Top 12 # Đặt Tên Workshop Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Uplusgold.com

Workshop Leadership 2022: Khi Lãnh Đạo Nói Thẳng

Chương trình đào tạo cấp lãnh đạo của Thắng Lợi Group với tên gọi Workshop Leadership: One Team – One Vision tại Sea Links Phan Thiết trong 4 ngày vừa khép lại với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

Sáng ngày 10/07/2017, đoàn xe gồm 18 lãnh đạo cấp cao và ban tổng giám đốc của Thắng Lợi Group di chuyển ra thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) để bắt đầu Workshop Leadership 2017: One Team – One Vision. Đây là một trong những chương trình chia sẻ định hướng, tầm nhìn và kỹ năng cần thiết cho cấp lãnh đạo trong hệ thống. Workshop Leadership 2017 cũng góp phần ảnh hưởng đến sự phát triển và chiến lược “Vươn ra biển lớn” của Thắng Lợi Group nên chương trình được ông Dương Long Thành – Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Thanh Quyền – Phó Chủ tịch HĐQT chuẩn bị khá chỉn chu.

Các thành viên trong đoàn chuẩn bị xuất phát

Mỗi ngày là những thử thách với các thành viên, nếu không có đủ sức khỏe và trí lực thì các thủ lĩnh khó mà vượt qua được. Các thành viên được chia làm 3 đội và tự đặt tên cho đội mình là: Sói bạc, Hà mã, Báo đen. Trong mỗi thử thách, các đội sẽ nhận mật thư hoặc yêu cầu từ Ban Tổng giám đốc và cùng đồng đội hoàn thành một cách tốt nhất.

Đội Hà mã đang thực hiện thử thách từ Ban Tổng giám đốc

Bên cạnh hoạt động đội nhóm, các thành viên còn được chia sẻ cảm nhận của mình về các thành viên còn lại. Là lãnh đạo cấp cao nhưng mọi người đã không ngại nhận xét, góp ý một cách thẳng thắng về mình và đồng nghiệp. Buổi chia sẻ diễn ra trong không khí thân tình, các thành viên đã có những giây phút lắng lòng lại để nhìn nhận bản thân. Nhằm mục đích giúp các thành viên kiểm soát tốt nhất phong thái cùng năng lượng của người lãnh đạo, Ban Tổng giám đốc cũng lồng ghép tiết mục Yoga và Thiền vào trong chương trình giảng dạy.

Các thành viên tham gia khóa học yoga

Khép lại chương trình học tập, các thành viên cùng cam kết với Ban Tổng giám đốc về mục tiêu chiến lược 6 tháng cuối năm và giai đoạn sắp tới. Chương trình đào tạo không chỉ là cơ hội để các lãnh đạo cấp cao được lĩnh hội kiến thức và những kỹ năng quý báu mà còn là dịp để mọi người ngồi lại bên nhau và hiểu nhau nhiều hơn. “Một chuyến đi thiết thực và giá trị, cám ơn Ban Tổng giám đốc! Mọi mục tiêu sẽ được hiện thực hóa bằng hành động của 18 vị la hán (ý nói 18 thành viên tham gia chương trình) trong 3 tháng tới” – Anh Trần Minh Đăng (Giám đốc điều hành Global Land – thành viên của Thắng Lợi Group) chia sẻ.

Sau chương trình Workshop Leadership: One team – One Vision, Thắng Lợi Group tiếp tục tổ chức Lion Camp 3 – chương trình đào tạo cho các cấp quản lý từ level 3 trở lên cũng tại Sea Links Phan Thiết.

#28: Đặt Tên Con – Phần 1: Đặt Tên Phim

Nếu mỗi lần viết kịch bản phim là một lần mang thai, thì khâu phiền não nhất đối với mỗi biên kịch có lẽ là khi phải nghĩ tên cho kịch bản. Ai sinh con ra cũng muốn con mình có một cái tên thật hay, thật ý nghĩa, và nhất là không giống với tên của đứa mình ghét. Nhưng mà đặt tên con như thế nào cho hay, cho ý nghĩa, cho “điện ảnh”, thì không phải ai cũng biết. Mà có biết thì không phải lúc nào cũng nghĩ ra một cái tên nghe có vẻ hay ho ngay lập tức được.

