Cập nhật thông tin chi tiết về Thương Hiệu Sản Phẩm Rượu Việt Nam mới nhất trên website Uplusgold.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thương hiệu sản phẩm rượu Việt Nam – bài 2
Ngành công nghiệp rượu Việt Nam đang bước đầu hình thành nhữnng thương hiệu nổi bật với khá nhiều chủng loai sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên chưa có một Thương hiệu quốc tế thực thụ bảo đảm sức hấp dẫn không chỉ đối với người sành điệu Việt Nam mà đủ sức chinh phục những thị trường rượu quốc tế cao cấp và khó tính.
Rượu Sơn Tinh của “High Way 4”
Thương hiệu rượu Sơn Tinh là một sản phẩm độc đáo của chuỗi nhà hàng “Xa Lộ 4″ (HIGHWAY 4) do những người bạn Châu Âu sống lâu năm ở Việt Nam tạo dựng. Cách đây chừng 8 năm, chúng tôi đến nhà hàng Xa Lộ 4 đầu tiên khai trương ở phố Hàng Tre thật sự ngạc nhiên với nhũng dòng rượu vốn rất dân dã của các vùng dân tộc vùng Tây Bắc như Sán Lùng, Táo Mèo… được chủ nhân chọn lọc, tinh chế và gắn nhãn hiệu “Sơn Tinh”. Giờ đây cùng với sự phát triển của chuỗi nhà hàng High Way 4 là sự khẳng định thương hiệu “Sơn Tinh” với logo hình quả núi rất ấn tượng với chất rượu vàng tươi trong vắt bên trong lớp chai thủy tinh trong vắt được thiết kế độc quyền với hình dáng khỏe khoắn đầy nam tính, thật xứng đáng với đẳng cấp quốc tế. Các dòng rượu dân tộc của Sơn Tinh được chọn lọc kỹ, tinh chế và ủ tại xưởng rượu do chính chủ nhân Xa Lộ 4 đặt ngay tại Hà Nội giờ đây được khoát lên mình chiếc áo mới đã tự tin hơn rất nhiều trong việc định giá và chinh phục hoàn toàn mọi thực khách của chuỗi nhà hàng High Way 4 mà hơn 1/3 là khách Châu Âu, cùng với dân cổ cồn trắng sành điệu của đất Hà thành.
Chúng tôi xem đây là một trong những điển hình tốt trong việc ứng dụng marketing vào việc khai thác tiềm năng sản phẩm, nhất là đối với các dòng sản phẩm truyền thống và đặc sản của Việt Nam. Những người có cái nhìn mang tầm quốc tế am hiểu nhu cầu sự sành điêu về sản phẩm đồ uống, cả về khẩu vị lẫn hình thức và đồng thời hiểu được cái thần toát lên từ tên gọi và giá trị văn hóa tích tụ bên trong sản phẩm, như trong trường hợp anh chàng người Thụy Sỹ có cái tên rất Việt Nam là anh Sơn chủ nhân hiệu Sơn Tinh trong trường hợp này, là một ví dụ điển hình về vai trò marketing như là cầu nối hữu hiệu trong việc nâng tầm một sản phẩm truyền thống lên vị trí quốc tế.
Halico Vodka
Được kế thừa truyền thống của nhà máy rượu của Pháp để lại, Halico là một hiện tượng trong những năm gần đây về một dòng Vodka Việt thực thụ nhưng vẫn phảng phất phong cách của Vodka Nga truyền thống và được “hạ độ” theo trào lưu uống soju của Hàn Quốc cho phù hợp với kiểu uống đại trà. Halico thỏa mãn những nhu cầu rất cơ bản của một thương hiệu vodka, đó là tính đơn giản, tính đại chúng và sự an toàn không thể thiếu đối với sức khỏe cảm nhận được vào các buổi sáng của ngày hôm sau.
