Top 5 # Cách Đặt Tên Cho Pet Trong Minecraft Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Uplusgold.com

Thuần Hóa Và Đặt Tên Thú Nuôi Trong Minecraft

Xin chào tất cả các bạn, sau đây mình sẽ hướng dẫn cách thuần hóa những con vật  trong minecraft mà các bạn có thể thuần hóa được (không cần thêm quyền).

Đầu tiên là chú chó sói Woft :

Việc đầu tiên bạn cần làm chuẩn bị xương để cho chú cún gặm ^^, cầm xương và kích chuột phải vào em nó.

Lúc nào nó hiện lên tim như hình tức là bạn đã thành công trong việc thuần hóa chú cún.

Tiếp theo là chú mèo Ocelot:

Khác với chú cún dễ thương một chút, chú mèo chúng ta phải thật nhẹ nhàng, bình tĩnh, kiên nhẫn không được vồ vập em nó. Nếu không em nó chuồn mất là đuổi theo không kịp đâu ^^. Trước tiên bạn chuẩn bị 1 số cá loại thức ăn em nó thích, bạn cầm chú cá trong khoảng 10 block tính từ em mèo. Hãy đứng làm sao để chú mèo có thể nhìn thấy bạn, và bạn phải đứng thật im em nó sẽ từ từ tiến tới bạn.

Lúc em nó đến sát người bạn công việc của bạn đơn giản thôi. Hãy cho chú mèo ăn đến lúc nào hiện lên trái tim là bạn đã thành công.

Nhân vật cuối cùng của chúng ta là chú ngựa Horse:

Trước tiên bạn kích chuột phải để cưỡi em nó và hãy nhìn mặt xuống lưng ngựa vào kích chuột trái thật đều.

Sẽ có thất bại, nhưng bạn đừng nản lòng. Hãy tiếp tục cưỡi nó đến khi nào hiện lên trái tim là bạn đã thành công.

Nhấn Shift + chuột phải để mang yên ngựa để có thể di chuyển.

Cách đặt tên thú nuôi theo ý muốn:

Bạn chỉ cần bỏ nhãn ghi tên vào cái đe và thay tên theo ý của bạn.

Sau đó các bạn cầm nhãn ghi tên đã đổi tên kích chuột phải vào thú cưng muốn đổi tên. Vậy là thú cưng của bạn đã có 1 cái tên hoàn toàn mới ^^.

IP : vietmine.com

Bạn Đặt Tên Cho Pet Trong Game Như Thế Nào?

Đặt tên cho pet hay cho đệ đi chung luôn là vấn đề khá đau đầu đối với em, em quan trọng việc đặt tên pet là vì em ghét chơi game một mình, tức là trong game em không thích kiểu anh hùng “tả xung hữu đột” một mình chấp hết, em muốn đi đâu cũng phải có một em pet đi chung, nhiều khi nó không cần chiến đấu gì cả, nó chỉ cần vác item cho em thôi là được, miễn là có nó em cảm thấy đỡ cô độc hơn trong đêm tối, có nó, em cảm thấy game không đơn giản là một cái simulator khô khan của đời thực, mà còn có nhiều tình cảm trong đó.

Vì nói đến tình cảm nên em đặc biệt quan tâm đến phần đặt tên, vì đặt cái tên gì thì em tưởng tượng con pet/đệ đi chung đúng là người đó luôn. Mà nói thật, khi đã chơi quen với pet đó rồi, hơi hơi cảm thấy có tình cảm rồi, thì mình không muốn con Pet đó biến mất mà luôn theo mình trong game.

Chính vì vậy mặc dù rất mê dòng game XCOM nhưng em đến bây giờ vẫn không đụng đến nó, bởi vì một lý do nghe có vẻ ngây ngô: một đồng đội của bạn trong XCOM mỗi khi ngủm tức là ngủm luôn, mình không hồi sinh được, cho nên là việc đặt tên đồng đội trong đó theo tên một người mà mình thích đối với em là không khả thi.

Nói chung em khá khó khăn trong việc chọn game, vì khi đã chơi một game nào đó em muốn gắn bó với nó trong một thời gian dài, có thể là hoài luôn cũng được, nên em rất quan trọng về cảm xúc. Như Grim Dawn, một trong những lý do em thích nó là ở chỗ nó có khả năng cho mình triệu hồi pet đi theo (mặc dù nó chưa cho đặt tên).

