Top 9 # Đặt Tên Cửa Hàng Kính Mắt Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Uplusgold.com

Mở Cửa Hàng Kính Mắt Thành Công 100%

I/ Thủ tục mở cửa hàng kính mắt – Hướng dẫn đăng ký kinh doanh

Khi muốn mở cửa hàng kính mắt thì việc đăng ký kinh doanh cần tiến hành ngay từ đầu, trước khi chính thức đi vào hoạt động kinh doanh. Cụ thể, trong trường hợp này, bạn có thể áp dụng phương thức đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể. Với hình thức này, bạn có thể có cách quản lý cửa hàng kính mắt đơn giản, dễ dàng do thủ tục pháp lý đơn giản. Để đăng ký kinh doanh, bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

– Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

– Hợp đồng thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Chứng minh thư nhân dân bản sao có công chứng của chủ hộ kinh doanh, chủ cửa hàng.

II/ Những vấn đề cần lưu ý khi mở cửa hàng kinh doanh kính mắt

Khi mở cửa hàng, bên cạnh thủ tục đăng ký kinh doanh, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

Là một cửa hàng thì tất nhiên phải có tên của mình. Việc này giúp bạn tạo dựng thương hiệu cho riêng cửa hàng kính mắt của mình. Ngoài ra, cửa hàng phải có tên đúng quy định mới có thể đăng ký kinh doanh. Do đó, bạn cần hết sức lưu ý:

– Tên cửa hàng cần có đủ cấu trúc (gồm loại hình + tên riêng), có thể sử dụng tên viết tắt hoặc tên tiếng anh. Không được sử dụng các từ ngữ, ký hiệu thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục để đặt tên cửa hàng.

– Tên cửa hàng kính mắt không được trùng lặp với cửa hàng khác đã đăng ký kinh doanh trước đó, tối thiểu trong phạm vi cấp huyện.

Lưu ý về việc thuê cửa hàng làm địa điểm kinh doanh

– Một trong những điều kiện mở phòng kính mắt mà bạn cần đáp ứng đó là việc chuẩn bị địa điểm kinh doanh. Bạn cần chuẩn bị mặt bằng để mở cửa hàng, nếu bạn không có sẵn cửa hàng hoặc mặt bằng thì cần tiến hành thuê cửa hàng để làm địa điểm kinh doanh. Hơn nữa, hãy trang trí cửa hàng kính mắt phù hợp, tiện dụng nhất. Bạn nên chọn vị trí mặt tiền, gần đường lớn, gần trung tâm hay khu vực đông dân cư. Bởi vì vị trí cửa hàng ảnh hưởng rất lớn đến công việc kinh doanh cũng như khả năng buôn bán của cửa hàng. Do đó, bạn cần cân nhắc ký lưỡng khi thuê.

Lưu ý về vốn – Mở cửa hàng kính mắt cần bao nhiêu vốn?

– Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng mắt kính là một trong những băn khoăn hàng đầu của mọi người. Bởi vì, ai cũng muốn biết là chi phí mở cửa hàng kính mắt cụ thể cần bao nhiêu để chuẩn bị đầy đủ, tránh trường hợp bị thiếu hụt vốn khi mở cửa kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế lại rất khó để đưa ra một con số chính xác cho bạn, bởi mức vốn này sẽ tùy thuộc vào khả năng từng người, điều kiện sẵn có và quy mô cửa hàng. Ví dụ như cửa hàng có quy mô nhỏ, số vốn sẽ ít hơn khi mở cửa hàng quy mô lớn. Nếu bạn có sẵn cửa hàng mà không cần thuê thì số vốn cũng khác với khi phải đi thuê cửa hàng.

– Hiện nay, theo mức giá thị trường hiện tại, để mở quán kính mắt, bạn thường sẽ cần khoảng từ 100 cho đến 200 triệu tùy vào khả năng tính toán cũng như kinh nghiệm mở cửa hàng kính mắt của từng người.

