Tên công ty là một trong những yếu tố đầu tiên cần thiết khi bạn muốn kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh. Tên Công ty cũng là tên gọi – thương hiệu theo bạn suốt cả sự nghiệp.
Chính vì vậy, đặt tên công ty là bước đầu tiên tạo dựng nền móng – vì thế phải vững chắc – phải hợp với bản mệnh để sự nghiệp luôn được lộc phát mãi mãi.
Những lợi ích đặt tên công ty theo mệnh (phong thủy)
Các cụ ngày xưa có nói : Có thờ có thiêng – có Kiêng có lành. Không phải phong thủy – bản mệnh được sinh ra mà không có căn cứ. Càng làm ăn lớn, người ta lại càng sùng bái và tín ngưỡng thần linh. Chính vì vậy, những lợi ích mà người kinh doanh muốn có không thể bỏ qua sự thành kính đối với thần linh – bản mệnh.
Tên công ty cần hợp phong thủy
Đặt tên công ty theo phong thủy cần phải chú ý tới 2 yếu tố: 1 là âm dương, 2 là ngũ hành.
Đặt tên công ty cần phải có sự hòa hợp của cả Âm và Dương. Âm – Dương thể hiện ở phần “thanh” của tên công ty. Nên tránh đặt tên quá nặng về một âm ví dụ như Phát Tài = Dương – Âm (cân bằng). Nhất Phát = Dương – Dương (không cân bằng)….
Đặt tên công ty phong thủy theo ngũ hành cần đủ 2 yếu tố là đông tứ mệnh và tây tứ mệnh.
Trước tiên, phải hiểu về bản mệnh của chính mình. Người mệnh Thủy thích được giao lưu kết bạn với nhiều người, nhưng lại hay nhạy cảm và dễ thay đổi quyết định. Họ nên chọn những cái tên gắn liền với sông nước hoặc biển cả. Màu sắc nên chọn là màu xanh da trời, xanh nước biển.
Tên công ty cần hợp với mệnh người đứng đầu
Đặt tên công ty theo mệnh thủy có thể tham khảo những tên như: Sông Hồng, Đại dương, Hạ Long, …
Tuy nhiên, ngoài lựa chọn những cái tên hợp mệnh người ta còn xem xét tên có hay không, có dễ nhớ không, có bị trùng lặp không…. Có quá nhiều vấn đề cần xem xét khi muốnđặt tên công ty theo mệnh thủy.
Đặt tên theo phong thủy quan trọng nhưng cần tuân thủ đồng thời những quy tắc sau đây:
Tên công ty cần phải tuân thủ pháp luật và được bảo hộ bởi pháp luật ( tránh những từ ngữ thuộc nghiêm cấm trong đặt tên công ty theo pháp luật, tên công ty phải đúng ngành nghề, không được trùng lặp để có thể bảo hộ được hợp pháp)
Đặt tên công ty theo địa danh hoặc theo ngành: Ví dụ Công ty Thép Hoàng Phú, Công ty Thép Nghệ An…
Đặt tên công ty phải mang ý nghĩa hoặc vô nghĩa (nhưng phải thật độc đáo).
Cuối cùng: Hãy tham khảo thật nhiều người xung quanh để tìm ra một tên gọi phù hợp nhất.