Cập nhật thông tin chi tiết về Tên Thương Hiệu, Ấn Tượng Đầu Tiên Của Khách Hàng Về Cửa Hàng Của Bạn mới nhất trên website Uplusgold.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đặt tên thương hiệu theo nội dung sản phẩm
Đây là cách đặt tên đơn giản nhất, khi mọi người không có ý tưởng nào đặc biệt thì lựa chọn đặt tên theo cách này. Ưu điểm của phương pháp này là khách hàng luôn biết được cửa hàng của bạn bán sản phẩm gì?. Có phải là sản phẩm họ cần không? VD: Cửa hàng quần áo, Cửa hàng trang sức, Cửa hàng điện thoại …Nhưng cách đặt tên này có nhược điểm là không tạo nên sự khác biệt khiến khách hàng không nhớ bạn là ai? Nếu mặt hàng kih doanh của bạn còn mới và ít cạnh tranh thì mới áp dụng được.
Đặt tên cửa hàng theo địa chỉ, địa danh
Chắc hẳn các bạn đã nghe đến Phở Lý Quốc Sư, Cốm Làng Vòng, Bánh Cuốn Thanh Trì. Đố chính là cách đặt tên theo địa danh rất nhanh mà không cần suy nghĩ nhiều. Còn theo địa chỉ nếu shop có địa chỉ số nhà đẹp, độc đáo như 99, 222 …thì đừng ngại mà dùng làm tên luôn.
Đây là một vài chiêu đặt tên theo địa danh dành cho các bạn. Nếu bạn đang kiinh doanh đặc sản địa phương hãy lấy tên của địa chương đặt tên cho cửa hàng. VD: Nhãn lồng Hưng Yên, Bánh đậu xanh Hải Dương, Nem chua Thanh Hóa… Bạn đặt cửa hàng ở đâu thì nên lấy tên tỉnh thành đó làm shop. VD: Bia Hà Nội, Bánh mỳ Sài Gòn. Hoặc lấy tên địa chỉ, địa danh làm nguồn gốc trích dẫn xuất xứ. VD: Xi Măng Công Thanh Thanh Hóa, Gạch Đồng Tâm Long An. Hay dùng tên các quốc gia ghép lại với nhau như: Việt Pháp, Việt Đức, Việt Nhật …
Đặt tên shop theo đặc điểm của cửa hàng
Nếu cửa hàng của bạn có đặc điểm nổi bật về vị trí, về phong cảnh xung quanh hay bản thân bạn có nết đặc biệt không lẫn với ai thì hãy tận dụng lợi thế này. Ví dụ: Lẩu Đức Trọc, Cafe Cây Si hay hiệu Anh Nam Gầy gần gũi và thân thiết khiến khách hàng cảm thấy thích thú khi nghe.
Đặt tên shop theo sự liên tưởng
Phương pháp đặt tên này đòi hỏi bạn phải hiểu rõ sản phảm của mình có đặc điểm gì, công dụng gì đới với người mua rồi đặt tên theo sự liên tưởng đó. Làm sao khi nhìn vào tên đó khách hàng sẽ hiểu được ngụ ý về mặt hàng bạn đang bán là gì? Ví dụ ”Ngọn lửa thần” là bạn đang bán bếp gas còn ”Ấm áp như lòng mẹ” là biêu hiện cho cửa hàng chăn ga gối đệm.
Đặt tên thương hiệu tạo sự kích thích tò mò
Thay thế cho những tên thương hiệu thông thường là những tên độc đáo gây kích thích sự hiếu kỳ của khách hàng muốn xem cửa hàng của bạn bán sản phẩm gì? sản phẩm của bạn có gì hay? Đặc biệt nếu bạn kinh doanh những sản phẩm quen thuộc thì càng phải dùng cách này để kích thích người mua. .Ví dụ: Tofu – Hơn cả tào phớ!
Đặt tên shop theo quy mô cửa hàng
Nếu bạn kinh doanh ngiều mặt hàng cùng chủng loại thì những tiền tố bạn có thể lựa chọn lầ Thế giới, Siêu Thị… nhằm truyền tải tới khách hàng là shop của bạn có đầy đủ thứ họ cần. Ví dụ: Thế Giới Xe Điện, Siêu Thị Nội Thất. Cách đặt tên này chỉ phù hợp với những cửa hiệu lớn, không dành cho những cửa hàng nhỏ vì sẽ sẽ khiến cho khách hàng cảm thất bị lừa và không muốn quay trở lại nữa.