Lưu ý về việc lập kế hoạch kinh doanh:

– Để đảm bảo cửa hàng kinh doanh thuận lợi, bạn không thể bỏ qua việc lập kế hoạch kinh doanh. Bởi có rất nhiều cửa hàng kính mắt khác nhau, nếu muốn thu hút khách hàng, bạn phải có kế hoạch cụ thể.

– Hiện nay, thị trường kính mắt khá đa dạng, sự cạnh tranh rất cao. Do đó, nếu muốn cửa hàng của mình kinh doanh thuận lợi thì bạn luôn cần tung ra những chính sách khuyến mãi, ưu đãi thường xuyên.

Lưu ý về các loại thuế phải đóng

Sau khi mở cửa hàng kinh doanh kính mắt, bạn sẽ phải đóng những loại thuế suất như:

– Thuế giá trị gia tăng

– Thuế thu nhập cá nhân

– Thuế môn bài

– Nếu bạn đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì bạn chỉ được mở 1 cửa hàng. Nếu bạn có ý định mở chuỗi cửa hàng kính mắt thì sẽ cần thay đổi hình thức đăng ký kinh doanh. Lúc này, bạn cần tiến hành thành lập công ty theo Luật doanh nghiệp mới có thể mở nhiều cửa hàng kính mắt.

– Chủ cửa hàng phải đủ 18 tuổi trở lên và có đủ năng lực hành vi dân sự theo đúng quy định của pháp luật.

III/ Tư vấn mở cửa hàng kính mắt MIỄN PHÍ tại Nam Việt Luật

Để được tư vấn chi tiết hơn khi mở cửa hàng, bạn hãy liên hệ ngay đến Nam Việt Luật để được hỗ trợ.

– Hơn nữa, Nam Việt Luật sẽ thay mặt khách hàng làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh cửa hàng, soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ và lấy giấy phép trả khách hàng trong thời gian nhanh nhất có thể khi nhận được uỷ quyền.

– Với kinh nghiệm nhiều năm, giúp hàng ngàn khách hàng đăng ký kinh doanh, mở cửa hàng thành công, Nam Việt Luật sẽ là địa chỉ mà bạn có thể yên tâm tin tưởng. Chúng tôi cam kết luôn mang lại sự hài lòng cho khách hàng khi đến đây.

Nếu còn thắc mắc nào cần tư vấn về thủ tục mở cửa hàng kính mắt, vui lòng liên hệ đến Nam Việt Luật để được tư vấn chi tiết hơn!

Mở Cửa Hàng Kính Mắt Cần Bao Nhiêu Vốn?

Kính là loại hàng thông dụng, cần thiết và ngày càng phổ biến với mọi người. Bên cạnh kính thuốc hỗ trợ các tật về mắt, nhu cầu về kính thời trang, kính râm chống bụi, chống nắng… cũng tăng mạnh do ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng.

1. Chuẩn bị vốn

Mức vốn đầu tư ban đầu tuỳ nguồn lực gia đình, mục tiêu kinh doanh và môi trường kinh doanh mà xác định, thông thường cần từ 200 – 300 triệu đồng.

Với số vốn từ 200 triệu đồng, bạn có thể mở một cửa hàng kính mắt với quy mô nhỏ. Nếu biết cách phân bổ vốn hợp lý và tận dụng những lợi thế có sẵn như thời gian đầu chưa cần thuê nhân viên, mua thanh lý tủ bày… bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Các chi phí phải chi trả cho một cửa hàng kính mắt cơ bản như: Chi phí thuê cửa hàng (6 tháng hoặc hơn), Mua sắm máy móc, Chi phí thuê nhân viên và điện nước tháng đầu, Mua sắm tủ, gương, giá bày, Nhập hàng và vốn dự trữ…

Với số vốn ít ỏi, bạn cần tính toán, cân nhắc thật kỹ trước khi bắt tay vào kinh doanh. Bạn cần đặt câu hỏi mình cần đầu tư bao nhiêu cho máy móc, bao nhiêu tiền để thuê cửa hàng hay có cần phải thuê nhân viên không… Tốt nhất bạn nên viết chi tiết ra sổ tay cho dễ hình dung.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần giữ lại một số vốn nhất định dự phòng vì trong quá trình kinh doanh sẽ có rất nhiều khoản phát sinh.

