Top 8 # Đặt Tên Hay Cho Chuột Hamster Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Uplusgold.com

Cách Đặt Tên Cho Chuột Hamster Hay Nhất

Những cái tên gợi sự ấp áp và thích được vuôt ve

Những cái tên mà bạn định đặt cho thú cưng yêu của mình cũng thể hiện phần nào mố liên hệ thân mật, gần gũi giữa chúng ta và thú cưng của mình. Những cái tên như Baby, Lola Stella, Zoey, Penny … là những cái tên vô cũng đáng yêu phải không các bạn. Bạn có thể đặt tên cho chuột hamster của mình theo tên những nhân vật hoạt hình mà bạn yêu thích vừa gần gũi, dễ nhớ mà mang lại cảm giác ấm áp, thể hiện tình cảm quyến quyến đối với bé cưng của mình.

Đặt tên theo sở thích và cảm hứng của bạn

Một cái tên mà bạn yêu thích sẽ giúp làm tăng tình cảm mà bạn dành cho bé cưng của mình. Bạn có thể đặt bất cứ một cái tên nào bạn thấy thích hay gắn liền với đồ dùng của bạn hàng ngày như Bút, Cốc, Thìa, … vừa gần gũi vừa đáng yêu phải không các bạn?

Với những người có tâm hồn ăn uống hãy đặt những cái tên như Pizza, Trứng, Mì, Sườn,…. Thật là đáng yêu hết mức mà.

Tuy nhiên khi bạn đặt tên cho chuột hamster của mình cần lưu ý không đặt những tên quá phổ biến. Vì khi mang bé cưng đi chơi hay những nơi tập trung nhiều hamster, việc bé cưng nhận ra bạn gọi bé sẽ rất là khó khăn. Bạn gọi hamster yêu của mình bằng cái tên thật riêng biệt sẽ giúp bé dễ dàng nhận ra bạn hơn. Việc đặt tên cho chuột hamster nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Đồng thời, không nên gọi hamster bằng nhiều cái tên khác nhau, bởi càng lớn sẽ càng khó thay đổi và chấp nhận những cái tên mới.

Bạn có thể dụ bé bằng thức ăn để bé làm quen với cái tên mà bạn đã đặt. Mỗi lần ăn, bạn gọi lặp đi lặp lại nhiều lần, bé sẽ dần quen với tên gọi mà bạn đăt cho bé.

Đặt Tên Cho Chuột Hamster Như Thế Nào Cho Hay

Vì sao nên nuôi chuột hamster là thú cưng

Khi bạn ngồi ngắm chúng bạn có thể được những trận cười thư giãn vì nhìn chúng lăn lộn trên người nhau, ngã lia lịa, chạy nhanh thoăn thoắt khắp chuồng với những đồ chơi bạn đặt vào chuồng của chúng.

Biết giả chết khi bị dọa. Các bé còn đáng yêu và nhút nhát đến mức, nếu ban hù dọa thì có thể ngã lăn ra đất hoặc giật mình. Còn khi bạn tóm gọn các bé trong tay thì các bé sẽ giở trò giả chết với bạn. Nếu bạn search trên mạng thì có rất nhiều video chuột Hamster giả chết trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chuột Hamster chỉ nhút nhát với người lạ, còn đối với người quen, các bé lại tỏ ra cực kì thông minh với bản năng học hỏi tuyệt vời của mình, và thậm chí, bạn còn có thể huấn luyện chúng nữa.

Hiền lành và sạch sẽ: Không giống như một số thú cưng khác, chuột Hamster là động vật sạch sẽ. Thế nên, dù bố mẹ bạn khó tính đến đâu thì chuột Hamster cũng dễ dàng vượt qua được các tiêu chuẩn mà bố mẹ bạn đặt ra. Và giống chuột này rất trung thành, hiếm khi bạn thấy chuột Hamster cắn chủ. Đó là lý do bé có thể làm thú cưng cho mọi lứa tuổi.