ĐẶT TÊN PHIM

Các kiểu đặt tên phim

Có nhiều cách khác nhau để đặt tên phim, nhưng nhìn chung thì có 5 cách phổ biến như sau:

1. Đặt tên phim theo tên nhân vật chính:

Đây là kiểu đặt tên phim khá phổ biến ở Hollywood. Joker, Forrest Gump, Logan, John Wick, Deadpool, Coco… là những ví dụ điển hình. Ở Việt Nam cũng có vài phim đặt tên kiểu này như Tèo Em, Hai Phượng, Hương Ga, Long Ruồi…

Đặt tên phim theo tên nhân vật có điểm tốt là nhanh gọn, giúp khán giả dễ nhớ hơn, nhưng tất nhiên là nhân vật phải có cái gì đó để khán giả nhớ tới.

Có một biến thể khác của kiểu đặt tên này, đó là thay vì đặt tên phim theo tên nhân vật chính, người ta sẽ đặt tên phim theo đặc điểm nhận dạng của nhân vật. Chẳng hạn như: Mother, Old Boy, Naked Director, Lord of The Rings, Spycho, Baby Driver, Iron Man, The Spy Gone North, Nữ Đại Gia, Mắt Biếc, Vòng Eo 56, Fan Cuồng, Cô Ba Sài Gòn…

2. Đặt tên phim theo sự kiện/vấn đề chính

Tên phim đặt theo cách này thường mô tả một phần hoặc toàn bộ biến cố/ sự kiện chính mà nhân vật trong phim gặp phải/trải qua. Điển hình là các phim Wanted, Saving Private Ryan, The Secret Life of Walter Mitty, The Curious Case of Benjamin Button, Up, Toy Story, Star Wars, The King’s Speech…

Đây là cách đặt tên phổ biến nhất, một phần vì dễ gây tò mò và thu hút khán giả thông qua tên phim, phần vì đặt tên theo cách này nghe có vẻ hấp dẫn hơn, dễ quảng bá hơn. Nhưng trên hết, khi đặt tên theo cách này, phần nào đó bạn đã có thể giới thiệu được cho người đọc, người xem về nội dung và thể loại bộ phim hướng tới, giúp người đọc, người xem dễ dàng lựa chọn hơn.

Ở Việt Nam, một số phim đặt tên theo cách này có thể kể đến như: Mùa Len Trâu, Thời Xa Vắng, Sống Trong Sợ Hãi, Nụ Hôn Thần Chết, Giải Cứu Thần Chết, Truy Sát, Chờ Em Đến Ngày Mai, Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh, Trúng Số…

3. Đặt tên phim theo địa danh

Với những bộ phim mà câu chuyện chính diễn ra chủ yếu ở một bối cảnh đặc biệt cụ thể, thì tên của bối cảnh đó cũng có thể trở thành tên phim. Ví dụ như: Shutter Island, Kong: Skull Island, Titanic, Dunkirk, The Chronicles of Narnia, Cánh Đồng Bất Tận, Đảo Của Dân Ngụ Cư…

Một biến thể khác của kiểu đặt tên này, là đặt tên theo mốc thời gian. Đây là cách mà những phim thuộc dòng lịch sử hoặc giả tưởng có thể áp dụng. Chẳng hạn như những phim 2001: A Space Odyssey, Jurassic Park, 1917 (về WW1), 1987: When the Day Comes, Nước 2030…

4. Đặt tên phim theo kho báu/mục tiêu của nhân vật

Bên cạnh cách đặt tên phim theo sự kiện chính thì đặt tên phim theo tên kho báu/ mục tiêu của nhân vật cũng là cách mà nhiều biên kịch thường dùng. Có thể điểm qua vài cái tên như Blood Diamond, Indiana Jones and The Last Crusade, Khát Vọng Thăng Long, Đảo Giấu Vàng…

5. Tên phim mang tính ẩn dụ

Đây là cách đặt tên yêu thích của nhiều biên kịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào cách này cũng hiệu quả. Bạn có thể nghĩ ra được một cái tên tuyệt vời, nếu như kịch bản của bạn thực sự đủ sức gánh vác cái tên đó. Trong nhiều trường hợp kịch bản có tên phim như quote ngôn tình, sến súa và nông cạn, người đọc không cần nhìn vào kịch bản cũng biết kịch bản đó yếu cỡ nào.

