẽ sẽ được chư Thiện Tri Thức trao tay chỉ dẫn, mãi đến Bồ Đề khoảng giữa không sa vào Ác Đạo.
Angel Nguyễn Pram Nguyen dạ, con xin tri ân những ân đức từ chú và các chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thiện Tri Thức đã hết lòng vì tất cả chúng sinh này🙏🏻
Thới Lai Con cúi đầu đảnh lễ người . Con chưa gặp người ngoài đời . Chỉ gặp 1 lần trong mộng . Khi gặp người trên Facebook khi đó con chủ động thỉnh hỏi người về pháp tu và Con đã tu tập theo người chỉ dẫn . Vì nghiệp dày phúc mỏng, Vô minh nên con đi chọc phá tà đạo bị nó hại. Khi đó người đã từ bi chỉ dạy con quán và trì chú . Con thành tâm trì niệm trong mấy ngày và kết quả là được giải ra . Tuy người ko nhận trò . Nhưng lòng con luôn cung kính người như bậc đạo sư . Cảm ơn người đã trợ duyên cho huynh đệ tu tập cảm ơn người đã bài phá tà kiến và hiển chánh . Tụi con cho dù nghiệp dày phúc mõng . Còn chút báu thân này . Sẽ cùng nhau chia sẻ chánh pháp mà người đã chỉ dạy. Dẫu biết duyên tan hợp . Nhưng vì còn là thân người nên không thể nào che giấu được cảm xúc . Cảm ơn người . Chúc người an lành .
Pram Nguyen Thới Lai nguyện cho con khi mãn thân bỏ uế về Tịnh. Được cả 2 Thân Chánh Pháp và Giáo Lệnh quay lại uế độ dùng Đại Thần Lực ăn nuốt ác quỷ thần tàn hại sanh linh, đưa họ vào chánh pháp như Liên Hoa Sanh Đại Sĩ thuở xưa.
Thới Lai Pram Nguyen con sẽ cố gắng . Cảm ơn người trợ lực lẫn duyên lành cho con
Lệ Nguyên Chú ơi ! Chẳng hiểu sao khi con đọc bài viết này của chú lòng con bồi hồi, xúc động quá, những lời dặn dò từ tận đáy lòng của một người cha dành cho các con thơ vào những giây phút cuối khi sắp chia xa, dù mai này chú có ẩn tích không còn gặp chú nữa con cũng sẽ lấy hình ảnh chú để làm hành trang trên bước đường tu học. Con kính chúc chú pháp thể khinh an chúng sanh nhị độ, thủ hộ chánh pháp thành tựu viên mãn.
Pram Nguyen Lệ Nguyên quá lời rồi.
Vàng Sen Trời ơi, vừa buồn vì chú nói mà mình nông cạn ko hiểu j, sao lại như lời tiễn biệt vậy ạ. Đọc các cmt của mọi ng mình lại như tàu hoả nhập ma. Trời ơi sao mọi người lại uyên thâm vậy. Chạy lên nhìn hình rồi lại chạy xuống đọc cmt, chỉ là lơ tơ mơ. Nhưng nặng nề nhất vẫn là chú nói câu từ biệt. Mình thì vừa mới đến cổng trường, lúc nào cũng là vậy, biết thì đã muộn. Huhu.
Pram Nguyen Ráng học, sẽ có các bậc thượng nhân chỉ.
Vàng Sen Pram Nguyen vâng ạ. Con sẽ ráng học. Nhất định là như vậy chú ạ. Cảm ơn chú ạ. Chú nhớ giữ sức khoẻ biết đâu có ngày con lại được làm phiền chú. 🙏🙏🙏
Pram Nguyen Vàng Sen Nếu con ráng học ắt sẽ gặp.
Vàng Sen Pram Nguyen vâng ạ 🙏🙏🙏
Nguyễn Yến Dạ con đã phát nguyện ăn chay trường rồi ạ, vì nghe theo Đức Phật Bổn Sư dạy, con luôn quán tất cả chúng sanh là cha mẹ mình nên con ăn chay trường như vậy có được không ạ ?,con sẽ giữ tâm thanh tịnh, từ bi như vậy không dám làm trái tâm nguyện ạ., Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🙏🙏
Pram Nguyen Ăn chay trường là điều hay, nếu con không làm lụng vất vả. Nhưng phải nhớ lấy lòng từ làm trước. Chưa đủ duyên thì ăn 4 ngày, trong 4 ngày chay phải nhớ niệm Tứ Vô Lượng Tâm. Nếu trì Lục Tự Đại Minh thì ăn mặn có lợi hơn ăn chay. Xem Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương.
Nguyễn Yến Pram Nguyen Dạ con quyết định chay trường ạ, mong Thầy chấp nhận cho lòng con, hiện tại con chưa biết pháp môn gì là hợp với căn cơ con nên con sẽ chuyên sám hối đọc kinh Địa Tạng Thầy bảo ạ
Pram Nguyen Nguyễn Yến Tùy hỷ. Cho con thỏa nguyện. Nguyện con tâm tâm ứng hợp với Từ Thị Di Lặc Thế Tôn, nguyện nguyện in hệt ngài Địa Tạng, tu hành mau cho1nh thấy Chân Tâm nhờ Vô Sanh Sám Pháp
Nguyễn Yến Pram Nguyen Dạ con Nam Mô A Di Đà Phật, con xin lạy tạ Thầy 🙏🙏🙏
Vũ Trần Hữu Minh Pram Nguyen trước khi Chú rút vào bóng tối, Chú có thể hướng dẫn cháu bắt đầu tu tập đc k ạ.