Yêu thương bé chuột Hamster là thế nhưng nhiều người cũng phải đau đầu vì không biếtđặt tên cho chuột Hamster là gì?

Những cái tên thường dùng để đặt cho chuột Hamster

Những cái tên chuột kute

Boo Bear, Whiskers, Sugar Cookie, Skittles, Chocolate Chip Gingersnap, Snookums, Tigger, Bebe, Fufu, Brown Sugar Snowball, Bunny, Paws, Lovebug, Sweety, Butterscotch, Cocoa

Đặt tên cho chuột hamster

Những cái tên trên mang một nét đáng thương, đáng yêu và hoàn toàn vô hại. Hơn nữa, những con chuột Hamster đáp ứng đầy đủ các tiêu chí này.

Đặt tên vui vẻ cho chú chuột Hamster

Hamburger, Budweiser, Tank, Churro, Hampton, Napolean, Einstein, Ricky Bobby

Dorito, Foodstuff, Beefcakes, Chongo, Hamlet, Paul Bunyan, Sexy Beast, Chumlee

Mouse, Orange SodaNhững cái tên đặc trưng dành cho những chú Hamster đực

Những cái tên thông minh và mang lại sự hài hước cũng là một lựa chọn tốt cho những chú chuột linh hoạt. Để khi bạn gọi tên các bé chuột Hamster người ta cũng cảm nhận được vẻ đáng yêu, tinh nghịch từ cái tên của bé chuột. Các bạn có thể đặt tên cho Hamster như

Maximilian, Franklin, Teddy, Buster, Gus, Caesar, Lucius

Bernard, Pepper, Rex, Sparky, Tiny, Taz, Pablo

Jo Jo, Larry, Cooper, Ripley

Đặt tên cho chuột hamster

Rất nhiều người thích đặt cho chú chuột của mình một cái tên mạnh mẽ, chẳng hạn như rex hay monster. Những cái tên đó sẽ rất phù hợp với những chú chuột đực linh hoạt và táo bạo.Với những cái tên này, mọi người sẽ cảm nhận thấy sự nghịch ngợm, lắm trò và vẻ nam tính của chú chuột Hamster đực.

Những cái tên dành cho chuột Hamster cái

Lady, Pearl, Goldilocks, Holly, Lily, Tinkerbell, Bonnie

Gretel, Honey, Cinderella, Peppermint, April, Magenta

Maggy, Cashmere, Precious, Dolly, Snow White

Cách để những chú chuột Hamster tự chọn tên cho mình. Những con chuột cái thường có những nét dễ thương vì thế nó cần có những cái tên ngọt ngào và dễ thương. Khi bé chuột Hamster của bạn được đẹo nơ, được chải chuốt, được mặc quần áo nhưng lại có cái tên hết sức nam tính thì nó lại không phù hợp chút nào. Hầu hết, các bạn nuôi thú cưng thì sẽ thích những cái tên nước ngoài hơn là cái tên thuần việt.

Khi bạn chọn được nhiều cái tên nhưng không biết quyết định cái tên nào. Bạn có thể thử cách này để những chú chuột yêu quý tự chọn cho mình cái tên của mình.

– Nếu bạn không thể nghĩ ra một cái tên tốt hay mắc kẹt giữa một vài tên, hãy lấy một tấm giấy và viết một số cái tên lên đó, ngăn cách chúng ra. Bên cạnh mỗi cái tên đặt các loại thực phẩm khác nhau: Một mẩu phô mai, thức ăn cho chuột Hamster từ cửa hàng vật nuôi, có thể là bánh cracker hay một miếng cà rốt. Chú chuột của bạn đi vào ô nào đầu tiên thì đó sẽ là tên của nó.

– Nếu bạn có một chú chuột hamster tò mò hay lang thang trong các khoang khác nhau, bạn hãy chỉ định mỗi khoang đi kèm một cái tên của chuột Hamster và cho con thú cưng của bạn thời gian để quyết định.

