Xem Nhiều 3/2023 #️ Tên Doanh Nghiệp Là Gì? Hướng Dẫn Đặt Tên Doanh Nghiệp # Top 10 Trend | Uplusgold.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tên Doanh Nghiệp Là Gì? Hướng Dẫn Đặt Tên Doanh Nghiệp # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tên Doanh Nghiệp Là Gì? Hướng Dẫn Đặt Tên Doanh Nghiệp mới nhất trên website Uplusgold.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tên doanh nghiệp là hình ảnh, là thương hiệu công ty, giúp đối tác có thể tìm kiếm dễ dàng và chính xác, thúc đẩy công việc kinh doanh phát triển, do đó bạn cần chú ý khi đặt tên tránh sai phạm, nhầm lẫn và tranh chấp phát sinh về sau.

Tên doanh nghiệp hiện nay không chỉ dừng ở chỗ tạo nên sự phân biệt giữa các chủ thể kinh doanh trên thương trường mà trong nhiều trường hợp đã trở thành tài sản có giá trị lớn (thương hiệu).

Các loại tên doanh nghiệp Tên doanh nghiệp gồm có tên tiếng việt, tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có) và tên viết tắt (nếu có).

Tên tiếng việt: bao gồm hai thành tố là Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng của doanh nghiệp.

Loại hình doanh nghiệp đứng trước tên riêng doanh nghiệp, và là thành tố bắt buộc phải có khi biểu thị tên doanh nghiệp, được viết là:

“Công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; “Công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; “Công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; “Doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân Tên riêng của doanh nghiệp được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên riêng đứng sau tên loại hình doanh nghiệp và là thành tố bắt buộc phải có khi biểu thị tên doanh nghiệp

Ví dụ: CÔNG TY TNHH TÂN LỘC thì:

Tên loại hình: đứng trước tên riêng, thể hiện loại hình doanh nghiệp là CÔNG TY TNHH. Tên riêng: TÂN LỘC Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài:

Là tên được dịch từ tên tiếng việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ la-tinh.

Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Tên viết tắt của doanh nghiệp:

Được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp.

Hướng dẫn cách đặt tên cho công ty, doanh nghiệp Để tên doanh nghiệp được hợp lệ, đúng quy định pháp luật thì tên doanh nghiệp phải không thuộc vào các trường hợp vi phạm quy định đặt tên như sau được quy định tại Điều 39 của Luật doanh nghiệp 2014:

-Thứ nhất, tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên các doanh nghiệp khác đã đăng ký.

Xuất phát từ cơ chế bảo hộ tên doanh nghiệp, doanh nghiệp không được đặt tên gây nhầm lẫn hay trùng với doanh nghiệp khác.

Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký theo quy định Điều 42, Luật doanh nghiệp 2014.

-Thứ hai, sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

-Thứ ba, tên doanh nghiệp có sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Theo quy định Điều 2, Thông tư 10/2014/TT-BVHTTDL quy định về những trường hợp đặt tên vi phạm truyền thống lịch sử dân tộc.

Sử dụng tên trùng tên danh nhân, trừ các trường hợp theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 2 thông tư 10/2014/TT-BVHTTDL; Sử dụng tên đất nước, địa danh trong các thời kỳ bị xâm lược và tên những nhân vật trong lịch sử bị coi là phản chính nghĩa, kìm hãm sự tiến bộ. Sử dụng tên của những nhân vật lịch sử là giặc ngoại xâm hoặc những người có tội với đất nước, với dân tộc. Các trường hợp khác về sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử theo quy định của pháp luật Quy định về tên doanh nghiệp Bạn có thể tham khảo quy định Điều 38, 39, 40, 41, 42 Của Luật Doanh Nghiệp 2014 trước khi đặt tên cho doanh nghiệp của mình.

Lưu ý:

Trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, doanh nghiệp nên tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để tránh trường hợp tên doanh nghiệp của mình không hợp lệ vì vi phạm quy tắc đặt tên.

Bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn cách tra cứu tên doanh nghiệp của Tư vấn Blue để có những thông tin chi tiết về việc tra cứu tên doanh nghiệp.

Hướng Dẫn Đặt Tên Doanh Nghiệp

Khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi tên công ty hoặc xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới. Trước hết, doanh nghiệp nên kiểm tra tên mình dự kiến đặt cho công ty có khả dụng hay không. Quý doanh nghiệp có thể kiểm tra tên công ty của mình trước khi tiến hành hồ sơ đăng ký.

Một số quy tắc đặt tên doanh nghiệp cần lưu ý:

Tên doanh nghiệp bằng tiếng việt:

+ TÊN DOANH NGHIỆP phải viết được bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

TÊN DOANH NGHIỆP = “Loại hình doanh nghiệp” + “Tên riêng của doanh nghiệp”

Ví dụ: Có thể đặt tên doanh nghiệp như sau: “Doanh nghiệp tư nhân Khanh Dũng”; “Công ty TNHH 5 Stars”

+ Quý doanh nghiệp có thể sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để để tạo thành tên riêng của doanh nghiệp với điều kiện doanh nghiệp phải có ngành nghề, hình thức kinh doanh tương ứng.

Ví dụ: Quý doanh nghiệp có thể chọn tên: “Công ty cổ phần Nhà Hàng Khanh Dũng” nếu quý doanh nghiệp có đăng ký ngành “Nhà hàng”. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt:

+ Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài được dịch chính xác từ tên tiếng Việt, theo chiều từ phải sang trái. Tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Ví dụ: “Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Ngôi Sao” có thể dùng tên tiếng Anh là: “Stars Serivces and Trading Company Limited” hoặc “Ngoi Sao Serivces and Trading Company LimitedVí dụ: “Hoặc “Công ty TNHH Ngôi Sao” hoặc “Công ty THH TM DV Ngôi Sao” (Với điều kiện không bị trùng tên với doanh nghiệp khác”. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn: Stars Serivces and Trading Company LimitedVí dụ: Công ty TNHH Khanh Dũng và tên Công ty TNHH Khanh Dũn ” có thể viết tắt là “Stars Co.,Ltd ” hoặc “Stars ST Co.,Ltd”. Ví dụ: Công ty TNHH Khanh Dũng và Công ty TNHH Khanh Và Dũng “

+ Tên viết tắt của doanh nghiệp có thể được viết từ tên tiếng Việt hoặc tên Tiếng Anh. Cách chọn ký tự viết tắt trong tên tiếng Anh được ưu tiên theo chiều từ trái sang phải.

Ví dụ: Công ty TNHH Khanh Dũng và Công ty cổ phần Khanh Dũng A và DNTNKhanh Dũng 1

Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác:

a) Tên bằng tiếng Việtcủa doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

Ví dụ: Công ty cổ phần Khanh Dũng và Công ty TNHH một thành viên Khanh DũngMới Hoặc Doanh nghiệp tư nhân Khanh Dũng và Công ty TNHH Tân Khanh Dũng

b) Tên bằng tiếng Việtcủa doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”; ký hiệu “-” ; chữ “và”;

Ví dụ: Công ty TNHH một thành viên Tư Vấn Khanh Dũng và Doanh nghiệp tư nhân Tư Vấn Khanh Dũng Miền Nam

c) Tên viết tắtcủa doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp khác đã đăng ký;

d) Tên bằng tiếng nước ngoàicủa doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp khác đã đăng ký;

Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân Dịch Vụ Khanh Dũng và Công ty cổ phần Dịch Vụ Khanh Dũng

đ) Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên doanh nghiệp đã đăng khí bởi một số hoặc nhiều số tự nhiên hoặc các ký tự chữ cái;

e) Tên riêngcủa doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước, hoặc “mới” ngay sau tên của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêngcủa doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự; trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;

h) Tên riêngcủa doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

“Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền quyết định chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng”

(Khoản 3, Điều 16 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP)

Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Ví dụ: Không đặt tên như sau: “Công ty TNHH Hội Cựu chiến binh Việt Nam” nếu chưa có sự chấp thuận của Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.