2. Tìm hiểu về lĩnh vực kính mắt

Để bước chân vào ngành kính mắt, bạn cần phải am hiểu tương đối về các loại máy móc như máy đo thị lực, máy mài kính… Bạn nên tìm cách học việc ở một cửa hàng kính để có nhiều kinh nghiệm về máy móc và kinh nghiệm quản lý cửa hàng.

Bạn cần tích lũy kinh nghiệm thật vững trước khi bắt tay thực hiện. Việc am hiểu về các loại kính sẽ giúp bạn tư vấn cho khách hàng nhiệt tình và phù hợp nhất.

3. Nghiên cứu thị trường

Một cửa hàng được cho là có vị trí đẹp thường nằm trong khu đông dân cư. Bạn cần khảo sát xem những khu vực định mở cửa hàng đã có cửa hàng kính nào chưa, cách thức hoạt động của họ thế nào, lưu lượng khách và giá bán ra sao… để có thể chọn được thị trường ngách và phục vụ đối tượng khách hàng tiềm năng phù hợp.

Tốt nhất nên chọn khu vực ít có cửa hàng kính mắt để có thể bán được nhiều hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn.

4. Chọn thuê địa điểm kinh doanh

Để kinh doanh thuận lợi, bạn nên chọn địa điểm kinh doanh có chỗ để xe thoải mái, giao thông thuận lợi. Cửa hàng ở khu có đông dân cư đặc biệt là dân văn phòng, sinh viên, học sinh các trường học, ký túc xá các trường học…

Số tiền thuê địa điểm kinh doanh cần phù hợp với mô hình kinh doanh bạn hướng tới, tránh việc bỏ ra số tiền quá lớn so với số vốn chuẩn bị ban đầu.

5. Mua sắm trang thiết bị

Nếu tìm được tủ hoặc máy móc thanh lý sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều.

Đối với các loại máy như máy đo thị lực, máy mài, bạn nên đặt mua ở những công ty cung cấp thiết bị y tế uy tín. Còn các loại tủ kính trưng bày, bạn nên thiết kế phù hợp với không gian và có thể đặt tại các cửa hàng nhôm kính để hạ chi phí.

Một số các trang thiết bị cần thiết cho cửa hàng kính mắt có thể kể như: Tủ kính loại vừa để bày các loại gọng kính cận, tủ kính tường có nhiều ngăn nhỏ để bày kính thời gian thương hiệu cao cấp; tủ kính tường loại nhỏ hơn bày kính lão và kính trẻ em; Các giá nhựa bày kính thời trang nam,nữ; gương để bàn loại đẹp; gương treo tường loại vừa; Máy đo thị lực; Máy mài mắt kính; Một số máy móc phụ khác…

Ngoài ra bạn cũng nên kê thêm một bộ bàn ghế nhỏ để khách ngồi chờ. Trên bàn bày thêm một lọ hoa, đĩa kẹo nhỏ mời khách trong lúc chờ đợi sẽ gây thiện cảm và tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái hơn…

7. Thủ tục kinh doanh

Để kinh doanh thuận lợi và suôn sẻ bạn phải hoàn thành các giấy phép kinh doanh đúng Luật.

Nếu bạn mở cửa hàng kinh doanh kính thời trang thì không có vấn đề gì, bạn chỉ cần làm các thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể là được. Bạn phải đến Ủy ban nhân dân phường, nơi kinh doanh để xin giấy phép kinh doanh và nộp thuế khoán.

Nếu bạn muốn mở cửa hàng kính thuốc thì cần phải có chứng chỉ hành nghề y dược (trình độ trung cấp trở lên) hoặc bạn thuê một người có chứng chỉ làm việc cho bạn là được. Thủ tục sau 5 ngày làm việc nếu không có gì sai sót thì bạn có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Kính thuốc là mặt hàng kinh doanh phải có điều kiện, chuyên viên đo, cắt kính phải qua đào tạo và ngay cả các máy đo độ khúc xạ, máy đo tiêu cự cũng phải bảo đảm chất lượng.