Hướng Dẫn Chi Tiết Từ A Đến Z Cách Lựa Chọn Và Chăm Sóc Chuột Hamster Cho Người Mới Nuôi

Những chuẩn bị cần thiết trước khi nuôi chuột hamster

Trước khi chuẩn bị nuôi một bé hamster, các bạn nên xác định xem việc mua một chú chuột và chăm sóc cũng như nuôi dưỡng chúng sẽ tốn bao nhiêu tiền của bạn?

Để nuôi một bé chuột xinh xắn, các bạn sẽ phải chuẩn bị tối thiểu là 300 – 500 nghìn đồng tùy từng điều kiện và sở thích của các bạn. Thông thường, một chú chuột Hamster có giá khoảng từ 70 – 200 nghìn đồng. Số tiền còn lại, bạn cần mua một số vật dụng cần thiết cũng như thức ăn cho chúng.

2. Chuẩn bị những vật dụng cần thiết

Ngoài việc chuẩn bị một số tiền nhất định để phụ vụ sở thích, những bạn muốn nuôi chuột Hamster còn cần phải chuẩn bị một số vật dụng cần thiết như sau:

Một chiếc chuồng nuôi – bạn có thể tự làm theo ý thích hoặc có thể mua được ở các cửa hiệu dành cho chuột Hamster với giá từ 90- 120 nghìn đồng/ 1 chiếc

Một binh nước – Bạn có thể tự chế hoặc mua được với giá khoảng từ 30 – 60 nghìn đồng/1 chiếc.

Các miếng lót ở chuồng nuôi. Miếng lót này để giữ ấm cũng như tránh bày bẩn ra sàn nhà nơi đặt chuột. Bạn có thể tận dụng quần áo cũ của mình hoặc cũng có thể đầu tư sắm cho em chuột của mình những miếng lót chuồng “hàng hiệu” giá khoảng từ 24 – 60 nghìn/1 túi/1kg. Một túi này bạn có thể dùng được trong khoảng 4 tháng.

Thức ăn cho chuột. Với thức ăn cho chuột, bắt buộc bạn phải mua chúng, bởi những chú chuột Hamster này cần ăn những loại thức ăn dành riêng cho nó. Thức ăn dành cho chuột cũng không quá đắt. Với giá khoảng 20- 50 nghìn/1 túi, tùy loại. Mỗi túi có thể cho 1 chú chuột ăn trong vòng 2 tháng

Khay ăn cho chuột, bạn có thể tận dụng những chiếc khay cũ của nhà hoặc chiếc bát nhỏ xinh xắn. Nếu không muốn, bạn có thể mua khay ăn cho chuột cưng của mình với giá từ 5 – 10 nghìn/1 khay.

Một bánh xe để Hamster chạy tập thể dục với giá từ 50 – 200 nghìn/1 chiếc.

Một bịch cát tắm cho chuột hamster giá từ 20 – 40 nghìn/1 bịch

Một khay tắm cát có giá từ 20 – 70 nghìn/ một khay. Có thể sử dụng ngay những vật dụng đã có sắn trong nhà như khay chén hoặc đĩa, bát của nhà.

Một số loại chuột hamster

Trên thế giới có đến khoảng hơn 24 loài Hamster. Tuy nhiên ở các cửa hàng chuột hamster của Việt Nam có 4 loài phổ biến nhất là: Hamster Bear, Robo, Winter White và Cambell. Các bạn cần hiểu rõ những đặc tính cũng như phân biệt được những loại trên để có thể lựa chọn những loại phù hợp với mình và chuẩn bị kiến thức để nuôi chúng thật tốt

Chuột Hamster Bear đúng như tên gọi, nó là loài chuột hamster có kích thước lớn nhất trong 4 loại kể trên, khi chúng trưởng thành trung bình mỗi con dài khoảng 15cm và nặng 150 – 200g. Đây cũng chính là loại chuột Hamster được yêu thích nhất cả ở Việt Nam và trên thế giới. Bởi chuột Hamster được sở hữu ngoại hình mập mạp, lại rất dễ nuôi và thân thiện, chính vì thế cho nên chúng được khoảng 70% người nuôi Hamster lựa chọn.

