Top 6 # Ý Nghĩa Tên Các Vì Sao Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Uplusgold.com

Vì Sao Có Tên Tỉnh “Quảng Bình”

Tới 1069, vua Chiêm Thành là Chế Củ bị vua Lý Thánh Tông đánh thua, dâng ba Châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh. Năm 1075, vua Lý Nhân Tông đổi Địa Lý thành Lâm Bình. Năm 1361,vua Trần Duệ Tông lần lượt đổi Châu Lâm Bình là phủ Lâm Bình, phủ Tân Bình (1375), và lộ Tân Bình. Năm 1400, Hồ Quí Ly đổi lộ Tân Bình thành Trần Tây Bình. Giặc nhà Minh lại đổi là phủ Tân Bình kèm thêm hai châu Bố Chính và Minh Linh. Dẹp xong giặc Minh, nhà Hậu Lê đặt thành lộ Tân Bình thuộc đạo Hải Tây. Năm 1469, vua Lê Thánh Tông đặt là phủ Tân Bình gồm hai huyện Lệ Thủy là Khương Lộc. Hai châu Bố Chính và Minh Linh tách ra thuộc về Thuận Hóa, phủ Tân Bình đổi tên thành Tiên Bình dưới đời vua Lê Kính Tông (1601).

Năm 1604, chúa Nguyễn Hoàng đổi phủ Tiên Bình thành phủ Quảng Bình, rồi là dinh Quảng Bình. Từ năm 1627, cuộc phân tranh Trịnh – Nguyễn đã chia đất Quảng Bình làm hai, lấy sông Gianh làm ranh giới, gây sôi động không lúc nào yên. Phía Bắc gọi là Bắc Bố Chính (đàng ngoài) và phía Nam là Nam Bố Chính (đàng trong), cũng gọi là Bắc Hà và Nam Hà. Năm 1831 vua Minh Mạng đặt lại tên thành tỉnh Quảng Bình và tên đó tồn tại đến ngày nay, chỉ thay đổi diện tích lớn nhỏ mà thôi.

Vì Sao Lại Có Tên Gọi Nha Trang

Nằm ở vùng biển Nam Trung Bộ, Nha Trang (Khánh Hòa) rất nổi tiếng với không chỉ du khách trong nước mà còn thu hút rất đông khách nước ngoài, đặc biệt là từ Nga và Trung Quốc. Đường bờ biển dài, bãi cát trắng mịn, nhiều hòn đảo thần tiên, dịch vụ lưu trú sang trọng cùng một sân bay quốc tế là những lý do chính khiến thành phố biển níu chân được nhiều du khách.

Không ít người lần đầu tiên tới với Nha Trang từng thắc mắc về tên gọi của nơi này. Một giả thiết được đưa ra bắt nguồn từ tiếng cổ của người dân tộc Chăm. Nha Trang xưa kia nằm ở trung tâm nền văn hóa Chăm pa và từ “Nha Trang” được cho là biến thể từ “Eatrang”, “Yatrang” hay “Jatrang”. Theo tiếng thổ âm của người Chăm, “ea”, “ya” hay “ja” đều có nghĩa là “dòng sông”. Còn “trang” có nghĩa là “lau sậy”. Xa xưa, khu vực này có nhiều lau sậy mọc đầu hai bên bờ sông. Hoa lau nở trắng một vùng, cảnh tượng tuyệt đẹp. Người dân đã gọi vùng đất của mình là “dòng sông lau sậy”. Về sau, người Việt đọc chệch thành Nha Trang cho tiện miệng thay vì đọc âm đôi “ea” hay “ya” như tiếng cổ.

Một lý giải khác thường được các hướng dẫn viên giới thiệu với du khách khi tới Nha Trang cho thêm phần thú vị, độc đáo. Theo giả thiết này, “Nha Trang” có nghĩa là “nhà trắng” nhưng do người phương Tây đọc không dấu mà thành.

Vào những năm 1890, bác sĩ Yersin (người Pháp) rời đất nước của mình tới Đông Dương để chăm sóc sức khỏe cho hành khách và thủy thủ trên tàu Volga, một tàu hàng tuyến Sài Gòn – Manila. Trong một lần đi dọc bờ biển Việt Nam, ông đi ngang và dừng lại ở Nha Trang, một vịnh biển xinh đẹp như ở miền Nam nước Pháp. Sau đó, ông quyết định định cư hẳn ở vùng duyên hải này, mở viện Pasteur Nha Trang và Trại chăn nuôi Suối Dầu để nghiên cứu vắc xin, mở phòng khám chữa bệnh cho người dân.