Pram Nguyen Đã bắt đầu từ lâu. Coi lại. Chỗ nào vướng mắc thì hỏi. Chú sẽ tháo đinh bạt chốt cho. Ngay bây giờ! Đừng chần chờ. Bệnh đến như núi đổ!
Nguyễn Thị Yến Pram Nguyen dạ cháu muốn hỏi coi lại ở đâu để bắt đầu tu tập như thế nào a! Cháu cảm ơn a!
Phạm Văn Thiệp Tri ân công đức của Chú ạ
Lê Trường Thọ Bài viết rất hay không câu nệ, phá chấp, cám ơn chú!
Nguyễn Yến Nam Mô A Di Đà Phật,Thầy đã đặt tên cho con là Tín Lạc,vậy con không cần phải tự đặt tên gì nữa ạ? Con thấy con có duyên với Bồ Tát Quán Thế Âm,vì con mơ thấy Ngài lâu rồi (không nhớ rõ vào năm nào), con ngắm nhìn Ngài không chán, trong tâm xem Ngài như một người Mẹ hiền,có chuyện gì con cũng tâm sự tỏ bày với Bồ Tát.Nhưng Thầy là người trực tiếp dẫn dắt dạy đạo cho con, vậy nên con đang thắc mắc chọn Bồ Tát hay nhớ tưởng đến hình ảnh của Thầy để quán tưởng trước khi đi ngủ hay thế nào ạ ? Bố mẹ con không tin không hiểu đạo, con thờ Bồ Tát trong phòng ngủ con thì có phạm lỗi không ạ? Câu hỏi cuối là con ko phát nguyện sinh về cõi Phật, mà sanh cõi Ta Bà như trong Lương Hoàng Bảo Sám có viết,sinh vào 6 nẻo luân hồi nào thì làm lợi cho chúng sanh ở nẻo ấy,phát nguyện như vậy có nguy hiểm không khi con chưa tu đến đâu, có nên phát nguyện vãng sanh cõi Phật cho chắc ăn không ạ 😅😅 Con nhiều điều thắc mắc làm phiền Thầy quá ạ. Con xin thỉnh cầu Thầy từ bi khai thị cho đầu óc tăm tối của con được khai sáng dần ạ Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🙏🙏
Các Phương Pháp Cơ Bản Trong Chẩn Đoán Vi Khuẩn
Các phương pháp cơ bản trong chẩn đoán vi khuẩn
1. Phương pháp phân lập vi khuẩn Phân lập là khâu quan trọng trọng trong quá trình nghiên cứu vi khuẩn. Mục đích của phân lập là tách riêng các vi khuẩn từ quần thể ban đầu tạo thành các clon thuần khiết để khảo sát và định loại. Khi vi khuẩn tăng trưởng và phát triển trên bề mặt môi trường rắn đã tạo ra những khuẩn lạc, hình thái của các khuẩn lạc mang tính đặc trưng của từng loài vi khuẩn. Việc mô tả chính xác các khuẩn lạc đã tách rời có thể góp phần rất quan trọng trong việc định danh vi khuẩn. Các nhà vi khuẩn học đã tiêu chuẩn hoá có ý nghĩa khi miêu tả hình dáng, độ cao và bờ, rìa của khuẩn lạc.