Tuy nhiên, khi bạn lựa chọn loài chuột Hamster Bear để làm thú cưng cho mình thì bạn cần lưu ý về tính hiếu chiến và hung dữ của Hamster Bear, nên bạn cần nghiên cứu thật kỹ trước khi quyết định nuôi chung các em Bear với nhau hay với loài Hamster khác.

Trái ngược hẳn với chuột Hamster Bear, loài chuột Hamster Robo là loài nhỏ nhất trong “dòng họ” nhà chuột Hamster. Kích thước trung bình của một con chuột Hamster Robo chỉ rơi vào khoảng 4 – 5 cm và nặng khoảng 50g khi trưởng thành.

Tuy nhỏ bé nhưng đặc tính của chúng lại rất năng động, ít ngủ và rất thích chơi đùa. Bên cạnh đó, Chuột Hamster Robo khá nhút nhát và hay bị giật mình trước những người bạn mới. Và điều thú vị ở loài chuột hamster này đó là bất cứ khi nào chúng cảm thấy bị đe dọa là chúng sẽ lăn đùng ra giả chết.

Chuột Hamster Winter White

Loài chuột này dài và to hơn chuột Hamster Robo một chút. Mỗi con trường thành trung bình dài khoảng 8 – 10cm và nặng khoảng 90 – 120g. Chuột hamster Winter White là một loài chuột cực kỳ hiền lành và hòa đồng nên rất dễ chơi đùa và vuốt ve chúng trên tay. Tuy nhiên, đối với người lạ chúng lại thường tỏ ra nhút nhát. Điều đặc biệt ở loài này đó là chúng có rất nhiều màu sắc và thường màu lông sẽ thay đổi độ đậm nhạt theo mùa.

Chuột hamster Cambell có ngoại hình tương tự như chuột hamster Winter White, tuy nhiên nếu bạn chịu khó để ý có thể phân biệt hai loài này một cách khá dễ dàng, với các dấu hiệu đặc trưng như sau: Với chuột hamster cambell thường có mũi nhọn, thẳng trong khi mũi của chuột hamster Winter White thường tù và cong hơn; tai của chuột Hamster Cambell cũng to rộng và ít lông hơn chuột Hamster Winter White.

Cũng giống như chuột Hamster Bear, chuột Hamster Cambell là loài Hamster khá hiếu chiến và thường chủ động tấn công hoặc đe dọa khi một Cambell khác lại gần. Do vậy, khi lựa chọn chuột Hamster Cambell để chăm sóc và nuôi dưỡng, các bạn phải thật để ý khi cho chúng sang chơi với những con chuột khác.

Cách chọn mua chuột Hamster

Để có thể lựa chọn cho mình một con chuột Hamster phù hợp, đáng yêu và thực sự khỏe mạnh, các bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

Trước hết, các bạn cần tìm hiểu thật kỹ từng giống chuột một và lựa chọn cho mình một giống chuột mà mình cảm thấy ưng ý và phù hợp với điều kiện cũng như sở thích của mình nhất. Nếu bạn thích một chú chuột hiền lành, nhu mì, đáng yêu thì nên chọn dòng chuột Hamster Robo hoặc chuột Hamster Winter While. Còn nếu bạn thích những chú chuột hiếu động thì chọn dòng chuột Cambell hoặc dòng chuột Bear.