Lưu ý khi đặt tên phim

Tuy tên phim có nhiều cách đặt khác nhau, nhưng có những yếu tố tên phim nào cũng cần có:

Dù vậy, đôi khi, bạn có thể dùng cách “chơi chữ”. Chẳng hạn như có một phim truyền hình tên là “Cười lên Donghae”, xoay quanh cuộc đời của nhân vật Donghae do Ji Chang Wook đóng chính. Tại sao bộ phim có tên đó? Vì xuyên suốt bộ phim, Donghae gặp đủ mọi biến cố trên đời, ăn hành ngập mặt, khổ sở vô cùng. Gặp bao nhiêu biến cố vậy mà Donghae có thể cười được thì đúng là phép màu. Tên phim khiến khán giả tò mò, rằng chừng nào Donghae mới có thể cười, và rồi họ kiên nhẫn xem hết mấy chục tập phim để chờ phép màu xảy ra. Ji Chang Wook cũng bắt đầu nổi tiếng từ phim đó.

2. Đọc lên nghe mượt mà, thuận tai

Yếu tố này tưởng chừng chỉ là yếu tố nhỏ, nhưng lại khá quan trọng, nhất là khi bạn đặt tên phim dài hơn ba chữ.

Con người có xu hướng quên nhanh, nhất là trong thời đại thông tin hỗn tạp như hiện nay. Nếu như tên phim của bạn không có điểm nhấn, đọc lên nghe kỳ cục, khó nhớ, thì khán giả sẽ dễ dàng quên nay. Hãy thử đọc to tên phim của bạn lên và tưởng tượng nếu bạn giới thiệu cho ai đó về bộ phim bạn đang viết, bạn có thể thuận miệng nói ra cái tên đó không. Chú ý, đừng đặt tên quá kỳ lạ chỉ vì bạn thấy cái tên đó “hài hài, vui vui”. Khi ai đó hỏi “Phim bạn tên gì?” mà bạn trả lời “Ai Mà Biết” thì bạn có nguy cơ tổn thương xương hàm trước khi kịp giải thích đó là tên phim.

3. Tên phim có nghĩa

Vâng, tên phim của bạn phải có nghĩa. Một cái tên vô nghĩa sẽ khiến người đọc, người xem nghĩ rằng “đây là một kịch bản nhảm nhí” và quăng kịch bản của bạn vào thùng rác. Một cái tên có ý nghĩa sẽ thay đổi số phận kịch bản của bạn. Hãy đặt tên phim có nghĩa.

4. Có yếu tố thu hút khán giả

Chung quy cũng do trình độ nhận thức khác biệt quan điểm.

Đặt tên phim tệ thì sao?

Nếu khả năng đặt tên phim của bạn không cao, cũng đừng quá lo lắng. Trong một số trường hợp, tên phim có thể được đặt lại bởi đội ngũ marketing, nhằm phù hợp với chiến lược quảng bá, thu hút khán giả. Đó là đối với phim nước ngoài, còn đội ngũ marketing phim Việt Nam thì thôi đừng trông mong.

Còn bạn, bạn thường đặt tên phim như thế nào?

©yooribae

Bình chọn

Chia sẻ ngay:

Facebook

Twitter

Tumblr

Pinterest

Thêm

LinkedIn

Reddit

Telegram

WhatsApp

Skype

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Đặt Tên Tác Phẩm

Thứ hai – 20/07/2020 09:01

Viết văn là nghề có từ lâu đời và bao nhiêu tác phẩm đã được tạo ra, khó khăn trong việc đặt tên là nó rất dễ trùng tên với những tác phẩm đã từng tồn tại. Những cái tên đại loại có những cụm từ như: “Lần cuối cùng”, “Đêm cuối”, “Ngày đầu tiên”… đã bị vô số người sử dụng. Nếu lặp lại những cụm từ ấy dễ dẫn đến sự hiểu lầm hoặc lẫn vào trong đám đông hoặc biểu hiện của sự thiếu tìm tòi và sáng tạo.

Không riêng gì tên tác phẩm, ngay cả tên người thiên hạ đã đặt hết cả rồi những cái tên Tuấn, Mai, Hiền, Thảo, Vũ… nhìn đâu cũng thấy. Tìm một cái tên mới không trùng ai và tạo được ấn tượng là điều vô cùng khó khăn, thậm chí trong một số trường hợp là bất khả.

Chính tôi đã rơi vào những trường hợp khóc dở, mếu dở. Tìm được một cái tên ưng ý, trước khi tác phẩm mang đi nhà in thì phát hiện có người dùng cái tên ấy rồi, thế là buộc lòng phải tìm một cái tên khác thay thế, khi sách in ra vẫn không thấy thoả mãn với nó.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần.

