Xem Nhiều 3/2023 #️ Phương Pháp Đặt Tên Shop Ấn Tượng, Tên Thương Hiệu Chuẩn Khi Kinh Doanh Online # Top 4 Trend | Uplusgold.com

Xem Nhiều 3/2023 # Phương Pháp Đặt Tên Shop Ấn Tượng, Tên Thương Hiệu Chuẩn Khi Kinh Doanh Online # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Pháp Đặt Tên Shop Ấn Tượng, Tên Thương Hiệu Chuẩn Khi Kinh Doanh Online mới nhất trên website Uplusgold.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tên shop không chỉ là một hình thức quảng bá hữu hiệu mà còn là cách để khách hàng nhớ đến shop của bạn mỗi khi cần mua hàng. Vì vậy, việc đặt tên shop rất quan trọng, tên shop hay, ấn tượng, thú vị, tạo được sự tò mò cho khách hàng là một “tuyệt chiêu” mà các shop cần lưu tâm tới để quảng bá cửa hàng của mình. Những cách đặt tên hay có thể áp dụng chung cho tất cả các cửa hàng từ mỹ phẩm, thời trang, và cả shop online không có vị trí cụ thể nên tên shop ấn tượng chính là vị trí quyết định mà bạn cần phải chú trọng ưu tiên hàng đầu.

1. Đặt tên shop theo kiểu độc, lạ hoặc chỉ sử dụng một từ

Bạn có thể lựa chọn thêm một cách đặt tên shop, đó là đặt theo kiểu độc đáo và mới lạ. Ví dụ như I’m a girl, Đẹp 24/7, Váy xinh, Mê giày, Xóm Giày, Thiên đường áo đôi, Đẹp từng Centimet, Mê giày, Góc của Pao, Nàng Gốm, Suri, Giày Xấu Giá Cao… Đặt tên theo phong cách độc đáo này không chỉ tạo ấn tượng và sự thu hút đối với khách hàng mà còn giúp khách hàng ghi nhớ tên shop của bạn lâu hơn, nhận diện thương hiệu shop hiệu quả hơn. Đặc biệt với các shop kinh doanh online thì tên cửa hàng càng ấn tượng càng tốt.

2. Đặt tên shop theo tên cá nhân hay biệt danh

Nếu bạn không muốn mất nhiều thời gian suy nghĩ cho việc đặt tên shop mà vẫn muốn tên shop độc, lạ và mang dấu ấn riêng của cá nhân thì việc sử dụng ngay tên cá nhân của bạn để đặt tên cho shop, cửa hàng chính là cách đơn giản nhất. Ví dụ như Nguyễn Kim, Trần Anh, Nhật Cường mobile, Bé Mập, Hùng Trọc, Quý Ròm,… hoặc ghép tên bạn với tiếng nước ngoài để có một tên cửa hàng sang chảnh hơn như Cường Dollar, Hùng Paris, Mạnh London…

3. Đặt tên shop theo ngành hàng, theo đặc tính nổi bật của sản phẩm kinh doanh

Đây là cách đặt tên shop, cửa hàng một cách truyền thống và phổ biến nhất. Khi không có ý tưởng nào đặc biệt thì hầu hết mọi người đều thực hiện theo nguyên tắc này. Cách đặt tên shop này có ưu điểm là khách hàng biết luôn được cửa hàng bạn bán hàng gì, có phải là sản phẩm họ cần hay không. Ví dụ: Siêu Thị nội thất Quang Tèo, shop mỹ phẩm Xixon, shop quần áo xuất khẩu, shop điện thoại xách tay, shop đồ gia dụng Nhật Bản…

4. Đặt tên cửa hàng theo địa phương, địa danh, địa chỉ

Có rất nhiều chủ cửa hàng lấy luôn địa chỉ mặt bằng để đặt tên cho của hàng của mình. Đó là một cách hay để khách hàng nhớ luôn cả tên và địa chỉ mua hàng. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng với các shop, cửa hàng có địa chỉ đẹp, độc đáo và dễ nhớ kiểu như số nhà 99, 111, 88, 100,… ví dụ như Giày 99, Giày 68,… Hoặc bạn là công ty, doanh nghiệp quy mô lớn thì trụ sở đặt ở đâu, bạn có thể lấy tên địa danh đó ghép vào tên thương hiệu. Ví dụ như: Nhà đất Thủ đô, Bia Sài Gòn, Phân lân Sông Thao,…

5. Đặt tên cửa hàng hợp tuổi theo phong thủy:

Để đem đến tài vượng cho cửa hàng thì hầu hết các chủ cửa hàng quan tâm đến phong thủy đều muốn tìm cho mình một cái tên hợp mệnh hợp tuổi. Nó không chỉ mang dựa trên yếu tố khoa học nghiên cứu phong thủy mà còn giúp cho chủ shop an tâm hơn tự tin hơn trong công việc kinh doanh.

– Kim gồm các từ C-Q-R-S-X-Z

– Mộc gồm có G và K

– Thủy gồm B-F-M-H-P

– Hỏa gồm D-J-L-N-T-V

– Thổ gồm A-E-I-O-U-W-Y

Ví dụ bạn thuộc mệnh Kim thì có thể lấy tên shop là Ruby, Zeni Sunday hoặc kết hợp nguyên tắc mệnh tương sinh để đặt tên cửa hàng như mệnh Kim – Thủy có thể đặt tên cửa hàng Ruby Baby (R thuộc hành Kim, B thuộc hành thủy).

6. Đặt tên shop theo quy mô shop Với những cửa hàng có đặc điểm nổi bật về vị trí, về phong cảnh xung quanh thì hãy sử dụng phương pháp đặt tên này. Ví dụ như: Cà phê Mũi Tàu, Quán ăn Bờ Kè, Lẩu dê Ngã Bảy,… Cách đặt tên theo đặc điểm nổi bật của cửa hàng giúp tạo được sự gần gũi, bình dân, vừa mang tính gợi nhớ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt tên shop theo quy mô, tuy nhiên chỉ nên áp dụng khi bạn có quy mô lớn, sản phẩm đa dạng thì nó mới tạo sự thu hút và nâng tầm cửa hàng cửa bạn. Ví dụ như Thế giới di động, Thế giới đồ da, Vua đồ chơi, Siêu thị gia dụng,… Còn nếu bạn đang kinh doanh nhỏ lẻ thì không nên áp dụng theo cách đặt tên này.

7. Đặt tên shop bằng tiếng nước ngoài

Cách đặt tên shop, thương hiệu bằng tiếng nước ngoài hiện đang là xu hướng được ưu chuộng Việt Nam, đặc biệt những bạn trẻ khởi nghiệp rất ưa chuộng phương thức này. Vừa giúp tên cửa hiệu bạn không trùng lặp hay nhầm lẫn, lại nghe rất sang chảnh, thu hút khách hàng hơn. Bạn có thể thấy việc đặt tên shop quần áo hay mỹ phẩm online hiện nay đa số đều dùng cách này.

Ngoài tiếng Anh thì bạn có thể đặt tên theo một số nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp hay Tây Ban Nha tùy theo mặt hàng mà cửa hàng bạn đang kinh doanh chủ yếu hoặc bạn cảm thấy cái tên đó ấn tượng. Ví dụ như Oppa Shop (Tiếng Hàn Quốc), Zara, Mango (Tiếng Tây Ban Nha), Hikaru, Sakura (Tiếng Nhật Bản).

8. Đặt tên thương hiệu theo các danh từ, tính từ gợi nhắc

Ngoài các cách đặt tên shop trên thì bạn có thể đặt tên gợi sự liên tưởng đến sản phẩm bằng cách danh từ gợi nhắc. Chẳng hạn bạn đang kinh doanh gas, bếp gas thì bạn có thể đặt tên shop là Ngọn Lửa, kinh doanh sản phẩm làm đẹp thì có thể đặt tên shop là Mặt Hoa Da Phấn. Cách đặt tên theo sự liên tưởng này đòi hỏi chủ cửa hàng phải là người thông minh, tinh tế mới có thể có một cái tên hay và thực sự ấn tượng vừa độc đáo lại mang đậm dấu ấn thương hiệu của bạn.