Đặt tên cho Pet, cho đệ nó cũng có một điểm khá lúng túng là nên đặt tên ai? Đó là ba mẹ, vợ mình hay em gái mình hay một thằng bạn thân của mình? Đến bây giờ cái mẹo của em là như sau: Tùy hoàn cảnh game, ví dụ như đó là game mà hai người đi chung là một cặp đôi thì chắc chắn em đặt tên là vợ em roài, còn những game đi kiểu fun fun con nít thì em hay đặt tên là em gái mình. Còn nếu nó thẳng thừng là một con cún thì không có gì phải suy nghĩ, em đặt luôn đúng tên con pet nhà em: Mr Bo.

Cái tình cảm nó còn ảnh hưởng em trong vấn đề Pet/Đệ đến mức, vì đặt tên những người em yêu quý cho nên nhiều khi em còn có xu hướng trang bị cho pet còn “xịn” hơn cho mình. Như chơi Torchlight 2, em luôn ưu tiên trang bị item ngon lành hơn.

Nghe có vẻ “không nghĩ về đại cục” đồ, đúng :D, mà từ nhỏ đến lớn em đều thế, luôn đặt chuyện tình cảm lên trên ba cái hiệu quả “lăng nhăng” ahihi, vì cũng dễ hiểu thôi, em chơi game không phải là cho esport, không phải để hardcore mà là để vui, nên cứ theo con tim mách bảo mà làm thôi.

Ngoài đời chúng ta đã đang chơi một cái game khá là khó rồi, hà cớ gì vào chơi game thiệt ta lại tự làm khó mình thêm? Cứ để cảm xúc cuốn đi.

Mà phải chi mấy anh XCOM 1 – 2 mà chịu chiều cho cái cảm xúc của một thằng em ướt át này một chút thì em đã “Shut up and take my money” chắc cũng lâu lắm rồi các bác à, chắc cũng lượm DLC đầy đủ hết rồi. Dù sao vẫn hy vọng một ngày nào đó mấy anh phát triển XCOM cho phép đưa option “cảm xúc” này vào.

Uống vài ly beer xong “cảm thấy nghĩ về pet” nên biên vài dòng chia sẻ anh em Hiệp Sĩ.

Xin cảm ơn!

Tổng Hợp Các Loại Thú Cưng (Pet)

Hiện nay, số lượng pet trong Gunny đã lên con số 9 và vẫn còn tiếp tục tăng. Ta cùng điểm qua những đặc điểm của chúng. Một vài phân tích thú cưng mình mặc định nó đã lên lv50+, khi đó có 4 ô kỹ năng.

I. 4 loại pet cơ bản

1. Đấu sĩ (Đấu sĩ hiếm)

Chìa khóa của đấu trường dũng sĩ với những skill lợi hại như buff 3000 máu và luật cướp biển +1000 HP khi sử dụng khiên.

Với những kỹ năng hỗ trợ đồng đội rất tốt, Pet đấu sĩ rất cần thiết cho một team đi tự do cũng như đi war. Hơn nữa, Đấu sĩ tăng chỉ số rất cao sẽ tạo ra lợi thế lớn cho bạn. Khiên gà và kiếm gà sẽ tăng hộ giáp hoặc sát thương cho đồng đội ngay khi bị công kích. Vì vậy nếu bạn đồng quy ư tận với địch rất có lợi, ngay tia thứ 2 đã được tăng sức mạnh lên khá nhiều. Nếu tăng sát thương sẽ giúp bạn dễ hạ địch hơn, nếu tăng hộ giáp giúp bạn mất ít máu hơn. Vừa có thể tăng máu, vừa có thể tăng thủ là ưu điểm khá lớn của Đấu sĩ. Tuy nhiên, khả năng hỗ trợ không mạnh về phần nào sẽ tạo ra sự nửa vời cho đấu sĩ. Nói chung, đây là một pet khá khó chọn skill phù hợp. Khả năng đi phó bản kém với team mạnh, phù hợp hơn khi đi team yếu.

2. Gà con (Gà con hung dữ)

Thủ trâu – vua solo tầm trung và cao với những tuyệt chiêu ấn tượng như: Pháo đài, trứng gà, đạn dí… cùng skill bị động là nỗi ám ảnh của Gunner máu yếu.