Ví dụ: Không đặt tên như sau: Công ty cổ phần Nguyễn Du

(Tham khảo tại Website Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp HCM)

Nghị Định Hướng Dẫn Đặt Tên Doanh Nghiệp

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp đang là sự lựa chọn hàng đầu mà nhiều người biết đến hiện nay. Các doanh nghiệp luôn thấy hài lòng với những gì mà mình lựa chọn, đặc biệt là tính chuyên nghiệp, nhanh chóng và tiết kiệm mà dịch vụ này mang lại.

Có thể nói rằng, tên là một yếu tố mang tính quyết định không nhỏ đối với việc các doanh nghiệp có được cơ quan chức năng thông qua hồ sơ đăng ký kinh doanh hay không. Việc các doanh nghiệp tìm hiểu về nghị định hướng dẫn đặt tên doanh nghiệp và nắm bắt thật rõ các quy định ban hành trong nghị định này cũng là điều cần thiết.

Mặc dù vậy thì so với việc nắm bắt thông tin thì việc thực hiện đúng các quy định trong nghị định mới là điều làm khó các doanh nghiệp. Những quy định mà cơ quan chức năng ban hành nếu nhìn qua thì nó hoàn toàn phù hợp với lẽ tự nhiên và phù hợp với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, nếu xét các quy định này trong từng trường hợp khác nhau thì rất khó để có thể giúp các doanh nghiệp có thể lựa chọn được một cái tên chính xác và hợp lệ như nghị định đã ban hành.

Thực tế cho thấy thì nhiều doanh nghiệp đã rất lo lắng mỗi khi phải lựa chọn tên cho doanh nghiệp của mình. Nội dung mà nghị định hướng dẫn đặt tên doanh nghiệp ban hành thực sự có nhiều trường hợp không thể nào áp dụng cho đúng được. Bởi quy định có nhiều điểm còn rất mơ hồ. Vì thế cho nên, khi tiến hành lựa chọn tên thì nhiều doanh nghiệp đã nhiều phen “lao đao” vì bị cơ quan đăng ký kinh doanh “hành” thay đổi tên khác rất nhiều lần với lý do là tên không đúng quy định được ban hành. Để có thể hình dung rõ hơn về những gì mà doanh nghiệp đang trải qua thì chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ như sau:

– Có trường hợp doanh nghiệp lấy tên là công ty TNHH Lê Quý Đôn nhưng lại bị cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối. Lý do mà cơ quan này đưa ra chính là doanh nghiệp lấy tên danh nhân. Đây là một trong những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp. Thế nhưng, doanh nghiệp cũng có được giấy xác nhận của Sở văn hóa thể thao và du lịch xác nhận là Lê Quý Đôn không phải danh nhanh. Thế nhưng, cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn không đồng ý xét duyệt hồ sơ và doanh nghiệp buộc phải lấy tên khác.

Với trường hợp đó cho thấy là không chỉ là quy định được đưa ra còn mơ hồ, không rõ nghĩa và không có căn cứ chính xác để có thể làm điểm xác định mà chính các cơ quan chức năng cũng không đồng nhất quan điểm. Vì thế cho nên, vấn đề đặt tên cho doanh nghiệp vẫn luôn là điều khiến không ít doanh nghiệp phải lo lắng khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh.

Có thể thấy được, các nghị định hướng dẫn đặt tên doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa phát huy tốt vai trò và ý nghĩa của mình đối với việc hướng dẫn cho doanh nghiệp đặt tên như thế nào cho đúng với quy định được đưa ra.