8. Nguồn hàng

Để có thể phát triển và bán được nhiều hàng, cửa hàng của bạn phải có hàng hóa phong phú, có đủ các nhãn hiệu từ cao cấp đến bình dân, giá cả cạnh tranh, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng.

Bạn phải nghiên cứu và tìm được những nguồn hàng uy tín, chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng. Nếu bán hàng không có tâm, tham rẻ, nhập hàng tràn lan sẽ không thể tồn tại được lâu bởi sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đôi mắt của người dùng.

Trước tiên bạn có thể liên hệ các công ty sản xuất kính hay các nhà phân phối, đại lý để tìm hiểu cách thức kinh doanh và đầu tư trên cơ sở đó lên chiến lược và kẻ hoạch phù hợp.

Có rất nhiều đầu mối cung cấp mắt kính cho thị trường hiện nay, từ công ty lớn, cửa hiệu lớn đến các chợ đầu mối.

Có thể kể đến các tên tuổi như công ty An Trần và An Thái Bình đang nắm giữ quyền phân phối gần 30 hiệu của các tập đoàn lớn, có tên hiệu khá nổi tiếng của Pháp, Italy, Mỹ, Tây Ban Nha… như RayBan, Vogue, Giorgio Armani…; Công ty Mắt Kính Sài Gòn, Công ty Việt Long, chợ An Đông, chợ Kim Biên, mắt kính Sài Gòn, Tân Định, chợ Lớn…

9. Thuê nhân viên

Nếu cửa hàng ở quy mô nhỏ, bạn có thể một mình quản lý. Trong trường hợp phải thuê thêm nhân viên, bạn nên ưu tiên người trung thực, nhanh nhẹn, cẩn thận và đặc biệt là am hiểu về kính mắt để có thể tư vấn được cho khách hàng tốt hơn.

Khi bán hàng nên lưu lại thông tin khách hàng như họ tên, số điện thoại để có thể chăm sóc khách hàng tốt nhất. Khách hàng cũ chính là những khách hàng tiềm năng của cửa hàng bạn. Nếu bạn phục vụ chu đáo, họ sẽ giới thiệu cho bạn thêm nhiều khách hàng mới.

Trong quá trình hoạt động, bạn nên thường xuyên có những chương trình khuyến mãi, kích cầu. Ngoài ra, bạn cũng cần phải nắm bắt những mẫu mã mới, giá tương đối, tiện dụng… để có thể tư vấn cho khách hàng. Quan sát và săn tìm những mẫu mã mà các diễn viên, ca sĩ nổi tiếng sử dụng thông qua các bộ phim, báo chí, mạng xã hội…

Mở Cửa Hàng Kính Thuốc Thành Công 100%

Bạn có ý định mở cửa hàng kính thuốc để thỏa mãn niềm đam mê kinh doanh của mình nhưng lại không biết phải tiến hành như thế nào? Điều kiện mở cửa hàng kính thuốc ra sao? Cần lưu ý những gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau để tìm câu trả lời chi tiết cho những băn khoăn trên.

I/ Điều kiện mở cửa hàng kính thuốc

Bởi vì kinh doanh kính thuốc thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, theo Điều số 36 Nghị định 109/2016/NĐ-CP thì khi mở cửa hàng kính thuốc bạn cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản như sau:

– Về cơ sở vật chất: Cửa hàng kính thuốc phải tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình và có địa điểm cố định, đủ ánh sáng. Diện tích cửa hàng tối thiểu phải là 15m2. Cửa hàng đảm bảo các điều kiện vệ sinh, nước, điện để phục vụ người bệnh.

– Trang thiết bị: Cửa hàng phải trang bị đầy đủ các thiết bị, máy móc cũng như dụng cụ cần thiết, phục vụ cho công tác kinh doanh. Đây là một trong những điều kiện mở phòng kính mắt mà bạn cần lưu ý.

