Top 11 # Những Cái Tên Hay Về Âm Nhạc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Uplusgold.com

List Sách Hay Về Âm Nhạc

Sách về âm nhạc hay nhất. Viết về các thời kỳ âm nhạc, giới thiệu cuộc đời của các nhà soạn nhạc và danh sách các bản nhạc nổi tiếng. Đồng thời sắp xếp phân chia thể loại âm nhạc giúp người đọc dễ hiểu hơn trong quá trình tìm đọc.

Những Nốt Nhạc Tỉnh Thức

Cuốn sách này ghi lại những khám phá của tác giả Tricia Tunstall, và những nỗ lực làm sáng tỏ khả năng gần như kỳ diệu của Sistema để truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ, nhà giáo dục, và các nhà hoạt động xã hội ở khắp mọi nơi. Nó lần theo quá trình mà tác giả đã dần nhận thức được rằng trong El Sistema, lý tưởng dẫn dắt dàn nhạc như một trường học cho cộng đồng phải rất mạnh mẽ để có thể xuất sắc xóa nhòa sự phân biệt giữa giáo dục âm nhạc và biến đổi xã hội. Và nó mô tả quá trình củng cố niềm tin trong bà rằng nước Mỹ và các nơi khác trên thế giới, có nhiều điều để học hỏi từ mô hình của Venezuela.

El Sistema là một chương trình giáo dục âm nhạc công lập ở Venezuela, ban đầu được gọi là Hành động xã hội vì âm nhạc do nhà kinh tế và nhạc sĩ Jose Antonio Abreu sáng lập. El Sistema quản lý hơn 150 dàn nhạc thanh niên cà 70 dàn nhạc thiếu niên tham dự miễn phí các trường âm nhạc trong hệ thống của mình trên khắp đất nước. 905 trong số đó là con của các gia đình nghèo. Các em không những được mễn phí học mà còn được cấp nhạc cụ thậm chí cả thẻ xe buýt đến lớp.

Kết hợp sự khôn khéo về chính trị với lòng tận tâm hết mực, Abreu đã nuôi dưỡng giấc mơ, nơi âm nhạc được xem như môi trường lý tưởng mà trẻ em càng sớm được trưởng thành trong đó thì càng tốt cho xã hội.

“Những nốt nhạc tỉnh thức là một cuốn sách phải-đọc dành cho bất cứ ai muốn làm thế giới tốt đẹp hơn mà chưa biết phải bắt đầu từ đâu.” – Ngài Clive Gillinson, Giám đốc điều hành và Giám đốc nghệ thuật Carnegie Hall

Danh Nhân Âm Nhạc

Những cống hiến của họ đã biến những điều tưởng chừng như không thể thành có thể, và đã tạo ra những thay đổi lớn lao trong quá trình phát triển của loài người, tạo nên những bước ngoặt lịch sử đưa con người lên một tầm cao mới.

Họ chính là những nhà nghệ thuật tài ba, nhà bác học tên tuổi hay là những triết gia có tầm ảnh hưởng… Tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của họ là những bản hùng ca độc đáo giữa cuộc sống vĩnh hằng với những thất bại, thành công, đắng cay cùng cực này. Họ đã có những cống hiến vĩ đại cho nhân loại.

Đặng Thái Sơn Người Được Chopin Chọn

Không biết có phải vì cây đàn piano quá lớn, không như violon, mà các nghệ sĩ nhí, được gọi là “thần đồng”, thường xuất hiện trên sân khấu với loại nhạc cụ có dây, còn chơi piano, nếu không qua một độ tuổi nhất định thì khó mà biểu diễn thành công, chỉ dừng ở chơi cho vui, cho biết. Có lẽ cần nhiều thời gian để một người có thể hiểu cơ cấu và cảm nhận về loại nhạc cụ phức tạp này.

