Top 14 # Ý Nghĩa Tên Mỹ Tâm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Uplusgold.com

Tâm Thư Gửi Mỹ Tiên

Lượt xem: 2786

(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích Những Bức Tâm Thư, tập 2, TV.2007, tr.20-21)

Nguồn: Sách: Những Bức Tâm Thư – Tập 2

Ngày 8 – 2 – 2007

Kính gửi: Mỹ Tiên

Ðể trả lời những câu hỏi của con:

1/ Giới luật chưa nghiêm chỉnh, còn ăn uống phi thời, chưa sống thiểu dục tri túc, còn dùng phương pháp dưỡng sinh trị bệnh là chưa chứng đạo.

Người chứng quả A La Hán có đủ Tứ Thần Túc làm chủ sự sống chết, chấm dứt luân hồi, vì thế Tam minh, lục thông không thể thiếu.

2/ Ðạo Phật là đạo tự lực, nên đức Phật dạy: “Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi”. Theo nhân quả thì mỗi người phải tự chuyển nghiệp của mình, chứ không ai chuyển nghiệp cho ai được. Và vì vậy mọi người phải tự cứu mình. Những vị thầy nào hướng dẫn mọi người cầu tha lực, cúng bái tụng niệm, ngồi thiền trì chú, cầu siêu, cầu an, v.v… Ðó là những vị thầy làm cho mù mắt phật tử để không bao giờ thấy được chánh pháp của Phật. Họ là những tà sư ngoại đạo phải cẩn thận đừng nên nghe những lời lừa đảo và bằng những năng lực tưởng khiến cho mọi người không biết kinh sợ và thán phục.

Cháu bệnh mắt thì hãy đưa cháu đến bệnh viện khoa mắt, giúp cho cháu ăn thực phẩm thực vật và hướng dẫn cháu sống trong thiện pháp, tự vui với nghiệp quả của mình và nhớ nhắc tâm tự kỷ tác ý đôi mắt phải phục hồi bằng y khoa, bằng nội lực của cháu, đó là cháu tự chuyển nhân quả của cháu.

3/ Thầy đặt pháp danh Mỹ Tiên cho cháu có nghĩa là: Mỹ là tốt đẹp. Tiên là mười điều lành: Khi con nhận pháp danh này con phải sống đúng mười điều lành nhờ đó nó sẽ đem lại cho con nhiều điều tốt đẹp.

4/ Lúc này Thầy đang ẩn bóng không làm lễ quy y, chỉ cho pháp danh và điệp phái mà thôi, từ đó theo pháp danh Thầy đặt mà sống đúng hạnh tên của mình để sống trong thiện pháp để chuyển được quả khổ đau, giúp cho đời sống cháu thanh thản, an lạc.

5/ Phần đông Phật tử được Thầy cho pháp danh có khi trùng hợp là vì Thầy đặt pháp danh theo đặc tính của người đó, để người đó nương theo pháp danh của mình mà sống trong thiện pháp, để chuyển nhân quả khổ đau thành sự bình an, yên ổn.

6/ Như lời Phật đã dạy: “Khi có danh thì nên ẩn bóng” hôm nay duyên đã đủ nên Thầy ẩn bóng, nhưng Thầy chưa nỡ bỏ các con, chưa nhập diệt mà sống thêm vài ngày để soạn thảo xong giáo án đạo đức để mọi người sống không còn làm khổ cho nhau nữa.

7/ Cháu Kiều Chinh và Hoàng Chí đều có chung một pháp danh là vì hai cháu có cùng một nhân quả nhưng nhân duyên khác nhau.

Ðể chuyển đổi nhân quả nên hai cháu phải sống đúng pháp danh của hai cháu như hạt ngọc trong sạch (Thanh Ngọc) thì mới chuyển được nghiệp. Ðể gọi tên hai cháu không lầm thì cháu nào quy y trước thì gọi là Thanh Ngọc I, cháu nào quy y sau gọi là Thanh Ngọc II.

Thầy đặt pháp danh cho Phật tử đều có ý nghĩa của sự tu hành, nhưng không gặp Thầy để thưa hỏi rõ pháp danh mình mang ý nghĩa gì.

8/ Tình duyên lận đận là do nhân quả li gián gây chia rẻ kiếp trước mà kiếp này phải trả.