9. Đặt tên shop dễ thương theo tên các loại thú cưng

Với các cửa hàng thiên về thời trang hay có khách hàng mục tiêu ở độ tuổi vị thành niên thì các chủ shop có thể đặt các tên dễ thương, độc đáo của các thú cưng thu hút các khách hàng này. Một số ví dụ về tên này như: Bin Bon, Dog Shop, Thỏ Tây, Miu Miu, Red Cat, Black Cat, PetXinh, Mèo lười, Gấu, Miu xinh, Miu Shop, Thỏ Con, Gấu Trắng, Boo Shop hay Vện,… Đây là các gợi ý tên shop rất độc đáo và thích hợp nếu như bạn muốn đặt tên shop theo tên của các thú cưng mà mình yêu thích. 10. Đặt tên theo “Hot Trend”

Đặt tên theo “Hot Trend”, tại sao không? Bạn mở shop vào một dịp đang rộ lên một “hot trend” nào đó thì có thể tận dụng dịp này để đặt tên cho shop luôn. Đây là cách có thể đánh dấu thời điểm “khai sinh” cửa hàng, vừa tạo được dấu ấn đối với người mua hàng. Trào lưu hot nhất gần đây là đặt tên shop theo tên của các cầu thủ nổi tiếng trong đội tuyển U23 Việt Nam như Quang Hải, Tiến Dũng, Shop U23, …

Kinh Nghiệm Kinh Doanh Shop Thú Cưng Online

Thú cưng là người bạn, mang đến niềm vui, niềm an ủi cho con người trong xã hội hiện đại. Bắt đầu một Shop thú cưng (Pet Shop) online cũng là ý tưởng kinh doanh thú vị cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào yêu thích động vật.

Nếu muốn tham gia vào thị trường chưa đủ tự tin để bắt đầu, hãy tham khảo những kinh nghiệm kinh doanh Shop thú cưng online của chúng tôi. Tham khảo nội dung bài viết, bán sẽ tìm được các thông tin hữu ích để áp dụng vào kế hoạch kinh doanh, phát triển shop thú cưng online của mình một cách hiệu quả.

Mở cửa hàng thú cưng cần những gì? Kinh nghiệm mở cửa hàng thú cưng online thành công

Kinh nghiệm kinh doanh Shop thú cưng (Pet Shop) online

1. Kinh nghiệm chọn sản phẩm chủ đạo cho shop thú cưng trực tuyến

Với ý tưởng kinh doanh Pet Shop, bạn có thể cung cấp rất nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau như thực phẩm, vật dụng chăm sóc thú cưng, thời trang thú cưng, dịch vụ tắm, cắt tỉa lông cho thú cưng,… Bạn có thể chọn bất kỳ thị trường ngách nào (hoặc nhiều hơn một) để bắt đầu cửa hàng thú cưng trực tuyến của mình.

1.1. Thức ăn cho thú cưng

Bạn có thể bắt đầu với những điều cơ bản bằng cách kinh doanh thực phẩm dành cho thú cưng. Có lẽ đây là phân khúc giúp bạn kiếm được lợi nhuận cao nhất, vì nó đáp ứng nhu cầu chính. Những người nuôi thú cưng muốn vật nuôi của họ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và luôn khoẻ mạnh.

Có rất nhiều thương hiệu đồ ăn thú cưng với hàng loạt sản phẩm dành cho các loại vật nuôi khác nhau. Muốn kinh doanh đồ ăn cho thú cưng, bạn có thể chọn chỉ bán sản phẩm dành cho một số loại động vật, chẳng hạn như chó và mèo, hoặc đa dạng hoá cho nhiều vật nuôi khác nhau.

Thực tế kinh nghiệm kinh doanh shop thú cưng cho thấy, chỉ nói về thức ăn cho chó cũng có rất nhiều kiểu như thức ăn khô / ướt, dành cho cún con hay chó to, toppings, bánh quy,…, rất đa dạng để bạn lựa chọn.