Thông thường, các nghệ sĩ piano muốn thành công trên con đường sự nghiệp biểu diễn quốc tế, có mặt trong các buổi hoà nhạc lớn ở các nhà hát lừng danh, không còn cách nào khác hơn là tham gia các cuộc thi piano quốc tế từ độ tuổi 15 đến 30. Cũng có trường hợp được các ông bầu nổi tiếng hay những công ty sản xuất âm nhạc phát hiện, nhưng đây là những trường hợp rất hiếm. Tuy nhiên, với nhiều người được vinh danh tại các cuộc thi âm nhạc, ngay sau khi nhận giải thưởng, dù họ có tổ chức nhiều hoạt động rình rang, đình đám như thế nào thì vài năm sau đó, tên tuổi của họ cũng dần trở nên im ắng. Cuộc đời của những nghệ sĩ piano luôn nghiệt ngã như thế đấy! Bất chấp tất cả, họ vẫn tồn tại, vẫn luyện tập từng giờ từng ngày, chấp nhận đánh đổi cuộc đời mình cho nghiệp dương cầm. Chính vì vậy, khi biểu diễn, những thăng trầm của cuộc đời nghệ sĩ dương cầm được thể hiện rất rõ nét qua tiếng đàn. Từng nốt nhạc vang lên phản ánh chân thực lối sống của người nghệ sĩ. Âm nhạc luôn luôn gắn bó với họ. Ngay cả khi đi ngủ, những bản nhạc mà họ đang luyện tập vẫn cứ réo rắt vang lên trong đầu.

Chúng ta, những khán giả thưởng thức âm nhạc, sẽ cảm nhận và hiểu hơn về lẽ sống của người nghệ sĩ piano từ những buổi biểu diễn của họ, đó chính là cái mà chúng ta gọi là sự “đồng điệu”. Đời người thay đổi, âm nhạc cũng đổi thay. Kinh nghiệm sống đem lại sự cảm nhận tác phẩm sâu sắc và sự truyền cảm khi biểu diễn. Từ một cuộc sống đầy trắc trở, điều mà Đặng Thái Sơn học được, đó là gì? Tác giả bắt đầu cuộc hành trình giải mã những điều bí ẩn xung quanh con người Đặng Thái Sơn.

Hồi Ức Bên Phím Dương Cầm

Giảng dạy và biểu diễn nghệ thuật nói chung cũng như piano nói riêng thường được coi là một công việc nhẹ nhàng và quý phái. Nhưng có lẽ không nhiều người thực sự hiểu rằng để đến được với nghệ thuật và tiến bước trên con đường âm nhạc cổ điển chính thống, những người nghệ sĩ đã phải trải qua những năm tháng khổ luyện đầy gian nan vất vả, thậm chí khắc nghiệt vô cùng.

Cuốn sách “Hồi ức bên phím dương cầm” sẽ giúp cho các bạn đang theo học piano, cũng như những người đang theo học piano chuyên nghiệp – những người sắp trở thành các nghệ sĩ, giáo viên âm nhạc chuyên nghiệp trong tương lai – cảm nhận, thấu hiểu hơn những thuận lợi cũng như “cái giá phải trả” cho đam mê của mình. Nhưng dù thế nào đi nữa, ý nghĩa tích cực mà âm nhạc mang đến cho cuộc sống của chúng ta thì không lời nào có thể tả xiết.

Trịnh Công Sơn và Bob Dylan

Một “sân khấu” được dựng lên với những cuộc khảo sát thú vị trên các phương diện: tôn giáo, chính trị, chiến tranh, tình yêu và chung quy là hai bối cảnh văn hóa đã hun đúc nên hai tài năng này. Từ đó, không chỉ vấn đề tiểu sử cá nhân, tiểu sử nghệ thuật, cá tính sáng tạo, vai trò trí thức của Trịnh Công Sơn và Bob Dylan được trình bày cụ thể, lý tính, mà cuốn sách này còn tái hiện một bức tranh thời đại biến động qua những tương đồng, dị biệt của hai nhân vật lớn thuộc về hai nền văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh xung đột, chiến tranh những năm 1960-1970.

Cuốn sách không dừng lại ở những vấn đề thuộc phạm vi âm nhạc, mà xa hơn, soi tỏ một phông nền thời cuộc. Từ đó, có thể lý giải vì sao Trịnh Công Sơn và Bob Dylan đã trở thành hai tượng đài vượt ra khỏi khuôn khổ nền văn hóa của mình.

Người Sửa Đàn Dương Cầm

Ở tuổi 20, Tomura hoàn thành xong khóa học hai năm tại trường, cậu trở về Hokkaido để làm việc tại cửa tiệm nhạc cụ của Itadori. Vẫn còn nhiều hạn chế trong hiểu biết âm nhạc cũng như kinh nghiệm làm việc, Tomura dần dần xây dựng được cho mình ý nghĩa của việc trở thành một người sửa đàn dương cầm trong những lần tiếp xúc với Yanagi – một đàn anh có nhiều hơn cậu 7 năm kinh nghiệm, và cũng là người hướng dẫn trực tiếp cậu trong công việc.

