Top 9 # Ý Nghĩa Tên Các Nước Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Uplusgold.com

Ý Nghĩa Tên Các Nước Trong Tiếng Anh

Ngày đăng : 2014-10-17 04:26:09

1. Holand – Hope Our Love Last And Never Dies Hope Our Love Last And Never Dies – Hy vọng rằng tình yêu của chúng ta là mãi mãi

Đất nước Hà Lan nổi tiếng với những cánh đồng hoa tulips tuyệt đẹp và những chiếc cối xay gió nổi tiếng có tên thật ý nghĩa phải không?

2. Italy – I Trust And Love You I Trust And Love You – Em tin tưởng và yêu anh. (Anh tin và yêu em)

3. France – Friendships Remain And Never Can End Friendships Remain And Never Can End – Tình bạn sẽ mãi không bao giờ phai.

4. CHINA – Come Here I Need Affection Come Here I Need Affection – Hãy đến đây vì em cần được yêu thương

Ý nghĩa tên của đất nước lang giếng Trung Quốc thật ngọt ngào phải không các bạn? Nếu có cơ hội hãy ghé La Bình vào mùa xuân, khung cảnh lãng mạn của những cánh đồng hoa cải vàng đẹp tựa như tên của đất nước này vậy.

5. Nepal – Never Ever Part As Lover Never Ever Part As Lovers – Không bao giờ chia xa.

Đất nước Nepal nằm kề dãy núi Himalaya yên bình như một nhân chứng cho lời hẹn thề của đôi tình nhân yêu nhau say đắm.

Tên của các quốc gia luôn luôn ẩn chứa những ý nghĩa và lịch sử hình thành rất thú vị. Cùng tham gia học tiếng anh tại Multi Language để tìm hiểu thêm ý nghĩa tên của các quốc gia khác nha các bạn. Còn bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa tên của đất nước Việt Nam thân yêu nha.

Chính sách Trung tâm ngoại ngữ Multi Language

Nhận được ưu đãi khi tham gia các sự kiện do Trung tâm ngoại ngữ Multi Language tổ chức.

Tham gia miễn phí CLB Tiếng Anh Multi Language (tập luyện Tiếng Anh, tổ chức hoạt động ngoại khóa, chơi trò chơi cá nhân, tập thể…)

Giảm giá khi bạn muốn theo đăng ký các khóa học của Multi Language

Bạn còn ngại gì nữa hãy xem lịch khai giảng để lựa chọn cho mình khóa học phù hợp ngay bây giờ. Nhanh tay đăng ký nào các bạn.

Multi Language – Trung tâm ngoại ngữ chất lượng cao

Multi Language được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa Văn phòng Tư vấn du học VNPC và các trường Đại Học của nước ngoài. Multi Language là 1 trong nhưng địa chỉ đào tạo ngoại ngữ uy tín tại Việt Nam.

Multi Language tự hào là Trung tâm luyện thi IELTS, TOEIC. có chương trình học chất lượng hiệu quả, linh hoạt , đội ngũ giáo viên nước ngoài tận tâm, giỏi chuyên môn đến từ các nước Mỹ, Anh, Úc, Canada.

Với kinh nghiệm giảng dạy lâu năm từ các giáo viên bản ngữ, Trung tâm ngoại ngữ Multi Language giúp các học viên đạt được các điểm số cao trong thời gian ngắn nhất tại các kỳ thi chứng chỉ Quốc tế IELTS, TOEIC, tiếng Nhật, tiếng Tây Ban Nha.

VNPC – Tổ chức tư vấn du học uy tín hàng đầu tại Việt Nam

VNPC là đại diện tuyển sinh của các trường hàng đầu của Mỹ, Anh Úc, Canada, New Zealand, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc,Nhật Bản. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn tận tình, giỏi chuyên môn đã tư vấn cho hàng nghìn học sinh, sinh viên Việt Nam thực hiện giấc mơ du học.

VNPC sẽ hỗ trợ du học sinh : tư vấn chọn trường phù hợp với khả năng & nguyện vọng của học sinh, tổ chức phỏng vấn học bổng, hướng dẫn hồ sơ visa hoàn chỉnh và hiệu quả, sắp xếp nhà ở, đón sân bay và các dịch vụ khác theo nhu cầu của du học sinh, hỗ trợ học sinh trong suốt quá trình học tập và sinh sống ở nước ngoài.