Nhưng cũng có rất nhiều người giỏi đặt tên, họ tạo những cái tên rất ấn tượng, đọc lên đã thấy hấp dẫn và gần như không trùng ai. Một trong người đặt tên hay là Nguyễn Ngọc Thuần.

Hãy đọc thử những cái tên tác phẩm của anh mà xem: “Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ”, “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, “Vào ngày đẹp trời người nhổ khoai mì bị rắn độc cắn”… Mỗi cái tên đều rất gợi, khá dài và mang sẵn một sự khiêu khích nào đó.

Khi được hỏi về cách đặt tên tác phẩm, Nguyễn Ngọc Thuần đã thú nhận rằng, anh thường nghĩ tên tác phẩm trước, khi nào đặt được cái tên hay, ưng ý anh mới bắt đầu viết. Đây là một cách độc đáo và thú vị vì thông thường người ta sẽ nghĩ ra một vài ý tưởng rồi mới viết, cái tên ban đầu chỉ là một phương án chứ không thể quyết định sự viết. Nếu đặt được một cái tên độc đáo rồi mới viết thì điều ấy quả rất lạ hoặc Nguyễn Ngọc Thuần đã nói đùa!

Cách đặt tên dài là một kiểu khá phổ biến thời gian gần đây, đó là một cách chống lại sự trùng lặp và “gây hấn” với độc giả. Hồ Anh Thái cũng là một trong những người đặt tên khá thú vị. Đây là tên một số tác phẩm của anh: “Cõi người rung chuông tận thế”, “Cả một dây theo nhau đi”, “Mua tranh Van Gogh để đốt”… Những tiêu đề của Hồ Anh Thái thường đi thẳng vào nội dung tác phẩm, ít khi ẩn dụ hay ngầm ẩn.

Nhưng không phải bây giờ các nhà văn mới đặt tên tác phẩm dài và tạo một cú huýnh vào tâm lý của độc giả. Các cây bút tiền chiến xưa cũng từng có cách đặt tên khiến người đọc phải giật mình. Vũ Trọng Phụng có những cái tên rất gây sốc: “Kĩ nghệ lấy Tây”, “Làm đĩ”, “Một con chó hay chim chuột”… Chỉ đọc tên tác phẩm đã biết tác giả chơi một cú “vỗ mặt”. Tôi chắc hẳn những dòng tít không biết nể nang này đã góp phần làm nên sự thành công của Vũ Trọng Phụng.

Nam Cao cũng là một người đặt tên hay, ông có những truyện tên rất gợi như: “Cái mặt không chơi được”, “Trẻ con không được ăn thịt chó”, “Mò sâm banh”… Nhưng không phải tác phẩm nào Nam Cao cũng thành công trong việc đặt tên. Xem lại những lần ông thay đổi tên gọi tác phẩm, ta thấy rằng nhà văn cũng vật vã với nó lắm.

Một tác phẩm xuất sắc của Nam Cao, lần đầu ông gọi nó là “Cái lò gạch cũ”, khi in thành sách, nhà xuất bản tự ý đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi”, sau này in lại, ông đổi thành “Chí Phèo”. Và tôi đồ rằng từ ngày được định danh “Chí Phèo”, sự lan toả và danh tiếng của tác phẩm được biết đến nhiều hơn so với hai cái tên ban đầu.

Và chính Nam Cao cũng từng có những cú bẻ ngược khác rất đáng chú ý, một cuốn tiểu thuyết của ông, ban đầu được đặt tên là “Chết mòn”, sau lại đổi tên là “Sống mòn”. Tất nhiên, chết mòn thì quá dễ, sống mòn mới đáng nể!

Một nhà văn nổi tiếng từ thời tiền chiến như Ngọc Giao có những tác phẩm rất trữ tình và dịu dàng như “Phấn hương”, “Cô gái làng Sơn Hạ”… bỗng “huỵch” một phát đặt tên cho một truyện ngắn cái tên rất khiêu khích: “Đời tư Lã Bố”! Có lẽ chính vì cái tên rất khác người này mà tác phẩm này đã được nhiều nhà xuất bản hồi ấy in vào tuyển tập và tôi chắc hẳn độc giả khi nhắc đến cái tên truyện đều không khỏi tò mò, thế mà Ngọc Giao đã đặt tên kiểu đó từ năm 1938!

Nhà văn Hồ Anh Thái.