Những hoài bão của tuổi trẻ cùng những tháng ngày miệt mài bên cây đàn dương cầm liệu có được đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực đã bỏ ra ?

Từ Vựng Tiếng Anh Về Âm Nhạc

AnhhAi trong số các bạn thích nghe nhạc? Bài viết này sẽ cung cấp một số từ vựng tiếng Anh bạn có thể dùng để nói về âm nhạc.

Nói về âm nhạc thì có rất nhiều thứ để nói. Bạn có thể nói về thể loại nhạc mà bạn thích, nhạc cụ mà bạn chơi hoặc nói về tâm trạng của bạn khi nghe nhạc.

Để nói về thể loại nhạc mà bạn thích, hãy dùng những cụm từ sau đây:

Các thể loại nhạc khác nhau gồm có: jazz, blues, pop, rock, heavy metal, hip-hop, classical music, electronic dance music (EDM), và R&B (rhythm and blues).

Để nói về nhạc cụ mà mình chơi được, hãy dùng những cụm từ này:

I can’t play any musical instrument. (Mình chẳng biết chơi loại nhạc cụ nào.)

Đây là tên gọi một số loại nhạc cụ phổ biến: piano, guitar, saxophone (kèn saxophone), violin (đàn vi-ô-lông), flute (sáo), drums (trống), trumpet (kèn trumpet), ukulele (đàn ukulele), cello (đàn cello), clarinet, harp, và harmonica.

Cuối cùng, để nói về tâm trạng khi nghe nhạc, bạn có thể dùng những cụm từ này:

great – Khi bạn thích nhạc đó. awful – Khi bạn không thích nhạc đó.

beat – Khi bạn thích phách nhịp trong bản nhạc. melody – Khi bạn thích nghe giai điệu bài hát. lyrics – Khi bạn thích lời bài hát.

good – Khi âm nhạc khiến tâm trạng bạn vui. bad – Khi âm nhạc khiến bạn thấy chán. relaxed – Khi âm nhạc làm tan biến nỗi buồn phiền trong bạn. energetic – Khi âm nhạc tiếp thêm năng lượng và làm bạn phấn chấn.

1. What music do you listen to? (Bạn nghe thể loại nhạc gì?) 2. Do you play any musical instrument? (Bạn có chơi loại nhạc cụ nào không?) 3. What do you like about your favorite type of music? (Bạn thích ở ở thể loại nhạc yêu thích của mình?) 4. What don’t you like about your favorite type of music? (Bạn không thích loại nhạc yêu thích của mình ở điểm gì?)

Nhóm Nhạc Hàn Và Ý Nghĩa Đằng Sau Những Cái Tên (Kỳ 2)

Kể từ khoảng giữa những năm 2000 cho đến nay, làn sóng Kpop đang ngày càng lan rộng ở khắp mọi nơi, vượt ra khỏi biên giới Hàn Quốc. Đây là một tín hiệu đáng mừng, dù nó cũng vô hình trung tác động không nhỏ đến các công ty giải trí khi bắt đầu đào tạo và ra mắt một nhóm nhạc mới, bởi giờ đây họ không chỉ mỗi quan tâm đến thị trường trong nước, mà phải chú ý đến cả thị trường nước ngoài.

Cũng chính vì tác động từ thị trường nước ngoài này, mà Kpop ngày càng xuất hiện nhiều nhóm nhạc có tên gọi xuất phát từ tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh. Điều đó là hoàn toàn dễ hiểu, bởi việc lựa chọn tên nước ngoài sẽ giúp nhóm dễ được nhớ đến ở thị trường quốc tế, đồng thời cũng không quá khó khăn để tiếp cận thị trường trong nước (tên mỗi nhóm đều được phiên âm lại theo tiếng Hàn).

Cùng điểm qua một số cái tên đình đám của các nhóm nhạc Hàn có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài!

1.BIG BANG

Cái tên Big Bang có nguồn gốc từ ” Lý thuyết Big Bang” (Big Bang Theory) – Thuyết vụ nổ lớn tạo nên vũ trụ. Cái tên này mang ý nghĩa rằng 5 chàng trai của nhóm giống như một “cú nổ lớn” của vũ trụ, thực sự tạo nên tiếng nổ lớn trong nền công nghiệp âm nhạc hiện đại, đã “biến đổi khuôn mẫu của các ngôi sao thần tượng” như ngày hôm nay.