Căn nhà của ông khang trang, dựng trên đỉnh đồi với lối kiến trúc đặc trưng kiểu Pháp. Toàn bộ căn biệt thự được sơn màu trắng toát, nổi bật giữa vùng dân cư đơn sơ, mộc mạc, nhà tranh vách đất. Khi những tàu buôn nước ngoài đi qua khu vực và có hỏi tên, người dân địa phương giới thiệu vùng đất này mang tên “nhà trắng”. Từ đó, Nha Trang trở thành tên gọi chính thức của thành phố biển.

Vì Sao Phải Đặt Tên “Tây” Cho Dự Án Bđs?

Hiện nay trên địa bàn cả nước có không ít dự án bất động sản được chủ đầu tư đặt cho những cái tên hoàn toàn là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Italia, Tây Ban Nha… với hàm ý gửi gắm vào đó  tất cả “cái hồn” của dự án, đồng thời để phù hợp với xu hướng hội nhập. Nhưng liệu hội nhập cứ nhất thiết phải là mác ngoại (?!).  

Dự án này có tên gọi “Lighthouse Complex Tower tại số 44 – 46 đường Lê Thánh Tôn, thành phố Nha Trang. Nếu dịch Việt hóa, chắc nó sẽ không “oai”, không “sang” như để tên Tây?

Nhiều ý nghĩa!

Có đến 90% các dự án nhà ở từ nhỏ đến lớn trên địa bàn TPHCM đều mang những cái tên nước ngoài nghe hết sức “kêu”. Có thể tạm chia thành 3 nhóm tên gọi: Ở nhóm thứ nhất gắn tên chủ đầu tư với tên dự án có thể thấy hàng loạt dự án như Cantavil Hoàn Cầu (ghép tên chủ đầu tư Cty Hoàn Cầu, riêng chữ Cantavil “nghe đâu” là tiếng Italia có nghĩa là ngôi nhà tràn ngập ánh nắng); Cantavil Thủ Đức (dự án liên doanh của Cty phát triển nhà Thủ Đức)…

Nhóm thứ hai gắn tên dự án với địa danh như Saigon Pearl (Viên ngọc Sài Gòn). Nhóm thứ ba tên hoàn toàn là tên tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Italia, Tây Ban Nha chiếm đại đa số như Richland Emerald, Everich…

Nếu đi từ trung tâm thành phố ra xa lộ Hà Nội theo trục đường Nguyễn Hữu Cảnh, dường như có cảm giác đi ra nước ngoài nếu chỉ nghe giới thiệu tên của các dự án nhà ở hai bên đường và đừng để ý đến chuyện ngập nước bên dưới.

Trên địa bàn quận Bình Thạnh, án ngữ ngay lối vào khu trung tâm là 3 dự án với 3 cái tên nước ngoài nghe rất kêu: Saigon Pearl, The Manor, Cantavil Hoàn Cầu. Qua cầu Sài Gòn đến quận 2 là hàng loạt cái tên nước ngoài rặt, nối tiếp nhau Cantavil, Estella, Blooming Park. Đi ngược qua hướng Nam Sài Gòn là những cái tên như Sunrise City (Thành phố mặt trời mọc)…

Ăn theo xu hướng nhà ở thân thiện môi trường để tăng giá trị của dự án, hàng loạt dự án gắn những cái mác rất kêu như riverside (ven sông, bên sông – tạm dịch), nhưng thực chất nhiều khi đó chỉ là một con rạch nước, thậm chí là một con lạch thoát nước thải đen ngòm. Hoặc như parkview, gardenview gợi lên một không gian thoáng đãng, xanh mát.

Riêng tại khu đô thị An Hưng (Hà Đông, Hà Nội) đã có tới 4-5 dự án tổ hợp toà nhà thương mại, khách sạn cao cấp được gắn tên nước ngoài như Usilk City, The Pride… Một chủ đầu tư cho biết, ban đầu cũng có ý tưởng đặt tên cho tổ hợp toà nhà có tính chất “thuần Việt”, nhưng do bên cạnh, các toà nhà khác đều mang tên nước ngoài nên phải chuyển sang tiếng Anh cho đỡ “lạc lõng” (?!)…

Sính ngoại?

Tham khảo tại một số trung tâm môi giới BĐS trên đường Hoàng Đạo Thuý, Nguyễn Phong Sắc (quận Cầu Giấy, Hà Nội), được biết hiện nay do tâm lý “sính ngoại” của không ít người tiêu dùng nên chủ đầu tư đặt tên của dự án theo hướng “tây hoá” – mặc dù rất khó nhớ. Còn nhiều người dân mua nhà nghĩ rằng tên dự án chính là một phần thương hiệu, thể hiện được đẳng cấp…

Ông Kiều Văn Minh – Phó GĐ Cty cổ phần đầu tư Hải Phát – cho biết: “Chỉ một bộ phận nhỏ người tiêu dùng có nhu cầu mua căn hộ là quan tâm tới tên của dự án, còn lại phần lớn người dân quan tâm đến thương hiệu, năng lực của chủ đầu tư; tiến độ thực hiện, vị trí địa lý của dự án…

Cty chúng tôi cũng đang đầu tư vào tổ hợp toà nhà “The Pride” (tạm dịch là “Niềm kiêu hãnh”) là công trình bao gồm 4 tòa tháp cao 35 và 45 tầng trong đó có trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí và các dịch vụ khác như khu vực thể thao và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bể bơi…”.