Hướng Dẫn Tạo Fanpage Trên Facebook Cho Doanh Nghiệp

1. Fanpage là gì?

Trang Fanpage trên Facebook có thể hiểu là một landing page thu nhỏ hoặc trang web trên Facebook đóng vai trò như bộ mặt cho doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn. Nó khác với một Profile Facebook cá nhân (được thiết kế cho mọi người). Trong khi Profile Facebook của bạn đại diện cho bạn như một người, thì Fanpage đại diện cho doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn.

Trang Fanpage chứa nhiều thông tin như thông tin liên hệ của doanh nghiệp, trang web, giờ làm việc, địa điểm và những thông tin cơ bản khác. Trang Fanpage cũng là một nền tảng tuyệt vời để đăng các bài viết, sự kiện và ảnh trên blog của bạn. Các trang này được thiết kế để thu hút người hâm mộ dưới dạng like và theo dõi trang. Điều này có nghĩa là người hâm mộ sẽ được thông báo về các thay đổi mới cho trang Fanpage nếu bạn có bất kì bài post mới hay cập nhật mới nào.

Khác với Facebook cá nhân, Fanpage doanh nghiệp không giới hạn số người theo dõi. Nếu như Facebook cá nhân chỉ cho phép tối đa 5.000 bạn, thì với Fanpage doanh nghiệp, bạn có thể mở rộng vòng kết nối thoải mái.

Đối với nhiều công ty, trang Facebook Fanpage là một phần không thể thiếu trong các chiến dịch truyền thông xã hội.

Quản lý fanpage Facebook dễ dàng và hiệu quả với phần mềm của Nhanh.vn

Tìm hiểu ngay!

2. Tại sao cần tạo một Fanpage trên Facebook cho doanh nghiệp?

Facebook là một trong những số nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay với 1,038 tỷ người dùng hoạt động hàng ngày trên toàn thế giới. Trang Fanpage Facebook giúp cho người đọc, khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng kết nối với bạn nhanh chóng.

Tùy thuộc vào kỹ năng truyền thông xã hội, bạn có thể thu hút người hâm mộ Facebook của mình trong các nội dung bài đăng hàng ngày và làm cho thương hiệu của bạn nổi bật hơn. Trong thực tế, nhiều công ty thậm chí còn sử dụng Facebook như một kênh thông báo, ra mắt các thông tin chính thức.

3. Cách tạo Fanpage trên Facebook đơn giản cho các doanh nghiệp

Đăng nhập vào Facebook

Để sử dụng Facebook trước hết bạn cần có một tài khoản trên Facebook. Nếu bạn chưa có tài khoản Facebook nào thì có thể tạo mới một tài khoản ngay tại trang chủ Facebook https://www.facebook.com/. Tài khoản Facebook được chia làm hai loại: loại cho cá nhân và loại cho doanh nghiệp (business-only) nhưng nếu bạn chưa có tài khoản cá nhân thì lời khuyên là nên tạo trước bởi nếu chỉ tạo tài khoản business-only sẽ gặp phải một số giới hạn.

Khi đã có tài khoản cá nhân và đăng nhập vào, bây giờ ta có thể tạo Page cho doanh nghiệp. Hai tài khoản này sau đó sẽ được “gắn” với nhau, nhưng chúng vẫn tách biệt hoàn toàn. Không ai có thể thấy thông tin cá nhân của bạn trên Page và cũng không ai có thể thấy tên người quản trị (Administrator) của Page.

Trường hợp bạn tạo một Page business-only và muốn sửa lại, thì những gì cần làm là thêm một tài khoản cá nhân làm admin và bạn sẽ có đầy đủ tính năng như một Page thông thường.

Một số giới hạn của Business-only Page:

Không có thanh tìm kiếm phía trên Facebook Page. Bạn sẽ không thể tìm kiếm Pages khác khi đăng nhập bằng tài khoản này.