Ra mắt từ năm 2006, đến nay, với những gì đã đạt được, Big Bang đã chứng minh mình là “cú nổ lớn”, một nhóm nhạc khó lòng thay thế tại xứ sở Kim Chi. Dù đã trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm, nhưng 5 chàng trai nhà YG Entertainment vẫn luôn là một “bức tường thành” khó lòng hạ bệ được trong ngành âm nhạc Hàn Quốc hiện nay.

Tên fandom của nhóm là V.I.P, xuất phát từ một cụm từ khá phổ biến ” Very Important Person“. Nguồn gốc cùa cái tên này là từ single thứ hai của nhóm ra mắt ngày 28/09/2006 có tên ” BigBang is V.I.P “. Single này đã bán được 21 nghìn bản ngay trong tháng đầu tiên và đạt tổng lượng bán lên tới 52 nghìn bản. Tên fandom mang ý nghĩa là fan của Big Bang là những người “vô cùng quan trọng”.

2. SUPER JUNIOR

Nhóm nhạc nam đông dân đầu tiên của Kpop mang một cái tên khá “vĩ đại” – Super Junior. Cái tên này tượng trưng cho khoảng thời gian tất cả các thành viên còn rất trẻ (junior), là những thực tập sinh được SM Entertainment đào tạo và được xem là xuất sắc (super) trong mọi lĩnh vực.

Debut năm 2005, cho đến nay, Super Junior được xem là “ông hoàng của làn sóng Hallyu”, là một trong những nhóm nhạc tiên phong đưa Kpop lan rộng khắp thế giới. Hơn 10 năm trong nghề, vị thế của Suju ở Hàn Quốc và đặc biệt là trên thế giới luôn khiến các nhóm hậu bối phải ngưỡng mộ.

Fan của Super Junior được gọi là E.L.F. Cái tên này được đặt bởi trưởng nhóm Leeteuk, viết tắt của cụm từ ” Ever Lasting Friends“, mang ý nghĩa là ” những người bạn vĩnh cửu“. Đúng như tên gọi, các E.L.F luôn bên cạnh, dành sự quan tâm đến thần tượng như những người bạn, cùng nhóm vượt qua những khó khăn, thử thách, scandal của các thành viên để giữ mối liên hệ bền chặt trong vòng 10 năm qua.

3. WONDER GIRLS

Nhóm nữ nhà JYP Entertainment sở hữu cái tên mang đúng nghĩa đen – ” những cô gái diệu kỳ“. Đó là những cô gái luôn khiến bạn phải kinh ngạc và khâm phục.

Wonder Girls được xem là một trong những nhóm nữ tiên phong của thế hệ thần tượng thứ 2, cùng với SNSD và Kara. Ra mắt năm 2007, Wonder Girls sớm tạo thành một hiện tượng chưa từng có với bộ 3 hit liên tiếp gây chao đảo cả Đại Hàn Dân Quốc, và được trao danh hiệu “Nhóm nữ quốc dân”. Đến nay, dù đã không còn đình đám như xưa, nhưng họ vẫn là những “nữ hoàng” khó thay thế trong lòng người hâm mộ Kpop.

Wonder Girls có nghĩa là những cô gài kỳ diệu, chính vì thế fan của họ có tên là Wonderful – “kỳ diệu”, “thần kỳ”.

4. AFTER SCHOOL

Cái tên này muốn gợi đến sự tự do của khoảnh khắc “after school” – sau giờ học, những giây phút vừa vui vẻ lại vừa thoải mái, là lúc mà tất cả chúng ta có thể phát huy được óc sáng tạo cũng như sự thông minh của mình ở mức độ cao nhất. Chính vì thế, âm nhạc của After School luôn mang lại sự độc đáo và khác biệt so với số đông các nhóm nhạc khác.

Ngoài ra, cái tên này cũng phần nào nói lên hình thức hoạt động của After School – nhóm nhạc hiếm hoi của Kpop tồn tại theo hình thức “nhập học – tốt nghiệp”. Kể từ khi ra mắt năm 2009 đến nay, nhóm đã trải qua rất nhiều lần thay đổi thành viên vì phương thức hoạt động này của mình.

Fan của After School được gọi là Play Girlz (fan nữ) và Play Boyz (fan nam). Cái tên này được lấy từ chính ca khúc ra mắt của nhóm – ” Play Girlz“.

