Top 11 # Ý Nghĩa Tên Du Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Uplusgold.com

Bàn Về Bút Hiệu Của Nguyễn Du

Nguyễn Du có những bút hiệu gì ? Và ý nghĩa các bút hiệu ấy nh

ư thế nào ?

Tr

ước nhất Nguyễn Du có bút hiệu Thanh Hiên ký rõ ràng trên Thanh Hiên thi tập. Thanh do chữ Thanh Liên là bút hiệu thi hào Lý Bạch quê làng Thanh Liên. Hiên là chữ thường dùng trong gia đình Nguyễn Du, cha, cụ Nguyễn Nghiễm lấy bút hiệu Nghị Hiên, anh Nguyễn Nể (hay Đề) lấy bút hiệu là Quế Hiên.

Nguyễn Hành trong Minh Quyên Phả bài Ca tụng việc đi săn có nhắc đến bút hiệu Phi Tửcủa Nguyễn Du.:

Từ khi tìm ra L

ưu Hương Ký của Hồ Xuân Hương: chúng ta tìm thấy những tên lạ làm tựa các bài thơ tặng Hồ Xuân Hương : Thạch Đình (Thạch Đình tặng) Thanh Liên (Họa Thanh Liên nguyên vận). Chí Hiên : Chí Hiên tặng (hai bài thơ).

Bài Thạch Đình tặng, theo tôi nguyên là Thạch Đình tặng biệt, đó là bài th

ơ nôm của Nguyễn Du làm tại đình đá sông Vị Hoàng, Nam Định, nơi đây là bến biển có gió bão nên xây đình tiễn biệt bằng đá kiên cố. Nơi đây Hồ Xuân Hương tiễn Nguyễn Du năm 1794 về Hà Tĩnh để xây dựng lại từ đường, đình chùa, cầu Tiên làng Tiên Điền bị đốt phá tướng Tây Sơn Lê Văn Dụ nhân vụ khởi nghĩa chống Tây Sơn của Nguyễn Quýnh.. Nguyễn Nể sau khi đi sứ Tây Sơn sang Thanh về, và ba năm làm quan Bắc Hà, nay được Vua Quang Trung triệu vào Phú Xuân phong chức Đông Các học sĩ. Nguyễn Nể bận việc quan không thể trực tiếp trông coi, nên giao việc này cho hai em là Nguyễn Du và Nguyễn Ức, nhất là Nguyễn Ức có tài kiến trúc, về sau cung điện, thành quách kinh đô Huế đời Gia Long, Minh Mạng đều do Nguyễn Ức vẽ kiểu và chỉ huy xây dựng.

Bài họa Thanh Liên nguyên vận là bài th

ơ của Hồ Xuân Hương đáp lại bài thơ của Nguyễn Du: Thạch Đình Tặng biệt. Có điều Thanh Liên là bút hiệu thi hào Lý Bạch, có lẽ nào Nguyễn Du hay Hồ Xuân Hương không biết tới mà lấy bút hiệu Lý Bạch làm bút hiệu mình, tôi ngờ rằng đó là Thanh Hiên viết thành Thanh Liên, hay Nguyễn Du mang bút hiệu đôi: Thanh Liên Chí Hiên.

Bút hiệu Chí Hiên, Nguyễn Du ký trên hai bài th

ơ viết năm 1796, sau khi toan vượt biên vào Nam theo Nguyễn Ánh, bị quận Công Nguyễn Thận, trấn thủ Hà Tĩnh bắt giam ba tháng, ra tù ban đêm Nguyễn Du trốn ra Thăng Long, đến nơi thì hay tin mẹ Hồ Xuân Hương đã gả nàng cho anh thầy lang xóm Tây làng Nghi Tàm. Nguyễn Du viết hai bài thơ oán trách nàng tệ bạc ham giàu sang đi lấy chồng, nàng có mắt nàng hãy xem ta làm nên sự nghiệp với nước non.. Sau đó Nguyễn Du về ở nhà Đoàn Nguyễn Tuấn và được Đoàn gả em gái, từ đó Nguyễn Du về Quỳnh Hải năm 30 tuổi chấm dứt cuộc đời Mười năm gió bụi. Bút hiệu Chí Hiên theo tôi Nguyễn Du có từ năm 1787 khi trở thành nhà sư, đi từ chùa này sang chùa khác: Giang Bắc Giang Nam cái túi không. Hành trang bên mình là bản Kinh Kim Cương Chú giải của Lê Quý Đôn, nên đọc tụng ngàn lượt tức ba năm, va đội mũ vàng nhà sư: Muôn dậm mũ vàng chiều nắng xế, đi 5000km từ Vân Nam, lên Trường An và qua Hàng Châu, đến điểm hẹn Miếu Nhạc Phi (viết 5 bài thơ) và ngụ tại chùa Hổ Pháo nơi Từ Hải từng tu hành trước khi thành cướp biển, nơi đây Nguyễn Du có được Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Chí lấy từ Pháp danh Chí Thiện Thiền sư rất nổi danh thời Vua Càn Long, chưởng môn phái Thiếu Lâm Tự. Và chữ Hiên của gia đình.