Hình thái khuẩn lạc
Điều quan trọng trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật là tránh không đưa thêm vi sinh vật ngoại nhiễm vào môi trường nuôi cấy. Muốn vậy, ngoài các thao tác luôn phải được tiến hành trong điều kiện vô trùng, mọi yếu tố từ môi trường, dụng cụ chứa, dụng cụ nuôi cấy đến các vật dụng cần thiết khác đều phải được khử trùng thích hợp để được vô trùng trước khi sử dụng. 1.1. Các dạng mẫu cho nuôi cấy - Dạng dịch mẫu đã được đồng nhất, dịch nuôi cấy hoặc môi trường lỏng chứa chủng vi sinh vật cần phântích. - Dạng trên bề mặt môi trường rắn chứa thạch (1,5-2%) trong ống thạch nghiêng hay trong đĩa petri. - Dạng mẫu nằm sâu trong môi trường rắn trong ống nghiệm thạch sâu chứa thạch mềm (0,5-0,7%). 1.2. Dụng cụ cấy - Que cấy thẳng: Que cấy kim loại có đầu nhọn, thường dùng để cấy vi khuẩn có tạo khuẩn ty. - Que cấy móc: que cấy có đầu vuông góc, thường dùng để cấy vi khuẩn có tạo khuẩn ty. - Que cấy vòng (Que khuyên cấy): que cấy kim loại đầu có vòng tròn, thường dùng cấy chủng từ môi trường rắn hoặc lỏng lên môi trường rắn, lỏng. - Que cấy trang: bằng kim loại hay thủy tinh, đầu hình tam giác, dùng để dàn trải vi khuẩn trên bề mặt thạch rắn. - Ống hút thủy tinh dùng để chuyển một lượng vi khuẩn nhất định lên bề mặt môi trường rắn hoặc vào môi trường lỏng. Hiện nay, pipet cấy chuyển với những đầu tip vô trùng có thể tháo rời để thay đổi (còn gọi là pipet đầu rời hay transfer pipet dạng hút thông thường). - Đầu tăm bông vô trùng để cấy giống từ môi trường lỏng lên bề mặt của môi trường rắn. 1.3. Các thao tác vô trùng Thao tác cấy được thực hiện trong một không gian vô trùng tạo bởi ngọn lửa đèn cồn hoặc đèn Bunsen. Ngọn lửa đèn cồn, đèn Bunsen có tác dụng oxy hóa không khí tạo không gian vô trùng, đồng thời còn được dùng để đốt khử trùng que cấy, miệng chai lọ, ống nghiệm khi mở, đóng, nút bông, nắp nhựa… Để tránh việc gây nhiễm thông qua tiếp xúc, nhân viên thao tác cần mang găng tay hoặc tiến hành sát trùng tay bằng cồn 70o hoặc các dung dịch diệt khuẩn, tương tự như vậy tiến hành sát trùng mặt bàn thao tác trước khi bắt đầu thao tác vô trùng. Sau khi hoàn tất việc cấy chủng, tiến hành sát trùng tay, mặt bàn làm việc tương tự như trên trước khi rời phòng kiểm nghiệm. 1.4. Kỹ thuật cấy ria trên đĩa petri - Dùng que cấy vòng thao tác vô trùng nhúng vào dịch mẫu để có được các vi khuẩn cần phân lập. - Ria các đường trên đĩa petri chứa môi trường thạch thích hợp. Sau mỗi đường ria liên tục, đốt khử trùng que cấy và làm nguội trước khi thực hiện đường ria tiếp theo. - Lật ngược đĩa, ủ ở nhiệt độ và thời gian thích hợp trong tủ ấm. 1.5. Kỹ thuật cấy trang - Dùng pipet chuyển 0,1ml dịch canh khuẩn lên bề mặt môi trường thạch trong đĩa pettri. - Nhúng đầu thanh gạt vào cồn, hơ qua ngọn lửa để khử trùng. Để đầu thanh gạt nguội trong không gian vô trùng của ngọn lửa. - Mở đĩa petri, đật nhẹ nhàng thanh gạt lên bề mặt thạch của đĩa petri. Dùng đầu thanh gạt trải đều dịch vi khuẩn lên bề mặt thạch. Trong khi thực hiện xoay đĩa một vài lần, mỗi lần khoảng nửa chu vi đĩa tạo điều kiện cho thanh gạt trải dịch vi khuẩn đều khắp bề mặt môi trường. - Lật ngược đĩa, ủ ở nhiệt độ và thời gian thích hợp trong tủ ổn nhiệt. 2. Cấy chuyển 2.1. Cấy giống từ môi trường lỏng sang ống nghiệm chứa môi trường lỏng - Đốt nóng đỏ đầu que cấy trong ngọn lửa và hơ nhẹ phần cán (phần sẽ đưa vào bên trong dụng cụ chứa vi sinh vật). Cầm thẳng đứng que cấy cho que cấy nóng đều. - Tay trái cầm ống nghiệm xoay nhẹ, tay phải cầm que cấy. Ngón út của tay phải dùng để mở nút bông. - Mở nút bông xoay miệng ống nghiệm qua ngọn lửa.
- Đưa que cấy đã khử trùng vào bên trong ống nghiệm, làm nguội que cấy bằng cách áp đầu que cấy vào thành ống cho nguội. Thu sinh khối bằng cách nhúng que cấy vào môi trường lỏng, rút thẳng que cấy ra không để dính vào thành và miệng ống. Hơ nóng miệng ống nghiệm, đậy nút bông. Đặt ống nghiệm vào giá đỡ.