Cũng là điều không ngạc nhiên khi mà hiện nay Halico đang chinh phục các nhà hàng bình dân của Sài Gòn thay cho các loại “rượu thuốc” được pha loãng đến bao nhiêu lần và có bao nhiều loại “thảo dược” không có gì bảo đảm. Chúng tôi thực sự hy vọng một ngày nào đó, Halico sẽ có mặt cùng với nhãn hiệu Jinro lừng danh của Hàn Quốc ngay tại tại các nhà hàng quán ăn của xứ sở Kim Chi.
Halico Vodka có hình thức trình bày sản phẩm khá chuẩn đối với một dòng rượu vodka phổ cập, phù hợp với thị trường dòng giữa (main-stream segment) nơi khách hàng vừa có yêu cầu bắt buộc về chất lượng cơ bản, sự an toàn và đồng thời cũng có một tiêu chuẩn kỳ vọng nhất định đối với vẻ thẩm mỹ và phong cách thương hiệu. Việc xác định đúng kích cỡ sản phẩm và tửu độ (% Alcohol) vừa phải cũng là giải pháp đúng về mặt “định vị sản phẩm”.
Bằng thành công ban đầu này, kỳ vọng kế tiếp đối với Halico là một (hay những) thương hiệu định vị vào phân khúc cao cấp thỏa mãn đầy đủ các yếu tố và nội dung của một thương hiệu quốc tế, chính xác hơn là theo chuẩn văn hóa (norms) về mặt hình thức và nội dung thương hiệu của thị trường các nước Âu Mỹ. Đó cũng chính là sự chia sẻ của cá nhân tôi đối với một số cán bộ kinh doanh của Halico trong một chương trình đào tạo marketing 3 năm trước đây.
Những hạn chế của Thương hiệu Rượu Việt Nam
(1) Rượu ngon không thương hiệu
Có lẽ đó là cách gọi chính xác nhất để nói về tình trạng phổ biến hiện nay của ngành rượu Việt Nam. Trong thực tế quan sát của cá nhân tôi (có thâm niên nhất định trong lĩnh vực đồ uống), các đồng nghiệp và những “chuyên gia” khác như những chuyến khảo sát về rượu của nhà thơ Nguyễn Duy chẳng hạn, có thể tạm kết luận rằng Việt Nam đang giữ kỷ lục về số lượng và tính đa dạng về sản phẩm rượu. Dựa vào đó tôi những nhận xét cơ bản như sau:
(a) Rượu Việt Nam chủ yếu từ các loại ngũ cốc trắng: gạo, khoai, sắn, mật đường và hoa quả… tạo ra các dòng tương đương với vodka và rượu vang.
(b) Riêng trường hợp rượu ngô (rượu Shan Lùng, rượu ngô Bắc Hà) sản phẩm độc đáo của nguời Mông miền Bắc nuớc ta là một trường hợp rât đáng lưu ý. Bởi vì đây là một dòng “rượu gốc” với nguyên liệu, men và quy trình chưng cât đặc trưng như một bí quyết công nghệ. Điểm cần bổ sung là thời gian ủ và quy trình ủ lâu để tạo ra rượu mềm (softness) hơn, êm hơn (smoothness) và hương vị và màu sắc tinh tế hơn (như được nhuốm màu thời gian?!) cộng thêm công nghệ thương hiệu cho hình dáng, thiết kế và vẻ đẹp hài hòa với một văn hóa đặc trưng. Hơn thế mỗi một loại rượu nổi tiếng (hoặc để được nổi tiếng) đều có một câu chuyện (legend); và rượu ngô sán lùng cũng có nhiều những câu chuyện để kể về chính mình.
(c) Với sản lượng đường mía từ hàng triệu hecta, đường mía cũng là một cơ hội sản phẩm rượu rum theo phong cách Cuba (Havana Club; Barcadi).
(d) Vùng Nam Trung bộ có một diện tích đáng kể thích hợp với cây dứa dại và Lô Hội, có thể làm nguyên liệu cho một dòng rượu tương với Tequila giống như La Tordena của tập đoàn San Miguel hay các thương hiệu Tequila nổi tiếng chính gốc Mexico.