Còn chữ tố nh

ư, chỉ xuất hiện trên bài Độc Tiểu Thanh Ký, Nguyễn Du viết năm 1804 lúc làm tri phủ Thường Tín, vợ mất, Nguyễn Du tìm về Cổ Nguyệt Đường mong gặp Hồ Xuân Hương., nối lại duyên xưa. Đến nơi thì Hồ Xuân Hương trong cơn tao loạn Triều Tây Sơn sụp đổ đã lấy lẽ Cai Tổng Cóc Ngiuyễn Công Hoà tại Vĩnh Yên, vợ cả ghen tuông, nàng đang đau ốm. Xót thương nàng thân phận một Tiểu Thanh ba trăm năm lẽ sau, Nguyễn Du đứng bên song cửa viết bài thơ gửi nàng. Tôi dịch như sau:

            Tây Hồ v

ườn cảnh đã hoang vu,

            Bên cửa viếng nàng một áng th

ư.

            Son phấn có thần chôn vẫn hận,

            Văn chương vô mệnh cháy còn d

ư,

            Mối hờn kim cổ trời khôn hỏi,

            Cái án phong l

ưu khách lụy sầu.

            Ba trăm năm nữa trong thiên hạ,

            Còn nàng ai khóc một niềm đau .

Hai chữ tố nh

ư tra tự điển Thiều Chửu: Tố là tơ trắng, là người phẩm hạnh cao quý, như: là như thế như vậy. Do đó hai câu cuối Bách tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp tố như có nghĩa là Không biết rồi đây ba trăm năm lẽ nữa, ai khóc người đẹp tài sắc như nàng Tiểu Thanh. Cách hiểu này giải thích được, định nghĩa hai chữ tố như, thời điểm sáng tác bài thơ năm 1804 và đáp ứng được bài họa của Hồ Xuân Hương.. Trong khi cách giải thích tố như là bút hiệu đầy phi lý: Nguyễn Du lúc ấy mới 37 tuổi mới ra làm quan việc gì mà tru tréo ai khóc mình, lẽ nào Nguyễn Du sánh mình với một cô gái 18 tuổi lấy lẽ, nếu cần Nguyễn Du sẽ hỏi Ngàn năm sau ai nhớ đến ta, nhưng đìều này trái ngược với phong cách Nguyễn Du trong các bài đi săn chẳng cần danh vọng hảo huyền.

            CH

ƠI TẬY HỒ NHỚ BẠN

            Phong cảnh Tây Hồ chẳng khác x

ưa,

            Ng

ười đồng châu trước biết bao giờ.

            Nhật Tân đê lỡ nh

ưng còn lối

            Trấn Quốc rêu phong vẫn ngấn th

ơ.

            Nọ vực Trâu vàng trăng lạc bóng,

            Kìa non Ph

ượng Đất khói tuôn mờ.

            Hồ kia thăm thẳm sâu dường mấy

            So dạ hoài nhân dễ ch

ưa vừa.

Thế th

ơ Nguyễn Nể, Nguyễn Hành, Đoàn Nguyễn Tuấn, nhắc đến Tố Như nghĩa là thế nào ?

Năm 1920. Trường Viễn Đông Bác Cổ mướn người sao chép các văn bản thơ cổ, người chép mướn, ngay cả con cháu đời sau không hiểu chuyện tình Nguyễn Du Hồ Xuân H

ương nên gán bừa Tố Như là bút hiệu, gia phả nhầm lẫn, người chép đời sau thấy chổ nào nghĩ là thơ viết cho Nguyễn Du cứ gán cho hai chữ Tố Như vào. Ví dụ ngày xưa anh em không bao giờ gọi nhau bằng bút hiệu, hay tên tự. Nguyễn Du viết cho Nguyễn Nể chỉ viết Ức Gia Huynh, viết cho em Nguyễn Ức chỉ đề Ngô Gia Đệ. Nguyễn Nể viết cho em cũng thế. Hoài Đệ, người đời sau thêm thành Hoài Tố Như đệ. Câu Gia đệ hà xứ trú được đổi thành Tố Như hà xứ trú.. Bài Ký đồng hoài đệ thành Ký đồng hoài Thanh Hiên Tố Như đệ. Xưa nay chẳng ai ghi hai bút hiệu cùng một lúc.