- Đầu que cấy có chứa vi khuẩn được giữ ở vùng không khí vô trùng gần ngọn đèn. Dùng tay trái lấy ống nghiệm chứa môi trường mới, mở nút bông, khử trùng miệng ống nghiệm rồi đưa đầu que cấy vào bên trong môi trường. - Nhúng và khuấy nhẹ que cấy trong dịch môi trường để tách sinh khối ra khỏi đầu que cấy. - Rút thẳng đầu que cấy ra. Khử trùng miệng ống nghiệm, đậy nút bông lại. - Khử trùng que cấy ngay sau khi cấy xong. 2.2. Cấy giống từ môi trường lỏng sang ống thạch nghiêng Tiến hành tương tự như trên với một số khác biệt sau: cấy giống lên bề mặt thạch nghiêng bằng cách đặt nhẹ đầu que cấy lên bề mặt môi trường ở đáy ống, sau đó cấy theo hình chữ chi từ đáy ống nghiệm lên đến đầu trên của mặt thạch nghiêng. 2.3. Cấy giống từ môi trường lỏng bằng pipet đầu rời Pipet đầu rời cho phép thao tác chính xác với những dung tích nhỏ. Trong thao tác vô trùng, pipet đầu rời rất hữu dụng vì cho phép cấy chuyển dễ dàng dịch vi khuẩn lên bề mặt môi trường rắn trong đĩa petri nhằm tạo khuẩn lạc rời hoặc vào ống nghiệm hay bình chứa môi trường lỏng để nuôi tăng sinh. Bằng một pipet đầu rời người ta có thể thực hiện với số lần không hạn chế các thao tác vô trùng này do có thể hấp khử trùng đồng loạt với số lượng lớn các đầu tip. Trước khi sử dụng, kiểm nghiệm viên cần biết các yêu cầu cơ bản khi thao tác với pipet đầu rời như sau: - Mỗi pipet đầu rời đều có giới hạn dung tích thao tác cho phép nhất định. Thông thường các dải dung tích đó là: 0,1 ml, 1- 20 ml, 20- 200 ml, 0,2- 1 ml, 1-5 ml, 1- 10 ml. Dải dung tích thao tác cho phép này thường được ghi rõ trên pipet đầu rời. Trong dải dung tích cho phép, kiểm nghiệm viên có thể điều chỉnh để có dung tích chính xác cần thao tác. Cần chọn pipet đầu rời với giới hạn dung tích thích hợp cho phạm vi thao tác. Mỗi loại pipet đầu rời đều có đầu tip tương ứng và có thể được khử trùng bằng nồi hấp áp suất. - Pipet đầu rời thường có hai nấc: nấc 1 tương đương với dung tích được chọn sử dụng khi hút dung dịch, nấc 2 vượt quá nấc 1 được sử dụng khi bơm dung dịch ra khỏi đầu tip của pipet đầu rời. - Khi sử dụng pipet đầu rời để cấy chuyển dịch giống cần tiến hành thao tác trong không gian vô trùng của ngọn lửa trong tủ cấy. - Tay phải cần pipet đầu rời, tay trái mở hộp chứa đầu tip vô trùng. Cắm đầu pipet vào đầu tip. - Dùng tay trái giữ ống nghiệm, bình chứa dịch giống vi sinh vật. Dùng ngón út và áp út của tay phải đang giữ pipet để kẹp giữ và mở nút bông, hơ nóng khử trùng miệng ống nghiệm hoặc bình chứa. - Đưa đầu tip vô trùng vào bên trong dịch giống, hút lấy dung tích cần thiết. - Rút đầu tip ra khỏi miệng bình chứa, khử trùng miệng bình chứa và đậy bằng nút bông đang được giữ ở ngón út và áp út của tay phải. - Đầu tip có chứa vi sinh vật được giữ ở vùng không khí vô trùng gần ngọn đèn. - Dùng tay trái lấy ống nghiệm hoặc bình chứa môi trường mới, dùng ngón út và áp út kẹp và mở nút bông, khử trùng miệng bình chứa. - Đưa đầu tip vào bên trong môi trường và bơm dịch giống vào môi trường. - Rút đầu tip ra khỏi miệng bình chứa, khử trùng miệng bình, đậy nút bông. - Thay đầu tip vô trùng mới khi thực hiện đợt cấy tiếp theo. - Thực hiện tương tự trong trường hợp cấy chuyển dịch giống lên bề mặt môi trường trong đĩa petri. - Cần lưu ý đầu pipet đầu rời và đầu tip được chế tạo bằng polymer nên tuyệt đối khử trùng đầu pipet và đầu tip bằng ngọn lửa. Để đảm bảo sự phát triển của vi khuẩn, sau khi cấy xong phải quan tâm đến các điều kiện môi trường nuôi vi khuẩn bao gồm: (1) Nhiệt độ, phải chọn nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của mỗi loài vi khuẩn và duy trì ổn định nhiệt độ đó; (2) Độ ẩm, để duy trì độ ẩm trong quá trình nuôi ủ, cần đảm bảo đủ lượng nước khi làm môi trường. (3) Khí oxy đối với vi sinh vật hiếu khí, lớp môi trường nuôi cấy có độ dày vừa phải để oxy không khí có thể thấm vào. 3. Quy trình nhân giống và bảo quản chủng vi sinh vật chuẩn 3.1. Nguồn gốc Chủng chuẩn cung cấp cho phòng thí nghiệm phải có nguồn gốc từ các nhà cung cấp hay tổ chức cung cấp giống vi khuẩn có uy tín, có chức năng cung cấp chủng giống vi khuẩn. Giống được cung cấp phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng, hoạt tính, có thông tin về các đặc điểm về sinh hóa, tính chất kháng nguyên. Khi được nhà cung cấp chuyển đến phòng thí nghiệm các ống chủng vi khuẩn phải có nhãn ghi đầy đủ tên, mã số, ký hiệu chủng loại kèm theo hướng dẫn bảo quản, số lần cấy chuyền (số thế hệ) và các đặc điểm sinh hóa, kháng nguyên. 