Đó là những kiểu tên dài và thách thức, có những nhà văn lại thích đặt những cái tên thật ngắn, thậm chí là một chữ. Những kiểu đặt tên này mang lại một hương vị khác lạ, nó ngầm ẩn và thách thức. Nguyễn Bình Phương có “Ngồi”, Nguyễn Ngọc Tư có “Sông”, Nguyễn Đình Tú có “Nháp”…

Các nhà văn nước ngoài nhiều người cũng có cách đặt tên rất hay. Ta có thể vài cuốn đình đám quen thuộc với độc giả Việt. Đó là “Gone with the wind” của Margaret Mitchell – Cuốn theo chiều gió, “For whom the bell tolls” của Ernnest Hemingway – Chuông nguyện hồn ai, “The call of the wild” của Jack London – Tiếng gọi nơi hoang dã…

Có những kiểu tên được đặt theo những khái niệm. Phong cách này thường được các nhà văn cổ điển ưa thích như các cuốn: “Chiến tranh và hòa bình”, “Tội ác và hình phạt”, “Kiêu hãnh và định kiến”, “Lý trí và tình cảm”… Các nhà văn Việt ít khi đặt tên theo kiểu khái niệm vì cho rằng nó quá Tây và cứng nhắc. Nhưng làm gì có khuôn vàng thước ngọc nào cho việc đặt tên, thế này hoặc thể kia!

Cuốn tiểu thuyết đầu tay của tôi phải 7 lần đổi tên vì những lí do khác nhau và tôi cũng muốn nó thuần Việt theo tư duy người Việt nhưng rốt cục tôi đã “nhượng bộ” người biên tập cuốn sách và đặt tên nó là “Tưởng tượng và dấu vết”. Nhiều người bảo cái tên đó trúng, người khác thì nói nó quá cứng! Cũng không thể nào chiều hết mọi người và thậm chí ngay cả những tác phẩm đã rất nổi tiếng, người viết vẫn luyến tiếc về cái tên của nó.

Cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh ban đầu có tên là “Nỗi buồn chiến tranh”, sau đó đến nhà xuất bản, biên tập viên đổi là “Thân phận của tình yêu”, lúc tái bản, Bảo Ninh lấy lại tên cũ nhưng sau rốt ông lại thú nhận, giá kể cuốn sách chỉ mang tên “Nỗi buồn” là đủ, thêm từ “chiến tranh” là không cần thiết!

Một kiểu đặt tên ưa thích của người viết là lấy luôn tên nhân vật chính làm tên tác phẩm. Những tác phẩm kiểu này rất nhiều như: “Anna Karenina”, “Bà Bôvary”, “Lão Hạc”, “Hồ Quý Ly”… Kiểu đặt tên này đơn giản và tiện lợi vì nhân vật được tên đặt là nhân vật trung tâm và có ảnh hưởng lớn dễ tạo hình ảnh. Nhưng bây giờ ở các tác phẩm hiện đại, tác giả có khuynh hướng xây dựng nhiều nhân vật chính mà ít có nhân vật trung tâm hoặc nhân vật không đủ nổi bật nên cũng có ít tác phẩm đặt tên kiểu này.

Một câu hỏi đặt ra là tên tác phẩm có nhất thiết phải song hành với nội dung tác phẩm hay không. Tôi cho rằng điều này không nhất thiết. Tên tác phẩm song hành hay không không quan trọng, miễn là nó hay và có những gợi mở. Điều này sẽ phá vỡ được những định kiến và lối mòn đặt tên.

Nhiều tác giả không muốn hé lộ cho độc giả bất cứ điều gì qua cách đặt tên, họ cho rằng, tác giả không việc gì phải tiết lộ nội dung tác phẩm cho độc giả biết qua tiêu đề tác phẩm. Cứ để cho độc giả tự khám phá sẽ hấp dẫn và thú vị hơn. Một vài cái tên kinh điển thuộc thể loại này như: “Tên của đóa hồng” của Umberto Eco, “Tu viện thành Parma” của Stendhal…

Việc đặt tên tác phẩm giống như dán một cái nhãn hàng hóa, nó rất quan trọng trong việc thu hút độc giả. Ngày nay, văn học bị cạnh tranh khốc liệt với các loại hình khác và chính các tác giả cũng phải có những tư duy mới để có chỗ đứng và neo vào trí nhớ độc giả. Một cái tên hay và hấp dẫn đóng một vai trò nhất định trong sự thu hút này.