(e) Đối với các loại rượu ngâm (herbal vodka) với dược thảo vốn rất đa dạng tại Việt Nam, chúng ta cũng phải xây dựng những concept (ý tưởng sản phẩm) bằng ngôn ngữ quốc tế sao cho người tiêu dùng nước ngoài cũng hiểu được lợi ích thiết thực của sản phẩm, cùng với một triết lý phương đông sâu sắc (âm dương, ngũ hành, phong thủy) đã được ông cha ta ứng dụng vào việc xây dựng sản phẩm tạo ra cả một nền công nghiệp “dược tửu” mang đầy tính triết học, y học rất tốt cho sức khỏe cho người dùng. Song song đó là rượu ngâm với động thực vật hiếm, đây là một nhóm sản phẩm khá “nhạy cảm” trên tinh thần bảo tồn động thực vật hoang dã, do đó chúng ta phải chọn lọc các dòng “dược tửu” sử dụng các động thực vật nằm trong nhóm không quý hiếm có thể nuôi trồng được, như tắc kè, hải mã, nhâm sâm, linh chi, ong đất, dâm dương hoắc…
(f) Đối với dòng whisky, tức dòng rượu từ malt lên men và chưng cất. Thực ra chúng ta đang có một ngành công nghiệp bia đang phát triển, quy trình sản xuất chưng cất whisky có thể là công đoạn bổ sung của một nhà máy bia.
(2) Chỉ có chưng cất mà không có quy trình ủ rượu
Một chai Glenffidich “32 năm” có giá là 8.500.000Đồng, còn một chai Glenffidich “12 năm” chỉ có giá là 850.000Đồng. Bằng những con số này chúng tôi muốn nhấn mạnh giá trị của việc phân cấp (grading, classifying) theo tiêu chuẩn thời gian ủ rượu là quan trọng thế nào trong việc tạo ra giá trị cộng thêm cho sản phẩm rượu. Quy trình ủ rượu hầu như là bắt buộc đối với whisky, brandy (cognac) và rượu vang. Đối với vodka thì “giá trị” của rượu còn được tạo ra do số lần chưng cất, mà theo đó các dòng vodka nổi tiếng phải qua 3 lần chưng cất, và như vậy để chúng ta so sánh với những quy trình sản xuất đại trà của rượu Việt Nam, để thấy rằng các dòng rượu hiện nay ở xứ ta còn thua họ một đẳng cấp.
Trong cách quy trình sản xuất rượu của Việt Nam, hầu như công đoạn ủ trong thùng gỗ (aging) vẫn còn rất xa lạ, mặc dù nó không phải đòi hỏi công nghệ phức tạp như quy trình lên men và chưng cất trước đó.
(3) Phân loại và Tên Sản phẩm
Nếu chúng ta sản xuất theo những thể loại giống như các dòng rượu hiện có, thì cách tốt nhất là sử dụng tên quốc tế thông dụng của dòng rượu đó. Chẳng hạn như rượu lên men từ nho và một số loại trái cây (rượu vang mận Mộc Châu, Bắc Hà), dâu tây… thì gọi chung là “vang” cho Tiếng Việt và wine, vin, vino cho các ngôn ngữ quốc tế; rượu lên men từ nho (và trái cây) sau đó chưng cất thì chắc chắn sẽ tạo ra “brandy” chứ không thể là cách gọi nào khác (nhất là đừng mạo muội gắn chữ Cognac vì đây là Thương hiệu địa danh rồi), và tùy theo xuất xứ có thể gắn tên riêng như “Canadian Brandy” và theo đó có thể là Vietnamese Brandy, Dalat Brandy chẳng hạn (và lưu ý đây là các nhãn hiệu tập thể). Như vậy thì “brandy” chính là rượu nho có thêm quy trình chưng cất và sau đó là hàng chục năm ủ (aging) trong thùng gỗ thông hay gỗ sồi ở dưới hầm ở nhiệt độ nhất định, trong một thời gian đủ lâu hàng chục năm thì mới có được giá bán hàng triệu Đồng mội chai. Sản phẩm rượu Whisky định nghĩa cho rượu lên men từ malt (tức lúa mạch ủ cho nẩy mần và sấy hoặc rang nhẹ) sau đó phải qua chưng cất; hay nói cách khác whisky chính là bia được mang đi chưng cất và ủ. Nếu dùng Ngô (Bắp) để thay cho malt thì theo cách gọi của Mỹ đó là whiskey (corn whiskey), đây là tên gọi sản phẩm, chỉ có Borbon là danh từ riêng là thương hiệu địa danh (Borbon Whiskey, vd. nhãn hiệu Jack Daniel). Nhằm quốc tế hóa, hội nhập các dòng rượu Việt Nam ra thị trường quốc tế, điều đầu tiên là chúng ta phải sử dụng đúng tên gọi sản phẩm, cách thức phân cấp và tiêu chí phân cấp đối với dòng rượu đồng nhất với những dòng đã có địa vị trên thương trường như vang (wine), vodka, brandy (cognac), whisky, whiskey, gin và rum; dựa vào đó sẽ tiếp tục gắn nhãn và theo thứ tự ghép tên mà người tiêu dùng quốc tế có thể hình dung được từng dòng cụ thể. Đơn cử khi nói đến rượu vang (wine) người ta xem xét các dòng dựa trên giống nho như merlot, savignon… và thương hiệu địa danh, tạo ra những công thức tên gọi như rượu vang merlot hay cabetnet sauvignon của xứ Bordeaux hay của Chile, sau đó là tên nhà làm rượu và năm sản xuất (theo vụ nho).
(4) Tên Thương hiệu cho rượu
Như vậy việc định danh và sáng tạo tên thương hiệu cho thế giới rượu là cả một “ngành học” khá phức tạp chứ không phải là “chuyện nhỏ” như không ít người vẫn nghĩ. Vì theo đó người tiêu dùng quốc tế vốn đã quen những tiêu chuẩn tên gọi của các nước có nền công nghiệp sản xuất rượu ở quy mô công nghiệp với truyền thống hang trăm năm, thì việc chấp nhận một “loại rượu mới” trên thị trường quốc tế không phải là điều dễ dàng mà trong nhiều trường hợp phải có cả một chính sách, chiến lược tầm quốc gia như trường hợp xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm Tequila của đất nước Mexico (tác giả đã trình bày trong bài viết phần một). Ngay cả tên gọi Champagne (Sâm Banh, danh từ riêng) tưởng chừng như là một tên gọi thông dụng, vậy mà cũng đang có sự tranh chấp giữa Pháp và Thụy Sỹ và căng thẳng đến mức Thụy Sỹ sẽ không được dùng tên gọi địa danh Champagne cho rượu sâm banh được sản xuất tại vùng Champagne của Thụy Sỹ (trùng tên với vùng địa danh Champagne của Pháp đã được bảo hộ); và cũng theo đó tất cả “rượu sâm banh” phải được gọi đúng tên sản phẩm ban đầu của nó là sparkling wine (tức rượu vang sủi tăm) mà không ai trong chúng ta thích gọi vì nó dài dòng và xấu xí.
Tác giả: Chuyên gia thương hiệu, kỹ sư Võ Văn Quang – business director Cowan (Australia) Vietnam
Cách Đặt Tên Thương Hiệu Cho Sản Phẩm
Lưu ý: những chia sẻ của em được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế và các tài liệu nghiên cứu về Brand trong khoảng thời gian 2 năm trở lại đây khi bắt đầu đi chuyên sâu vào mảng này. Không có kinh nghiệm hay lý thuyết nào là hoàn toàn chính xác cả, vậy nên nếu mọi người cảm thấy chỗ nào sai xin thoải mái góp ý ạ.