3.2. Nhân giống và bảo quản Chủng giống dạng đông khô từ các ngân hàng giống được coi là giống gốc. Từ đây chủng được nhân lên trong môi trường canh thang (lần cấy chuyền thứ nhất). Vi sinh vật từ môi trường canh thang được cấy chuyển vào môi trường thạch dinh dưỡng Tryptose Soy Agar (TSA – 1 đĩa và 15 ống thạch nghiêng) và môi trường chọn lọc. - Môi trường thạch không chọn lọc: ủ ở 370C 24 giờ, kiểm tra độ thuần chủng trên đĩa TSA. Số lượng ống chủng phụ thuộc vào nhu cầu của phòng. Kiểm tra lại và loại bỏ những ống củng không đạt yêu cầu. Bảo quản các ống chủng ở 40C, thời gian bảo quản tối đa là 3 tháng. Các chủng này được dùng làm đối chứng trong các lần phân tích mẫu. – Môi trường thạch chọn lọc: cấy chủng từ môi trường canh thang trên lên môi trường thạch chọn lọc. Sau khi ủ, chọn một số khuẩn lạc để kiểm tra lại mức độ thuần khiết, các đặc tính sinh hóa và đặc tính kháng nguyên. Khi ống chủng sắp hết thời gian bảo quản cho một lần cấy chuyển, các chủng giống được nhân lên trong môi trường canh thang dinh dưỡng và cấy chuyền vào các ống thạch nghiêng để bảo quản tương tự như trên. Với một chủng vi khuẩn chuẩn chỉ được cấy tối đa 5 lần kể từ lần nhân giống đầu tiên. Sau mỗi lần cấy chuyển đều phải kiểm tra lại hoạt tính và độ thuần chủng. Khi hết thời hạn cấy chuyển phải thay chủng giống mới. 3.4. Sử dụng chủng chuẩn trong phân tích mẫu Các chủng chuẩn trong môi trường thạch nghiêng trước khi sử dụng làm mẫu chứng dương được cấy sang môi trường thạch đĩa không chọn lọc (Plate Count Agar, Tryptose Soy Agar hay Nutrien Agar) nhằm kiểm tra độ thuần khiết, các đĩa này được bảo quản và sử dụng trong một tuần. 3.5. Chú ý khi sử dụng chủng chuẩn Các chủng chuẩn phải được sử dụng và bảo quản cẩn thận ở 40C, mỗi ống chủng phải có nhãn mác ghi các thông tin như: tên, ký hiệu chủng, ngày, số lần cấy chuyển… Kiểm nghiệm viên phải thận trọng và tuân thủ các quy định về an toàn phòng kiểm nghiệm khi cấy chuyển thao tác với các chủng chuẩn để tránh nhiễm bệnh hay làm lây lan mầm bệnh. Dụng cụ sau khi tiếp xúc với các chủng vi khuẩn phải đựơc thanh trùng cẩn thận. Dụng cụ thủy tinh và các đĩa petri sau khi dùng phải được hấp khử trùng ở 121oC 20 phút trước khi đem rửa, dụng cụ thủy tinh được ngâm trong dung dịch chlorin, sau đó rửa bằng xà phòng và tráng lại bằng nước sạch trước khi phơi khô. 4. Phương pháp soi tươi Có thao tác đơn giản, tiến hành nhanh, thường được sử dụng để quan sát trạng thái sống của tế bào vi khuẩn. 4.1. Phương pháp thực hiện 4.1.1. Dụng cụ - Lam kính: dùng làm tiêu bản. - Lam phủ (lamel, kính phủ vật): dùng để đậy lên các tiêu bản. - Lam kính lõm: dùng để quan sát khả năng di động của vi khuẩn. 4.1.2. Chuẩn bị giọt canh khuẩn từ môi trường nuôi cấy - Đặt ống chứa vi khuẩn vào giữa ngón cái và ngón trỏ của bàn tay trái, lòng bàn tay ngửa ra, ống nghiệm để hơi nghiêng nhưng không được để cho canh khuẩn chạm vào nút bông của ống nghiệm nuôi cấy vi khuẩn. - Khử trùng que cấy trên ngọn đèn cồn. Để que cấy thẳng đứng trên ngọn lửa cho đến khi đầu que cấy nóng đỏ rồi từ từ đặt và di chuyển que cấy theo chiều nằm ngang trên ngọn lửa. - Kẹp nút bông vào giữa ngón út và lòng bàn tay phải, xoay nhẹ nút một vòng và kéo nút ra. Giữ nút như vậy cho đến khi đậy nút vào. - Đốt miệng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. - Đưa que cấy đã nguội vào ống nghiệm để lấy mẫu. Nếu ống giống là môi trường lỏng thì chỉ cần nhúng đầu que cấy vào canh trường rồi rút ra. Nếu giống mọc trên môi trường đặc thì dùng que cấy lấy một ít sinh khối vi sinh vật trên mặt thạch và hòa đều vào giọt nước cất vô trùng trên lam kính. Chú ý thao tác hết sức nhẹ nhàng để khi lấy mẫu vi khuẩn không làm rách mặt thạch. - Rút que cấy ra, đốt miệng ống nghiệm, đậy ống nghiệm lại và đặt ống vào giá. - Đặt giọt canh khuẩn (hoặc sinh khối vi sinh vật) ở đầu que cấy vào giữa phiến kính để làm tiêu bản. - Khử trùng lại que cấy trên ngọn đèn rồi cất vào giá. 4.1.3. Tiêu bản giọt ép - Dùng que cấy hoặc ống hút káy giống vi sinh vật để làm vết bôi. - Đặt một mép kính phủ vật tiếp xúc với lam kính một góc 450 rồi từ từ hạ xuống phủ giọt canh khuẩn thật nhẹ nhàng, tránh không tạo thành bọt khí. 4.1.4. Tiêu bản giọt treo Dùng phiến kính đặc biệt có phần lõm hình tròn ở giữa. - Cho một giọt canh khuẩn lên giữa kính phủ vật. Thận trọng xoay ngược lá kính cho giọt canh khuẩn quay xuống phía dưới rồi đặt lên phần lõm của phiến kính. - Chú ý không giọt canh khuẩn lan rộng hay chạm vào đáy của phần lõm. - Đặt tiêu bản lên kính hiển vi và quan sát ở vật kính 10x hoặc 40x.
Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện một dụng cụ có tên gọi là vòng O (O-ring) dùng để thực hiện giọt treo mà không cần lam kính lõm. Đây là một miếng đệm hình tròn, có kích thước vòng trong 12 mm, cao 3 mm có thể sử dụng nhiều lần. Khi thực hiện, người ta đặt vòng O lên giữa lam kính thường, đưa giọt canh khuẩn vào một mặt của kính phủ vật, xoay ngược kính phủ vật và úp lên vòng O. Đây là cải tiến của nhà sản xuất Science Kit, một bộ O- ring 25 chiếc có giá khoảng 20 USD
. 5. Phương pháp nhuộm gram Năm 1884, Hans Christian Joachim Gram, một nhà khoa học người Đan Mạch đã sáng chế ra phương pháp nhuộm vi khuẩn mới mà ngày nay tên gọi đã trở lên rất quen thuộc với mọi phòng thí nghiệm vi khuẩn thế giới: Phương pháp nhuộm gram là một trong những kỹ thuật cơ bản và quan trọng nhất trong phân tích vi khuẩn ở giai đoạn đầu nhằm xác định sơ bộ đặc tính của các dòng vi khuẩn muốn nghiên cứu theo tính chất bắt mầu gram của chúng. Vi khuẩn bắt mầu hỗn hợp crystal violet – iodin sẽ có màu tím nâu khi quan sát dưới kính hiển vi quang học và được xếp vào nhóm vi khuẩn gram dương. Những dòng vi khuẩn khác không giữ được mầu crystal violet và bắt mầu fuchsin (đỏ) được xếp vào nhóm vi khuẩn gram âm. Phương pháp nhuộm gram dựa vào khả năng lưu giữ crystal violet của thành tế bào các dòng vi khuẩn sau khi bị tẩy bằng cồn. Việc xác định thời gian tẩy mầu là yếu tố quan trọng trong việc phân biệt vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm. Nếu kéo dài thời gian tẩy mầu, ngay cả vi khuẩn gram dương cũng không giữ được mầu nhuộm ban đầu. Ngoài ra, một số loài vi khuẩn gram dương cũng có thể bị tẩy mầu dễ dàng và vì thế chúng được coi là các dòng vi khuẩn có tính chất bắt mầu gram thay đổi (có thể âm lẫn dương). Chất nhuộm fuchsin (hoặc có thể thay bằng safranin) tạo cho vi khuẩn gram âm có mầu hồng đỏ. Fuchsin nhuộm mầu mạnh hơn và có mầu dễ nhìn hơn safranin. (Haemophilus spp., và một vài dòng vi khuẩn kỵ khí không ăn màu safranin) 5.1. Kỹ thuật nhuộm gram 5.1.1. Pha dung dịch thuốc nhuộm a) Dung dịch Cristal violet:
* Dung dịch A:
– Crystal violet………………2 g
– Ethanol 95% ………………20 ml
* Dung dịch B:
– Ammonium oxalat …………………0,8
– Nước cất……………………………..80 ml
Trộn đều 2 dung dich A và B, lọc qua giấy lọc thô, giữ ở nhiệt độ phòng trong chai mầu nâu.
b) Dung dịch Lugol:
– Indin tinh thể……………………….1 g
– Potasium iodid………………………2 g
– Nước cất……………………………………….300 ml
Nghiền Iodin vào Potassium iodid trong 50 ml nước cất cho hòa tan hoàn toàn. Thêm phần nước cất còn lại, giữ ở nhiệt độ phòng trong chai nâu. Khi dung dịch mất mầu phải pha lại. c) Dung dịch Carbon fuchsin:
* Dung dich A:
– Fuchsin………………………………0,3 g
– Ethanol 95%………………………………….10 ml
* Dung dịch B
– Phenol nóng chảy…………………….5 ml
– Nước cất………………………………95 ml
Trộn đều dung dịch A và dung dich B, lọc qua giấy lọc thô.