Với những kỹ năng thiên về cá nhân cùng khả năng tăng công thủ rất tốt, Pet gà rất phù hợp với những trận solo. Tuy nhiên, nếu bạn lv thấp thì không nên dùng vì Gà con chỉ hỗ trợ tốt khi lên lv cao, hay nói cách khác Pet gà sẽ tăng sức mạnh cho người mạnh lên bội phần, còn người yếu thì tránh nó ra. Hai kỹ năng chủ động Bắn chỉ định và Pháo đài V3 kết hợp với nhau thì quá bá đạo khi 1 thằng tăng thủ còn thằng kia giảm thủ, tăng dame lại còn miễn kháng hơn nữa chỉ mất khi bạn di chuyển. Chúng sẽ gây ức chế rất lớn cho đối thủ. Khi sử dụng kỹ năng bị động hỏa lực cao cần chú ý, sát thương được cộng thêm sẽ mất ngay khi bị công kích, cho dù là tự bắn mình. Vì vậy nếu bạn đồng quy ư tận với địch thì xác định tia sau sẽ không được cộng thêm sát thương. Gà không thích hợp với việc đi phó bản, tuy nhiên nếu bạn thủ trâu sử dụng pháo đài V3 cũng rất có lợi.

3. Kiến xanh nhỏ (Kiến lửa nhỏ)

Sử dụng thành thạo Pet Kiến là cả 1 nghệ thuật. Kiến là pet rất được chuộng trong chiến đấu vì skill tác động đến chiến thuật rất lớn, và khả năng phòng thủ tuyệt vời.

4. Mầm xanh (Mầm xanh lấp lánh)

Vua phó bản với khá nhiều những skill giúp hồi phục máu lập tức hoặc qua từng turn thích hợp với nhiều phó bản và mê cung.

Mầm xanh là pet thiên về tăng máu và support, rất phù hợp với team war 2 vs 2. Với khả năng tăng máu vô hạn, mầm xanh sẽ giúp chủ nhân và đồng đội lật ngược tình thế rất tốt. Tuy nhiên, Mầm xanh chỉ thích hợp với những nhân vật yếu (<lv50) như vậy lượng máu tăng thêm mới nhiều hơn lượng máu mất đi. Hơn nữa, không thể cộng dồn skill cùng loại, cùng lv sẽ làm mất đi tính linh hoạt khi team có 2 bé mầm. Mầm xanh hỗ trợ đi boss địa ngục, mê cung tầng <16, phó bản khó như đấu trường dũng sĩ rất tốt. Với khả năng mất turn cao khi dùng kỹ tăng máu chính là điểm bất lợi lớn nhất của Mầm xanh. Vì vậy để dùng thành thạo mầm xanh bạn phải có khả năng tính turn rất tốtKỹ năng tính turn theo thể lực

II. 4 loại pet truyền thuyết

1. Ấu long cổ (rồng con)

Với dàn kỹ năng “khủng bố” đáng chú ý như chân long nộ khí gây 4.000 Sát thương cho toàn bộ kẻ địch. Ngoài ra còn có chiêu bị động long giác: Khi trang bị sẽ tăng 100 điểm Tấn công & 20 điểm Sát thương