Ý Nghĩa Các Tên Gọi Của Đất Nước Nhật Bản

Từ lâu, “xứ Phù Tang” mặc nhiên trở thành một từ người Việt dùng để chỉ Nhật Bản. Theo từ điển song ngữ Nhật – Việt do Onochi Seiji biên soạn và phát hành năm 1979, “Phù Tang” được giải thích với ba nghĩa: là cây mặt trời (thần thoại), phía đông và đất nước mặt trời mọc (Nhật Bản). Theo truyền thuyết cổ phương Đông, cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang. Khi thần Mặt Trời cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, ngài đã dừng lại dưới gốc cây phù tang. Trong văn học cổ, Phù Tang cũng được dùng chỉ nơi mặt trời mọc.

Các tài liệu cổ của Trung Quốc chỉ đề cập Phù Tang là thần mộc; Phù Tang quốc là đất nước ở phía Đông của Trung Quốc nói chung mà không mặc định đó là cây dâu hay đất nước Nhật Bản. Tiến sĩ Phạm Thu Giang của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội từng vấp phải những nghi ngờ từ người Nhật khi phiên dịch “Phù Tang” thành Fusō (扶桑). Cô đã tiến hành một cuộc điều tra nhỏ với 50 người Việt và 50 người Nhật, với mong muốn làm sáng tỏ điều này. Kết quả cho thấy, hầu hết người Việt khi được hỏi đều khẳng định “Phù Tang” là Nhật Bản hoặc một vùng của Nhật Bản. Trong khi những người Nhật tham gia khảo sát lại tỏ ra lúng túng khi phải lựa chọn các đáp án trắc nghiệm, mà một trong số đó là đất nước của họ. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, sử sách Trung Quốc ghi chép không thống nhất về cây Phù Tang cũng như xứ sở mang tên loại thực vật này. Phù Tang có thể được dùng như một mỹ từ, một khái niệm mang tính ước lệ và tưởng tượng, nhưng có khi lại để chỉ một quốc gia, vùng đất tồn tại thực.

Vì vậy, xứ Phù Tang có thể là tên gọi được nhiều người Việt chấp nhận với ý nghĩa chỉ Nhật Bản, tuy nhiên nó chưa thực sự chính xác và phổ biến với người Nhật.

Theo cách hiểu của nhiều người, Nhật Bản nằm ở cực đông châu Á nên sẽ là nơi đón bình minh đầu tiên của châu lục. Do đó, không khó hiểu khi “đất nước mặt trời mọc” là tên gọi khác phổ biến nhất của quốc gia này.

Thực tế, chữ kanji trong quốc hiệu Nhật Bản nghĩa là “gốc của Mặt Trời”, và người dân quốc gia này từ lâu rất coi trọng hình tượng mặt trời. Theo tài liệu cổ Nihon Shoki, các Thiên hoàng Nhật Bản còn được coi là hậu duệ của nữ thần Mặt trời Amaterasu.

Với người Nhật, hoa anh đào tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng. Vốn là loại hoa “thoắt nở thoắt tàn”, hoa anh đào tượng trưng cho “con đường chết” của các võ sĩ đạo Nhật Bản – samurai sống và chết như hoa anh đào.

Dù không được chính thức công nhận là quốc hoa, hoa anh đào vẫn giữ một vị trí đặc biệt với người Nhật Bản. Hình ảnh hoa anh đào xuất hiện trong những bộ trang phục truyền thống, ẩm thực, các họa tiết trang trí, hay đồng xu 100 yen và tờ tiền giấy 1.000 yen. Cũng vì những lý do này, Nhật Bản còn được gọi là xứ sở hoa anh đào.

Loài hoa mỏng manh này xuất hiện ở khắp nơi tại Nhật Bản. Hoa thường nở vào mùa xuân khoảng tháng 3, 4, sớm muộn tùy nơi. Tại miền nam Nhật Bản ấm áp hơn, hoa có thể nở từ cuối tháng 1, trong khi ở vùng Hokkaido phía bắc, hoa có thể nở vào tháng 5. Do vậy người yêu thích hoa anh đào có thể ngắm hoa theo hành trình đi từ nam lên bắc trong nhiều tháng, dù hoa anh đào thường chỉ tồn tại khoảng 1-2 tuần khi nở.

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Tên Gọi Của Các Nước Trên Thế Giới

Mỗi quốc gia đều có một cái tên riêng biệt. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi về ý nghĩa tên gọi của các nước trên thế giới chưa? Thực sự nó ẩn chứa rất nhiều điều thú vị đấy.

* Ý nghĩa tên nước Mỹ

Tên thông tục của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, đặt tên theo nhà thám hiểm Amerigo Vespucci. Tuy đặt chân đến Châu Mỹ sau Chris Columbus nhưng ông lại công nhận đây là châu lục mới.