d) Dung dịch Acid Alcohol:
– HCL…………………………………..3 ml
– Ethanol cho đủ………………………..100 ml
5.1.2. Cố định phiến phết a) Từ môi trường lỏng - Dùng bút sáp để ghi tên mẫu hoặc số nhận diện, ngày thử nghiệm. Vẽ vòng tròn để giới hạn vùng phiến phết vi khuẩn. - Dùng khuyên cấy lấy một khuyên dịch khuẩn, dàn đều thành lớp mỏng giới hạn trong vòng tròn đã vẽ trên lam kính. Để dịch khuẩn tự khô hoàn toàn. - Hơ mặt dưới của lam kính qua lai trên ngọn lửa 2- 3 lần, tránh không để tiêu bản quá nóng. b) Từ môi trường rắn - Dùng bút sáp để ghi tên mẫu hoặc số nhân diện, ngày thử nghiệm. Vẽ vòng tròn để giới hạn vùng phiến phết vi khuẩn. - Dùng khuyên cấy lấy một khuyên cấy nước cất vô trùng đặt vào giữa vòng tròn đã vẽ, lấy một lượng nhỏ vi khuẩn từ khuẩn lạc và dàn mỏng với nước cất trong vòng tròn. Để dịch khuẩn tự khô hoàn toàn. - Hơ mặt dưới của lam kinh qua lại trên ngọn lửa 2 đến 3 lần, tránh không để tiêu bản quá nóng. 5.1.3. Tiến hành nhuộm - Phủ dung dịch lên lam kính đã được cố định trong 1 phút. - Đổ bỏ dung dịch Crustal violet và rửa với nước cất. - Phủ dung dịch làm cắn màu lugol trong 1 phút, sau đó đổ bỏ dung dịch lugol và rửa nhẹ với nước. - Cầm một đầu lam kính, nhỏ từ từ cồn 950 cho đến khi vùng phiến kính bạc màu di ( thời gian tẩy cồn thông thường từ 10-15 giây). Rửa ngay với nước để chấm dứt công đoạn tẩy màu. - Phủ dung dịch fuchsin lên lam kính 30 giây, đổ bỏ dung dịch và rửa qua nước. - Dùng giấy thấm để thấm khô hoặc để khô tự nhiên. Khảo sát hình thể và tính chất bắt mầu của vi khuẩn dưới kính hiển vi với vật kính dầu. 5.2. Nguyên nhân một số sai lệch trong phương pháp nhuộm gram 5.2.1. Gram dương trở thành gram âm - Lứa cấy quá già: vi khuẩn trong quá trình biến dưỡng sinh ra một số chất có khả năng làm tăng tính acid của môi trường nuôi cấy gây sai lệch kết quả. Tốt nhất lên nhuộm gram với lứa cấy từ 18-24 giờ. - Dung dịch Lugol bị hỏng: phải bảo quản dung dịch lugol trong chai nâu, tránh ánh sáng và cần loại bỏ ngay khi thấy dung dịch chuyển màu từ nâu sang vàng. - Tẩy màu quá mức: nhỏ quá nhiều cồn hoặc không rửa nước ngay. 5.2.2. Gram âm trở thành gram dương - Cố định tiêu bản khi còn ướt, các hợp chất protein có trong môi trường họăc trong mẫu thử làm tiêu bản khó tẩy màu. - Tẩy màu chưa đạt.
Phản ứng với thuốc nhuộm của các chủng vi khuẩn
A: E. coli, gram (-) B: Staphylococcus epidermidis, Gram (+) C: Bacillus cereus, Gram (+). 6. Các thử nghiệm sinh vật hoá học 6.1. Lên men đường Thử nghiệm lên men trong môi trường canh thang có chứa đường, pepton và cao thịt (để cung cấp các dinh dưỡng phụ cho các vi sinh vật khó lên men), và chất chỉ thị mầu tía cresol brom (chất chỉ thị pH). Nếu có sự lên men đường, thường sinh ra acid. Trường hợp này pH môi trường giảm xuống đã làm cho màu tía cresol brom chuyển từ xanh sang vàng. Cũng như vậy, nếu thêm ống Durham, sẽ cho phép xác định sự sinh hơi (H2) từ quá trình lên men. Kết quả trả lời cuối cùng là sinh acid (+/-) và gas (+/-). Phản ứng lên men trong MT canh thang: Nếu vi khuẩn không lên men với test đường thì thuốc nhuộm màu tía vẫn còn lại và không sinh gas (trái). Nếu quả trình lên men xảy ra, hầu hết là sinh ra acid, khi đó pH giảm và làm đổi màu của canh thang sang màu vàng (giữa). Nếu sinh gas, ống Durham ở trong đảo ngược lên và nhìn như có bong bóng (phải).