Nên lựa chọn những con chuột có tuổi đời khoảng 2 tháng tuổi. Bởi những chú chuột này đang trong giai đoạn khỏe mạnh nhất trong vòng đời của chúng. Muốn biết được tuổi chuột, bạn nên hỏi thẳng người bán hàng về tuổi đời của chú chuột bạn đang muốn mua

Nên tới những cửa hàng uy tín, chất lượng để đảm bảo mua được một chú chuột khỏe mạnh, không đem những mầm bệnh thường gặp của chúng, bảo vệ chúng cũng chính là bảo vệ bạn.

Nếu được lựa chọn, bạn nên đi mua những bé Hamster vào buổi chiều tối, hoặc chính xác là buổi tối. Bởi loài chuột là loài chuyên sống về đêm và ban ngày thường là giờ chúng đi ngủ. Lúc này sẽ khó nhìn được con nào thực sự khỏe mạnh để lựa chọn được đúng đắn và chuẩn nhất.

Chi tiết cách chăm sóc chú chuột Hamster

Thức ăn – chế độ dinh dưỡng của chuột Hamster

Một số loại thức ăn tươi có thể cho chuột ăn bao gồm: súp lơ, cà rốt, dưa chuột, hoa hồng. Bạn không nên cho chúng ăn thịt hoặc các sản phẩm từ động vật bởi với hàm lượng protein trong thịt cao sẽ làm cho tính cách của các chú chuột trở nên hung dữ hơn. Nếu bạn muốn chú chuột của mình có thân hình mập mạp đáng yêu như cục bông gòn, bạn có thể cho chúng ăn thêm một ít phô mai mỗi ngày.

Khoảng 2 đến 3 tháng bạn có thể cho chú chuột cưng của mình ăn 1/4 thìa cà phê sữa chua để giúp cho bộ lông của bé thêm óng mượt hơn. Bạn cũng có thể cho chúng uống thêm một chút sữa, với tần suất khoảng 2-3 tuần 1 lần với 1/4 thìa cà phê. Nếu bạn đã cho chúng ăn đồ tươi, chứa nhiều nước thì nên hạn chế cho chúng uống thêm nước để tránh bị tiêu chảy. Và đặc biệt, bạn không nên thay đổi khẩu phần ăn của Hamster một cách đột ngột.

2. Vệ sinh cho chuột Hamster

Bạn nên để một khay cát tắm trong lồng và việc còn lại, Hamster sẽ tự biết làm sạch mình. Nếu chuồng nuôi Hamster của bạn được đặt ở trong nhà, và bạn không muốn việc tắm cát của chúng làm bẩn sàn nhà thì hãy quy định một nơi tắm riêng cho chúng ở một góc nào đó thật hợp lý và hàng ngày bạn hãy đưa chúng ra bãi tắm riêng của chúng để chúng được thoải mái tắm cát. Cát tắm có thể được tái sử dụng nhiều lần nhưng bạn cũng nên thay chúng sau 1-2 tuần để đảm bảo vệ sinh cho chú chuột yêu của mình.

Mỗi lần cho ăn, bạn nên cho chúng ăn ít một, tránh lãng phí cũng như làm bẩn chuồng nuôi và cứ mỗi 2 ngày bạn nên thay thức ăn mới 1 lần. Nhớ rửa bình nước của chúng 2 ngày 1 lần. Và nếu bạn cho chúng uống thêm vitamin vào nước thì bạn nên thay nước mỗi ngày.

Một số bệnh thường gặp ở chuột Hamster và cách điều trị đơn giản

Bệnh cảm lạnh ở chuột Hamster

Nguyên nhân gây lên bệnh cảm lạnh ở chuột Hamster là do thời tiết thất thường, môi trường sống quá lạnh hay tiếp xúc với người đang bị cảm lạnh. Do vậy, các bạn nên chú ý giữ ấm cho chú chuột Hamster của mình vào mùa lạnh. Nếu chẳng may chú ta bị ốm, bạn có thể mua thuốc kháng sinh cho uống hoặc uống sữa ấm kết hợp với các loại thức ăn mềm như phô mai, bánh mềm,…

