Ý nghĩa tên gọi các địa danh Việt Nam [Bắc Bộ] Ô Quan Chưởng xưaNgười ta thường nói Hà Nội có năm cửa ô. Đó là các cửa còn lưu lại địa danh như ô Cầu Giấy, ô Cầu Dền, ô chợ Dừa, ô Đống Mác và ô Quan Chưởng. Nhưng thực ra tài liệu xưa cho biết vào giữa thế kỷ XVIII, Hà Nội vẫn còn mười sáu cửa ô. Còn hiện nay thì chỉ còn duy nhất một cửa ô Quan Chưởng là còn lưu lại dấu tích. Trong kế hoạch xây dựng biểu tượng kỷ niệm nghìn năm Thăng Long – Hà Nội,có người đưa ra ý kiến nên xây dựng một cửa ô phía nam thành phố, nhưng không biết đấy có phải là hình ảnh tiêu biểu của Hà Nội không. Trong khi chờ đợi chúng ta hãy xem lại cửa ô xưa.Vào triều vua Lê Hiến Tông (1740-1786) niên hiệu Cảnh Hưng, Thăng Long cómười sáu cửa ô. Đấy là những cổng nằm trên La Thành, một thành đất bao quanh thành phố, không có hình dáng nhất định mà phụ thuộc vào địa hình, vì mục đích của thành này ngoài việc bảo vệ an ninh cho thành phố, còn có tác dụng phòng lụt khi nước sông Hồng lên cao.Trong tập Ký sự lên kinh, thầy thuốc nổi tiếng Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã mô tả một cửa ô khi ông đi qua vào khoảng năm 1781 như sau: “Đi quacửa Vũ Quan vào thành. Chỉ thấy một cái thành đất không cao lắm. Bên cạnh làmột cái tường nhỏ, trên mặt tường là đường xe ngựa đi, ở mé ngoài là hàng rào tre kín mít. Dưới chân tường là hào sâu. Trong hào thả chông xem ra rất kiên
người trong bờ nghe rõ: “Theo lệnh quan trên, thủ cấp này phải trầm hà!”Câu chuyện quan Chưởng cơ bị bêu đầu được lan truyền trong tổng Đồng Xuân, từ đấy ai đi qua cửa ô cũng gọi là ô Quan Chưởng, dần dần về sau cái têncũ ô Thanh Hà không được nhắc đến nữa. Ô Quan Chưởng ngày nayNgày nay, ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn lại của Hà Nội, không những là vết tích của Thăng Long – Hà Nội xưa, mà còn là bằng chứng tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân trong vùng.Ngày nay, đi qua đây, có mấy ai biết đến câu chuyện xảy ra cách đây tuy khôngxa lắm, nhưng đang dần đi vào quên lãng? Đi đến đây ta chỉ thấy một nơi tập kết các xe chở hàng của một trung tâm buôn bán sầm uất, khách qua đường không có chỗ dừng chân. Điều duy nhất còn an ủi chúng ta là ngay tại góc phố nhìn ra cửa ô, còn có hàngbún ốc nổi tiếng của bà Xuân, mà du khách có thể ngồi lại để thưởng thức một món ăn truyền thống của Hà Nội. Trong khi chờ đợi, nhìn bàn tay thoăn thoắt của bà chủ quán vừa gắp bún, vừa khều ốc, cầm chiếc gáo nhỏ múc nước giấm bỗng, du khách có thể lặng lẽ quansát từng viên gạch vồ trên tường thành, nơi đã chứng kiến biết bao biến thiên của đất Hà thành.
Xuất xứ tên gọi Hạ LongTừ trước thế kỷ thứ XIX, tên vịnh Hạ Long chưa được ghi chép trong những thư tịch cổ nước ta, mà vùng biển này được biết đến với những tên An Bang, Lục Thủy, Vân Đồn Đến cuối thế kỷ XIX, tên vịnh Hạ Long mới xuất hiện trên các bản đồ hàng hải của Pháp. Trên tờ “Tin tứcHải Phòng” xuất bản bằng tiếng Pháp đã đưa tin: “Rồng xuất hiện trên vịnh Hạ Long”. Câu chuyện được tóm tắt như sau: Năm 1898, viên thiếu úy Lagơrêdin, thuyền trưởng tàu Avalăngsơ đã gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần trên Vịnh Hạ Long. Không chỉ riêng viên thiếu úy mà có rất nhiều thủy thủ khác trên tàu cùng chứng kiến. Người Châu Âu liên tưởng, con vật này giống như con rồng châu Á. Cũng vì sự xuất hiện của con vật kì lạ ấy mà vùng này được gọi là vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long Cũng có một giả thiết khác về tên gọi này, đó là theo một huyền thoại xưa cho rằng tên gọi Hạ Long gắn liền với câu chuyện về đàn rồng xuống giúp dân Việt đánh giặc ngoại xâm. Chuyện kể: “Ngày xưa, khi người Việt mới dựng nước, nhân dân đang sống yên ổn thì bị giặc ngoại bang xâm lấn bờ cõi nước ta. Trước thế giặc mạnh, trời sai rồng mẹ mang theo một đàn rồng con xuống giúp người Việt đánh giặc. Khi thuyền giặc từ biển cả ào ạt tấn công vào bờ thì đàn rồng cũng lập tức hạ giới phun ra vô số châu ngọc. Những châu ngọc ấy thoắt biến thành muôn vàn đảo đá sừng sững, liên kết lại như bức tường thành vững chãi. Thuyền giặc đang lao nhanh bất ngờ bị chặn lại liền đâm vào các đảo đá, xô vào nhau vỡ tan tành. Sau khi giặc tan, thấy cảnh hạ giới thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau. Rồng mẹ và rồng con không trở về trời, mà ở lạihạ giới. Chỗ rồng mẹ xuống là Hạ Long, nơi rồng con xuống chầu bên rồng mẹ là Bãi Tử Long. Đuôi của đàn rồng quẫy lên trắng xóa là Long Vỹ (tức bán đảo Trà Cổ ngày nay).”Như vậy, những giả thiết về tên gọi vịnh Hạ Long vẫn được hiểu theo các truyền thuyết và chuyện kể được lưu truyền trong dân gian. Song qua những chuyện kể dân gian đó, chúng ta lại thêm yêu và tự hào về một di sản thiên nhiên đã được thế giới công nhận.