Th

ơ Nguyễn Hành, nguyên tác Thúc Phi Tử (Chú Phi Tử) được đổi thành Tố Như Tử, chẳng còn chú cháu nữa, lần thứ nhất đổi Phi Tử ra Tố Như, lần thứ hai cũng đổi, nhưng lần thứ ba lại để sót bút hiệu Phi Tử..

Thế gia phả chép tên tự Tố Nh

ư là thế nào ? Các bản gia phả hiện nay đều chép từ đầu thế kỷ 20, không có một bản gia phả nào bút tích của cụ Nguyễn Nghiễm cả, gia phả chép đầy những lầm lẫn như: Lê Quý Kỷ sự của Nguyễn Thu, Sứ thần đời Tự Đức chép ra Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn năm 1789 ra làm quan Tây Sơn, thì gia phả chép ông hợp cùng Nguyễn Du chống Tây Sơn. Mười năm gió bụi Nguyễn Du đi giang hồ không nhà không cửa thì lại chép Nguyễn Du về quê vợ. Nguyễn Du từ Quỳnh Hải ra đón Vua Gia Long thì lại chép từ Hà Tĩnh dẫn thủ hạ dâng sớ, quân lương.Nguyễn Du hoàn toàn theo Nguyễn Ánh thì chép ông có tâm sự hoài Lê. Như thế thì còn tin gia phả đoạn nào. May mắn thay Nguyễn Du có ba tập thơ chữ Hán là ba tập nhật ký ghi rõ từng nơi đến với đầy đủ tâm sự. Sắp xếp các bài thơ theo ngày tháng, hoàn cảnh chính trị đương thời ta có được một tiểu sử Nguyễn Du hoàn chỉnh đó là công việc tôi làm trong: Nguyễn Du mười năm gió bụi và mối tình Hồ Xuân Hương Nguyễn Du. Khuê Văn Xuất bản tại Paris./.

Nguyễn Du Khóc… Tố Như ?

Bài tựa Truyện Thúy Kiều của Trần Trọng Kim có đoạn:

– Ấy là cái tâm sự của tiên sinh (Nguyễn Du) đã đem gửi vào tập Truyện Thúy Kiều để hậu thế ai có con mắt tinh đời, thì soi xét đấy, mà thở dài thay cho một người tài tình, tiết nghĩa, sinh không gặp thời, phải đày đọa ở chốn phong trần, để tấm lòng son sắt mai một đi mất. Bởi thế nên khi tiên sinh sắp mất, có khẩu chiếm hai câu rằng:

Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố-Như

(Không biết hơn ba trăm năm sau, Thiên hạ ai người khóc Tố Như?)

Vậy nay ta đọc Truyện Kiều, mà có “khóc người đời xưa”, thì những người thức giả hẳn không ai cho là “khéo dư nước mắt” nữa(1).

Trần Trọng Kim nhắc lại giai thoại Nguyễn Du “khẩu chiếm” hai câu thơ lúc sắp mất của cụ nghè Nguyễn Mai, thuộc thế hệ thứ mười họ Nguyễn Tiên Điền, kể cho Lê Thước và Phan Sĩ Bàng nghe năm 1924.

Năm 1943, Đào Duy Anh khám phá ra hai câu thơ này là của bài Độc Tiểu Thanh ký, nằm trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du. Thì ra giai thoại Nguyễn Du “khẩu chiếm” chỉ là chuyện cụ nghè Nguyễn Mai bịa đặt để tâng bốc tổ tiên.

Dù sao thì Nguyễn Du cũng đã để lại cho hậu thế hai câu thơ… mới lạ, thậm chí… khó hiểu. Có lẽ Nguyễn Du là người đầu tiên tự hỏi đời sau ai sẽ khóc mình? (Tố Như là tên tự của Nguyễn Du).

Bài thơ Độc Tiểu Thanh ký được Nguyễn Du sáng tác trong khoảng thời gian ông làm quan ở Bắc Hà (1802 – 1804).

Hồ-Tây cảnh đẹp hoá gò hoang, Thổn thức bên song mảnh giấy tàn. Son phấn có thần chôn vẫn hận, Văn chương không mệnh đốt còn vương. Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi, Cái án phong lưu khách tự mang. Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa, Người đời ai khóc Tố Như chăng?             (Bản dịch của Vũ Văn Tập)

Tiểu Thanh là một người con gái có tài, có sắc, sống vào đầu đời Minh. Nàng họ Phùng lấy lẽ một người cũng tên là Phùng, vì tránh tên chồng, nên gọi là Tiểu Thanh. Vợ cả ghen, bắt ở một ngôi nhà trên núi Cô Sơn, cạnh Tây Hồ, chẳng bao lâu buồn mà chết. Lúc bấy giờ mới mười tám tuổi. Nay ở Cô Sơn (Chiết Giang) vẫn còn mộ.