Bệnh đuôi ướt ở chuột Hamster

Nguyên nhân của bệnh đuôi ướt ở chuột Hamster là do stress. Bệnh này rất dễ truyền nhiễm và có thể khiến Hamster bị tiêu chảy thậm chí dẫn đến tử vong. Loại bệnh này thường gặp ở những chú chuột Hamster nhỏ, vừa được mua về chưa thực sự thích ứng với môi trường mới. Vì vậy các bạn cần nắm thật chắc cách nuôi chuột Hamster con hoặc chuột Hamster mới được mua về. Bạn cần giúp chúng làm quen với môi trường mới trong thời gian đầu mang về. Nếu phát hiện đuôi bé Hamster của bạn bị ướt cần đưa bé tới bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.

Sốc nhiệt

Hamster sống ở nơi quá nóng và bí, thời tiết thay đổi đột ngột hoặc di chuyển quãng đường xa mà không được che chắn, đong gói cẩn thận. Hamster bị sốc nhiệt hết sức nguy hiểm vì rất dễ dẫn tới tử vong. Cần đưa bé ra chỗ mát, cho ăn phô mai, ruột bánh mì, bột yến mạch,… Sau đó cho uống nước từ từ bằng cách đổ nước vào lọ thuốc nhỏ mắt (hoặc các loại lọ tương tự) và bơm vào miệng.

1101 views

Cách Đặt Tên Cho Con Theo Phong Thủy Tuổi Tý (Tuổi Chuột)

Cái Tên sẽ đi theo suốt cuộc đời của người mang nó, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai về sau… Vì vậy các bậc làm cha làm mẹ với bao hoài bão ước mơ chứa đựng trong cái Tên, khi đặt Tên cho con: Đó là cầu mong cho con mình có một cuộc sống an lành tốt đẹp…

Khi đặt tên cho con tuổi Tỵ, các bậc cha mẹ nên chọn tên cho con nằm trong các bộ Thủ tốt và tránh đặt tên cho con nằm trong các bộ Thủ xung khắc với từng tuổi. Cụ thể như sau:

Tên kiêng kỵ:

Khi đặt tên cho người tuổi Tý, bạn cần biết những đặc tính quan trọng và những tuổi xung khắc với con giáp này để tìm được một cái tên phù hợp.

Tuổi Tý xung với tuổi Ngọ, tuổi Mùi; vì vậy, những tên có chứa chữ Ngọ hoặc bộ Dương như: Mã, Tuấn, Trúc, Dương, Tường… không nên xuất hiện trong tên của người tuổi Tý.

Những bộ Quai xước, bộ Cung, bộ Ấp, bộ Dẫn, bộ Kỷ có hình dáng giống như con rắn. Rắn thường hay ăn thịt chuột nên tên của người cầm tinh con chuột cần tránh những chữ thuộc bộ Quai xước như: Trương, Phùng, Liên, Tạo, Tiến, Đạo, Vận, Đạt, Tuyển…

Tên đem lại may mắn:

Người tuổi Tý là người cầm tinh con Chuột, sinh vào các năm 1960, 1972, 1984, 1996, 2008, 2020, 2032…

Những người cầm tinh con chuột thường thông minh, vui vẻ và cởi mở, dễ được lòng người. Căn cứ vào thuộc tính của loài chuột và những nét tính cách chung của người thuộc tuổi này để chọn tên cho phù hợp.

Chuột là con vật đứng đầu trong 12 con giáp; người tuổi Tý thường có nhiều tố chất của thủ lĩnh hoặc trở thành người giữ nhiều trọng trách trong xã hội. Vì vậy, những tên có chứa chữ Vương, Quân, Linh, Quan, Cầm, Lệnh… sẽ rất phù hợp.

Chuột là loài hoạt động về đêm nên những từ gợi lên ý nghĩa đó như: Danh, Đa, Dạ, Mộng… là những gợi ý hay để bạn lựa chọn.