1.2. Đồ dùng cho thú cưng

Một lựa chọn khác dành cho bạn vẫn là những sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu: đồ dùng, phụ kiện cho thú cưng. Có rất nhiều thứ bạn có thể bán trên shop online của mình. Cụ thể như sau

+ Nhà, chuồng, nệm, ổ, lồng, bể cho thú cưng

+ Balo thú cưng

+ Đồ chơi

+ Vòng cổ

+ Dây xích,…

Kinh doanh đồ dùng thú cưng, kinh nghiệm mở shop thú cưng online 1.3. Thời trang, phụ kiện thú cưng

Khác với những sản phẩm kể trên, thời trang thú cưng là những gì giúp các ” con sen” thể hiện tình yêu và sự chăm sóc với vật nuôi của mình. Xét từ kinh nghiệm kinh doanh shop thú cưng ngoài thực tế, bạn có thể lựa chọn kinh doanh rất nhiều mặt hàng cho shop thú cưng online như:

+ Dầu gội và dầu xả

+ Phụ kiện tắm cho thú cưng

+ Khử mùi

+ Triệt lông

+ Lược

+ Khăn lau

+ Dụng cụ cắt móng tay

+ Kéo và tông đơ

+ Quần áo & sản phẩm thời trang

+ Sản phẩm massage và chăm sóc khác.

+ Thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng

+ Vitamin

+ Sản phẩm kiểm soát bọ chétm, chấy, v.v.

+ Sản phẩm chăm sóc răng miệng

+ Xịt nước

+ Khoáng chất cho chó và mèo

+ Dầu xoa bóp

+ Bộ dụng cụ làm sạch tai.

Bạn có thể chọn bất kỳ loại sản phẩm nào kể trên để bắt đầu cửa hàng thú cưng của riêng mình. Bạn cũng nên suy nghĩ về các loại vật nuôi mà bạn hướng vào, sau đó tìm ra chính xác thị trường mục tiêu và chọn đúng sản phẩm. (Chi tiết khái niệm, đặc điểm của thị trường mục tiêu đã được giải đáp chi tiết trên Wikipedia, để tìm hiểu, các bạn vui lòng bấm vào link bài viết)

2. Tìm nhà cung cấp

Sau khi đã chọn các sản phẩm cho thú cưng mà mình muốn bán, hãy chuyển sang bước tiếp theo là tìm nhà cung cấp cho cửa hàng của bạn. Lúc này, mẹo, kinh nghiệm kinh doanh shop thú cưng hữu ích mà bạn có thể tham khảo là tìm hiểu thông tin của những người am hiểu lĩnh vực kinh doanh này, lắng nghe ý kiến của người nuôi thú cưng mà bạn quen vì họ có thể biết rất rõ.

Một kênh khác là tìm kiếm trực tuyến, liên hệ với các nhà cung cấp để được tư vấn và đàm phán giá cả. Hãy nhớ, sản phẩm bạn bán tác động trực tiếp tới thú cưng, vì vậy cần đảm bảo nguồn tin cậy. Hãy nhớ rằng, uy tín của sản phẩm, thương hiệu chính một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại cho công việc kinh doanh của bạn.

Tìm nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ, kinh nghiệm kinh doanh Pet Shop online hiệu quả

3. Bắt đầu kinh doanh online shop thú cưng

Sau khi hoàn tất giai đoạn chuẩn bị, bạn có thể thực sự bắt tay vào xây dựng shop thú cưng của mình. Bạn có thể bán trên các nền tảng thương mại điện tử, lập trang web và Facebook, hoặc kết hợp. Có một số lưu ý khi bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng thú cưng trực tuyến mà bạn cần chú ý là:

3.1. Phân tích đối thủ

Kinh nghiệm mở shop thú cưng online chỉ ra rằng, phân tích đối thủ cạnh tranh giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh cửa hàng thú cưng. Hãy quan sát các cửa hàng khác kinh doanh Shop thú cưng trực tuyến, các cửa hàng kinh doanh thức ăn + phụ kiện thú cưng tại địa phương sinh sống để xác định đâu là sản phẩm bán chạy nhất và cách thức quảng bá, sắp xếp trang web, phát triển thương hiệu quả họ.