Đặt tên cho doanh nghiệp và đặt tên cho sản phẩm/dịch vụ là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau, trong bài này em sẽ chỉ tập trung cho phần đặt tên sản phẩm/dịch vụ, các anh chị muốn tìm hiểu sâu hơn thì em khuyên nên tìm đọc cuốn: “Định Vị” của Al Ries ạ.
Đầu tiên nếu muốn có câu trả lời đúng, trước tiên chúng ta phải tìm được câu hỏi đúng đã. Những câu hỏi của anh Huy khá chính xác, em chỉ xin phép được sắp xếp lại thứ tự và chỉnh sửa 1 chút:
1. Định hướng phát triển thương hiệu của chủ doanh nghiệp 2. Xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm/dịch vụ 3. Đối tượng nhắm đến là ai 4. Sản phẩm thuộc phân khúc: Thấp – Trung – Cao
Sau khi trả lời hết 4 câu trên thì mới đến việc đặt tên như thế nào cho đúng. Hiện nay về cơ bản thì các thương hiệu trên thị trường thường được đặt tên như sau:
– Đặt tên theo người sáng lập, người nổi tiếng hoặc địa danh (ô mai Hồng Lam, phở Ông Hùng, sữa Ba Vì…). Đa phần được áp dụng cho những sản phẩm đã nổi tiếng từ trước nhưng chưa được làm thương hiệu 1 cách bài bản. – Đặt tên viết tắt (BMV, DHL, IBM, KFC…) theo em đây là cách đặt tên không nên sử dụng nhất vì chỉ áp dụng được cho các thương hiệu đã nổi tiếng từ trước nhưng có tên quá dài và muốn rút gọn mà thôi. – Tên chứa đựng hình ảnh hoặc liên tưởng đến cảm xúc, đặc tính của sản phẩm (Dingtea – Đỉnh trà, Sumo BBQ, Giao hàng nhanh, Truyền Thông Trăng Đen,…) đây là cách đặt tên khá tốt cho các thương hiệu mới, vì khách hàng vừa có hình ảnh liên tưởng nên rất dễ nhớ, vừa biết được sản phẩm của mình là gì. Đây cũng là xu hướng trong thiết kế thương hiệu hiện nay. – Tên lặp lại, theo vần, nhịp điệu (Cocacola, TocoToco, Vuvuzela…) đặt tên kiểu này tạo cảm giác vui tai, dễ nhớ, khó quên, thường được áp dụng trong lĩnh vực giải trí.
Dựa trên tiêu chí trên thì em đề xuất 1 vài cái tên ví dụ như: Pussy Kat – Sofia – EveryNice – My Monroe…
Bài chia sẻ của anh Vũ Văn Dũng đã nhận được rất nhiều hưởng ứng của thành viên Biệt đội. Hi vọng rằng các bạn đã học hỏi được các kiến thức bổ ích cho việc đặt tên sản phẩm.
Người biên tập: Huyên Lê
Đặt Tên Thương Hiệu, Sản Phẩm … Bạn Có Biết Những Nguyên Tắc Vàng ?
Chẳng phải sẽ rất tuyệt nếu như thương hiệu của bạn là cái tên được khách hàng nhắc đến đầu tiên (TOM – top of mind) sao? Nhưng sự thật là mọi nỗ lực marketing và truyền thông sẽ trở thành vô ích nếu khách hàng không nhớ nổi tên thương hiệu của bạn (thương hiệu sản phẩm hoặc công ty). Vì vậy trước khi muốn trở thành TOM (top of mind) thì hãy ghi dấu tên thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng.
Bây giờ tôi muốn chỉ cho bạn thấy rằng, để đặt tên thương hiệu xuất sắc không phải là điều không tưởng nếu bạn tuân thủ những nguyên tắc vàng này.
1. Bảo hộ được
Điều kiện tiên quyết là tên thương hiệu phải bảo hộ được về mặt pháp lý để tránh bị nhái. Tên dù có tuyệt vời như thế nào nhưng không bảo hộ được thì sẽ vô cùng rủi ro cho doanh nghiệp. Trường hợp bất đắc dĩ thì có thể cân nhắc phương án bảo hộ bằng hình ảnh (logo) thay vì bảo hộ tên.