Không thể Like các Pages khác. Với tư cách là business-only, bạn không thể Like cho các Pages khác để hỗ trợ hay liên kết với Page đó.

Page không có Home Feed. Vì bạn không thể Like các Pages khác nên sẽ không có các updates trên News Feed của Page.

Có thể phải cần thêm một số điện thoại khác để xác minh tài khoản. Tính năng này khá lạ và không thống nhất nhưng nhiều người đã report rằng họ cần một số điện thoại mới khác với số điện thoại cho tài khoản cá nhân để xác minh tài khoản business-only. Điều này sẽ gây khó chịu cho bạn vì không phải ai cũng có hai số điện thoại.

Không thể sử dụng tính năng Invite Friends trên thanh Admin.

Tạo Page khi đăng nhập bằng tài khoản cá nhân

Bước tiếp theo ta vào  www.facebook.com/pages/create.php để tạo một Page mới. Ở đây Facebook cung cấp khá nhiều tùy chọn, được gọi là category chính. Khi chọn vào một category chính sẽ có một menu xổ xuống cho phép bạn chọn được loại phù hợp nhất cho doanh nghiệp. Nếu không thấy category phù hợp ta có thể quay lại để chọn một category khác.

Chọn category từ menu xổ xuống và đặt tên cho Page

Từ menu xổ xuống bạn chọn lấy một category phù hợp cho doanh nghiệp và bạn không phải quá lo lắng khi không chọn được category mong muốn vì sau này ta vẫn có thể đổi lại category cho Page.

Tiếp theo bạn đặt tên cho Page trong khung ngay dưới phần category. Bạn cần suy nghĩ kĩ khi chọn tên cho Page. Nếu bạn đã có một tên thương hiệu rõ ràng thì thông thường chỉ việc chọn đó làm tên Page bằng không thì chớ vội. Tên Page có từ khóa cũng là một ý hay vì sẽ giúp Page xuất hiện khi người dùng tìm kiếm trong Facebook.

Một số lưu ý khác bao gồm tên Page giới hạn trong 70 kí tự (bao gồm cả chữ và khoảng trắng); chữ cái đầu tiên của tên Page phải viết hoa cũng như không được viết hoa tùy ý trong tên, ví dụ như “YeuTieuDuong”; tên Page có thể được thay đổi khi có đủ 200 fans (hoặc Likes).

Điền thông tin About

Một điều bạn cần biết trước đó là link trên Facebook là nofollow và không được index. Tuy nhiên cái hay của trang About là nó được index trong Google, vì thế bạn cần điền thật chi tiết và có chứa từ khóa trong phần này.

Thông tin About này sẽ hiển thị trực tiếp trên Timeline bên dưới ảnh Cover nhưng lưu ý nhỏ là chỉ có 155 kí tự đầu được hiển thị. Tất nhiên bạn có thể viết dài hơn nhưng những phần vượt quá 155 kí tự sẽ không được hiển thị ra trên Timeline.

Tips: Bạn có thể soạn thảo thông tin About bằng những chương trình soạn thảo văn bản như MS Word hay Notepad++ để xác định số kí tự rồi copy/paste vào Facebook.

Chọn nút Yes để xác nhận Page này đại diện cho một doanh nghiệp thực sự và nhấn “Save Info” để lưu thông tin lại và sang bước tiếp theo.

Thêm ảnh đại diện cho tài khoản

Hai tùy chọn cho bạn là: 1) Upload From Computer tức là tải hình từ máy tính lên; 2) Import From Website là lấy nguồn từ Internet. Chọn 1 hay 2 tùy theo tài nguyên bạn có.

Tips: Tránh dùng ảnh nhỏ hơn kích thước tối thiểu vì ảnh sẽ bị kéo dãn để dàn đều khung hình. Đối với tài khoản cá nhân, ảnh đại diện nên là hình mặt người, nếu là Page thì dùng logo của công ti , doanh nghiệp.

