Cập nhật thông tin chi tiết về Phuong Pháp Dat Tên Theo Ngu Hành mới nhất trên website Uplusgold.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phương pháp đặt tên theo ngũ hành
Phương pháp đặt tên theo ngũ hành
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói
Ngày nay trong các phương pháp đặt tên, thịnh hành nhất vẫn là đặt tên theo ngũ hành. Vậy thế nào là ngũ hành? Người ta tại sao lại phải lấy ngũ hành làm căn cứ để đặt tên?
1. Lý luận ngũ hành
Trong cuốn “Khổng Tử gia ngữ – Ngũ đế” có viết: “Trời có ngũ hành, Thủy, Hỏa, Kim, Mộc, Thổ. Chia thời hóa dục, để thành vạn vật”. Ngũ hành là từ để chỉ năm loại nguyên tố vật chất, tức Thủy (nước), Hỏa (lửa), Mộc (cây), Kim (kim loại), Thổ (đất). Các nhà âm dương theo chủ nghĩa duy vật chất phác (giản đơn) cổ đại Trung Quốc cho rằng, năm loại vật chất này là khởi nguồn và căn cứ để tạo nên vạn vật.
Thời kỳ Chiến Quốc, học thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc (còn gọi là tương sinh tương thắng, ngũ hành sinh thũng) rất thịnh hành. Chủ nghĩa duy vật đơn giản cho rằng, một vật có tác dụng thúc đẩy một vật khác hoặc thúc đẩy lẫn nhau gọi là “tương sinh”, còn một vật có tác dụng ức chế một vật khác hoặc bài xích lẫn nhau gọi là “tương khắc” (cũng gọi là tương thắng).
Ngũ hành tương sinh có: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Ngũ hành tương khắc có: Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.
Cuốn “Thuyết văn – Bộ Ngũ” của Đoàn Ngọc Tài có phê chú: “Thủy Hỏa Kim Mộc Thổ, tương sinh tương khắc, âm dương giao ngọ dã”. Lý luận ngũ hành tương sinh tương khắc bao hàm các nhân tố của chủ nghĩa duy vật chất phác và phép biện chứng, có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của thiên văn, lịch sử, y học Trung Quốc. Đến nay, y học Trung Quốc vẫn lấy học thuyết ngũ hành để nói về thuộc tính của các tạng phủ và quan hệ tương hỗ của chúng. Ví dụ, Trung y cho rằng gan thuộc Mộc, tim thuộc Hỏa, tỳ thuộc Thổ, phổi thuộc Kim, thận thuộc Thủy…Ngoài ra, Trung y vẫn lấy lý luận ngũ hành tương sinh tương khắc trong lâm sàng để giải thích mối quan hệ hỗ trợ sinh trưởng và khắc chế nhau giữa các nội tạng. Ví dụ như gan có thể khắc chế tỳ, gọi là Mộc khắc Thổ; Tỳ có thể dưỡng phổi vì Thổ sinh Kim…Về phương diện điều trị, như bệnh gan phạm tỳ, thì áp dụng phương pháp điều trị ức chế gan, hỗ trợ tỳ, gọi là ức Mộc phù Thổ.
2. Người ta tại sao phải lấy lý luận ngũ hành để đặt tên?
Tư tưởng của con người là sản phẩm của xã hội. Hình thái ý thức của xã hội không lúc nào ngừng khắc dấu ấn vào trong não người. Mà tư tưởng con người có quan hệ mật thiết với nhận thức về tự nhiên, xã hội. Sự thịnh hành của học thuyết âm dương ngũ hành khiến cho người ta ràng buộc vinh nhục, phúc họa trong cuộc đời vào ngũ hành sinh khắc. Cho nên, khi đặt tên, đều hết sức mong cầu được âm dương điều hòa, cương nhu tương tế. Họ cho rằng như thế trong cuộc sống có thể gặp hung hóa cát, thuận buồm xuôi gió. Đây có lẽ là nguyên do mà mấy ngàn năm nay, mọi người vẫn luôn lấy lý luận ngũ hành làm căn cứ để đặt tên.
3. Mọi người làm thế nào để đặt tên theo lý luận ngũ hành?
Đặt tên theo lý luận ngũ hành có lẽ bắt đầu từ thời Tần Hán. Khi đó, người ta chủ yếu đem phép đặt tên theo can chi từ thời Thương Ân lồng ghép với quan điểm ngũ hành để đặt tên. Ở thời đại Chu Tần, người ta ngoài cái “Tên” còn đặt thêm “Tự”. Do đó, chủ yếu phối hợp thiên can với ngũ hành, đặt ra “Tên” và “Tự”. Như công tử nước Sở tên là Nhâm Phu, tự là Tử Thiên Tân, tức là lấy Thủy phối hợp với Kim, tức là lấy Thủy sinh Kim, cương nhu tương trợ cho nhau.