Dựa vào những phân tích đã có, bạn có thể ghi lại giá mà các cửa hàng thú cưng trực tuyến bán sản phẩm, dịch vụ của họ và lập danh sách các mặt hàng chính mà cửa hàng bạn sẽ cung cấp trong cửa hàng của mình.

3.3. Chọn đúng tên shop / fanpage / tên miền

Không có đúng hay sai trong việc chọn tên, bạn có thể lấy bất cứ tên nào bạn muốn, nhưng hãy chú ý xem nó có phù hợp với khách hàng tiềm năng hay không. Nguyên tắc là làm sao để người khác biết ngay shop của bạn bán đồ cho thú cưng, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ.

3.4. Tạo kế hoạch marketing cho shop thú cưng online

Kinh doanh shop thú cưng online giúp bạn giảm chi phí mặt bằng, nhưng đồng thời cũng đặt ra rất nhiều yêu cầu để cửa hàng của bạn có thể cạnh tranh trên thị trường. Trong đó, quan trọng nhất là tạo và thực hiện kế hoạch tiếp thị.

Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh thú cưng online cho rằng, khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần phải tập trung tiếp cận và thuyết phục đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Vì với những người không nuôi động vật nhỏ, họ gần như sẽ không bao giờ quan tâm tới cửa hàng của bạn.

Với kênh bán hàng trên Facebook, bạn có thể dùng đến công cụ hỗ trợ như phần mềm quản lý bán hàng CóĐơn với một loạt tính năng, bao gồm cả lấy số điện thoại của khách hàng tiềm năng để tiếp cận họ hiệu quả hơn.

Bí Quyết Đặt Tên Shop Hay Cho Cửa Hàng Kinh Doanh Online!

Hãy đặt những tên ngắn

Bản thân là người thích mua sắm trên mạng xã hội, một ngày tôi cập nhật rất nhiều các cửa hàng kinh doanh online khác nhau. Và thật sự những cửa hàng với cái tên quá dài tôi không xem họ đến lần thứ 2. Đơn giản vì tôi không thể nhớ nổi tên của họ như thế nào để tìm kiếm lại.

Thay vì những cái tên quá dài hãy đơn giản hóa tên của bạn trong một vài ký tự, điều này sẽ đơn giản hơn khi định vị trong trí nhớ của người tiêu dùng.

Tránh xa những cái tên khó nhớ

Tên độc cho các cửa hàng kinh doanh online

Sự mới lạ trong tên cửa hàng của bạn sẽ khiến khách hàng hứng thú và chú ý đến bạn hơn. Trong môi trường cạnh tranh của kinh doanh online, yếu tố tên cửa hàng khá quan trọng, hơn là tên của một cửa hàng kinh doanh truyền thống.

Tránh những âm dễ gây nhầm lẫn

Những âm như n và l, c và k, s và x…. những âm phát âm gần giống nhau không nên sử dụng để đặt tên, vì điều này sẽ gây nhiều nhầm lẫn cho khách hàng khi họ xem cửa hàng của bạn.

Đặt tên shop độc nhưng phải dễ đọc

Tôi đã từng gặp không ít shop có cái tên nhìn thì khá độc bởi chúng được ghép từ những chữ cái thú vị, nhưng khi đọc lên tôi như phải đánh vật trong miệng vì không biết phát âm sao cho đúng. Ví dụ với một tên shop quần áo độc lạ như thế này: SSShadow, bạn có biết phải đọc thế nào cho chuẩn không? Lần đầu nhìn thấy nó tôi phải uốn lưỡi đúng mười lần mới đọc chuẩn. Vì vậy tốt nhất hãy chọn những cái tên shop hay và độc nhưng phải dễ đọc thì mới dễ nhớ, dễ tiếp thị.