Đặt tên cửa hàng theo tên cá nhân
Không chỉ nhưng cửa hiệu có quy mô nhỏ mà cả những cửa hàng lớn trên thế giới cũng đặt tên theo cách này, bạn có thể đặt tên theo chủ shop hay người thân của chủ shop. Ví dụ Lạc Bà Vân, Bún Mắm Cô Ba …
Đặt tên thương hiệu bằng những từ viết tắt
Cách này cũng được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam, có hai cách đặt tên theo phương pháp này: thứ nhất là viết tắt tên ngành nghề và địa danh như Vinamilk, Vinataba… và cách thứ hai là viết tắt từ tên các chữ cái đầu tiên như ICP (Internsational Comsumer Preoduct), BIDV (Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam)…
Đặt tên cửa hàng bằng tính từ
Đây là một trong những cách đặt tên được sử dụng nhiều nhất. Có vài cách đặt tên theo hướng này. Để gợi lên sự may mắn, phát tài như Bất động sản Thịnh Phát, Sim Thành Công …Hoặc gợi sự tin tưởng như Bảo tín Minh Châu, Bảo hiểm Bảo Việt. Hay gợi khát vọng tương lại như Tiền Phong, Tiên Phong…
Đặt tên thương hiệu theo các từ gợi nhắc
Cách đặt tên này hiệu quả không kém gì các phương pháp trên, có thể kể ra các minh chứng như:
Lấy cảm hứng từ các loài hoa: Rèm Hướng Dương, Thời trang Tulip …
Lấy cảm hứng từ các vì sao: Ngôi Sao Phương Nam, Tập đoàn Hoa Sao …
Lấy cảm hứng từ các loài vật: Mỳ Gấu Đỏ, Nước tăng lực RedBull …
Theo tên địa danh nổi tiếng: Khách sạn Mường Thanh …
Hoặc cảm hứng từ văn chương: Casanova, Mộng Mơ ….
Hay lấy cảm hứng từ các vị thần: Venus, Liberty …
Đặt tên shop bằng tiếng nước ngoài
Đặt tên thương hiệu của bạn theo tiếng nước ngoài vừa đảm bảo yếu tố mới không trùng lặp hay nhầm lẫn lại nghe rất sang chảnh thu hút khách hàng hơn. Xu hướng này đang rất phát triển tại Việt Nam và đây cũng là xu hướng được các bạn trẻ khởi nghiệp ưa chuộng. Bạn có thể đặt tên shop của mình theo phương pháp này kiểu như Adam Store, Eva Shop, Torano …
Đặt tên thương hiệu là cả một nghệ thuật và nó mang ý nghĩa xuyên suốt trong sự nghiệp kinh doanh của bạn. Vì thế hãy cố gắng tìm một cái tên phù hợp cho cửa hàng hay shop online của bạn trước khi bắt đầu kinh doanh ngay cả khi bạn kinh doanh một shop nhỏ.
Đặt Tên Thương Hiệu: Làm Sao Để Khách Hàng “Cảm” Được Tên Thương Hiệu Của Bạn
Một cái tên thương hiệu tuyệt vời là sự khác biệt cốt lõi và cơ bản của thương hiệu. Đặt tên thương hiệu đúng giúp xây dựng nhận thức và truyền đạt ý nghĩa.
Apple sẽ như thế nào nếu không được tên là Apple? Có vô số các công ty công nghệ trên thế giới, nhưng Apple là một thương hiệu. Cái tên Apple cung cấp một nền tảng cho thương hiệu, và đó là dấu chỉ đầu tiên cho thấy công ty này đã suy nghĩ một cách khác biệt (think differently).
Apple là một tên thương hiệu đặc biệt, vì nó có sự đồng cảm với khách hàng và tạo nên sự tin tưởng. Theo David Aaker, một cái tên thương hiệu có thể mang sức mạnh lớn, ví dụ Velcro, Formica, hay Kodak. Thực tế, tên thương hiệu có thể mang lại lợi ích hơn cả bằng sáng chế, trong khi bằng sáng chế thì vừa khó bảo hộ lại rất tốt kém.