Khi đã có ảnh đại diện, bạn nhấn Save Photo để sang bước 3: chọn địa chỉ cho Page.

Chọn tên địa chỉ Web (URL) cho Page

Facebook rất biết “chiều” người dùng khi cho phép ta cá nhân hóa tài khoản cá nhân và business bằng một URL riêng biệt (hay như cách gọi của Facebook là username). Để dễ hiểu thì nó tương tự như tên miền (domain name) của địa chỉ Web thông thường, bạn được phép dùng chữ và số để tạo URL những không được dùng dấu gạch nối giữa chúng. Tên Page và URL của Page là phương tiện dùng trong giao tiếp marketing do đó cần cân nhắc kĩ khi chọn URL cho Page.

Nếu lúc này bạn vẫn chưa có tên địa chỉ thích hợp thì còn có một tùy chọn là Skip để bỏ qua và quay lại sau nếu muốn. Trường hợp bạn tạo URL và muốn đổi lại thì chỉ có thể làm việc này khi đã có đủ 25 Likes nhưng nhớ là chỉ được sửa một lần và không thể bị thay đổi về sau.

Chọn phương thức thanh toán

Like cho Page

Facebook nhắc bạn Like cho Page vừa lập, vốn là một ý hay nếu bạn muốn là một trong những fan đầu tiên của Page. Nếu không, bạn nhấn vào Skip bên tay trái để bỏ qua bước này.

Chia sẻ một vài điều lên Timeline

Facebook nhắc bạn chia sẻ status đầu tiên. Lại một lần nữa, bạn có thể cập nhật status hoặc nhấn Skip để bỏ qua bước này. Ý tưởng là bạn nên cập nhật nhiều status lên timeline trước khi bắt đầu mời mọi người vào Like Page để họ biết Page của bạn có gì hấp dẫn và bạn chia sẻ điều gì.

Thêm ảnh Cover

Không một Page nào được gọi là hoàn chỉnh nếu thiếu một ảnh Cover phù hợp. Ảnh Cover rộng tối thiểu là 399 pixels nhưng sẽ bị kéo dãn ra. Kích thước tốt nhất là 851 pixels cho chiều rộng và 315 pixels cho chiều cao.

Thông tin thêm là tính đến ngày 06-03-2013 thì các điều khoản về ảnh Cover của Facebook không cho phép chứa hơn 20% văn bản trong đó. Tin vui là một số giới hạn cũ (không có call to action, không để website hay địa chỉ web) đã được gỡ bỏ nên bạn có thể mời mọi người Like cho Page ngay trên ảnh Cover.

Cách Facebook xác định luật 20% này như sau: Họ chia ảnh Cover ra thành một lưới gồm 25 khối. Nếu có hơn 5 khối chứa văn bản (text) trong đó nghĩa là bạn đã vi phạm giới hạn tối đa mà luật 20% cho phép. Có thể dùng công cụ của Post Planner để kiểm tra ảnh nếu bạn cảm thấy không chắc chắn.

Không vội mời bạn bè trong danh sách email

Facebook có không gian cho bạn mời bạn bè trong danh sách email nhưng bạn không vội làm việc này mà hãy đợi đến khi đã cập nhật một vài thông tin, status lên đấy. Về mặt cá nhân mà nói thì mình không thích dùng tính năng này của Facebook. Thay vào đó bạn nên tự tạo một thông điệp email rồi gửi trực tiếp từ dịch vụ email bạn đang dùng(Yahoo, Google, Outlook…).