2. Tên miền có sẵn
Đa phần domain website đều được lấy theo tên thương hiệu. Vì vậy, nếu không thể đăng ký tên miền thì bạn nên cân nhắc việc phát triển tên khác thay vì sử dụng tên mà không thể đăng ký tên miền. Hãy đăng ký tên miền sớm nhất có thể. Go…daddy ngay nào 😀
3. Đơn giản và dễ nhớ
Một trong những nguyên lý bị vi phạm nhiều nhất đó là nguyên lý về sự “đơn giản”. Đừng đòi hỏi khách hàng nhớ tên thương hiệu của bạn nếu tên quá phức tạp và khó đọc. Dù là tên nước ngoài (Anh, Pháp, Nhật…) hay tên tiếng Việt thì cách tốt nhất là “viết sao đọc vậy”. Tên có thể dài nhưng dễ đọc, dễ nhớ sẽ hiệu quả hơn tên ngắn nhưng khó nhớ.
Các bạn hãy nhìn những tên thương hiệu Việt như Trung Nguyên, Hoàng Anh Gia Lai, Sông Đà… liệu người nước ngoài có thể đọc được có thể nhớ được hay không?
Hay một số thương hiệu nổi tiếng thế giới như BVLGARI, TAGHeuer, Givenchy… luôn làm cho khách hàng cảm thấy bối rối khi đọc.
Một tip quan trọng giúp tên thương hiệu của bạn dễ nhớ hơn là tên có chứa các nguyên âm o, a, i, e. Hãy nhìn vào tên các thương hiệu lớn trên thế giới như: Honda, Yamaha, Coca Cola, Amazon, Mercedes, Audi, Virgin, Motorola, Lenovo… Bạn có thấy rằng nguyên âm sẽ khiến cho mặt chữ đẹp hơn, tên cân đối, dễ đọc và dễ nhớ hơn không?
4. Tránh những liên tưởng tiêu cực về mặt âm, nghĩa
Không ít công ty gặp tai nạn dở khóc dở cười với tên thương hiệu khi nó mang nghĩa tiêu cực tại thị trường nào đó. Ngược lại, có những tên không gặp vấn đề về nghĩa, nhưng nếu đọc thành tiếng thì âm của nó có thể được liên tưởng với những thứ tiêu cực, nhạy cảm.
Vào năm 1991, hãng xe hơi Mazda đã tung ra dòng sản phẩm có tên gọi Laputa tại Tây Ban Nha. Vấn đề là “Puta” trong tiếng bản địa có nghĩa là “gái mại dâm”. Mì Sagami tại Việt Nam thật không may khi trùng với tên của thương hiệu bao cao su Sagami tại Nhật
5. Thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm
Mặc dù không phải trường hợp nào tên thương hiệu cũng cần thể hiện ngành nghề và sản phẩm. Tuy nhiên với những thương hiệu nhỏ, mới, chưa được nhận biết rộng rãi, việc thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm trong tên thương hiệu là sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc rút ngắn thời gian và tối ưu chi phí truyền thông.
Bạn khá dễ nhận thấy các yếu tố thể hiện ngành nghề trong tên các thương hiệu giáo dục bằng cách sử dụng tiếp tố “edu” như Eduzone, Hope Education… , bất động sản thường gắn với “land” như Capitaland, Nova Land…. đồ dùng cho mẹ và bé như Kids Plaza, shoptretho, … Ngành sữa: Vinamilk, TH True milk, Vinasoy… ứng dụng chat: snapchat, wechat, … và hãy nhớ rằng đặt tên một sản phẩm khác với việc bạn đặt tên một công ty hay doanh nghiệp. Bởi tên sản phẩm nó có ý nghĩa giúp người nghe, đọc cảm thấy phần nào hình dung về sản phẩm của bạn (có phải bạn sẽ bớt tốn sức PR nó không ?), còn tên công ty, vì nó không tập trung vào sản phẩm cụ thể nào cả, như 1 nồi lẩu, thì bạn lại không nên đặt tên mà khiến mọi người có định kiến về nó (nếu tên công ty chung chung, có phải bạn sẽ dễ bán sản phẩm khác nhau hơn không ?)