Tên thương hiệu tuyệt vời sẽ mở ra một sân khấu mới cho thương hiệu. Hãy xem xét các tên thương hiệu trong danh sách Top 100 thương hiệu hàng đầu, bạn sẽ thấy những cái tên lập tức gợi lên ý nghĩa và sự tin tưởng: Google, VISA, Coca-Cola, Facebook, chúng tôi Disney, Starbucks, Subway, FedEx, Red Bull, Twitter, và Shell.
Đó là lý do vì sao đặt tên thương hiệu lại quan trọng như vậy. Quá trình đặt tên thương hiệu không phải là điều bạn có thể đạt được sau vài buổi họp. Đặt tên thương hiệu, dù đó là tên công ty, sản phẩm hay dịch vụ, cũng là một quyết định quan trọng với doanh nghiệp.
Cùng tìm hiểu các cách tiếp cận để đặt tên thương hiệu và lựa chọn tên thương hiệu phù hợp cho bạn trong bài viết này.
Bốn cách đặt tên thương hiệu
Có rất nhiều cách linh hoạt để tạo và chọn đúng tên cho thương hiệu của bạn. Bạn có thể phát minh ra một từ mới như Twitter hoặc Kodak. Bạn có thể sử dụng tên mô tả như PayPal hoặc Toys R Us. Bạn thậm chí có thể đặt tên cho thương hiệu theo tên người sáng lập như John Deere hoặc J.P. Morgan.
Tên mô tả: Hàm ý giải thích về công ty, sản phẩm và dịch vụ
Tên mô tả là loại tên thương hiệu lâu đời nhất. Ví dụ như John Deere là tên thương hiệu của công ty Deere & Company. Công ty này được sáng lập vào năm 1837 và cái tên được đặt theo tên vị sáng lập.
Tên viết tắt: Tên thương hiệu là một cái tên viết tắt
Rất nhiều công ty nổi tiếng thế giới ngày nay sử dụng tên viết tắt: GE, UPS, IBM, SAP, và HP.
Các tên viết tắt thường chỉ là một nhóm chữ cái, nên sẽ khó để rút ra được ý nghĩa nào hay ghép thành một từ có nghĩa từ các tên thương hiệu viết tắt.
Tên được sáng tạo ra
Một số các thương hiệu biểu tượng đã chọn tên được sáng tạo ra: Kodak, Xerox, Acura, Google và Twitter. Đó là những cái tên được tạo ra chỉ dành riêng cho các thương hiệu đó.
Tuy nhiên việc sử dụng một từ mới được tạo ra làm tên thương hiệu cũng không phải dễ dàng. Không phải bất cứ từ mới nào cũng trở thành một cái tên hấp dẫn. Khi một từ quá mới mẻ và xa lạ được dùng làm tên thương hiệu thì nó cũng sẽ tiêu tốn ngân sách khổng lồ để quảng bá và làm cho người tiêu dùng hiểu và nhớ đến cái tên đó.
Cách tốt nhất để sáng tạo ra tên thương hiệu mới là dựa vào thanh âm của từ. Ví dụ, Twitter gợi cảm giác giao tiếp thật nhanh chóng chỉ trong vòng 140 kí tự. Google tạo cảm giác của một hành động tìm kiếm và khám phá. Trong khi Kodak cho ấn tượng về sức mạnh và khoảnh khắc.
Tên thương hiệu trải nghiệm: Được xây dựng dựa trên cảm xúc hay trải nghiệm mà thương hiệu mang lại
Tên thương hiệu trải nghiệm là loại tên thương hiệu có sức mạnh nhất. Đây chính là loại tên của các thương hiệu biểu tượng: Apple, Virgin, Caterpillar, và Oracle.
Nhược điểm lớn nhất của tên thương hiệu trải nghiệm là chúng gắn với ý nghĩa của thương hiệu. Cần phải có sự hiểu biết sâu sắc về công ty, các ý nghĩa mà công ty đại diện để có thể đặt loại tên thương hiệu này. Nếu tên thương hiệu trải nghiệm mà không đồng nhất với định vị của công ty thì nó sẽ mất đi sức mạnh.