Tôi nhớ có lần đạo diễn Lê Hoàng kể, một bộ phim anh đạo diễn có cái tên dự định là “Trường hợp của Hạnh”. Rõ ràng đó là một cái tên quá cứng và khô. Lê Hoàng bảo, đặt tên đó thì “ma” nó mới đi xem phim! Khi đổi tên phim là “Gái nhảy” thì cái tên mới đã tạo được sự hấp dẫn lớn hơn nhiều và bộ phim đã từng là một hiện tượng đáng chú ý.

Tất nhiên, tên tác phẩm chỉ là một phần cấu thành tác phẩm, tên hay mà tác phẩm dở thì không làm gì nổi nhưng đương nhiên một cái tên ấn tượng sẽ có sức lan tỏa mạnh. Cô đọng hoặc khiêu khích, dài dòng hoặc cụt lủn hoặc bất cứ phong cách đặc biệt nào sẽ cộng hưởng với tác phẩm, khiến nó hấp dẫn và được chú ý hơn.

Và lúc này tôi lại nghĩ đến việc người ta đặt tên cho đứa con ruột của mình. Quá trình ấy thường rất lâu và tốn công sức nhưng khi lớn lên chưa chắc đứa trẻ đã hài lòng với cái tên bố mẹ nó đã tâm đắc ấy. Tên một tác phẩm cũng vậy, người viết có khi đắn đo cân nhắc lắm nhưng rốt cuộc khi ra công chúng chưa chắc đã được sự đồng tình, thích thú.

Đặt tên khó lắm, vì rốt cuộc khi đặt tên ta nghĩ đến điều gì? Nghĩ đến tác phẩm hay độc giả? Đừng tưởng đây là một câu hỏi dễ trả lời!

Uông Triều

Lq Đặt Tên Có Khó Không? Xem Xong Những Cách Đặt Tên Này

LQ Đặt tên có khó không? Xem xong những cách đặt tên này

Hình thức đưa ra ý chính

Ví dụ: không có việc gì người ở đây tháp cũng ở đây, muốn thắng tôi hãy giữ lại tôi, bạn lần nữa xuất hiện hàng treo Rất nhiều game thủ thực lực dũng cảm lại khiến cho đồng đội phát hiện ra, có thể tham khảo hình thức ” ném gạch” này. Khi chơi game, mọi người đều quen dùng một đoạn ngắn làm tên nick của mình, ví dụ lời thoại kinh điển của Galen,nếu như muốn để đồng đội đều biết bạn là game thủ đại thần cấp, giống như nick thứ 2 là một phương thức biểu đạt rất hay, ngôn ngữ ngắn gon ý sâu sắc. Nếu như muốn bao hàm bản thân đồng đội cũng có thể tự chơi, tên nick thứ 3 là một lựa chọn không tồi

Hình thưc đưa ra ý chính đạo cụ anh hùng”

15 phút 6 thần mặc, không diễn cho Galen, Timo Squat trực tuyến nhanh, hãy mở đường của tôi và không chạm vào dòng người lính của tôi? Hình thức giọng nói của game thủ hàng đầu Rất muốn thắng một trận, diễn viên đừng diễn tôi, Phật nói tàn tứ đại đều trống, cho tôi một đôi giày 6 tốc độ, thịt gói vi ân, rất muốn tặng người đầu, rừng rậm trực tuyến mang 3 con đường, rừng rậm màu xanh, rừng rậm màu hồng, phụ trợ ADC, bạn chơi kém 1 bậc thử xem

Chỉ thị

Đánh tôi bạn là con chó cô độc, một chuyến đi 2 đuôi ngựa Kerry, ngoan chút thì hãy ôm tôi, phụ trợ món ăn trách tôi, bạn không nên hung dữ với tôi, trái tim ác quỷ biên sâu, siêu ngọt ngào.

Hình thức đại hiệp

tại hạ…cưu ma trí, tôi vẫn là Triệu Tử Long, Trương Phi đáng yêu, Quan Vũ đáng yêu tìm sự chú ý

Hình thức văn nghệ

Tắc bắc cô châu, lục địa sông con chim gáy, cây mận gai ám sát vua Tần

kaluuuli、Hundan、The shy、Rookie、Jacklove、Baolan、Ning

Hình thức trào lưu kaluuuli、Hundan、The shy、Rookie、Jacklove、Baolan、Ning

Hình thức gây cười

Tại hạ, Long Ngạo Thiên, Gia Ngạo, Gailen 5 dolan, heo rừng, đối diện tai ách càng thêm đẹp trai, thịt bọc con báo hiểu, Gaming Gatling, tiểu khả ái 100kg, đừng trách lão ca vô tình