9/ Bệnh đau là do nhân quả giết hại và ăn thịt chúng sinh. Nói như vậy người ăn chay trường sao còn bệnh đau. Người ăn chay trường mà còn bệnh đau là do tâm ý còn ác, tuy không ăn thịt chúng sinh, nhưng còn giết hại chúng sinh như kiến, muỗi và các vật khác. Họ chưa thật lòng yêu thương tất cả sự sống của chúng sinh.

10/ Bệnh đau bướu ở bất cứ nơi đâu trên thân đều do nhân quả kiếp trước thường hay đánh đập loài chúng sanh. Con muốn chuyển nghiệp này thì phải sống đúng năm giới và tập an trú vào cánh tay đưa ra đưa vào. Khi an trú vào cánh tay xong thì tác ý: “bệnh bướu này chuyển biến thay đổi lành lặng như xưa”.

11/ Muốn không giết hại chúng sinh thì không nên ăn thịt chúng sinh, không nên làm nghề giết hại chúng sinh.

Nếu con làm nghề nông phải xịt thuốc giết sâu rầy và các chúng sanh khác thì nên thay đổi nghề nghiệp, phải sống trong thiện pháp thì mới có thể chuyển nghiệp, nếu ôm ắp nghề cũ thì không bao giờ chuyển hết nghiệp được.

Các pháp đều vô thường, có pháp nào là của con, là con đâu, mà con cứ ôm nghề nghiệp đó, rồi một ngày nào đó cũng phải lìa xa đi vào lòng đất lạnh thì chỉ còn có nghiệp thiện, ác mà thôi.

Hiểu Phật pháp thì phải tự cứu mình, chứ không ai cứu mình. Muốn tự cứu mình thì nên sống theo thiện pháp, nghề nghiệp thiện.

Thăm và chúc các con mạnh tu tập xả tâm tốt.

Thầy của các con.

***

Tên Trần Mỹ Tâm Ý Nghĩa Gì, Tốt Hay Xấu?

Gợi ý một số tên gần giống đẹp nhất:

Luận giải tên Trần Mỹ Tâm tốt hay xấu ?

Thiên Cách là đại diện cho cha mẹ, bề trên, sự nghiệp, danh dự. Nếu không tính sự phối hợp với các cách khác thì còn ám chỉ khí chất của người đó. Ngoài ra, Thiên cách còn đại diện cho vận thời niên thiếu.

Thiên cách tên của bạn là Trần có tổng số nét là 7 thuộc hành Dương Kim. Thiên cách tên bạn sẽ thuộc vào quẻ CÁT (Quẻ Cương ngoan tuẫn mẫn): Có thế đại hùng lực, dũng cảm tiến lên giàng thành công. Nhưng quá cương quá nóng vội sẽ ủ thành nội ngoại bất hòa. Con gái phải ôn hòa dưỡng đức mới lành

Địa cách còn gọi là “Tiền Vận” (trước 30 tuổi) đại diện cho bề dưới, vợ con, và thuộc hạ, người nhỏ hơn mình, nền móng của người mang tên đó. Về mặt thời gian trong cuộc đời, Địa cách biểu thị ý nghĩa cát hung (xấu tốt trước 30 tuổi) của tiền vận.

Địa cách tên bạn là Mỹ Tâm có tổng số nét là 12 thuộc hành Âm Mộc. Địa cách theo tên sẽ thuộc quẻ HUNG (Quẻ Bạc nhược tỏa chiết): Người ngoài phản bội, người thân ly rời, lục thân duyên bạc, vật nuôi sinh sâu bọ, bất túc bất mãn, một mình tác chiến, trầm luân khổ nạn, vãn niên tối kỵ.

Nhân cách: Còn gọi là “Chủ Vận” là trung tâm của họ và tên, vận mệnh của cả đời người do Nhân Cách chi phối, đại diện cho nhận thức, quan niệm nhân sinh. Giống như mệnh chủ trong mệnh lý, Nhân cách còn là hạt nhân biểu thị cát hung trong tên họ. Nếu đứng đơn độc, Nhân cách còn ám chỉ tính cách của người đó. Trong Tính Danh học, Nhân cách đóng vai trò là chủ vận.