6. Thể hiện sự khác biệt
Tên thương hiệu cần thể hiện sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là đối thủ trực diện. Dĩ nhiên bạn không nên đặt tên giống hoặc na ná tên của đối thủ, không nên sử dụng những thành tố mà đối thủ đã sử dụng.
Pin tiểu Duracell được định vị với thuộc tính “bền”, vì vậy bản thân một phần cái tên – Dura (lấy từ durable – bền) được dùng đặt tên thương hiệu để chuyển tải ý tưởng này và tạo sự khác biệt với đối thủ Energizer.
7. Tư nhân hóa
Tư nhân hóa tên thương hiệu là lấy tên những nhà sáng lập, những CEO, giám đốc đặt tên cho thương hiệu của sản phẩm. Và họ là những người có lợi nhất trong bí quyết này, vì đó là một hình thức PR xây dựng thương hiệu mà ở đó cung việc PR sẽ liên hệ trực hấp đến thương hiệu.
8. Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu
Hãy hình dung chuyện gì sẽ xảy ra nếu đặt tên thương hiệu mà bỏ qua phân khúc và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp? Tên thương hiệu bằng tiếng Anh có phù hợp với người Việt phân khúc cấp thấp không? Ngược lại tên tiếng Việt liệu có thể thành công ở phân khúc người nước ngoài hay không?
Điều này đặc biệt quan trọng. Khi đặt tên thương hiệu hãy xác định rõ thị trường mục tiêu (Việt Nam hay nước ngoài), phân khúc (thấp – trung hay cao?) và khách hàng mục tiêu là ai?
Với phân khúc bình dân thì tên cần hướng tới sự đơn giản, dễ nhớ nhất có thể để khách hàng phổ thông, người lao động, nông thôn hay thành thị đều có thể đọc được. Ngược lại nếu thương hiệu của bạn định vị ở phân khúc cao cấp, hoặc một số ngành đặc thù như trang sức, thời trang cao cấp… thì tên cả âm cả chữ cần tạo được cảm giác sang trọng và cao cấp.
Sẽ thật vô nghĩa nếu tên thương hiệu thành công trong việc thu hút nhóm khách hàng khác nhưng lại thất bại trước nhóm khách hàng mục tiêu.
Việc tuân thủ nguyên tắc là cần thiết nhưng nguyên tắc chỉ là nguyên tắc. Rất nhiều thương hiệu lớn bỏ qua một số nguyên tắc. Nhưng rất tiếc đó lại không phải là sân chơi của phần lớn các doanh nghiệp ở đây. Có một điều chắc chắn rằng với những doanh nghiệp nhỏ, một cái tên xuất sắc hội đủ 7 tiêu chí này sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc tiết kiệm cả thời gian và chi phí marketing cho doanh nghiệp.
Dù đã nắm trong tay những nguyên tắc vàng trong bài viết ngắn này thì bạn cũng đừng bao giờ cho rằng một cái tên sẽ làm nên thương hiệu. Tên dù có kiệt xuất đến mấy cũng không thể cứu vãn cho một sản phẩm tồi. Sản phẩm có trước thương hiệu có sau, vì vậy muốn có một thương hiệu mạnh bạn cần có tên thương hiệu dễ nhớ và khác biệt dựa trên nền tảng là sản phẩm tốt.
Nguồn: Bùi Huy Cường
Đặt Tên Thương Hiệu Mỹ Phẩm
Đặt tên thương hiệu mỹ phẩm là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm trong giới khởi nghiệp ngày nay. Với nhu cầu thị trường rất lớn cũng như mẫu mã sản phẩm đa dạng, tính cạnh tranh cao, kinh doanh mỹ phẩm chắc chắn vẫn sẽ là một trong những ngành hứa hẹn tăng trưởng cao nhất trên thị trường trong nhiều năm tới.