Tiểu Thanh có một tập thơ nói tâm sự của mình. Lúc nàng chết rồi, vợ cả ghen, lấy đốt đi. Còn sót một số bài, người ta chép lại gọi là Phần dư cảo.

Có thuyết nói tính từ khi Tiểu Thanh mất cho đến lúc Nguyễn Du làm bài thơ Độc Tiểu Thanh ký là được ba trăm năm(2).

Nhiều nhà nghiên cứu đã dựa vào câu thiên hạ hà nhân khấp Tố Như (thiên hạ ai người khóc Tố Như?) để cho rằng Nguyễn Du đã nói về mình.

– Hà Huy Giáp có nhận xét:

Hơn ba trăm năm sau khi Tiểu Thanh, người con gái tài sắc đất Quảng Lăng mất, Nguyễn Du trong một bài thơ nói về nàng đã ngậm ngùi than thở: “Văn chương không có số mệnh gì mà sao người đời phải bận lòng đến những bài thơ còn sót lại sau khi đốt?” Rồi nhà thơ lớn của dân tộc ta đặt câu hỏi về mình:

Ba trăm năm lẻ về sau nữa, Thiên hạ ai người khóc Tố Như?

Trong xã hội phong kiến xưa, Tiểu Thanh phải đợi đến hơn ba trăm năm sau mới có một người tri kỷ như Nguyễn Du khóc mình, cho nên câu hỏi của Nguyễn Du không phải là không duyên cớ(3).

– Bàn về triết lí Truyện Kiều, Hoàng Ngọc Hiến cũng dẫn hai câu thơ để đi đến kết luận:

Triết lý của Nguyễn Du quả là không tương xứng với tác phẩm thiên tài của Nguyễn Du.

Tác giả Truyện Kiều vẫn là một trí tuệ lớn, không phải là “trí tuệ của trí tuệ” mà đây là “trí tuệ của trái tim”.

Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

Câu hỏi đau đớn và tha thiết này bao hàm một nỗi lo và ít nhiều hy vọng. Ngày nay chúng ta có thể hiểu được nỗi lo và niềm hy vọng của nhà thơ. Càng ngày càng thấy không thể quên được cái “tình” của Nguyễn Du, còn cái “lý” của Nguyễn Du, cuộc sống hiện tại đã khiến mỗi chúng ta thấy rõ là vô lý(4).

Truyện Kiều còn đọng lại trong lòng chúng ta cho đến nay nỗi đau nhân tình của một tâm hồn u ẩn. Có lẽ ít có nhà thơ đã gửi gấm vào tác phẩm mình một tâm sự khó hiểu như Nguyễn Du, khóc người rồi lại đặt câu hỏi về mình:

Không biết hơn ba trăm năm sau, Thiên hạ ai người khóc Tố Như?(5)

Tuy nhiên…

Có đúng là Nguyễn Du khóc người và đặt câu hỏi về mình như các học giả nhận xét không?

Nguyễn Du thương nhớ nàng Tiểu Thanh, một cô gái trẻ đẹp, biết làm thơ, cũng như Nguyễn Du thương xót nàng Kiều xinh đẹp, đàn hay, là điều rất dễ hiểu. Chẳng cần bàn nhiều.

Nhưng, Nguyễn Du là một nhà nho, một ông quan “dòng dõi một nhà thế phiệt trâm anh đệ nhất trong nước lúc bấy giờ” mà lại băn khoăn tự hỏi đời sau “thiên hạ ai người khóc Tố Như”, ai sẽ khóc mình thì quả thật là điều khó hiểu, dễ gây thắc mắc.

Khó hiểu vì Nguyễn Du đã từng “dùi mài kinh sử” như bất cứ ai theo nghiệp “lều chõng”. Ông thuộc lòng “Tứ thư, Ngũ kinh”, thông suốt những lời dạy của đức thánh Khổng “vạn thế sư biểu”. Ông quên hết rồi sao?

Đức Khổng Tử nói rằng: “Chớ lo mình không có chức vị; chỉ lo mình chẳng đủ tài đức để lãnh lấy chức vị mà thôi. Chớ lo người ta chẳng biết mình; chỉ cầu cho mình trở nên giỏi giắn và có đạo hạnh đặng đáng cho người ta biết vậy thôi” (Luận ngữ, chương Lý Nhân).

Đức Khổng Tử nói rằng: “Người quân tử buồn vì mình không đủ tài đức; chớ chẳng buồn vì người ta chẳng biết mình”. (Luận ngữ, chương Vệ Linh Công).

Đức Khổng Tử nói rằng: “Người quân tử trông cậy ở mình; kẻ tiểu nhơn trông cậy ở người”. (Luận ngữ, chương Vệ Linh Công)(6).