II/ Hướng dẫn đăng ký kinh doanh cho cửa hàng kính thuốc

Đăng ký kinh doanh khi mở cửa hàng kính thuốc là việc cần tiến hành ngay từ đầu, trước khi chính thức đi vào hoạt động kinh doanh. Cụ thể, trong trường hợp này, để đơn giản nhất, bạn có thể áp dụng phương thức đăng ký hộ kinh doanh hộ cá thể. Bởi hình thức đăng ký kinh doanh này khá đơn giản, dễ thực hiện nhất. Để đăng ký kinh doanh, bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

– Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

– Hợp đồng thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Chứng minh thư nhân dân bản sao có công chứng của chủ hộ kinh doanh, chủ cửa hàng.

III/ Những điều cần lưu ý khi mở cửa hàng kính thuốc

Bên cạnh điều kiện và thủ tục xin giấy phép kinh doanh thì khi mở cửa hàng kinh doanh kính thuốc, bạn cần lưu ý thêm một số điểm sau:

– Bạn cần chuẩn bị mặt bằng để mở cửa hàng bán kính thuốc, nếu bạn không có sẵn cửa hàng hoặc mặt bằng thì cần tiến hành thuê cửa hàng để làm địa điểm kinh doanh. Bạn nên chọn vị trí mặt tiền, gần đường lớn, gần trung tâm hay khu vực đông dân cư. Bởi vì vị trí cửa hàng ảnh hưởng rất lớn đến công việc kinh doanh cũng như khả năng buôn bán của cửa hàng. Do đó, bạn cần cân nhắc ký lưỡng khi thuê.

Lưu ý về việc lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng kính mắt

– Để đảm bảo cửa hàng kinh doanh thuận lợi, bạn không thể bỏ qua việc lập kế hoạch kinh doanh. Bởi có rất nhiều cửa hàng kính thuốc khác nhau, nếu muốn thu hút khách hàng, bạn phải có kế hoạch cụ thể. Việc này giúp bạn tránh được các rủi ro không đáng có.

Là một cửa hàng thì tất nhiên phải có tên của mình. Việc này giúp bạn tạo dựng thương hiệu cho riêng cửa hàng kính thuốc của mình. Ngoài ra, cửa hàng phải có tên đúng quy định mới có thể đăng ký kinh doanh. Do đó, bạn cần hết sức lưu ý:

– Tên cửa hàng cần có đủ cấu trúc (gồm loại hình + tên riêng), có thể sử dụng tên viết tắt hoặc tên tiếng anh. Không được sử dụng các từ ngữ, ký hiệu thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục để đặt tên cửa hàng.

– Tên cửa hàng kính thuốc không được trùng lặp với cửa hàng khác đã đăng ký kinh doanh trước đó, tối thiểu trong phạm vi cấp huyện.

Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng mắt kính thuốc?

– Mở cửa hàng kính thuốc cần bao nhiêu vốn là một trong những băn khoăn hàng đầu của mọi người. Bởi vì, ai cũng muốn biết là chi phí cụ thể cần bao nhiêu để chuẩn bị đầy đủ, tránh trường hợp bị thiếu hụt vốn khi mở cửa kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế lại rất khó để đưa ra một con số chính xác cho bạn, bởi mức vốn này sẽ tùy thuộc vào khả năng từng người, điều kiện sẵn có và quy mô cửa hàng. Ví dụ như cửa hàng có quy mô nhỏ, số vốn sẽ ít hơn khi mở cửa hàng quy mô lớn. Nếu bạn có sẵn cửa hàng mà không cần thuê thì số vốn cũng khác với khi phải đi thuê cửa hàng.

– Hiện nay, theo mức giá thị trường hiện tại, để mở quán kính thuốc, bạn thường sẽ cần khoảng từ 150 cho đến 200 triệu tùy vào khả năng tính toán cũng như kinh nghiệm mở cửa hàng kính thuốc của từng người.

Lưu ý về các loại thuế phải đóng

Sau khi mở cửa hàng kinh doanh kính thuốc, bạn sẽ phải đóng những loại thuế suất như:

– Thuế giá trị gia tăng

– Thuế thu nhập cá nhân

– Thuế môn bài

Lưu ý về việc chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh kính thuốc

– Đơn đề nghị được cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh kính thuốc

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Danh sách những người hành nghề tại cửa hàng theo Nghị định 109/2016/ NĐ-CP.