Kỹ năng chủ động: – Bên trên là hình ảnh của 8 kỹ năng mà Pet Ấu Long Cổ đang sở hữu, trong đó đáng chú ý nhất là Kỹ năng chủ động số 7 (Chân Long Nộ Khí): Gây 4.000 Sát thương cho toàn bộ kẻ địch. Vậy điểm mạnh và điểm yếu của Kỹ năng Chân Long Nộ Khí là gì? + Điểm mạnh: Phe địch tổn thất một lượng máu vô cùng lớn (mỗi người mất 4.000 máu), trong những trường hợp đối phương còn nhiều người hơn chúng ta thì chiêu này có thể sẽ là vị cứu tinh hết sức cần thiết. + Điểm yếu: Để thi triển kỹ năng thì cần đến 40 điểm Ma pháp, do đó, chúng ta cần chờ 4 turn thì mới có thể sử dụng kỹ năng này. Ngoài ra, khi sử dụng Chân Long Nộ Khí thì turn bắn sẽ kết thúc (giống như kỹ năng hồi phục 3.000 máu của Pet Đấu Sĩ). + Đánh giá chung: Chân Long Nộ Khí là một kỹ năng hiếm có, để sử dụng kỹ năng này một cách hiệu quả, các bạn cần phải “câu turn”, biết lựa chọn những chỗ đứng gây khó khăn cho đường đạn của đối phương để chờ thời cơ thi triển tuyệt kỹ này. Đặc biệt là các bạn phải “canh máu và bắn tỉa từ từ đối phương”, tránh để đối thủ hạ gục mình trước khi sử dụng Chân Long Nộ Khí. Chắc chắn đối thủ sẽ phải rất e dè khi gặp phải một Gunner trang bị Pet Ấu Long Cổ, nhất là trong những trận War Guild 3 vs 3 và 4 vs 4. Đó là kỹ năng chủ động lợi hại nhất của Ấu Long Cổ – Nộ Long Truy Kích: Khi công kích trúng, đối phương bị bỏng 3 turn liên tiếp, mỗi turn mất 1.000 máu. Kỹ năng này đã tạo nên tên tuổi của Ấu Long Cổ với danh hiệu Pet Diana. Khả năng hút máu 3 turn với tổng lượng máu lên đến 3000 máu cho mỗi địch thủ hơn nữa lại có thể cộng dồn với nhau tạo ra sự ức chế không hề nhỏ cho những ai đối mặt với Pet Rồng Con. Có lẽ đấu 1 vs 1 thì mầm xanh thừa sức chống lại Ấu Long Cổ, tuy nhiên team càng đông càng có lợi cho Rồng Con khi mầm xanh không thể cộng dồn skill cùng loại, cùng lv. – Hồn Long Bảo Hộ: Mỗi lần bị công kích có xác suất nhất định hồi phục 1.000 máu, duy trì 3 turn liên tiếp. Kỹ năng này rất thích hợp cho những trận đấu đơn khi chủ nhân Ấu Long Cổ lv thấp. Với khả năng tỷ lệ tăng 1000 máu mỗi lần bị bắn trúng, Nó sẽ giúp gunner hồi phục lượng máu lớn khi tự đào 12 hay khiến cho đối thủ không dám đào.

Kỹ năng bị động: – Kỹ năng bị động số 6 (Long Giác): Khi trang bị sẽ tăng 100 điểm Tấn công & 20 điểm Sát thương. Đây là một kỹ năng bị động được đánh giá cao trong các kỹ năng bị động của những dòng Pet hiện nay.

3. Kim xà (rắn hay ma xà)

Kim Xà vô cùng mạnh mẽ và chiếm ưu thế lớn trong các trận đánh tổ đội. Với hàng loạt những kỹ năng cực kỳ “khó chịu” có thể khắc chế cả đội đối phương, Pet rắn chắc chắn sẽ là đối thủ đáng gờm của 2 loài thú huyền thoại Ấu Long Cổ và Phụng Hoàng Băng.

1. Kỹ năng chủ động – Kỹ năng số 4 (Mahoraga): Đúng như tên gọi của vị thần rắn trong kinh văn cổ, kỹ năng vô cùng đáng sợ này gây ảnh hưởng tuyệt đối lên toàn bộ đối thủ. Khiến cho tất cả thú cưng bên địch giảm 30 điểm ma pháp, hạn chế rất nhiều trong việc thi triển kỹ năng. – Kỹ năng số 5 (Cuồng Bạo): Khi hi sinh 1000HP trong mỗi turn, Kim Xà sẽ giúp cho chủ nhân tăng đến 50% bạo kích, chỉ số cực kỳ quan trọng tạo nên những cú crit dame khủng khiếp lên đối thủ. Đặc biệt, Kim Xà còn lợi hại hơn cả Phụng Hoàng Băng khi có thể duy trì chiêu thức này đến 3 turn, đủ để lấy một lượng máu rất lớn từ đối thủ. – Kỹ năng số 7 (Tuyệt Vọng): Chiêu chủ động cuối của Kim Xà lấy đi 40 điểm ma pháp nhưng lại vô cùng đáng giá. Kỹ năng có thể giảm 200 điểm hộ giáp của đối phương và buộc địch thủ phải đứng yên chịu trận trong 2 turn. Chỉ có thể thốt lên 2 từ “bá đạo”!

2. Kỹ năng bị động – Kỹ năng số 6 (Hắc Nha): Kỹ năng bị động vô cùng lợi hại của Kim Xà. Với hắc nha, chủ nhân của Kim Xà sẽ được cộng thêm 3000HP và 200 điểm hộ giáp đủ để tạo nên tấm chắn mạnh mẽ chống chọi lâu dài với đối thủ của mình. – Kỹ năng số 8 (Chuyển Hóa): Kỹ năng bị động cuối cùng nhưng không hề vô dụng. Với Chuyển Hóa mỗi turn Gunner sẽ có thêm 2 điểm ma pháp nữa tức 12 điểm ma pháp cộng thêm mỗi lượt. Nguồn điểm ma pháp dồi dào sẽ giúp Kim Xà khôi phục Skill nhanh hơn đáng kể để tiếp tục “đàn áp” đối phương.