– Nguyễn Tố-Như tiên sinh không những đã hiểu rõ cái tư tưởng của Phật học ở trong Truyện Kiều mà thôi, tiên sinh còn làm bài Văn tế thập loại chúng sinh cũng theo đúng cái tư tưởng ấy. Vậy tôi (Trần Trọng Kim) dám chắc rằng tiên sinh là một người học rộng, tinh thông cả Nho học và Phật học(7).

Đạo Phật có thuyết “vô thường, vô ngã”, giải thích rằng mọi vật đều thay đổi từng sát na. Không có cái gì, kể cả “cái tôi, cái ta” là trường tồn, bất biến. Chúng sinh khổ vì bám víu vào bản ngã, bám víu vào “cái tôi, cái ta”. Một người tinh thông Phật học như Nguyễn Du mà lại thắc mắc đời sau ai sẽ khóc “cái tôi” của Tố Như sao?

Chẳng lẽ Nguyễn Du lại tự kiêu, tự đại đến mức quên cả giáo lý của Phật, của Khổng Tử? Nếu Nguyễn Du chưa “phá giới”, không coi thường Khổng giáo thì câu thơ “khấp Tố Như” phải được hiểu như thế nào?

Xin bàn về cụm từ “khấp Tố Như”.

Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu đều tự động viết hoa hai chữ Tố Như và hiểu rằng đó là tên tự của Nguyễn Du.

1) Bản thân chữ Hán không có chữ hoa, chữ thường, chấm, phẩy v.v. như chữ quốc ngữ. Chữ hán viết không phân biệt danh từ riêng (tên người, tên đất) với danh từ chung.

Vậy thì trước hết hãy thử viết “thiên hạ hà nhân khấp tố như” một cách bình thường. “Tố như” không viết hoa, không còn được hiểu là tên tự của Nguyễn Du.

Nhưng, “khấp tố như” là… khóc ai, khóc cái gì?

2) Thi nhân ngày xưa có thú chơi chữ bằng cách chiết tự. Một thí dụ được nhiều người biết là nhà của họ Hồ (Hồ Xuân Hương) được đặt tên là Cổ Nguyệt đường. Chữ Hồ chiết tự thành chữ Cổ + chữ Nguyệt.

Nguyễn Du cũng có tài chiết tự. Mọi người còn nhớ trong Truyện Kiều có hồi Sở Khanh viết giấy hẹn ngày đưa Thúy Kiều đi trốn.

Mở xem một bức tiên mai, Rành rành “tích việt” có hai chữ đề Lấy trong ý tứ mà suy: “Ngày hai mươi mốt, tuất thì phải chăng?”

Đào Duy Anh giải thích: Hai chữ “tích việt” được chiết tự thành “trấp + nhất + nhật, tuất + tẩu”, nghĩa là “ngày hai mươi mốt, giờ tuất thì đi trốn”(8).

Trần Trọng Kim giải thích hơi khác: xem trong truyện tiểu thuyết (của Tàu) thì chữ “tích việt” cắt nghĩa là (trấp nhất nhật tuất thì việt tường tương kiến, nguyên văn viết bằng chữ hán) ngày 21, giờ tuất, trèo qua tường sang với nhau, chứ không phải là (trấp nhất nhật tuất thì tẩu) ngày 21 giờ tuất thì trốn. Vì lúc bấy giờ Kiều mới gặp mặt Sở Khanh, sau cách hai ngày nữa Sở Khanh mới rủ Kiều đi.

Đọc truyện Kiều của Nguyễn Du thì thấy giải thích của Đào Duy Anh đúng và đầy đủ hơn giải thích theo truyện Tàu của Trần Trọng Kim.

Xin trở lại trường hợp “khấp tố như”.

Rất có thể là chữ như cũng đã được Nguyễn Du chiết tự:

Như = Nữ + Khẩu. Tố như chiết tự thành tố nữ khẩu.

Tố nữ là người con gái đẹp. Phàm cái gì nhan sắc mộc mạc cũng gọi là tố cả (Hán Việt tự điển, Thiều Chửu). Tranh dân gian Đông Hồ, tranh Oger, hay tranh trong sách của Durand đều có tranh Tố nữ.

Tố nữ khẩu là “miệng người con gái đẹp”. Hiểu theo nghĩa rộng là “những lời nói của người con gái đẹp”. Nguyễn Du muốn ám chỉ những câu thơ giãi bày tâm sự của nàng Tiểu Thanh xinh đẹp chăng?

Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp “tố nữ khẩu”?

Ba trăm năm sau khi Tiểu Thanh chết, Nguyễn Du ngậm ngùi đọc những lời tâm sự của nàng trong Phần dư cảo. Bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du trước sau chỉ xoay quanh chuyện “hồng nhan bạc mệnh”. Nguyễn Du không vô duyên, đang nhớ Tiểu Thanh lại quay sang thắc mắc đời sau ai sẽ khóc mình.