5. T-ARA

T-ara là một cách viết của từ ” tiara” trong tiếng Anh – có nghĩa là ” vương miện“. Chính vì thế, cái tên này có ý nghĩa là các cô gái sẽ luôn nỗ lực để chứng tỏ họ là nữ hoàng trong nền âm nhạc, và sẽ luôn là những người được vinh dự đội “vương miện” quý giá trong ngành nghệ thuật này.

T-ara ngày hôm nay có thể mất đi vị thế hàng đầu mà họ từng đạt được sau scandal năm 2012. Thế nhưng, T-ara vẫn là một trong những nhóm nhạc sở hữu nhiều bản hit nhất tại Kpop, thậm chí là nổi tiếng toàn cầu.

Vì tên nhóm mang ý nghĩa là “vương miện”, chính vì thế người hâm mộ của T-ara được gọi là Queen – ” nữ hoàng“, người đội chiếc vương miện lấp lánh và giá trị.

6. SHINee

Chữ SHINee được lấy từ ” shiny“, có nghĩa là người luôn sống trong ánh hào quang. Ngoài ra, tên nhóm cũng có thể được giải thích theo một cách khác, đó là đặt theo dạng của từ employer (ông chủ) và employee (nhân viên). Trong đó, fan là Shine, có nghĩa là những người chiếu sáng cho thành công của 5 thành viên trong nhóm SHINee.

Debut năm 2008 dưới trướng “ông lớn” SM, SHINee là một trong những nhóm nhạc “sạch” hiếm hoi trong Kpop, và cũng nổi tiếng nhờ âm nhạc chất lượng và độc đáo.

Fandom của SHINee có tên gọi là Shawol, viết tắt của “SHINee World” – “Thế giới của SHINee”.

7. EXO

Tên gọi của nhóm nhạc đình đám nhất hiện nay được lấy từ ” Exoplanet” trong tiếng Anh, có nghĩa là ” ngôi sao lớn“, tượng trưng cho hy vọng tỏa sáng và tràn đầy năng lượng của các chàng trai.

Cái tên này cho đến nay đã chứng tỏ được sự đúng đắn của người đặt, khi EXO dẫu chỉ mới ra mắt 4 năm nhưng đã nhanh chóng trở thành một tên tuổi lớn của ngành công nghiệp thần tượng hiện nay. Lượng bán album của nhóm đã nhanh chóng vượt mặt những tiền bối lớn, ghi tên mình vào danh sách những nghệ sĩ có lượng đĩa bán ra “khủng” nhất trong lịch sử âm nhạc Hàn Quốc.

Tên fandom của EXO được SM chính thức công bố vào năm 2014 là EXO-L. ” L” là viết tắt của chữ ” Love” (Tình yêu). Bên cạnh đó, “L” còn là chữ cái đứng giữa “K” và “M” tương ứng với 2 phân nhóm của EXO là EXO-K và EXO-M. Điều này tạo nên sự kết nối K-L-M, tượng trưng cho sự kết nối của EXO và fan, cũng như câu khẩu hiệu của nhóm: ” We Are One“.

8. KARA

Khác với những nhóm nhạc kể trên, khi tên gọi của nhóm xuất phát từ những từ tiếng Anh, 2 nhóm nhạc tiếp theo sau có nguồn gốc tên gọi là từ những thứ tiếng khác.

Đầu tiên phải kể đến Kara. Cái tên Kara bắt nguồn từ một từ trong tiếng Hy Lạp là ” Chara“, có nghĩa là ” niềm vui“. Ngoài ra Kara còn có nghĩa là những ” giai điệu ngọt ngào“, vui vẻ.

Dù đã chính thức tan rã vào đầu năm 2016 khi các thành viên kết thúc hợp đồng với công ty quản lý DSP, nhưng Kara vẫn là một trong những tượng đài girlgroup mà Kpop từng sản sinh ra. Không chỉ thành công ở thị trường trong nước, Kara còn được xem là nhóm nữ Hàn Quốc thành công nhất tại thị trường Nhật Bản.

Fan của Kara được gọi là Kamilla. Đây là một cách gọi ghép của ” Kara” và ” Familla” (một từ tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là ” gia đình“), với ý nghĩa chung là ” gia đình Kara“.