Đến đời Tống, phép đặt tên theo ngũ hành càng trở nên thịnh hành. Tuy nhiên, thời đó có khiếm khuyết là không coi trọng bát tự, chỉ lấy ý nghĩa của ngũ hành tương sinh để đặt tên.
4. Đời Tống ứng dụng ngũ hành tương sinh vào phép đặt tên như sau:
– Mộc sinh Thủy: Tên cha thuộc Mộc thì tên con phải thuộc Hỏa.
– Hỏa sinh Thổ: Tên cha thuộc Hỏa thì tên con phải thuộc Thổ.
– Thổ sinh Kim: Tên cha thuộc Thổ thì tên con phải thuộc Kim.
– Kim sinh Thủy: Tên cha thuộc Kim thì tên con phải thuộc Thủy.
– Thủy sinh Mộc: Tên cha thuộc Thủy thì tên con phải thuộc Mộc.
Đến nay, trải qua ngàn năm ứng dụng, phương pháp đặt tên theo ngũ hành đã được hoàn thiện rất nhiều, phối hợp chặt chẽ với 81 linh số và giờ ngày tháng năm sinh…để đạt hiệu quả đặt tên ở mức cao nhất.
Theo dattenhay.vn
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Khánh Linh (XemTuong.net)
Dat Tên Con Theo Ngu Hành
Đặt tên Con theo Ngũ hành
tên gọi đúng ngũ hành mệnh, hợp với giờ sinh của bé, sẽ mang lại cho bé nhiều may mắn, sức khỏe, thuận lợi trong cuộc sống sau này.
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói
Khoa học cổ dịch đã cho thấy, nếu tên gọi đúng ngũ hành mệnh, hợp với giờ sinh của bé, sẽ mang lại cho bé nhiều may mắn, sức khỏe, thuận lợi trong cuộc sống sau này. Vì vậy, việc đặt tên cho con cũng nên được xem là việc quan trọng mà các bậc cha mẹ luôn phải hết sức lưu ý để đứa trẻ sinh ra có cuộc sống tốt nhất. Hãy tham khảo xem cách đặt tên con theo ngũ hành như thế nào.
Đặt tên cho con theo Ngũ Hành để cuộc đời thuận lợi hanh thông là cách đặt tên có từ lâu đời và vẫn được áp dụng cho đến tận ngày nay.
Trong những cách đặt tên theo thuật phong thủy, cách đặt tên theo Ngũ Hành cũng là cách được nhiều người lựa chọn hơn cả, bởi chúng được dựa vào quy luật tương sinh tương khắc khá gần gũi với cuộc sống, hứa hẹn gửi gắm mong ước con cái gặp được thuận lợi hanh thông khi ra đời.
1. Ngũ hành tương sinh, tương khắc là gì?
Ngũ Hành gồm có Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
Âm dương Ngũ Hành được chấp nhận như sau : Âm dương ngũ hành là KHÍ của vũ trụ, là VẬN khi chúng gặp nhau sinh biến động.
Về lý thuyết của Ngũ Hành được các nhà tượng số xem là 5 yếu tố căn bản. Sự sinh khắc của ngũ hành tương quan về luật giao hợp và sự thay đổi của Âm Dương, tạo nên muôn vật trên trái đất trong chu kỳ quay tròn mãi mãi.
KIM thuộc những khoáng sản (than đá, kim loại)MỘC là thực vật, thảo mộc (cây cối, hoa cỏ)THỦY là nước (những gì thuộc dạng lỏng)HỎA là lửa (những gì thuộc chất nóng)THỔ là đất nói chung là khoáng chất (chưa hình thành ra khoáng sản).Theo cổ học Trung Quốc, vua Phục Hy tìm thấy loại vật chất đầu tiên cấu tạo ra trái đất là hành Thủy.
Thứ tự của Ngũ Hành sẽ là Thủy – Hỏa – Mộc – Kim – Thổ.Bảng ngũ hành tương sinh và tương khắcBảng ngũ hành tương sinh và tương khắc
Quan niệm trên cũng phù hợp với kết luận của các nhà khoa học châu Âu, khi họ khẳng định tìm thấy nguyên tố đầu tiên trong vũ trụ là nước tức hành Thủy, tiếp sau mới đến các hành Hỏa, Mộc, Kim và Thổ. Trong khi các nhà tượng số lại thống nhất sắp xếp ngũ hành theo thứ tự theo vòng tương sinh : Mộc – Hỏa – Thổ – Kim – Thủy
2. Áp dụng ngũ hành tương sinh vào việc đặt tên cho con, vì sao nên đặt tên cho con theo ngũ hành tương sinh?