Kiểm tra tên thương hiệu của bạn
Hãy kiểm tra nhanh tên thương hiệu của bạn theo những tiêu chí sau đây:
Khác biệt: Tên thương hiệu của bạn có khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh không
Âm thanh: Đọc to tên thương hiệu của bạn. Nó có dễ phát âm không? Nó có vần điệu không?
Dễ nhớ: Tên thương hiệu có dễ nhớ không? Bạn sẽ ghi nhớ tên thương hiệu này sau bao nhiêu lần nghe nó?
Thể hiện: Tên thương hiệu có đại diện cho thương hiệu của bạn không? Có phù hợp với tính cách thương hiệu không?
Diện mạo: Tên thương hiệu khi in ra sẽ như thế nào? Có dễ nhìn dễ đọc không?
Một tên thương hiệu xuất sắc sẽ đạt cả năm tiêu chí kể trên. Quá trình đặt tên thương hiệu là một quá trình dài và nhiều cân nhắc. Hãy chắc rằng bạn lựa chọn đúng tên thương hiệu đại diện cho công ty bạn và giành được tình cảm của khách hàng.
9 Cách Đặt Tên Nhà Hàng Hay Tạo Ấn Tượng Sâu Sắc Với Khách Hàng
1. Đặt tên nhà hàng hay, dễ đọc, dễ nhớ
Đây là yếu tố quan trọng nhất khi đặt tên nhà hàng bởi chỉ khi dễ đọc thì thương hiệu của bạn mới dễ dàng lan xa thông qua phương thức truyền miệng.
Dễ nhớ thì mới có thể in sâu trong tâm trí khách hàng, khi có nhu cầu họ có thể dễ dàng hình dung ra quán của bạn và có thêm gợi ý ẩm thực cho mình. Đặc biệt hơn, một cái tên dễ đọc, dễ nhớ còn có tỷ lệ xuất hiện trên các app đồ ăn, công cụ tìm kiếm online cao hơn.
Chỉ khi khách hàng biết viết tên nhà hàng bạn như thế nào họ mới có thể gõ đầy đủ ký tự, tìm thấy chính xác địa điểm trên google, facebook hay grab, now, gofood….
Một gợi ý nhỏ là tên quán có thể đánh vần được, được ghép bởi các chữ tiếng anh có nghĩa hoặc thông dụng, như vậy người đọc có thể nhanh chóng phát âm chuẩn tên quán, đồng thời ghi nhớ dễ dàng hơn.
Ngoài ra, địa điểm ở đây cũng có thể phản ánh nơi thành lập thương hiệu quán, đặt tên theo đặc trưng món ăn hoặc theo địa danh bắt nguồn món ăn. Những cái tên được đặt theo địa điểm khá nổi tiếng hiện nay là Bò Tơ Tây Ninh, Bún bò Nam Bộ, Bún Bò Huế….
3. Đặt tên nhà hàng theo giá
Việc đặt tên theo giá giúp khách hàng dễ dàng so sánh với khả năng chi tiêu cho bữa ăn của mình, tăng khả năng quyết định ghé quán khi mức giá phù hợp.
Tuy nhiên chỉ nên đặt tên theo kiểu này khi quán của bạn có mức giá cạnh tranh trên thị trường, làm nổi bật ưu điểm về giá, thu hút khách hàng tới thưởng thức. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt giá theo kiểu 199k, 99k, 299k để tạo cảm giác giá thấp hơn thực tế, khiến khách hàng cảm thấy vừa túi tiền hơn.
Nếu nhà hàng bạn tự tin cung cấp một món ăn hấp dẫn với công thức chế biến độc đáo thì nên đưa tên món ăn này vào tên quán của mình. Một vài quán cũng đang đặt tên theo hình thức này là Nhà hàng Cua Bay, Nhà hàng 5 cua, Nhà hàng Tôm Hùm Seafood….
Tuy nhiên khi đặt tên theo kiểu này bạn phải đảm bảo món ăn này phải thật nổi bật trên menu nhà hàng, chất lượng luôn được chăm chút kỹ lưỡng, trở thành món trọng yếu tạo nên thương hiệu của nhà hàng.
5. Cách đặt tên nhà hàng theo thị hiếu khách hàng
Thị hiếu khách hàng thay đổi liên tục nhưng nếu biết nắm bắt thời cơ chắc chắn nhà hàng của bạn sẽ thu về doanh thu khủng. Tuy nhiên để nhận biết thị hiếu khách hàng không phải dễ, bạn cần dành nhiều thời gian nghiên cứu sở thích, các yếu tố quyết định chọn quán ăn của họ, hoặc tạo ra xu hướng mới giúp thu hút khách hàng.