Bắt kì từ tiếng Hán, quốc kì nước Mỹ có rất nhiều ngôi sao trông tựa như những bông hoa, nên người Trung Quốc gọi đó là “Hoa Kỳ Quốc”, tức “đất nước cờ hoa”.

* Ý nghĩa tên nước Canada

Nguồn gốc tên gọi quốc gia này có nhiều phiên bản khác nhau. Nhưng theo bản phổ biến nhất, khi nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cartier dong thuyền đi qua sông St. Lawrence, hoa tiêu bản địa nói với ông rằng đây là đường để tới Kanata – một ngôi làng. Cartier có lẽ do hiểu nhầm nên gọi vùng đất này là Canada.

Nhiều năm sau khi người Pháp tới, dân bản địa hét lên với họ: Aca Nada – không có gì ở đây đâu, các vị đừng đến tìm nữa. Tuy nhiên, người Pháp lại nghĩ rằng đây là tên của vùng đất này và cái tên Canada ra đời từ khi đó.

* Ý nghĩa tên nước Anh

Xuất xứ từ từ “Engla Land”, trong tiếng Anh cổ, có nghĩa là vùng đất của người Angles. Người Angles là một trong những bộ tộc man rợ German định cư tại Anh trong thời đầu Trung Cổ.

Ban đầu người Trung Quốc gọi nước này là Anh Cách Lan. Sau này gọi tắt thành Anh Quốc hay nước Anh.

* Ý nghĩa tên nước Trung Quốc

China bắt nguồn từ âm Sin, có nghĩa là nhà Tần, triều đại đầu tiên thống nhất đất nước, đạt được nhiều thành tựu trong ngoại thương.

Trung Quốc có nghĩa là vùng đất ở giữa, ý nói Trung Quốc là trung tâm thế giới và có sức mạnh hơn hẳn các nước xung quanh.

Tàu (cách gọi dân dã, không chính thức) thì có 3 giả thuyết:

+ Ngày xưa người Hoa thường dùng tàu để sang Việt Nam buôn bán, định cư nên được gọi là “người Tàu”.

+ “Tàu” là biết thể ngữ âm của Tào, chỉ nước Ngụy của Tào Tháo.

+ Tàu có nghĩa cổ là quan. Thời Bắ thuộc, nói chung quan cai trị người Hoa nên dân chúng đã quan niệm rằng người Hoa là “tàu”, nghĩa là ” quan”.

* Ý nghĩa tên nước Hàn Quốc và Triều Tiên

– Korea: Được dịch từ Goryeo hay Koryo tức Vương Quốc Cao Ly hay Cao Câu Ly, có nghĩa là đất nước tươi đẹp ở phía Bắc. Ngày nay, North Korea dùng để chỉ Triều Tiên, còn South Korea dùng để chỉ Hàn Quốc.

– Hàn Quốc: Chữ Hàn ở đây không có nghĩa là lạnh, đó là âm ký tự của từ Han trong tiếng Hàn Quốc, có nghĩa là “lớn”.

– Trong tiếng Hán, “triều” nghĩa là hướng về, “tiên” có nghĩa là tươi sáng, tươi mới, buổi sáng tươi đẹp. Triều tiên có nghĩa là xứ sở bình minh tươi đẹp.

* Ý nghĩa tên nước Nga

– Russia: từ Russia hay Rossiya có nguồn gốc từ tên gọi của dân tộc Rus, có nghĩa là “vùng đất của người Rus”

– Nga: có nguồn gốc tiếng Hán, phiên âm Tiếng Việt có nghĩa là Nga La Tư.

* Ý nghĩa tên nước Chile

Theo một trong những phiên bản được nhiều người hay kể nhất, Chile là tên được lấy từ Chilli trong tiếng của người Mapuche, mang ý nghĩa là “nơi tận cùng của thế giới”.

Sở dĩ thổ dân bản địa gọi Chile là nơi tận cùng, vì họ đi bộ từ phía tây Argentina xuống thì thấy lãnh thổ Chile kết thúc là nhìn ra biển Thái Bình Dương.

Ngoài ra, nhiều người cho rằng Chile là tiếng gọi bầy của một loài chim ở đây, “cheele-cheele”.

* Ý nghĩa tên nước Việt Nam

Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn, Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt với lý lẽ rằng “Nam” có ý nghĩa “An Nam” còn Việt là để chỉ dân tộc “Việt Thường”.

Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của lãnh thổ nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây Trung Quốc nên được đổi lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn. Tên này được chính thức tuyên phong vào năm 1804.

* Một số ý nghĩa tên gọi của các quốc gia khác trên thế giới

– Vatican: Vùng đất thánh.

– Tây Ban Nha: Đất nước, hòn đảo của thỏ.

– Thụy Sỹ: Tên tiếng anh là Switzerland. Từ xuất Schwyz chỉ vùng đất được đốt và khai hoang, từ đó xây dựng mà nên.

– Singapore: Bắt nguồn từ tiếng Mã Lai “Singapur”, “Singa” có nghĩa là sư tử còn “pura” có nghĩa là “thành”, Singapore có nghĩa là thành phố Sư Tử.

– Úc: Miền đất mới ở Phương Nam

– Hà Lan: đất nước của rừng

– Ấn Độ: Tiếng Anh “India” xuất phát từ “Sindhu” nghĩa là con sông.

Ý nghĩa tên gọi của các nước trên thế giới phần nào phản ánh được tinh thần dân tộc, một giai đoạn lịch sử của nó. Nếu bạn đến một đất nước nào đó thì việc hiểu được tên gọi của quốc gia đó là một cách tiếp cận văn hóa hiệu quả.

12 Tên Gọi Của Nước Ta Qua Các Thời Kỳ Lịch Sử

1. Xích Quỷ – Tên nước ta thời vua Kinh Dương Vương

Theo truyền thuyết, các tài liệu và thư tịch cổ, năm 2879 Trước Công nguyên, Kinh Dương Vương lên ngôi vua, lập lên Nhà nước Xích Quỷ – nhà nước sơ khai độc lập có chủ quyền đầu tiên của dân tộc ta. Kinh Dương Vương kết duyên với Thần Long sinh ra Lạc Long Quân (tên húy là Sùng Lãm). Sau đó, Lạc Long Quân kết duyên với Âu Cơ sinh ra các vua Hùng.

2. Văn Lang – Tên nước ta thời các Vua Hùng

Từ đầu thời đại đồng thau, có khoảng 15 bộ Lạc Việt sinh sống chủ yếu ở miền trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Trong số các bộ lạc Lạc Việt, bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả. Thủ lĩnh bộ lạc này là người đứng ra thống nhất tất cả các bộ lạc Lạc Việt, dựng lên Nhà nước Văn Lang, xưng vua – mà sử cũ gọi là Hùng Vương, kinh đô đặt ở Phong Châu.

Quốc hiệu Văn Lang mang ý nghĩa gì? Hiện nay có nhiều cách giải thích khác nhau. Theo ý tôi, lang là lan tỏa, văn là văn hóa. Văn Lang nghĩa là cội nguồn văn hóa mang sức mạnh lan tỏa.

Thời gian tồn tại của nước quốc hiệu Văn Lang tồn tại khoảng 2.671 năm khoảng từ đầu thiên niên kỷ I trước Công nguyên đến thế kỷ III trước Công nguyên.

3. Âu Lạc – Tên nước ta thời vua An Dương Vương

Sau khi khiến Tần Thủy Hoàng phải lui quân chịu thất bại trong âm mưu xâm lược nước ta vào năm 208 trước công nguyên, Thục Phán bằng ưu thế của mình đã xưng vương (An Dương Vương), liên kết các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt lại, dựng nên nước Âu Lạc (tên ghép hai chữ của hai bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt). Quốc hiệu Âu Lạc tồn tại 50 năm từ 257 trước CN đến 207 trước CN

4. Vạn Xuân – Tên nước ta thời nhà tiền Lý và nhà Ngô

Vào mùa Xuân năm 542, Lý Bí khởi nghĩa, đánh đuổi quân Lương, giải phóng được lãnh thổ. Đến tháng 2 năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, lấy tên hiệu là Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân (Với ý nghĩa đất nước bền vững vạn mùa Xuân), khẳng định niềm tự tôn dân tộc, tinh thần độc lập và mong muốn đất nước được bền vững muôn đời.

Chính quyền Lý Bí tồn tại không lâu thì thất bại, nước ta rơi vào vòng đô hộ của các triều đạiTrung Quốc (từ năm 602). Quốc hiệu Vạn Xuân trải qua nhiều thăng trầm và được khôi phục sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán bằng chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

5. Đại Cồ Việt – Tên nước ta thời nhà Đinh

Năm 968, Ðinh Bộ Lĩnh dẹp yên loạn 12 sứ quân cát cứ, thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế và cho đổi quốc hiệu là Ðại Cồ Việt (Đại nghĩa là lớn, Cồ nghĩa là lớn, do đó tên nước ta có nghĩa là nước Việt lớn). Ta cũng thấy lần đầu tiên yếu tố “Việt” được có trong quốc hiệu.