Tư tưởng của con người là sản phẩm của xã hội. Hình thái ý thức của xã hội không lúc nào ngừng khắc dấu ấn vào trong não người. Mà tư tưởng con người có quan hệ mật thiết với nhận thức về tự nhiên, xã hội. Sự thịnh hành của học thuyết âm dương ngũ hành khiến cho người ta ràng buộc vinh nhục, phúc họa trong cuộc đời vào ngũ hành sinh khắc.
Cho nên, khi đặt tên, đều hết sức mong cầu được âm dương điều hòa, cương nhu tương tế. Họ cho rằng như thế trong cuộc sống có thể gặp hung hóa cát, thuận buồm xuôi gió. Đây có lẽ là nguyên do mà mấy ngàn năm nay, mọi người vẫn luôn lấy lý luận ngũ hành làm căn cứ để đặt tên.
Mọi người làm thế nào để đặt tên theo lý luận ngũ hành? Đặt tên cho con theo lý luận ngũ hành có lẽ bắt đầu từ thời Tần Hán. Khi đó, người ta chủ yếu đem phép đặt tên theo can chi từ thời Thương Ân lồng ghép với quan điểm ngũ hành để đặt tên. Ở thời đại Chu Tần, người ta ngoài cái “Tên” còn đặt thêm “Tự”. Do đó, chủ yếu phối hợp thiên can với ngũ hành, đặt ra “Tên” và “Tự”.
Như công tử nước Sở tên là Nhâm Phu, tự là Tử Thiên Tân, tức là lấy Thủy phối hợp với Kim, tức là lấy Thủy sinh Kim, cương nhu tương trợ cho nhau. Đến đời Tống, phép đặt tên theo ngũ hành càng trở nên thịnh hành. Tuy nhiên, thời đó có khiếm khuyết là không coi trọng bát tự, chỉ lấy ý nghĩa của ngũ hành tương sinh để đặt tên.
3. Đặt tên con theo Ngũ Hành như thế nào? Quy luật đặt tên cho con theo ngũ hành:
Mộc sinh Thủy: Tên cha thuộc Mộc thì tên con phải thuộc Hỏa.Hỏa sinh Thổ: Tên cha thuộc Hỏa thì tên con phải thuộc Thổ.Thổ sinh Kim: Tên cha thuộc Thổ thì tên con phải thuộc Kim.Kim sinh Thủy: Tên cha thuộc Kim thì tên con phải thuộc Thủy.Thủy sinh Mộc: Tên cha thuộc Thủy thì tên con phải thuộc Mộc.
Đến nay, trải qua ngàn năm ứng dụng, phương pháp đặt tên theo ngũ hành đã được hoàn thiện rất nhiều, phối hợp chặt chẽ với 81 linh số và giờ ngày tháng năm sinh…để đạt hiệu quả đặt tên ở mức cao nhất.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Ngọc Sương (XemTuong.net)
Phương Pháp Đặt Tên Con Theo Âm Dương Ngũ Hành
Theo cổ nhân thì nhất là thanh, nhì đến sắc; tên người là do âm thanh được phát ra từ miệng, âm thanh đó được vo vào hoà âm thông qua cấu tạo của các bộ phận trong miệng gồm: họng, thanh quản, lưỡi, môi, răng.
Hoà các bộ phận lại với nhau được cổ nhân sử dụng quy ước, xác định, kiểm nghiệm thấu đáu và truyền tụng cho đến ngày nay.
Trao đổi với PV Chất lượng Việt Nam, chuyên gia phong thuỷ cho biết, chúng ta được kế thừa để vận dụng, phát triển, khẳng định tính khoa học của thanh sắc được truyền tải và gắn ngũ hành với cac âm được phát ra từ miệng, như:
Âm môi gọi là Thuỷ (âm thanh được phát ra từ môi gọi là Thuỷ); âm lưỡi là Hoả; âm họng là Thổ; âm răng là Kim; dùng tất cả các chức năng của miệng thì gọi là Mộc.
Do những tính chất trên mà việc ứng dụng đổi tên – họ, hướng cát giải hung rất quan trọng cũng như thuật đếm nét chữ trong chữ tượng hình. Phối cả nét và âm để được một tên họ có ý nghĩa, hóa giải điềm xấu.
Chọn tên theo nét chữ: Muốn biết được số nét trong một chữ thì phải xác định được nét trong chữ là gì.