– Tài liệu liệt kê danh sách trang thiết bị máy móc, dụng cụ, cơ sở vật chất của cửa hàng và tài liệu có khả năng chứng minh về việc cửa hàng đáp ứng tốt các điều kiện về vật chất, thiết bị cũng như nhân sự.

III/ Tư vấn mở cửa hàng kính thuốc MIỄN PHÍ tại Nam Việt Luật

Để được tư vấn chi tiết hơn về kinh nghiệm mở cửa hàng kính thuốc, bạn hãy liên hệ ngay đến Nam Việt Luật để được hỗ trợ.

– Hơn nữa, Nam Việt Luật sẽ thay mặt khách hàng làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh cửa hàng, soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ và lấy giấy phép trả khách hàng trong thời gian nhanh nhất có thể khi nhận được uỷ quyền.

– Với kinh nghiệm nhiều năm, giúp hàng ngàn khách hàng đăng ký kinh doanh, mở cửa hàng thành công, Nam Việt Luật sẽ là địa chỉ mà bạn có thể yên tâm tin tưởng. Chúng tôi cam kết luôn mang lại sự hài lòng cho khách hàng khi đến đây.

Đặt Tên Cửa Hàng Theo Phong Thủy

Đặt tên cửa hàng theo phong thủy Âm Dương

Có thể dùng chữ Hán và dựa vào nét bút để đặt tên cho cửa hàng theo phong thủy. Chữ Hán thường có các bộ chữ tính theo nét chữ.

Do đó số nét bút đặt tên cửa hàng có thể là chẵn hoặc lẻ theo cách viết chữ Hán. Việc này rất cần thiết khi thiết kế tên cửa hàng cần hiểu rõ ý nghĩa.

Con số theo phong thủy Âm – Dương nét chữ lẻ sẽ là âm và chẵn sẽ là dương. Dùng các chữ Hán và tính tổng số nét chẵn lẻ để đặt tên cho cửa hàng thường được cho là cát lợi, làm ăn phát đạt, may mắn.

Ví dụ: chữ Nhất là âm, chữ Nhị là dương.

Theo phong thủy thì tên cửa hàng nên dùng đơn số (Âm hoặc Dương) và song số có cả âm có cả dương là tốt nhất.

Nên sắp xếp các chữ theo thứ tự: Dương – Âm; Âm – Âm – Dương, Âm – Dương – Dương.

Tránh sắp xếp theo thứ tự: Âm – Dương – Âm và Dương – Âm – Dương.

Gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình kinh doanh của cửa hàng.

Đặt tên cửa hàng theo phong thủy giúp bạn kinh doanh thuận lợi và phát đạt hơn

Do vậy một số nhà phong thủy lợi dụng luật của ngủ hành để đặt tên cho cửa hàng một cách thích hợp.

Đặt tên cho cửa hàng một cách thích hợp

Khi các ngủ hành này (cùng với các chữ tương quan của chúng) phối hợp với nhau để trở thành tên của cửa hàng thì tổ hợp các ngũ hành đó vừa có hàm nghĩa tốt, nhưng cũng có hàm nghĩa xấu, những tổ hợp tên gọi sau đây có hàm nghĩa tốt theo quan hệ tương sinh:

– Thủy + Mộc (Thủy nuôi dưỡng cho mộc lớn lên)

– Mộc + Hỏa (Mộc làm cho hỏa càng thêm vượng)

– Hỏa + Thổ (Hỏa làm cho thổ thuần khiết hơn)

– Kim + Thủy (Kim khiến cho Thủy càng thêm dồi dào)

Nhưng tổ hợp tên gọi sau đây không có lợi theo quan hệ tương khắc:

Đặt tên cửa hàng theo phong thủy ngũ hành

Đặt tên bảng hiệu theo phong thủy ngũ hành gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Dựa vào mệnh của gia chủ hợp với mệnh nào, khắc với mệnh nào để chọn hoặc tránh.

Trong ngũ hành có các mệnh tương sinh và tương khắc sau:

– Tương sinh: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Thổ

– Tương Khắc: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy Khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc

Cách tính mệnh của mình theo ngũ hành thì lấy tuổi năm sinh âm lịch: Mệnh = Can + Chi.