Ví dụ mô hình nhà hàng khá thành công như Lẩu nướng không khói – Dựa trên đặc điểm khách hàng ngại đi ăn nướng do quá nhiều khói, ám vào quần áo vô cùng khó chịu. Hoặc quán Cơm Quê – Dựa trên đặc điểm nhiều khách hàng muốn tìm tới những món ăn thân thuộc hồi trẻ hay ăn, tìm về hương vị món ăn dân dã mẹ nấu.
Một cái tên có ý nghĩa đặc biệt luôn để lại ấn tượng ban đầu tốt cho khách hàng, bạn cần dựa trên những câu chuyện có thật, hoặc sự kiện lịch sử để khơi gợi cảm xúc cho khách hàng của mình. Một vài cái tên được nhiều người quan tâm là Nhà hàng cơm tấm Thạch Sanh, Nhà hàng cơm niêu 1972, Nhà hàng Kháng Chiến….
7. Đặt tên nhà hàng gắn với tên riêng
Một cái hay của cách đặt tên này là giúp khách hàng liên tưởng đến lịch sử lâu đời của quán. Hình dung đây là điểm bán những món ăn được truyền qua nhiều đời, được nhiều người ưa chuộng và tăng phần tin tưởng. Một vài cái tên đã tạo được ấn tượng khá tốt như Nhà Hàng Cô Ba, Hải Sản Chú Năm, Nhà Hàng Lẩu Hoàng Béo, Bia Hải Xồm….
Nếu khách hàng của bạn không chỉ là người Việt mà còn có cả người nước ngoài thì nên đặt tên tiếng anh để có thể tiếp cận dễ dàng hơn. Tuy nhiên cái tên vẫn cần đảm bảo đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu để kể cả người Việt cũng dễ dàng ghi nhớ.
9. Cách đặt tên nhà hàng tạo sự tò mò
Một cái tên ý nghĩa chưa đủ, nó còn có thể tạo sự tò mò để thu hút khách hàng vào quán. Đôi khi chỉ vì cái tên mà khách hàng phải cố gắng ghé qua một lần để có lời giải đáp cho những thắc mắc của mình. Một vài cái tên khá độc đáo và tò mò đã xuất hiện trong thời gian gần đây là Nhà Hàng Bò Tên Lửa, Lạ Quán, Độc Quán, Xôi Nhà Xác, Cơm Tấm Âm Phủ, Lương Sơn Quán.
Bật Mí Cách Đặt Tên Quán Café Ấn Tượng Khách Hàng Nhất
Đặt tên quán café theo đặc điểm đặc trưng
Nét đặc trưng của quán café của bạn là gì? Đặc trưng này được thể hiện ở phong cách thiết kế quán cafe, mô hình kinh doanh bạn lựa chọn,… Ví dụ như quán café của bạn là hướng về âm nhạc về nhạc Trịnh thì những tên gọi hay: Café nhạc Trịnh, Trịnh Công Sơn coffee,… Hay phong cách thiết kế quán café là vintage với những vật dụng gợi nhớ thời kì trước thì những cái tên như: Hoài niệm, Dấu ấn thời gian, Trở về tuổi thơ,… sẽ phù hợp.
Đặt tên quán café theo ý nghĩa tượng trưng (cảm nhận, không gian đặc trưng) mà bạn đã chọn cho quán mình. Những cảm xúc của chủ quán cũng được lồng ghép thể hiện mang đến nét đặc biệt. Một số cái tên gợi ý: Thức, Thích café, Yêu cái đẹp, Café hương hoa,…
Đặt tên quán café theo đối tượng khách hàng mục tiêu
Để kinh doanh quán café thành công trước hết bạn phải lên được ý tưởng, tìm hiểu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu cho mình. Việc xác định khách hàng mục tiêu không chỉ ảnh hưởng đến phong cách thiết kế quán mà còn tác động đến tên thương hiệu. Ví dụ, khách hàng mục tiêu của bạn từ 14 – 28 tuổi thì tên gọi như sau: Café xinh xinh, café chất,…
Đặt tên quán café theo mệnh Ngũ hành
Ngoài những yếu tố về phong cách, nội thất, sở thích thì phong thuỷ cũng tồn tại trong không gian café. Theo đó, cách đặt tên quán café cũng nên có một chút phong thuỷ. Mỗi một người ứng với một năm cung mệnh Ngũ hành. Nhiều chủ kinh doanh muốn tìm kiếm cách đặt tên cho quán café theo cung mệnh của mình. 5 cung mệnh (Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ) kết hợp theo nguyên tắc chuẩn sẽ mang đến may mắn, tài lộc cho chủ kinh doanh.