Nét được xác định bằng một nét dứt điểm, nét này có hai loại: nét đơn và nét biến thể.
Một chữ được viết bằng nhiều nét dù ở thể giản hay thể phồn thì một chữ đều được thể hiện bằng những nét nhất định. Những nét này cấu thành các bộ và các bộ ghép thành một chữ để tra cứu hay ghép nhiều tên họ để xác định và chiêm nghiệm sự cát hung hoặc tính cách của người có họ tên đó.
Sự cát hung của họ tên được xác định theo cách tán tự của các bộ phận tạo thành chữ và các vần bằng – trắc để đoán định tính cách, khí phách hay khó khăn thuận lợi, thăng trầm cuộc đời của từng con người.
Ví dụ, chữ “Minh” được viết gồm bộ “Nhật” và “Nguyệt” ghép lại thì người có tên này được thể hiện là người thông minh, sáng suốt, rộng lớn bao lao.
Trần Hoàng
Quy Định Pháp Luật Hiện Hành Về Đặt Tên Doanh Nghiệp
Tên doanh nghiệp được pháp luật quy định như thế nào? Những vấn đề cần lưu ý khi đặt tên công ty khi đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành.
1. Quy định chung về đặt tên doanh nghiệp
Luật doanh nghiệp 2014 quy định về tên tiếng Việt của doanh nghiệp và tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp như sau:
Theo Điều 38 Luật doanh nghiệp 2014, Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
– Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là ” công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là ” công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là ” công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là ” doanh nghiệp tư nhân “, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
– Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
– Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
– Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
– Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Lưu ý: Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
2. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
Theo Điều 39 Luật doanh nghiệp 2014, những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp bao gồm:
Đặt tên trùng và tên gây nhầm lẫn được quy định tại Điều 42 Luật doanh nghiệp 2014 như sau:
– Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
– Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
+ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-“, “_”;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
+ Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
Cấm doanh nghiệp sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Theo quy định tại Thông tư 10/2014/TT-BVHTTDL về hướng dẫn đặt tên doanh nghiệp phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, Những trường hợp đặt tên doanh nghiệp vi phạm truyền thống lịch sử của dân tộc và vi phạm văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc bao gồm:
Những trường hợp đặt tên doanh nghiệp sau đây vi phạm truyền thống lịch sử của dân tộc:
– Sử dụng tên trùng tên danh nhân, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người thành lập doanh nghiệp khi đặt tên doanh nghiệp theo tên riêng của mình nhưng trùng một phần hoặc toàn bộ tên danh nhân thì phải đặt đầy đủ họ, tên theo đúng tên ghi trong Giấy khai sinh của người thành lập doanh nghiệp;
+ Trường hợp doanh nghiệp do nhiều tổ chức, cá nhân sáng lập dự định đặt tên riêng doanh nghiệp bằng cách sử dụng tên riêng của một trong số những người sáng lập nhưng trùng với tên danh nhân thì việc đặt tên doanh nghiệp phải đặt đầy đủ họ, tên theo đúng tên ghi trong Giấy khai sinh của người thành lập doanh nghiệp.
+ Trường hợp đặt tên riêng doanh nghiệp bằng cách sử dụng tên ghép của tổ chức, cá nhân sáng lập nhưng trùng với tên danh nhân thì phải có dấu gạch nối (-) giữa các tên tổ chức, cá nhân sáng lập được ghép.
– Sử dụng tên đất nước, địa danh trong các thời kỳ bị xâm lược và tên những nhân vật trong lịch sử bị coi là phản chính nghĩa, kìm hãm sự tiến bộ.
– Sử dụng tên của những nhân vật lịch sử là giặc ngoại xâm hoặc những người có tội với đất nước, với dân tộc.
– Các trường hợp khác về sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử theo quy định của pháp luật
Đặt tên doanh nghiệp vi phạm văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc
những trường hợp đặt tên doanh nghiệp sau đây vi phạm văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc:
– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu mang ý nghĩa dung tục, khiêu dâm, bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội;
– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu thể hiện hoặc ám chỉ sự đe dọa, xúc phạm, phỉ báng, lăng mạ, bôi nhọ, khiếm nhã đối với tổ chức, cá nhân khác;
– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu thể hiện hoặc ám chỉ sự phân biệt, kỳ thị vùng miền, dân tộc, tôn giáo, chủng tộc, giới;
– Các trường hợp khác về sử dụng từ ngữ vi phạm văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo Điều 19 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó.
Bạn đang xem bài viết Phuong Pháp Dat Tên Theo Ngu Hành trên website Uplusgold.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!