Hỏi chuyện một số chủ đầu tư vì sao không đặt tên Việt cho dễ nghe, dễ đọc, đặc biệt là đối với người lớn tuổi, hầu hết các chủ đầu tư đều cho rằng tên tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Italia thường gãy gọn, nhưng mang đầy đủ hàm ý của chủ đầu tư muốn gửi gắm vào dự án, đồng thời để phù hợp với xu hướng hội nhập.

Một phần khác, hầu hết đối với các dự án lớn, ngay từ các khâu chuẩn bị như tư vấn, thiết kế đều do các Cty nước ngoài đảm nhiệm, nên việc họ chọn tên nước ngoài là việc hoàn toàn tự nhiên. Chính những người thiết kế là người am hiểu hơn hết nét riêng, nét độc đáo của dự án và họ chọn một cái tên phù hợp để nói lên được “cái thần” của dự án và cũng chính họ đề xuất và nó dễ dàng được chủ đầu tư chấp nhận.

Vấn đề đặt ra là, trên đất nước Việt Nam, nhà ở chủ yếu phục vụ cho người Việt Nam, nhưng sao toàn mang tiếng nước ngoài, phải chăng là việc sính ngoại, hay để dễ bán được giá cao?

Theo Lao Động

Vì Sao Nên Đặt Tên Công Ty Theo Phong Thủy?

Vì sao nên đặt tên công ty theo phong thủy?

– theo phong thủy là việc cần thiết, nhất là những công ty hoạt động theo lĩnh vực kinh doanh. Tên công ty tuân thủ theo phong thủy luật Âm Dương, cần phải có sự cân bằng hài hòa. Quy tắc đặt tên công ty – Từ xưa đến nay Chữ Hán thường có những nét hài hòa tuân thủ phong thủy, công ty có thể dựa theo số nét bút là chẵn hoặc lẻ. Tổng các số nét môi chữ xuất hiện trong tên công ty đều có cả chẵn và lẻ sẽ được coi là rất tốt, và thứ tự nên là Dương – Âm; Âm – Âm – Dương, Âm – Dương – Dương. – Ví dụ: chữ Hưng có tổng các chữ là chẵn, Trang có tổng chữ cái là lẻ. Người ta hay lấy tên công ty có đủ cả chẵn và lẻ tức là công ty TNHH “Hưng Trang” chẳng hạn sẽ đảm bảo sự cân bằng ngũ hành.

Hiện nay có nhiều các nguyên tắc để đặt tên công ty hay theo mệnh cho công ty. Theo quy định phong thủy, khi đặt tên công ty, doanh nghiệp theo phong thủy cần kết hợp tương thích ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tương ứng với nghề kinh doanh với bản mệnh của chủ doanh nghiệp để tìm ra tên đẹp theo phong thủy. Người chủ công ty, doanh nghiệp cần tránh những mệnh tương khắc với mệnh của mình.

Trong ngũ hành có các mệnh tương sinh và tương khắc sau: Tương sinh: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Thổ; Tương Khắc: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy Khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

(1) Luật sư/Chuyên viên cao cấp sẽ là người trực tiếp tư vấn, trao đổi, xử lý công việc và giám sát chất lượng thực hiện cho quý Khách hàng;

(2) Mọi chi phí triển khai công việc luôn được thông báo, thỏa thuận rõ ràng, hợp lý và minh bạch, không phát sinh thêm chi phí;

(3) Luật Trí Minh luôn bám sát công việc, cập nhật quý Khách hàng thường xuyên và kịp thời;

(4) Các tài liệu, giấy tờ, kết quả luôn được giao nhận tận nơi trong các quận nội thành Hà Nội/Tp. HCM;

(5) Khách hàng luôn được lắng nghe, thấu hiểu, được tham vấn đưa ra quyết định tối ưu nhất và hài lòng nhất;

(6) Luật Trí Minh có thể cung cấp tư vấn trực tiếp bằng các ngoại ngữ: tiếng Anh.

(3) Dịch vụ tư vấn góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp công ty Việt Nam

(4) Tư vấn đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư cho công ty vốn nước ngoài

(5) Tư vấn thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty vốn nước ngoài

(6) Tư vấn xin Visa, Giấy phép lao động , Thẻ tạm trú cho nhà đầu tư, người lao động, chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại công ty vốn nước ngoài

(7) Tư vấn hợp đồng và các giao dịch kinh doanh của công ty vốn nước ngoài