Đánh giá: Kim Xà với dàn kỹ năng đáng sợ có thể khắc chế đối phương cực kỳ lớn. Đây sẽ loài thú cưng vô cùng hữu dụng trong các trận đánh tổ đội trong thời gian tới. Khắc tinh mạnh nhất của Ấu Long Cổ và Phụng Hoàng Băng đã thực sự xuất hiện!

2. Phụng hoàng băng

Với chỉ số chính được phân bổ vào điểm Tấn công cùng kỹ năng làm nên tên tuổi “Nhất Kích Tất Sát” – Tăng 300 điểm Tấn công, 150 điểm Sát thương, 50% Crit và kèm theo hiệu ứng dẫn đường, duy trì 1 turn, Phụng Hoàng Băng đã và đang khiến nhiều đối thủ gặp không ít khó khăn khi đụng độ.

Khác biệt lớn nhất của Phụng Hoàng Băng so với tất cả các dòng Pet hiện nay đó là chỉ số chính được phân bổ vào điểm Tấn công (những Pet hiện nay chỉ số chính được phân bổ vào điểm Phòng thủ).

Kỹ năng Bị động – Kỹ năng số 5 (Tấn Lôi Lv2): Tăng 500 điểm Nhanh nhẹn khi trang bị. Đây là một Kỹ năng bị động lợi hại bậc nhất của Phụng Hoàng Băng. Nếu như trang bị kỹ năng này, các cao thủ có thể buff được 3448 hoặc có thể hơn nữa là 3447 – một nguồn thể lực không hề tồi chút nào phải không các bạn! Tuy nhiên, thể lực do kỹ năng này tạo ra này sẽ không được dùng để tính turn trong các trận chiến. – Kỹ năng số 6 (Tim Phụng Hoàng): Tăng 300 điểm Tấn công cho toàn bộ đồng đội. Team của bạn sẽ được tiếp thêm sức mạnh nhờ kỹ năng “có một không hai” này, 300 điểm Tấn công.

Đánh giá: Phụng Hoàng Băng là sự kết hợp hết sức tuyệt vời của nhiều Pet khủng như Gà Con, Ấu Long Cổ… Do đó nó là đối thủ rất đáng sợ của các loại Pet hiện nay, đặc biệt là Ấu Long Cổ.

4. Tuần lộc

Nếu như Kim Xà nổi tiếng với những chiêu thức “bá đạo” làm giảm đi đáng kể sức mạnh của đối thủ thì ngược lại Tuần Lộc sẽ mang lại cho chủ nhân và đồng đội của mình sự hỗ trợ vô cùng đáng giá. Cùng điểm qua một số chiêu thức đáng chú ý của thú cưng Tuần Lộc:

Kỹ năng chủ động: – Mối thù chung: Tất cả đồng đội sẽ được tăng 200 hộ giáp, đồng thời mỗi Turn hồi 1000 điểm HP. Chắc hẳn chiêu thức này sẽ làm nhiều bạn sẽ nhớ đến Tuyệt Vọng của Kim Xà (làm giảm 200 hộ giáp của đối thủ). – Kiếm Băng Giá: Chiêu thức chủ động mạnh nhất của Tuần Lộc khi vừa “cấu” máu của kẻ địch, vừa có khả năng tạo nên những vụ nổ hạt nhân để chôn vùi đối thủ dưới vực sâu.

Kỹ năng bị động: Các bạn sẽ nhận thêm được nhiều điểm cộng quý báu khi mang Tuần Lộc bên người như thêm 500 điểm may mắn với Thần May Mắn, 300 điểm sát thương từ Khiếp Sợ cùng khả năng kiếm thêm ma pháp khi bị tấn công của Hươu ban ơn.

Có thể thấy, Tuần Lộc là thú cưng được xây dựng theo chiều hướng đối trọng với Kim Xà. Một bên thì ra sức kìm hãm địch thủ, một bên lại tăng cường trở lại sức mạnh của chủ nhân. Chắc chắn hai thú cưng này sẽ làm nên những trận chiến đáng nhớ trong các trận tổ đội đối đầu.