Người cầm tinh con chuột thì tam hợp với các tuổi Thân, Tý, Thìn. Ngoài ra, người tuổi này còn hợp với các tuổi Hợi và Sửu.

Tam hợp có tác dụng trợ giúp rất lớn đối với vận mệnh con người. Khi chọn tên, bạn nên dùng những chữ trong tam hợp đó để con cái bạn có sức khỏe dồi dào, được quý nhân phù trợ và tài vận tốt đẹp.

Những chữ như: Gia, Hào, Nghị, Sinh, Long, Lê, Tượng, Dự, Nghị, Tụ, Thân, Thìn, Cửu, Khôn, Viên, Thần, Chấn, Lân, Vân, Ngọ, Hợi, Sửu… trong tên gọi của người thuộc tuổi này sẽ góp phần mang lại những điều tốt lành đó.

Chuột là loài động vật ăn tạp, chúng rất thích các loại ngũ cốc nên những chữ thuộc bộ Mễ, Lương, Đậu, Hòa, Mạch, Châu, Tâm, Nhục cũng thường được dùng để đặt tên cho người tuổi Tý.

Ví dụ như: Bỉnh, Trình, Tô, Giá, Tắc, Tích, Phương, Miêu, Đài, Linh, Bình, Hoa, Huệ, Tần, Tô, Chí, Niệm, Tính, Tư, Cung, Hằng, Ân, Huệ, Tình, Từ, Khánh, Hoài, Ý, Hữu, Vọng…

Chuột thích đào hang để sinh sống và ẩn náu nên những chữ tượng trưng cho hang động thuộc bộ Khẩu, Miên, Đài như: Định, Tự, Cung, An, Gia, Dung, Nghi, Hựu, Phú, Bảo, Danh, Đồng, Hợp, Cát, Hướng, Đơn, Hỉ, Hòa, Phẩm, Như, Nghiêm, Đồ, Tường… sẽ tạo cho người tuổi Tý cảm giác luôn được an toàn.

Những bộ chữ có ý nghĩa chỉ sự tô điểm, làm đẹp cũng phù hợp với đặc tính của loài chuột. Do vậy, những chữ thuộc bộ Cân, Mịch, Thị, Y, Sam, Biện như: Ngạn, Đồng, Hình, Thái, Bành, Hi, Phàm, Đế, Tịch, Thường, Hồng, Ước, Cấp, Thuần, Tố, Kết, Duyên, Cương, Kế, Xã, Phúc, Kỳ, Trinh, Lễ, Sơ, Viên, Bùi, Thích… sẽ trợ giúp cho vận mệnh của người tuổi Tý ngày một rạng rỡ, cát tường.

Tam Hợp

Tam Hợp được tính theo tuổi, do tuổi Tý nằm trong Tam hợp Thân – Tý – Thìn nên những cái tên nằm trong bộ này đều phù hợp và có thể coi là tốt đẹp.

Bản Mệnh

Bản Mệnh thể hiện tuổi của con thuộc Mệnh nào và dựa vào Ngũ Hành tương sinh tương khắc để đặt tên phù hợp. Tốt nhất là nên chọn hành tương sinh hoặc tương vượng với Bản mệnh.

Tứ Trụ

Dựa vào ngày, giờ, tháng, năm sinh của bé để quy thành Ngũ Hành, nếu bé thiếu hành gì có thể chọn tên hành đó, để bổ sung hành đã bị thiếu trong tứ trụ, để cho vận số của em bé được tốt.Nguồn:Phong Thủy Tổng Hợp

Một cái tên đi theo cả một đời người, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai về sau, rất quan trọng. Do đó để được chuyên gia phong thủy Mr.Thắng (chú Thắng, chủ biên Blog Phong Thủy) tư vấn đặt tên chi tiết cho đứa con thân yêu của bạn có 2 cách sau đây:

Liên Quan Khác