6.2. Thủy phân tinh bột Đĩa thạch tinh bột được sử dụng để thử tính chất thủy phân tinh bột ngoại bào. Tinh bột là 1 phân tử polysacchrid có trọng lượng quá lớn để có thể dịch chuyển vào trong tế bào mà bước đầu không cần bẻ gãy thành những đơn vị nhỏ hơn. Khả năng thủy phân tinh bột phụ thuộc vào sự sản xuất và bài tiết một số men để giáng phân polymer. Sự phá vỡ tinh bột được nhận thấy sau khi ủ ngập đĩa với iod. Phức hợp iod với tinh bột nguyên chất có màu xanh. Nếu vi khuẩn có khả năng phá hủy tinh bột, không có phản ứng xảy ra và ta thấy xuất hiện một vùng trống (không màu) quanh khuẩn lạc. Thủy phân tinh bột: Các vi khuẩn có khả năng sử dụng tinh bột để tiết ra men amylase, men này được dùng để thủy phân tinh bột. Quá trình tinh bột bị phá vỡ được quan sát thấy khi ta ngâm đĩa tinh bột với iod, quá trình đó đã tạo ra phức hợp màu tía. Các vi khuẩn thử nghiệm không có khả năng phá vỡ tinh bột sẽ tạo ra đường viền đầy đủ do một vùng màu tía (trái). Khi tinh bột bị phá vỡ sẽ tạo ra một vùng sáng xung quanh đường cấy, trong khi nền của đĩa là màu tía (phải).
6.3. Thử nghiệm Catalase Môi trường thạch tim (HIA) được sử dụng như một môi trường cho nhiều mục đích, như để xác nhận hình thái khuẩn lạc và phản ứng catalase. Trong suốt quá trình chuyển hoá oxy được tạo ra đã làm nhiễm độc các tế bào, khi đó các enzym đặc biệt của vi khuẩn được tạo ra để giải độc những hợp chất đó. Một trong các enzym đó là catalase có tác dụng phân giải H2O2 tạo thành oxy và nước. Đây là một thử nghiệm dễ dàng để phát hiện enzym này trong vi khuẩn khi sử dụng H2O2 3%.
Phản ứng catalase với các chủng thử nghiệm
6.4. Giáng hoá tryptophan thành Indole Canh thang Tryptone chứa nồng độ cao amino acid tryptophan. Một số vi sinh vật có khả năng phân hủy tryptophan thành indole và khả năng này được dùng để phân biệt các vi khuẩn. Thử nghiệm được thực hiện bằng cách thêm chất thử Kovac vào canh cấy, kết quả là nếu xuất hiện indole thì sẽ có vòng màu đỏ ở phía trên của canh cấy. Ví dụ, phản ứng dương tính và âm tính của thử nghiệm indole trong hình 7. Quá trình giáng hoá indole Dương tính cho 1 vòng tròn máu đỏ phía trên môi trường (trái), âm tính là 1 vòng tròn mầu nâu hoặc trong mờ đục (phải). Việc xác định các vi sinh vật bằng các thử nghiệm hoá sinh trên đã được thực hiện qua nhiều thế kỷ và đã được tiêu chuẩn hoá. Để các thử nghiệm này được tiến hành thuận lợi hơn, các nhà sản xuất đã chế tạo ra những bộ kit chẩn đoán nhanh để định danh vi khuẩn, ví dụ như strip Api 20.
Các phản ứng sinh hoá trên bộ Api-20
7. Các kỹ thuật phát hiện kháng thể, kháng nguyên và AND của vi khuẩn Một trong những hạn chế của các thử nghiệm sinh hoá là vi sinh vật phải phát triển trên một vài môi trường nào đó và thời gian cần ít nhất là 12 – 24 giờ để đọc kết quả. Trên thực tế, các chủng thử nghiệm có thể bị đột biến cho nên không thực hiện được chuyển hoá bình thường như chủng chuẩn khác, ví dụ hầu hết các loài chúng tôi có khả năng sử dụng lactose như 1 nguồn carbon, tuy nhiên những chúng tôi phân lập được lại không có khả năng sử dụng lactose. Mặt khác, trong một số trường hợp nuôi cấy phân lập vi khuẩn có thể bị thất bại do việc sử dụng kháng sinh để điều trị. Để khắc phục những nhược điểm này, các kỹ thuật phát hiện kháng nguyên, kháng thể và vật liệu di truyền của vi khuẩn là những công cụ hữư hiệu nhất ngày càng được sử dụng rộng rãi. 7.1. Các kỹ thuật phát hiện kháng nguyên - Kỹ thuật ngưng kết hạt (Partical Agglutination). - Thử nghiệm kết tủa (Precipilin Tests). - Kỹ thuật nhuộm với kháng thể gắn huỳnh quang. - Thử nghiệm miễn dịch pha rắn với kháng thể gắn enzym. 7.2. Các kỹ thuật phát hiện kháng thể - Kỹ thuật ngưng kết hạt (Partical Agglutination). - Kỹ thuật tủa (Precipitation Assay). - Kỹ thuật kết hợp bổ thể (Complêmnt Fixation test). - Kỹ thuật miễn dịch gắn enzym. - Kỹ thuật Western Blotting.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Chính. Vi sinh Y học. Nhà xuất bản Y học. 2001. 12 – 37, 100 - 119. 2. Diagnostic Microbiology. Connie R., Mahon M.S., Giorge Manuselis J.R., W.B Saunder Company.1995. 3. Diagnostic Procudures for Bacterial, Mycotic, and parasitic infections, 5th. Bodily. Howard L., Ypdyke, Elaine L, Jame O. American Public Health Association, Inc, New York, 1970.
Bạn đang xem bài viết Phân Loại Và Danh Pháp Vi Sinh Vật trên website Uplusgold.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!