Nếu đúng là Nguyễn Du, tự Tố Như, đã chiết tự “tố như” thành “tố nữ khẩu” thì… xin ngả nón bái phục!

N.D (SHSDB33/06-2019)

…………………………………………… (1) Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Truyện Thúy Kiều, Tân Việt, in lần  thứ tám, tr. 16. (2) Thơ chữ hán Nguyễn Du, Văn Học, 1965, tr. 161-163.   (3) Hà Huy Giáp, Kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du,  Khoa Học Xã Hội, 1967, tr.169. (4) Hoàng Ngọc Hiến, Kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du,  sđd, tr. 284-285. (5) Hà Huy Giáp, Truyện Kiều, Đại Học và Trung Học Chuyên  Nghiệp, 1976, tr. 23. (6) Đoàn Trung Còn, Tứ Thư, Thuận Hoá, 2011.   (7) Trần Trọng Kim, Truyện Thúy Kiều, sđd, tr. 42.   (8) Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, Khoa Học Xã Hội, 1989.  

 

Phan Bội Châu Và Phong Trào Đông Du

Như chúng tôi đã trình bày ở bài “Quan hệ Việt-Nhật: Những chặng đường phát triển”, quan hệ Việt-Nhật ở từng giai đoạn đã để lại nhiều dấu ấn làm nền tảng cho sự phát triển của quan hệ hai nước sau này. Tiếp theo giai đoạn trước cho đến đầu thế kỷ 20 (cụ thể năm 1905) phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng mở ra giai đoạn phát triển mới trong tư duy của người Nhật đối với Việt Nam.

“Cơ duyên” của Phong trào Đông Du

Năm 1868 thời kỳ Minh Trị (Meiji) ở Nhật Bản bắt đầu. Thời kỳ này là thời kỳ đổi mới của Nhật bản với việc tiến hành thử nghiệm nền chính trị thực dụng để tái định nghĩa thể chế Hoàng Đế.

Nhật mở cửa toàn diện và đặc biệt đã khuyến khích việc học tiếng Anh. Nhưng cũng trong thời kỳ này, Nhật Bản đứng trước sự đe doạ của phương Tây. Vì vậy, việc cách tân toàn bộ đất nước cũng nhằm mục đích chống lại các thế lực bên ngoài. Nhưng trước sự ngoan cường của nhân dân Nhật Bản, lần lượt Trung quốc, Sa Hoàng (Nga) đều bị thảm bại. Thắng lợi đó của Nhật Bản ảnh hưởng sâu rộng tới toàn thế giới.

Ở Việt Nam vào thời kỳ này các phong trào khởi nghĩa của nhiều nhà yêu nước bị thất bại liên tiếp, dân ta lại phải tiếp tục sống trong cảnh nô lệ, lầm than.

Nhà yêu nước Phan Bội Châu (1867-1940) sáng lập ra đã sáng lập ra Duy Tân Hội nhằm thúc đẩy phong trào yêu nước trong nước. Tuy nhiên, để tìm ra con đường cứu nước, giải phóng nhân dân lại là một việc khó khăn.

Trong các cuộc gặp gỡ với những nhà yêu nước Nhật Bản, Phan Bội Châu có lẽ đã không mấy “thỏa nguyện” khi họ không có ý muốn giúp Việt Nam về mặt quân sự, mà họ chỉ hứa lấy danh nghĩa dân Đảng Nhật, giúp học sinh Việt Nam ăn học.

Phan Bội Châu cũng đã đồng ý với đề nghị của các bạn Nhật, thực hiện việc gửi học sinh Việt Nam sang học tập tại Nhật Bản, tạo dựng phong trào cách mạng sau này.

Đông Du và tư tưởng giải phóng dân tộc

Từ năm 1906, phong trào Đông Du đi vào hoạt động ngày càng rầm rộ trên cả ba miền đất nước, hàng loạt các tác phẩm của Phan Bội Châu được dịch từ chữ Hán ra chữ Quốc ngữ, gửi về nước. Từ năm 1907-1908 là thời kỳ phong trào Đông Du phát triển mạnh nhất với trên 200 lưu học sinh.

Chương trình học tập ở đây khá đa dạng, sáng và trưa dạy tiếng Nhật, “học tri thức phổ thông”, buổi chiều dạy “tri thức quân sự”, đặc biệt là “tập luyện thao tác quân sự”. Khi học sinh Việt Nam vào học trong các trường của Nhật Bản, thì chương trình, quy tắc học ở trường đều do người Nhật quy định, còn ngoài trường đều do ta tự quản lí. Phan Bội Châu và các đồng chí của ông đã lập ra Hội Việt Nam Công Hiến (tháng 10/1907) có chương trình riêng.