Các cách đặt tên shop cho cửa hàng kinh doanh online

Đặt tên theo sản phẩm

Bạn có thể dựa vào sản phẩm mình đang kinh doanh để đặt tên, điều đó sẽ dễ dàng hơn cho khách hàng khi nhìn vào tên đó họ có thể nhớ luôn rằng bạn đang bán gì. Tuy nhiên hãy cách điệu đi để tránh gây nhàm chán và tạo sự khác biệt cho cửa hàng kinh doanh online của bạn. Ví dụ bạn muốn đặt tên shop quần áo ấn tượng khi bán đồ cho người quá cỡ hãy thử tên này: Béo Shop, Thời trang người béo, Oversize Fashion,…

Đặt tên shop theo tên cá nhân

Thay vì khó khăn khi lựa chọn tên phù hợp bạn có thể dùng chính tên mình để đặt cửa hàng. Điều này khá đơn giản và cũng dễ dàng để nhớ được, tuy nhiên nó không gây ấn tượng nhiều cho người mua hàng.

Đặt tên theo tên nước ngoài

Bạn có thể sử dụng các động từ, danh từ nước ngoài cũng là một cách đặt tên shop dễ thương. Nên nhớ hãy sử dụng tiếng Anh nếu bạn muốn nhiều khách hàng hơn. Những tên nước ngoài khá dễ dàng để bạn lựa chọn và cũng không cần quá cầu kì. Bạn có thể tham khảo một số tên shop hay bằng tiếng anh: Red Shop, Angle Shop, Tina Shop…

Fanpage: https://www.facebook.com/Xuongdepcrocsnht360/ Địa Chỉ: Số 02 – Lê Văn Tám – TP. Móng Cái – Quảng Ninh Chuyên cung cấp giày dép F1 giá rẻ số 1 VN.

Cách Đặt Tên Page Hay Giúp Kinh Doanh Online Hiệu Quả

Fanpage Facebook là một kênh bán hàng online phổ biến hiện nay, tuy nhiên để đặt tên page hay, thu hút được khách hàng và gắn liền với sản phẩm dịch vụ của shop thì lại là một vấn đề nan giải đối với nhiều chủ shop hiện nay.

1. Tại sao nên đặt tên page hay?

Bán hàng trên Facebook đang là xu hướng của nhiều shop online, thế nhưng hiện nay việc cạnh tranh khi kinh doanh trên kênh online này là rất lớn. Để tạo được ấn tượng với khách hàng, làm cho họ nhớ lâu tới thương hiệu và dễ dàng tìm kiếm sản phẩm của bạn thì tên facebook hay là một yếu tố cực kỳ thiết yếu.

Khách hàng dễ dàng nhớ tới tên shop của bạn

Truyền tải ngay lập tức thông tin về shop, cửa hàng…đến người xem một cách rõ ràng nhất

Tạo nên sự khác biệt, không bị nhầm lẫn giữa một rừng các fanpage của shop khác

2. Bí quyết đặt tên trang facebook hay

Trước khi đặt tên fanpage facebook để đạt được hiệu quả như bạn mong muốn thì cần lưu ý một vài thông tin như sau:

Không nên đặt tên fanpage theo tên website

Nếu bạn đã có website và thương hiệu được nhiều người biết tới việc bạn sử dụng tên website đặt tên cho fanpage sẽ phù hợp. Thế nhưng, trong trường hợp bạn là một cái tên mới thì tên fanpage cần có tính sáng tạo vào hướng nhiều tới người tiêu dùng

Việc sử dụng tên website để đặt tên cho fanpage sẽ mang cảm giác thương mại hóa, không gần gũi, và khiến khách hàng dè chừng hơn khi mua sản phẩm của shop bạn.

Nhiều fanpage thường đặt tên chung chung như: Phụ kiện điện thoại, quần áo nhập khẩu,…có rất nhiều đối thủ đặt tên như vậy khiến cho khách hàng của bạn không phân biệt được và cũng không làm cho họ nhớ được tên shop của bạn.

Tên Facebook hay và phù hợp cũng không nên chứa mỗi tên thương hiệu hay nhãn hiệu vì như vậy sẽ khó đạt được hiệu quả. Người mua hàng cần phải biết bạn kinh doanh gì, nếu không họ sẽ bỏ qua.