9. SECHSKIES

DSP Entertainment có vẻ rất thích những cái tên có nguồn gốc tiếng nước ngoài khác tiếng Anh, khi ngay từ nhóm nhạc thần tượng đầu tiên của mình, họ đã chọn cái tên Sechskies khá đặc biệt. Sechskies xuất phát từ tiếng Đức, có nghĩa là ” 6 viên kim cương“, tượng trưng cho 6 thành viên của nhóm. Chính vì thế, nhóm được chia thành 2 nhóm nhỏ là “White Kies” – “Kim cương trắng” và “Black Kies” – “Kim cương đen”.

Sechskies là nhóm nhạc thần tượng đời đầu, debut năm 1997. Cùng với H.O.T, họ được xem là những người tiên phong cho cả ngành công nghiệp thần thượng Kpop. Tan rã năm 2000, đến năm 2016, nhóm đã tái hợp trên Infinity Challenge và sau đó chính thức ký hợp đồng với YG và chính thức trở lại đường đua Kpop.

Tên fan của nhóm được đặt là DSF – viết tắt của cụm “Dear Sechskies Friend”, tạm dịch là “Gửi những người bạn của Sechskies”. Cái tên này cũng phần nào nói lên được mối quan hệ gắn bó của nhóm với các fan của mình qua từng ấy năm.

Munnie (Tổng hợp)

Nhóm Nhạc Hàn Và Ý Nghĩa Đằng Sau Những Cái Tên (Kỳ 1)

Thông thường, việc đặt tên cho một ai, một điều gì đó luôn kèm theo sự gửi gắm những ước mơ, hy vọng về tương lai cho “đứa con tinh thần” của mình. Các nhóm nhạc Kpop cũng không phải ngoại lệ. Sự ra đời của bất cứ nhóm nhạc nào cũng là một niềm hy vọng mới của các thành viên cũng như công ty chủ quản và những nhà đào tạo. Chính vì thế, những cái tên khác nhau với những thông điệp khác nhau đã lần lượt ra đời.

Tên một nhóm nhạc Kpop chính là tiền đề để công ty quản lý và người hâm mộ chọn ra tên fanclub sau này. Chính vì thế, ý nghĩa cái tên của các idolgroup càng trở nên quan trọng và đặc biệt hơn. Có rất nhiều cơ sở được các công ty giải trí dựa vào đó để chọn tên cho “gà cưng” của mình, từ khi văn hóa thần tượng bắt đầu “xâm chiếm” nền âm nhạc Hàn Quốc cho đến nay.

KỲ 1: NHỮNG CÁI TÊN THUẦN HÀN

Trong thời đại Kpop đang “bành trướng” trên toàn thế giới, ưu tiên số 1 của các công ty giải trí khi tạo ra một nhóm nhạc, cũng là làm sao để đặt cho họ một cái tên có thể dễ dàng để người hâm mộ khắp nơi đọc và nhớ. Chính vì thế, những cái tên tiếng Anh thường được ưu tiên lựa chọn.

Thế nhưng, giữa một dàn những cái tên mang màu “quốc tế hóa”, vẫn có một phần không ít các nhóm mang những tên gọi thuần Hàn, đậm đà bản sắc xứ sở kim chi. Nhiều ý kiến cho rằng, việc đặt những cái tên thuần Hàn ấy sẽ “kìm kẹp” nhóm, khiến các nhóm nhạc khó khăn trong việc tấn công thị trường quốc tế.

Nhưng thực tế đã chứng minh rằng, các nhóm nhạc sở hữu tên thuần Hàn có thể ít, nhưng phần đông số đó đều là những tên tuổi đình đám trong thị trường Kpop trong quá khứ và ở hiện tại, thậm chí còn là những nhóm nhạc thuộc hàng top đầu, những người tiên phong cho làn sóng Hallyu trên toàn thế giới. Cùng điểm qua những cái tên thuần Hàn hiếm hoi này!

1. SHINHWA (신화)

Shinhwa trong tiếng Hàn có nghĩa là “huyền thoại”, “thần thoại”. Năm 1998, sau sự thành công vang dội của H.O.T, SM đã tạo ra Shinhwa với mong muốn nhóm sẽ trở thành một “huyền thoại” của nền âm nhạc Hàn Quốc. Và thực tế đã chứng minh, cái tên đã nói lên chính số phận của nhóm nhạc này.

Đúng như ý nghĩa tên gọi, Shinhwa hiện nay là “huyền thoại sống” của nền công nghiệp thần tượng Hàn Quốc, nhóm nhạc thần tượng lâu đời nhất Kpop với 18 năm hoạt động mà không có bất kỳ sự thay đổi thành viên nào. Đây cũng là nhóm nhạc đầu tiên và duy nhất tính cho đến hiện tại, hoạt động qua cả 3 thế hệ nhóm nhạc của Hàn Quốc, dù cho đa phần các nhóm nhạc đời đầu và một số nhóm đời thứ 2 đã tan rã.