Phan Bội Châu làm Tổng lý kiêm Giám đốc và Kỳ ngoại hầu Cường Để làm Chủ tịch Hội. Dưới quyền hành chung của Ban lãnh đạo, Hội được chia ra thành 4 Bộ, mỗi Bộ đảm nhiệm từng mặt hoạt động của lưu học sinh.

Các ủy viên của Bộ kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc thu vào, chi ra và các việc trù bị. Đồng thời, họ cũng là những người giỏi vận động, tranh thủ sự giúp đỡ cả trong và ngoài nước. Việt Nam Công Hiến rất chú trọng tổ chức những buổi “sinh hoạt chính trị” giúp học sinh rèn luyện tư tưởng, đạo đức cách mạng.

Hệ thống tổ chức bố trí nhân sự và điều hành hoạt động ở đây tựa như một “Chính phủ lâm thời”.

Phan Bội Châu đã từng bộc bạch: ” Tôi nghiễm nhiên như một quan Công sứ của nước Nam ở nước ngoài mà lại kiêm cả chức Đốc kinh lý nữa. Giếng sâu tay ngắn, việc lớn tài hèn, tôi vẫn lo sợ công việc tôi gánh vác không kham. Đồng thời, chúng tôi dựng lên Tân Việt Nam Công Hiến bắt chước như một Chính phủ lâm thời của nước Nam ở hải ngoại. Tuy là cách thức sắp đặt còn sơ sài nhưng có ảnh hưởng tới dân khí trong nước mau lắm“.

Cũng chính vào lúc này, thực dân Pháp đã tìm ra nhiều manh mối của phong trào, chúng câu kết với Nhật để xúc tiến đàn áp. Tháng 9/1908, khi các học sinh Trường Chấn Võ đang làm lễ tốt nghiệp thì Bộ Nội vụ Nhật hạ lệnh giải tán tổ chức học sinh Việt Nam, tịch thu các văn kiện, đuổi học sinh ra ngoài nước Nhật. Tháng 2/1909, Phan Bội Châu, Cường Để cũng bị trục xuất khỏi nước Nhật.

Trước tình hình đó, Phan Bội Châu và các đồng chí của Cụ phải về lánh nạn ở Trung Quốc, qua Xiêm hoạt động một thời gian với mục đích chờ đợi những cơ hội mới.

Chính sự giúp đỡ vô tư và trong sáng này mà sau đó khi “trời yên biển lặng”, Phan Bội Châu cùng một số anh em khác đã sang tận quê hương của Asaba (lúc này đã qua đời) để dựng bia tưởng niệm vị ân nhân này. Văn bia có đoạn viết: ” Hảo hơn xưa nay, nghĩa đầy trong ngoài. Ông giúp như trời, Tôi chịu như bể, chí Tôi chưa thành, Ông không chờ Tôi. Lòng này đau thương, đến ức vạn năm. Tất cả người của Hội Việt Nam Quan phục xin nghi lại“.

Tấm bia này vừa thể hiện tấm chân tình của Phan Bội Châu đối với những người đã giúp mình, vừa thể hiện mối quan hệ sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Năm 2003 nhân kỷ niệm 85 ngày Phan Bội Châu dựng bia tưởng niệm, Hội yêu nước của tỉnh OWA đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm này. Một số nhà khoa học Việt Nam cũng sang dự lễ. Năm 2010 nhân kỷ niệm 105 phong trào Đông Du, phía Nhật Bản, Hội Asaba Việt Nam tổ chức kỷ niệm Phan Bội Châu và tặng cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phù điêu và mô hình tấm bia Asaba.

Trong thời gian ở tại Nhật Bản, Phan Bội Châu ngoài những bức thư thể hiện tình cảm của bản thân đối với Nhật Bản, kêu gọi sự giúp đỡ của nhân dân Nhật Bản đối với phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam. Ngoài ra ông đã viết rất nhiều tác phẩm thể hiện tinh thần yêu nước, sự khâm phục đối với các bạn Nhật Bản.

Có thể liệt kê một số tác phẩm tiêu biểu sau:

Hải ngoại huyết thư (Sơ biên, Tục biên) viết năm 1906, in ở Tỉnh Yokohama. Vào năm 1908, tác phẩm này được tái bản, với mục địch tuyên truyền tư tưởng yêu nước, phản đối thực dân Pháp. Đáng tiếc tác phẩm bị cảnh sát Nhật tịch thu, đem đốt vì bị liệt vào tác phẩm “kích động nguy hiểm”.

Tân Việt Nam viết năm 1907, nói về Mười điều sung sướng và Sáu điều hy vọng đối với nước Việt Nam mới. Hình ảnh nước Việt Nam mới được miêu tả trong tác phẩm này là hình ảnh Nhật Bản đương thời. Đây là tác phẩm được viết với tinh thần lạc quan nhất của Phan Bội Châu.