Đánh giá: Thú cưng Tuần Lộc có các kỹ năng thiên về tăng sức mạnh cho chủ nhân và đồng đội. Đồng thời có khả năng cho triển hạt nhân (kỹ năng đào) với chiêu thức Kiếm Băng Giá của mình.

III. Pet hình người

1. Manh tiểu miêu

Pet Manh tiểu miêu là một sự nâng cấp vượt trội của pet kiến. Sự bá đạo của kiến là không thể phủ nhận thì Manh tiểu miêu vượt trên cả sự bá đạo đó với những kỹ năng phòng ngự phản công cực kỳ đáng sợ.

Nhận 750 điểm giảm thương, mỗi lần bị tấn công giảm thêm 350 điểm sát thương, kéo dài 1 hiệp.

Đánh giá: Nhìn vào các kỹ năng của Tiểu Miêu có thể thấy bé mèo có nhiều sở trường che chắn, tăng sức mạnh cho chủ nhân và giảm sát thương của đối thủ.Kỹ năng tính turn theo thể lựcKỹ năng phá turn bằng băng

2. Sức mạnh xanh hay Xanh Biếc

Mình lấy đoạn phân tích của Lý Đức Hải nha:

Thấy mọi người có vẻ xôn xao về con pet mới mình cũng review nhanh thông tin và tóm tắt về những tính năng mới: Không thể tin được của pet này như sau:

– May mắn: Gần tương đương với khiến dame của địch không crit được, lượng dame giảm gần bằng lượng crit đó. – Ưu ái: Cái này không cần dùng đạo cụ hay thiên sứ, đây có lẽ là skill khá hay giống đá hồi phục.

Review xong thì thấy nó thuộc loại pet bảo hộ + máu, không hợp với Gunny hiện tại chuyên về đánh nhanh tiêu diệt gọn, yếu thì chết luôn đi, mạnh cũng không thể đánh nhanh được. Ra vào thời điểm này thật vô nghĩa, nếu ngày trước cùng thời mầm xanh thì chắc lên ngôi rồi.

Cách Đặt Tên Cho Ô Hoặc Vùng Dữ Liệu Trong Excel

Bạn đã bao giờ nghe về việc đặt tên cho ô hoặc 1 vùng dữ liệu trong Excel chưa. Trong Excel, nhà phát hành đã tích hợp tính năng này. Đối với những bảng tính dài, phức tạp, quy mô lớn thì nó rất tiện lợi trong việc bạn cần ghi nhớ hoặc truy cập nhanh đến 01 ô hoặc vùng dữ liệu nào đó. Và nó cũng rất tiện lợi khi bạn cần tham chiếu để tính toán nhiều lần đối với 01 vùng dữ liệu.

Để bạn dễ hiểu hơn thì mình sẽ thực hành với ví dụ sau. Giả sử mình có 1 bảng lương như hình dưới. Hiện tại là có 3 cột chưa được tính toán là BHXH, BHYT và Thực lĩnh. 03 cột này đều phải lấy dữ liệu từ cột Tổng lương để tính toán. 

Cách đặt tên cho 01 cột

Bước 1: Bôi đen cột cần đặt tên, chọn tab Formulas rồi chọn Define Name

Bước 2: 

– Tại ô Name: Bạn đặt tên cho vùng dữ liệu.

– Scope: Chọn phạm vi để thao tác. Ví dụ mình chỉ cần ứng dụng đối với Sheet1.

Bạn cũng có thể gõ = rồi gõ tên vùng dữ liệu cũng được. 

Ví dụ =tongluong rồi gõ công thức tính toán như thông thường.

– Sau khi chọn thì cột Tổng lương sẽ được tham chiếu để tính toán giống như bạn thao tác bằng chuột vậy. 

– Thao tác tương tự với cột BHYT và Thực lĩnh ta được kết quả như sau:

Cách xóa tên cho vùng dữ liệu

Bước 1: Trong tab Formulas, bạn chọn Name Manager

Cách đặt tên cho nhiều cột, nhiều hàng

Bước 1: Bôi đen vùng dữ liệu, chọn tab Formulas rồi chọn Create from Selection.

Bước 2: Chon dòng hoặc cột làm tiêu đề.

– Top row: Hàng trên cùng

– Left column: Cột bên trái ngoài cùng

– Bottom row: Hàng dưới cùng

– Right column: Cột bên phải ngoài cùng

– Trong phần Use in Formula, ban sẽ thấy các cột đã được tự động đặt tên.

Hy vọng thủ thuật này hữu ích đối với các bạn.

SHARE THIS