Tên fandom của nhóm là Shinhwa Changjo, nghĩa là “tạo nên huyền thoại” – một cái tên ý nghĩa được Mun Heejun của H.O.T đặt. Và cũng như ý nghĩa tên fanclub, qua gần 20 năm tồn tại của Shinhwa, lượng fan của nhóm vẫn đang ngày một phát triển ở khắp nơi trên thế giới. Bằng chứng là các concert, tour diễn Hàn Quốc, châu Á hay thế giới của nhóm đều “cháy vé” chỉ sau vài phút.

2. DBSK (동방신기)

DBSK (tiếng Hàn đọc là Dong Bang Shin Ki), tên tiếng Hán là TVXQ, phiên âm hán Việt là “Đông Phương Thần Khởi”, có nghĩa là “Những vị thần trỗi dậy từ phương Đông”. Ra mắt năm 2004 dưới trướng SM, cho đến nay, DBSK vẫn chứng tỏ vị thế của “những vị thần” Kpop, khi vững vàng trên một vị trí mà chưa một nhóm nhạc nào có thể phá vỡ được.

“Xưng hùng xưng bá” tại Hàn Quốc, DBSK còn là nhóm nhạc đầu tiên mở đường cho công cuộc Nhật tiến của các nhóm nhạc Kpop sau này. Họ là một trong số ít những nghệ sĩ đứng trên đỉnh cao ở cả 2 nền âm nhạc Hàn Quốc và Nhật Bản. Cho đến nay, dù đã “xẻ đôi” sau vụ kiện đình đám năm 2009, cả DBSK 2 mẩu lẫn 3 thành viên JYJ vẫn là những tên tuổi lớn của ngành công nghiệp Kpop.

Fandom của nhóm có tên Cassiopia, hay còn được gọi tắt là Cass. Đây là tên do chính em út Shim Changmin của DBSK đặt. Cassiopeia là tên một chòm sao (chòm Thiên hậu) gồm 5 ngôi sao theo hình chữ W tượng trưng cho 5 thành viên. Bản thân cái tên của nhóm khi được sắp xếp trên bàn phím máy tính cũng sẽ tạo thành hình chòm sao Cassiopeia.

3. SNSD (소녀시대)

SNSD (phiên âm tiếng Hàn là So Nyeo Shi Dae), có nghĩa là ” Thiếu Nữ Thời Đại“. Sau khi S.E.S tan rã vào đầu những năm 2000, SNSD là nhóm nữ tiếp theo trở nên đình đám thật sự dưới sự quản lý của SM. Ra đời năm 2007, ý nghĩa của tên nhóm chính là “thời đại thống trị bởi nữ quyền đã đến”.

Và đúng với tên gọi này, SNSD hiện nay đã trở thành nhóm nhạc nữ hàng đầu tại Kpop, những người thống trị thật sự của các girlgroup xứ Hàn. Sau gần 10 năm ra mắt, trải qua bao thăng trầm, cùng lúc chứng kiến vài nhóm nhạc cùng thời tan rã và ngừng hoạt động, SNSD vẫn vững vàng trên ngôi hậu bao năm qua.

Các fan của SNSD được gọi là Sone, phát âm là So Won – có nghĩa là điều ước, hy vọng trong tiếng Hàn, và cũng có thể đọc là So One – ý chỉ SNSD và các fan luôn là một. Cho đến nay, SNSD vẫn là một trong những nhóm nữ sở hữu lượng fan đông đảo nhất tại Hàn Quốc và trên thế giới.

4. DAVICHI (다비치)

Davichi trong tiếng Hàn có nghĩa là “Ánh sáng tỏa sáng trên thế giới”. Theo như thành viên Lee Haeri giải thích, với ý nghĩa tên gọi, nhóm muốn mang giọng hát tỏa sáng của mình lan rộng trên khắp thế giới. Hai cô gái muốn bằng thứ âm nhạc đặc biệt của mình, cùng nhau đối mặt với thế giới này.

Davichi là một nhóm nhạc khá đặc biệt của Kpop. Ra mắt năm 2008, nhóm không đi theo dòng nhạc dance sôi động như đa phần các idolgroup hiện nay. Cả hai thành viên đều sở hữu giọng hát đầy nội lực, đồng thời âm nhạc của nhóm cũng là những bản ballad sâu lắng và dạt dào.