Nếu kết quả lớn hơn 5 thì trừ đi 5 để ra mệnh. Trong đó quy ước:

– Số của Thiên can: Giáp, Ất quy ước là 1; Bính, Đinh là quy ước 2, Mậu, Kỷ là quy ước 3; Canh, Tân quy ước 4 và Nhâm, Quý quy ước 5

– Số Địa chi: Tuổi Tý, Sửu, Ngọ, Mùi quy ước 0; tuổi Dần, Mão, Thân, Dậu quy ước 1; tuổi Thìn, Tỵ, Tuất, Hợi quy ước 2.

– Giá trị mệnh Ngũ hành: Kim quy ước 1, Thủy quy ước 2, Hỏa quy ước 3, Thổ quy ước 4, Mộc quy ước 5.

Khi biết mệnh của mình bạn có thể áp dụng để tính các chữ, đặt tên bảng hiệu của mình:

– Chữ cái thuộc hành Kim: C, Q, R, S, X

– Chữ cái thuộc hành Mộc: G, K

– Chữ cái thuộc hành Thủy: Đ, B, P, H, M

– Chữ cái thuộc hành Hỏa: D, L,N,T,V

– Chữ cái thuộc hành Thổ: A, Y, E, U, O, I.

Khi đặt tên biển hiệu, đặt tên quán ăn theo phong thủy … nên cố gắng dựa vào mối quan hệ tương sinh, tương khắc của ngũ hành để chọn ra các tên biển hiệu vừa thể hiện được ý tưởng vừa hợp phong thủy.

Khi đặt tên biển hiệu, đặt tên quán ăn theo phong thủy … nên cố gắng dựa vào mối quan hệ tương sinh

Về kích thước bảng hiệu

Theo phong thủy cần lưu tâm đến kích thước của bảng hiệu. Các số chẵn là Âm các số lẽ là dương.

Chiều dài là Dương, chiều rộng là Âm, ta phải kết hợp âm dương cân bằng ví dụ chiều dài 89cm thì chiều rộng 82cm, chiều dài 202cm, chiều rộng là 81cm, ta tuân thủ Âm-Dương cân bằng trong hình học.

Theo quy luật lấy 80 cộng với lần lượt các số trên để có 1 số đẹp có tổng lớn hơn các số đã cho.

Mỗi dấu(sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) một nét

Căn cứ vào quy tắt tính nét ta tính được tổng số nét của một tên để ta có 1 cái tên Đại các như đã cung cấp.

Bảng mệnh của chủ cửa hàng hợp với màu nào, ta nên làm bảng hiệu có màu chủ đạo là màu đó.

Phong thủy cửa hàng theo ngành nghề kinh doanh

Mệnh Kim: Những người mệnh kim nên chọn các mặt hàng thuộc hành Thổ, Thủy, Kim bởi Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, sẽ mang tới tài lộc cho gia chủ. Các ngành nghề phù hợp là cửa hàng trang sức, vật liệu xây dựng, nhà nghỉ khách sạn, kinh doanh địa ốc, thiết bị máy móc, cơ khí, khung nhôm cửa kính,…

Mệnh Thổ: Người mệnh thổ nên thuộc ngũ hành Hỏa, Thổ, Kim như Gas, xăng dầu, điện, thiết bị điện, vật liệu xây dựng, nhà nghỉ, cơ khí, điện tử,…

Mệnh Hỏa: Nên chọn các mặt hàng thuộc hành Mộc, Hỏa, Thổ như cửa hàng thời trang quần áo, gỗ, sơn, cửa hàng tạp hóa.

Mệnh Thủy: nên chọn các mặt hàng thuộc hành Kim, Thủy, Mộc như cửa hàng trang sức, máy móc, điện tử, bán lẻ tạp hóa, hoa quả,..

Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi trên sẽ giúp các bạn có được tên cửa hàng, biển hiệu hay và hợp phong thủy mang lại tài vận tốt cho cả gia đình, kinh doanh thịnh vượng và phát đạt.