Thêm thông tin cho Trang About

4. 5 nguyên tắc cần biết để phát triển fanpage hiệu quả

4.1. Thường xuyên đặt câu hỏi cho fan

Đặc điểm từ phía người dùng là họ tỏ ra rất hào hứng với những câu hỏi mà họ biết đáp án, ngược lại trong trường hợp họ không biết đáp án thì họ lại rất tò mò để biết được câu trả lời từ những người khác

Tận dụng những hành vi phổ biến này, bạn hoàn toàn có thể thu hút được sự quan tâm của người dùng với những bài đăng trên fanpage của mình bằng cách lồng ghép những câu hỏi trong phần nội dung được chia sẻ. Đó sẽ là cách làm đơn giản nhưng phát huy được hiệu quả, kế hoạch phát triển fanpage của bạn sẽ được duy trì ổn định và rút ngắn được thời gian hơn

4.2. Phát triển nội dung fanpage thu hút

Lượng nội dung chia sẻ trên Facebook từng ngày, từng giờ là những con số rất lớn, chính vì thế mà người dùng sẽ có quyền sự lựa chọn để dừng lại xem những nội dung mà mình thấy thích. Lúc này những nội dung chứa không quá nhiều các ký tự sẽ được ưu tiên hơn bởi sẽ không có nhiều người dùng dành thời gian để đọc  những nội dung dài, toàn chữ là chữ

Yêu cầu của một bài đăng thu hút ở thời điểm hiện tại là chỉ cần ngắn gọn, xúc tích. Đối với các nội dung tiếp thị sản phẩm, bài viết chỉ cần đầy đủ thông tin, không cần phải dài dòng. Nếu những bài đăng trên fanpage nhận được lượng tương tác tốt, điều này đồng nghĩa với việc bạn đang có hướng phát triển fanpage là ổn và cần phát huy hơn nữa

4.3. Đăng bài đúng thời điểm

Bài viết có lượng tương tác tốt nghĩa là fanpage của bạn đang được tiếp cận với nhiều người dùng hơn. Và một bí quyết để bài viết nội dung tương tác tốt với người dùng tốt hơn đó là bạn sẽ cần lựa chọn những thời điểm đăng bài bài hợp lý. Thời điểm hợp lý ở đây là thời điểm mà lượng người dùng truy cập Facebook là con số lớn hơn so với các thời điểm khác trong ngày

Vào khoảng thời gian buổi trưa hoặc buổi tối, lượng người dùng truy cập Facebook sẽ cao hơn so với những khoảng thời gian khác. Nếu bạn tập trung đăng tải nội dung vời thời điểm này, bài viết sẽ tiếp cận người dùng tốt hơn, lượng tương tác trên bài viết cũng sẽ cao hơn

4.4. Tương tác tốt với fanpage

Fanpage có phát triển tốt hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào những tương tác trên các bài viết. Và với những tương tác từ phía người dùng như thế, cách tốt nhất để bạn thể hiện sự tôn trọng với những người dùng này cũng như là tiếp tục duy trì những tương tác đó là bạn sẽ cố gắng trả lời sớm nhất những tương tác này

Có thể đó sẽ là những tương tác giải quyết những thắc mắc từ phía khách hàng hay cũng có thể là những câu trả lời mang tính xã giao, duy trì mới quan hệ

4.5. Phân tích dữ liệu fanpage

5. Đánh giá hiệu quả fanpage facebook

5.1. Đo lường mức độ tiếp cận của nội dung bằng lượt likes và reach

Sau khi nghiên cứu về lượt likes, bạn phải đo lường được số người tiếp cận được những thông điệp mà bạn truyền đi đến với công chúng mục tiêu. Nói cách khác đó là lượng reach trên mỗi post. Để biết được chỉ số này, bạn không nhất thiết phải vào Insight hay export dữ liệu mà sẽ được hiển thị bên dưới mỗi post của bạn và được cập nhất theo thời gian thực. Nếu bạn muốn biết số lượng reach trung bình trong 1 giai đoạn cụ thể thì chỉ việc cộng tất cả rồi chia cho số lượng post là ra.