Tùy vào đối tượng ngành nghề mà cách đặt tên thương hiệu có thể khác nhau, nhưng yếu tố gợi nhắc đến sản phẩm dù theo lối trực diện hay khéo léo vẫn phải luôn được coi trọng. Khi nhắc đến hai từ “mỹ phẩm”, bạn sẽ nghĩ ngay đến điều gì? Vẻ đẹp, mùi thơm, một cô gái duyên dáng điệu đà, sự mềm mại,… hãy đem tất cả những điều đó vào trong cách đặt tên thương hiệu mỹ phẩm của mình, tối giản, cô đọng những gì tinh túy nhất bạn có và gửi gắm nó đến với khách hàng.
Dove, Revlon, Loreal, Olay, Clinique,… nhìn vào những cái tên này, bạn “nghe” thấy điều gì?
Đặt tên thương hiệu mỹ phẩm Laelia bởi Solution Group
Có rất nhiều cách để đặt tên thương hiệu mỹ phẩm. Tên doanh nghiệp luôn luôn là ấn tượng đầu tiên để khách hàng tiềm năng có thể biết, nhận thức hay nhớ về bạn. Hãy đưa ra nhiều phương án, lựa chọn và thẩm định thật kỹ lưỡng, lắng nghe nhiều góp ý nhưng phải giữ lại sự kiên định. Tính từ thời điểm này, bạn đã bắt đầu bước chân trên một con đường khởi nghiệp hoàn toàn mới, đi xa được tới đâu, tận hưởng được những gì, tất cả đều phụ thuộc vào lựa chọn của bạn.
Ấn tượng về sự khác biệt luôn đem đến hiệu quả, cũng như khơi gợi trí tò mò một cách đặc biệt. Đặt tên thương hiệu mỹ phẩm độc đáo sẽ là bước khởi đầu ưu thế cho bạn trong bối cảnh thị trường cạnh tranh rất đa dạng và phức tạp hiện nay.
Sự quyến rũ, duyên dáng, mềm mại,… có thể là những gợi nhớ rất tích cực mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng của mình. Một cái tên thương hiệu nữ tính sẽ là đặc biệt phù hợp đối với lĩnh vực ngành nghề này, và thành công rất hứa hẹn.
Có một nghiên cứu thú vị từng cho các tình nguyện viên đánh giá cùng một sản phẩm giống hệt nhau về mẫu mã, kiểu dáng và chỉ khác biệt duy nhất là cái tên trên bao bì. Kết quả có đến 84% số người được hỏi về sản phẩm có một cái tên thông thường kết luận sản phẩm có mức giá trung bình <100$, và 96% tình nguyện viên ước tính mức giá lên tới hàng nghìn $ khi đánh giá sản phẩm đó với một cái tên “nghe có vẻ đắt tiền”. Hãy thể hiện đẳng cấp và chất lượng sản phẩm của bạn một cách chân thực, sống động nhất khi lựa chọn đặt tên thương hiệu mỹ phẩm của mình.
Tên thương hiệu thể hiện đẳng cấp của sản phẩm
Sự đơn giản không bao giờ làm chúng ta thất vọng trong việc đặt tên thương hiệu mỹ phẩm. Một cái tên đơn giản vừa dễ nghe, dễ nhớ lại vừa mang tính đồng nhất trong gửi gắm thông điệp đến khách hàng.
Để được tư vấn về các vấn đề đặt tên thương hiệu và bảo hộ thương hiệu uy tín, chuyên nghiệp, chất lượng tốt nhất xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GIẢI PHÁP VIỆT NAM (SOLUTION GROUP)
Bạn đang xem bài viết Thương Hiệu Sản Phẩm Rượu Việt Nam trên website Uplusgold.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!