Dù ra mắt từ năm 2008, nhưng cho đến năm 2015, tên fandom chính thức của Davichi mới được công bố là DAVICHI CHORD (다비치코드), tạm dịch là “hợp âm của Davichi” hoặc “hợp âm của ánh sáng”. Đây là tên gọi được chọn với sự nhất trí của cả hai thành viên Davichi. CHORD là sự kết hợp nhiều âm thanh cùng vang lên trong cùng một thời điểm (nói đến khi Davichi cùng nhau cất tiếng hát).

5. BTS – BANGTAN BOYS (방탄소년단)

Bangtan Boys (phát âm tiếng Hàn là Bangtan Sonyeondan), hay còn được viết tắt là BTS, mang một ý nghĩa khá độc đáo: “Chống đạn thiếu niên đoàn”. Đây là một nhóm nhạc hip-hop của Hàn Quốc gồm 7 thành viên chính thức ra mắt vào năm 2013 dưới trướng Big Hit Entertainment.

So với các nhóm nhạc lớn kể trên, BTS chưa có nhiều năm kinh nghiệm để sánh bằng. Thế nhưng, dù chỉ mới ra mắt được 3 năm, nhưng BTS đã sớm trở thành nhóm nhạc xu hướng, với những thành tích khủng từ xếp hạng nhạc số cho đến lượng bán album. Các bài hát gần đây của BTS đều nhanh chóng gây bão trên các bảng xếp hạng trong nước và thế giới.

Fan của BTS có tên là A.R.M.Y, viết tắt của A (Adorable), R (Representative), M (Master of Ceremonies), Y (Youth) – nghĩa là “Đại diện cho sự đáng yêu của thanh thiếu niên”. Ngoài ra, trong tiếng anh, Army cũng có nghĩa là quân đội, phù hợp với ý nghĩa của tên nhóm – “chống đạn”.

6. GFRIEND (여자친구)

Nhiều người thường nhầm lẫn GFriend là một cái tên nước ngoài, thế nhưng tên nhóm thực sự được đặt theo phiên âm tiêng Hàn. Nhóm có tên gọi chính thức là ” Yeoja Chingu”, nghĩa là “bạn gái”. Ra mắt vào tháng 1/2015, GFriend là nhóm nhạc nữ có hình ảnh ngọt ngào và dễ thương đúng như ý nghĩa tên gọi – cô bạn gái dễ thương của những chàng trai, cũng là người bạn để các cô gái dốc bầu tâm sự.

Dù chỉ mới là tân binh nhưng cùng với âm nhạc bắt tai và hình ảnh dễ thương của mình, GFriend đang gặt hái được những thành tích rất ấn tượng. Với lần trở lại mới nhất vào đầu năm 2016, GFriend đạt thành tích Perfect All-kill 66 giờ, đồng thời liên tục giật cúp trên các show âm nhạc hàng tuần.

Tên fandom của GFriend được chọn là Buddy (버디), mang ý nghĩa là “bạn thân”. Tên gọi fandom rất phù hợp với ý nghĩa cái tên và hình ảnh của nhóm – những người bạn thân luôn bên cạnh và cùng nhau chia sẻ những ngọt ngào lẫn đắng cay.

7. SONAMOO (소나무)

Sonamoo trong tiếng Hàn nghĩa là “cây thông”, hoặc cũng có thể hiểu rộng ra là cây xanh. Với tên gọi này, công ty quản lý đã gửi gắm mong muốn về một sức sống lâu bền như những cây thông đại thụ, và hy vọng các cô gái luôn tràn đầy sức sống khi truyền tải âm nhạc của họ đến với khán giả.

Sonamoo ra mắt tháng 12/2014 dưới trướng TS Entertainment (công ty quản lý của Secret). Cho đến nay, nhóm nhạc nữ 7 thành viên nay vẫn chưa gặt hát được những thành tích đáng ghi nhận, nếu so với những tên tuổi kể trên, nhưng những bài hát của họ luôn nhận được sự khen ngợi bởi chất nhạc lạ và bắt tai.

Fan của nhóm được gọi là Solbangul (솔방울), có nghĩa là “quả thông” – một cái tên đầy ý nghĩa và liên đới trực tiếp đến tên gọi của nhóm.

Munnie (Tổng hợp)