Thường lượng reach trung bình với fanpage dưới 15.000 fan chiếm tỷ lệ 10% là khá tốt. Còn với fanpage có lượng fan nhiều hơn 15.000 thì chỉ tiếp cận được 2-6% bởi do chính sách hạn chế của facebook. Một điều không đáng ngạc nhiên đó là có nhiều fanpage có lượng fan rất lớn nhưng mỗi nội dung post lên lại chỉ tiếp cận được rất ít và ngược lại vẫn có các fanpage sở hữu lượng fan khiêm tốn nhưng tỷ lệ reach lại lớn hơn nhiều.

Bình thường, 1 post dạng chữ (status) sẽ có khả năng tiếp cận tự nhiên được nhiều đối tượng hơn là dạng link, note hoặc hình ảnh. Và tùy vào thời gian post, khả năng tiếp cận cũng khác nhau, thường thì những post vào ngày thứ 5, thứ 6 hàng tuần và trong khoảng thời gian hoàng đạo, nhiều người online là 11h, 15h và 20h. Những số liệu này còn tùy thuộc vào thói quen của fan trên từng fanpage. Muốn biết chính xác hãy theo dõi lượng fan theo ngày qua thống kê Facebook statistics.

5.2. Đo lường mức độ hấp dẫn và lan truyền của nội dung

Cũng giống như trường hợp fanpage có số fan khủng nhưng chưa chắc đã tiếp cận được đông đảo người dùng, những bài viết có lượng reach lớn chưa chắc đã có nhiều người tương tác. Ở đây, trường hợp ngược lại sẽ có thể đúng đó là có càng nhiều người tương tác thì lượng reach của bạn sẽ càng tăng cao. Hay người ta còn gọi đó là mức độ lan truyền của nội dung.

5.3. Đo lường chất lượng fan của fanpage

Việc thực hiện những hoạt động để lượng fan càng tăng nhiều càng tốt nhưng quan trọng hơn bạn phải quan tâm đến cách thức làm cho họ trở nên năng động hơn trong tương tác với fanpage. Bởi lẽ, 1 fanpage có lượng fan khủng nhưng họ không tương tác với fanpage cũng giống như 1 diễn đàn có số thành viên đông đảo những không ai truy cập và đăng nội dung. Fan không tương tác tức là bạn có thể sẽ bỏ phí vì Facebook chỉ ưu tiên hiện những bài viết của bạn trên new feed của những người thường xuyên tương tác. Chất lượng fan được tính bằng tỷ lệ phần trăm lượng fan đã nhìn thấy post so với tổng số fan. Để xem được số liệu thống kê bạn cần phải xuất file báo cáo excel chứ không xem được trên Facebook Insight:

Bạn chọn tab Người dùng và nhấn xuất file để lưu về máy 1 file excel. Trong file này, cột được đánh dấu màu vàng ở bức ảnh dưới chính là số lần hiển thị bài viết trên fanpage cho những người đã thích (fans). Bạn lấy con số này chia cho tổng số fan rồi nhân với 100% sẽ biết chất lượng fan của bạn như thế nào trong từng post. Chỉ số này càng lớn sẽ càng tốt cho fanpage của bạn.

Vấn đề muốn nhắc nhở các bạn ở đây, có rất nhiều các fanpage dùng phương pháp mua like ảo để phô trương lực lượng với lầm tưởng số lượng fan càng lớn thì càng lan truyền nhanh, nhiều người biết đến thì đều có chung 1 kết quả khi xét đến chất lượng fan đó là rất thấp, thậm chí các post chỉ lẹt đẹt ở mức dưới 1-2%, tùy vào mức độ mua like và nội dung hữu ích hay không. Vì thế, để tận dụng hữu ích từ fanpage, bạn hãy cân đối mọi thứ từ số lượng fan cho tới chất lượng nội dung các post và các hoạt động giúp kích thích tăng trưởng tương tác họ.

Bạn đang xem bài viết Tên Doanh Nghiệp Là Gì? Hướng Dẫn Đặt Tên Doanh Nghiệp trên website Uplusgold.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!