Thuỷ + Mộc: Nước nuôi dưỡng cây sinh trưởng tốt
Mộc + Hoả: cây (gỗ) làm lửa (Hoả) càng lớn mạnh
Hoả +Thổ: Hoả làm cho Thổ thuần khiết
Thổ + Kim: Kim được Thổ bảo hộ
Kim + Thuỷ: Kim kết hợp cùng thuỷ sinh ra phú quý
Hành Kim: bao gồm các chữ: C, Q, R, S, X
Hành Mộc có: G, K
Hành Thuỷ gồm có: Đ, P, B, H, M
Chữ cái thuộc hành Hoả: D, L, N, T, V
Chữ cái thuộc hành Thổ: A, Y, E, U, O, I
Tên quán café được kết hợp: Bảng chữ cái ứng với các mệnh theo các tổ hợp mang ý nghĩa phong thuỷ tốt. Một cách đặt tên khá hay cho thương hiệu của bạn.
Đặt tên quán café theo lối chơi chữ
Ngay này, có một số cụm từ chơi chữ gây hứng thú với người nhìn. Nghệ thuật nói lái, đồng âm hay các cụm từ gợi mở tạo nên nét đặc biệt cho tên thương hiệu. Đâu cũng là dấu ấn riêng khi khách hàng nhắc đến tên quán café của bạn. Một số tên quán café chơi chữ như:
Kafa café: Kafa là cách đọc lái của café
The Kafe`: cũng là cách đọc lái của the café
Đặt tên quán café theo phong cách số lượng từ, chữ số
Cách đặt tên quán café có 1 chữ tạo ấn tượng hàm xúc, ngắn gọi và dễ nhớ cho khách hàng. Tuy nhiên, khi muốn đặt tên 1 chữ cho hay bạn cần lưu ý đến ý nghĩa mà quán café bạn muốn truyền tải đến khách hàng của mình. Bạn có thể dựa vào chất liệu hay màu sắc của quán mà đặt tên. Ví dụ như: Mộc (ý chỉ người mệnh Mộc – chất liệu gỗ đặc trưng trong thiết kế quán); Xám – Chỉ màu sắc chủ đạo của quán; Nhớ – Chỉ cảm xúc khi đến thưởng thức hương vị và phong cách phục vụ.
Theo một số nghiên cứu, con số sẽ dễ dàng lưu giữ trong trí nhớ con người hơn là cách đặt tên chữ. Đây cũng là cách đặt tên quán café mà các chủ kinh doanh lựa chọn. Những con số gắn liền với năm sinh, số tuổi, con số may mắn của chủ kinh doanh hay đơn giản hơn là số đuôi của điện thoại.
Đặt tên quán café theo trào lưu hiện đại, sang trọng
Đặt tên theo phong cách hiện đại “hot trend” sẽ gây sự chú ý từ bộ phận giới trẻ, cộng đồng dùng MXH. Tuy nhiên, cách thức này sẽ nhanh chóng bị lãng quên, lỗi thời. Tuy nhiên, bạn có thể kết hợp yếu tố hiện đại và sang trọng trong cùng một cái tên bằng cách đặt tên quán café bằng tiếng anh. Ngôn ngữ anh sẽ tạo cho người đọc có cảm giác sang trọng, hiện đại “tây hoá” hơn. Tên tiếng anh cũng cần có một ý nghĩa đặc biệt. Không nên đặt bừa gây phản cảm cho khách hàng. Một số cái tên được gợi ý:
Bạn đang xem bài viết Tên Thương Hiệu, Ấn Tượng Đầu Tiên Của Khách Hàng Về Cửa Hàng Của Bạn trên website Uplusgold.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!