Ngoài ra, khách hàng khi tìm kiếm sản phẩm thường gõ tên sản phẩm để tìm kiếm. Nếu fanpage không có tên sản phẩm bạn đang kinh doanh thì xác suất khách hàng tìm thấy bạn là rất thấp.

Trừ khi sản phẩm của bạn bắt buộc sử dụng tiếng Anh mới có thể tìm kiếm, còn hầu hết các khách hàng có xu hướng gõ tiếng Việt để tìm kiếm sản phẩm mà họ đang cần. Bên cạnh đó, khi sử dụng tiếng Anh sẽ không tạo được cảm giác gần gũi, khó tiếp cận khách hàng.

Tìm hiểu thêm: Cách khắc phục lỗi không vào được Facebook khi bị chặn

3. Quy tắc đặt tên fanpage và thu hút khách hàng

3.1. Tuân thủ công thức “vàng”

Bạn có thể áp dụng công thức đặt tên fanpage như sau: “Mặt hàng + Tên thương hiệu/ Tên shop”. Với cách đặt tên này khách hàng sẽ dễ dàng tìm kiếm shop của bạn thông qua hệ thống tìm kiếm của Facebook, bên cạnh đó họ cũng có thể nắm bắt thông tin về sản phẩm cũng như thương hiệu của bạn.

Ví dụ: Moji – Phụ kiện và Quà tặng

3.3. Tên chứa từ miêu tả tích cực về sản phẩm

Công thức tiếp theo để bạn đặt tên fb hay chính là: Tên thương hiệu + điểm nổi bật về dịch vụ, sản phẩm. Đây cũng được xem là cách để giới thiệu tên thương hiệu sản phẩm của bạn với mô tả ngắn mang nét đặc trưng.

Ví dụ: BHome – Nội thất thông minh cho mọi gia đình

3.4. Tên fanpage nên có yếu tố phân biệt

Với một rừng các fanpage đối thủ cạnh tranh, bạn nên thêm tên thương hiệu vào để phân biệt và tốt nhất là để tên thương hiệu ngắn gọn, dễ nhớ thì sẽ rất phù hợp để khách hàng tìm ra bạn.

Hành vi của khách hàng khi tìm mua hàng hóa trên facebook là thường sẽ chọn những kết quả đầu tiên mà họ tìm được, nếu page của bạn hiện lên ở top đầu thì tỉ lệ họ vào fanpage của bạn sẽ cao hơn, và cơ hội để bạn có khách hàng tiềm năng cũng cao hơn.

4. Lưu ý khi đặt tên fanpage

Tên page facebook cần phản ảnh chính xác trang đó, lưu ý rằng chỉ những đại diện được ủy quyền mới có thể quản lý Trang. Để đặt tên page không được bao gồm các yếu tố sau:

Các thuật ngữ hoặc cụm từ có thể mang tính chất xúc phạm hoặc vi phạm quyền của người nào đó.

Viết hoa không phù hợp, tên page khi đặt phải sử dụng cách viết hoa đúng ngữ pháp và không được viết hoa tất cả các ký tự, trừ các từ viết tắt.

Ký hiệu (ví dụ: ®) hoặc dấu câu không cần thiết.

Mô tả dài, chẳng hạn như khẩu hiệu. Người quản lý trang có thể thêm thông tin này vào phần Giới thiệu của Trang.

Bất kỳ biến thể nào của từ “Facebook”.

Từ ngữ gây hiểm nhầm. Nếu fanpage không phải là trang chính thức của một thương hiệu, địa điểm, tổ chức hoặc nhân vật của công chúng, tên page đó không được khiến người khác hiểu lầm rằng đó là một trang chính thức hoặc trang được một người đại diện được ủy quyền quản lý.

Bạn đang xem bài viết Phương Pháp Đặt Tên Shop Ấn Tượng, Tên Thương Hiệu Chuẩn Khi Kinh Doanh Online trên website Uplusgold.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!