Đề tỉnh quốc dân hồn viết năm 1907, kêu gọi các tầng lớp: sĩ, nông, công, thương noi gương Nhật Bản, hiểu biết vai trò bổn phận của mình cống hiến cho nước nhà.

Việt Nam quốc sử khảo viết vào cuối năm 1908, được Soransha, Tokyo phát hành vào đầu năm 1909. Đây là cuốn lược khảo viết theo cách mới về lịch sử Việt Nam. Trong tác phẩm này, Phan Bội Châu đưa ra nhiều khái niệm mới về quốc gia-quốc dân, dân quyền, văn minh… phản ánh một bước phát triển mới trong nhận thức và tư tưởng của ông.

Tất cả những tác phẩm của Phan Bội Châu trong thời kỳ này ngoài việc lên án chế độ thực dân Pháp, còn tuyên truyền mạnh mẽ tư tưởng, con đường giải phóng dân tộc, khích lệ tầng lớp thanh niên học tập. Đồng thời, thể hiện mối thâm tình giữa những người yêu nước Nhật Bản đối với những người yêu nước Việt Nam.

Phong trào Đông Du tuy thất bại, nhưng đó là quá trình đổi mới tư duy của các nhà cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Đặc biệt, trong lịch sử phát triển quan hệ Việt-Nhật, đây là giai đoạn thể hiện sự gắn bó của những con người “đồng chủng”, “đồng tông”./.

Bài 3: Những bước thăng trầm của quan hệ Việt-Nhật

Du Học Nhật Bản : Ý Nghĩa Tên Đất Nước Nhật Bản

“đất nước hoa cúc” vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay.

“đất nước Mặt Trời mọc” vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông, tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (天照 Thái dương thần nữ). Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato. Còn người Hán từ trước Công nguyên đã gọi Nhật là Nụy quốc (倭国 “nước lùn”), người Nhật là Nụy nhân (倭人 “người lùn”), những tên cướp biển trên biển Đông Trung Hoa thời Minh là Nụy khấu (倭寇 “giặc lùn”). Do thời đó người Nhật chưa có chữ viết riêng nên Yamato được viết bằng chữ Hán 倭. Sau này, người Nhật dùng hai chữ Hán 大和 (Đại Hòa) để biểu ký âm Yamato, thể hiện lòng tự tôn dân tộc. Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang (扶桑). Cây phù tang, tức một loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.Năm 670, niên hiệu Hàm Hanh (670-674) thứ nhất đời vua Đường Cao Tông, Nhật Bản gửi một sứ bộ đến chúc mừng triều đình nhà Đường nhân dịp vừa bình định Triều Tiên và từ đó được đổi tên là Nhật Bản. Nhật Bản nằm ở cực Đông của Châu Á nên cũng là nước sớm nhìn thấy Mặt trời mọc vào mỗi sớm mai. Tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (Thái dương thần nữ). Nhật Bản còn có tên gọi là “xứ sở hoa anh đào”, vì cây hoa anh đào (sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, Nhật Bản còn được gọi là “đất nước hoa cúc”. Vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay. Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã lấy tên nước là Yamato. Còn người Hán từ trước Công nguyên đã gọi Nhật là Nụy quốc (“nước lùn”), người Nhật là Nụy nhân (“người lùn”). Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang. Cây phù tang, tức một loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.

(Viêt-SSE Kumo Phạm) Sưu Tầm

ĐẠI DIỆN TUYỂN SINH CHÍNH THỨC CỦA CÁC TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM TRỤ SỞ CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT-SSE

Địa chỉ: Số 39 Đốc Ngữ – Ba Đình – Hà Nội

Điện thoại: 04.3736.7886 Hotline: 0903.299.926 – 0962.244.426

Website: http://duhoc.viet-sse.vn Email: duhoc@viet-sse.vn

CÁC CHI NHÁNH TẠI MIỀN BẮC: HƯNG YÊN:

Địa chỉ: Số 1 Chùa Chuông – Phường Lê Lợi – TP Hưng Yên

BẮC GIANG

Địa chỉ: 794 Đường Lê Lợi – P.Hoàng Văn Thụ – TP.Bắc Giang – Tỉnh Bắc Giang

HẢI DƯƠNG:

Địa chỉ : 112 Ngô Quyền – Thanh Bình – TP.Hải Dương

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN MIỀN TRUNG

Địa chỉ: 51A Nguyễn Thái Học, TP. Vinh

Hotline: 0903 299 926 – 0962 244 426

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN MIỀN NAM

Địa chỉ: 156/2 Cộng Hoà, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08.3911.5668 Fax: 08.3911.5669

Hotline: 0902 180 006 – 0962 244 426