Tên nước Đại Cồ Việt tồn tại 86 năm (968-1054) trải qua suốt đời Ðinh (968-979), Tiền Lê (980-1009) và đầu thời Lý (1010-1053).

6. Đại Việt – Tên nước ta thời nhà Lý, nhà Trần, sau đó sang thời nhà Hồ thì bị thay đổi

Năm 1054, nhân điềm lành lớn là việc xuất hiện một ngôi sao sáng chói nhiều ngày mới tắt, nhà Lý (Lý Thái Tông) liền cho đổi tên nước thành Đại Việt (nước Việt lớn, yếu tố “Việt” tiếp tục được khẳng định), và quốc hiệu Đại Việt được giữ nguyên đến hết thời Trần thì bị thay đổi.

7. Đại Ngu – Tên nước ta thời nhà Hồ

Tháng 3 năm 1400, Hồ Quý Ly phế vua TrầnThiếu Đế lập ra nhà Hồ và cho đổi tên nước thành Đại Ngu (“Ngu” tiếng cổ có nghĩa là “sự yên vui”). Quốc hiệu đó tồn tại cho đến khi giặc Minh đánh bại triều Hồ (tháng 4/1407).

8. Đại Việt – Lại được sử dụng làm quốc hiệu nước ta vào thời kỳ Hậu Lê và nhà Tây Sơn

Sau 10 năm kháng chiến (1418-1427), cuộc khởi nghĩa chống Minh của Lê Lợi toàn thắng. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, đặt tên nước là Ðại Việt (lãnh thổ nước ta lúc này về phía Nam đã tới Huế). Quốc hiệu Ðại Việt được giữ qua suốt thời Hậu Lê (1428-1787) và thời Tây Sơn (1788-1802).

Tính cả nhà Lý, Trần, Hậu Lê vàTây Sơn, quốc hiệu ĐẠI VIỆTcủa nước ta tồn tại 748 năm (1054-1804)

9. Việt Nam – Tên nước ta thời Nhà Nguyễn tính từ năm 1804-1884

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua và sau đó cho đổi tên nước là Việt Nam. Sách Đại Nam thực lục chép: “Giáp Tý, Gia Long năm thứ 3 (1804), tháng 2, ngày Đinh Sửu, đặt Quốc hiệu là Việt Nam, đem việc cáo Thái Miếu. Xuống chiếu bố cáo trong ngoài”.

Tên gọi Việt Nam mang ý nghĩa chỉ quốc gia của người Việt ở phương Nam để phân biệt với quốc gia của những người ở phương Bắc.

Quốc hiệu Việt Nam tồn tại 80 năm (1804-1884). Tuy nhiên, hai tiếng “Việt Nam” lại thấy xuất khá sớm trong lịch sử nước ta như là trong các tài liệu, tác phẩm của trạng nguyên Hồ Tông Thốc (cuối thế kỷ 14), Nguyễn Trãi (đầu thế kỷ 15), trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585),…

10. Đại Nam – Tên nước ta thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn

Ðến đời vua Minh Mạng (1820-1840), quốc hiệu được đổi thành Ðại Nam (mang ý nghĩa nước Nam lớn). Dù vậy, hai tiếng “Việt Nam”vẫn được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm văn học, trong nhiều giao dịch dân sự và quan hệ xã hội. Quốc hiệu này tồn tại trên lý thuyết 107 năm từ năm 1838 đến năm 1945

11. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà – Tên nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945-1975)

Ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, lật đổ hoàn toà nách thống trị phong kiến và thực dân, mở ra một kỷ nguyên mới. Khoảng 14h ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Quốc hiệu này khác với các quốc hiệu khác ở chỗ gắn với thể chế chính trị (dân chủ cộng hòa) thể hiện bản chất và mục đích của nhà nước là quyền dân chủ, tự do, công bằng cho tất cả mọi người.

12. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Tên nước ta từ năm 1976 đến nay

Ngày 30/4/1975, miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất. Ngày 02/7/1976, trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, toàn thể Quốc hội đã nhất trí lấy tên nước là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hiệu này, cũng như quốc hiệu trước đó, gắn với thể chế chính trị (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa) và mang ý nghĩa thể hiện mục tiêu tiêu vươn tới một xã hội tốt đẹp hơn.

Trần Giảng (Tổng hợp và biên tập)