Ngoại cách chỉ thế giới bên ngoài, bạn bè, người ngoài xã hội, những người bằng vai phải lứa, quan hệ xã giao. Vì mức độ quan trọng của quan hệ giao tiếp ngoài xã hội nên Ngoại cách được coi là “Phó vận” nó có thể xem phúc đức dày hay mỏng.

Ngoại cách tên của bạn là họ Tâm có tổng số nét hán tự là 4 thuộc hành Âm Hỏa. Ngoại cách theo tên bạn thuộc quẻ ĐẠI HUNG (Quẻ Phá hoại diệt liệt): Phân ly tang vong, rơi vào nghịch cảnh, tiến thoái lưỡng nan, bước vào suy thoái, đã hung càng hung, có điềm phát điên, tàn phế. Nhưng cũng thường sinh ra quái kiệt hoặc dị nhân.

Tổng cách (tên đầy đủ)

Tổng cách thu nạp ý nghĩa của Thiên cách, Nhân cách, Địa cách nên đại diện tổng hợp chung cả cuộc đời của người đó đồng thời qua đó cũng có thể hiểu được hậu vận tốt xấu của bạn từ trung niên trở về sau.

Tên đầy đủ (tổng cách) gia chủ là Trần Mỹ Tâm có tổng số nét là 18 thuộc hành Dương Hỏa. Tổng cách tên đầy đủ làquẻ CÁT (Quẻ Chưởng quyền lợi đạt): Có trí mưu và quyền uy, thành công danh đạt, cố chấp chỉ biết mình, tự cho mình là đúng, khuyết thiếu hàm dưỡng, thiếu lòng bao dung. Nữ giới dùng cần phải phối hợp với bát tự, ngũ hành.

Mối quan hệ giữa các cách

Số lý của nhân cách biểu thị tính cách phẩm chất con người thuộc “Dương Thổ” Quẻ này là quẻ Tính tình thiện lương, giản dị dễ gần, ôn hoà trầm lặng, luôn hiểu biết và thông cảm với người khác, trọng danh dự, chữ tín. Lòng trượng nghĩa khinh tài, song không bao giờ để lộ. Tính xấu là hay lãnh đạm với mọi sự.

Sự phối hợp tam tài (ngũ hành số) Thiên – Nhân – Địa: Vận mệnh của phối trí tam tai “Dương Kim – Dương Thổ – Âm Mộc” Quẻ này là quẻ : Kim Thổ Mộc.

Đánh giá tên Trần Mỹ Tâm bạn đặt

Bạn vừa xem xong kết quả đánh giá tên Trần Mỹ Tâm. Từ đó bạn biết được tên này tốt hay xấu, có nên đặt hay không. Nếu tên không được đẹp, không mang lại may mắn cho con thì có thể đặt một cái tên khác. Để xem tên khác vui lòng nhập họ, tên ở phần đầu bài viết.

Tên Cao Mỹ Tâm Ý Nghĩa Gì, Tốt Hay Xấu?

Gợi ý một số tên gần giống đẹp nhất:

Luận giải tên Cao Mỹ Tâm tốt hay xấu ?

Thiên Cách là đại diện cho cha mẹ, bề trên, sự nghiệp, danh dự. Nếu không tính sự phối hợp với các cách khác thì còn ám chỉ khí chất của người đó. Ngoài ra, Thiên cách còn đại diện cho vận thời niên thiếu.

Thiên cách tên của bạn là Cao có tổng số nét là 9 thuộc hành Dương Thủy. Thiên cách tên bạn sẽ thuộc vào quẻ HUNG (Quẻ Bần khổ nghịch ác): Danh lợi đều không, cô độc khốn cùng, bất lợi cho gia vận, bất lợi cho quan hệ quyến thuộc, thậm chí bệnh nạn, kiện tụng, đoản mệnh. Nếu tam tài phối hợp tốt, có thể sinh ra cao tăng, triệu phú hoặc quái kiệt

Địa cách còn gọi là “Tiền Vận” (trước 30 tuổi) đại diện cho bề dưới, vợ con, và thuộc hạ, người nhỏ hơn mình, nền móng của người mang tên đó. Về mặt thời gian trong cuộc đời, Địa cách biểu thị ý nghĩa cát hung (xấu tốt trước 30 tuổi) của tiền vận.

Địa cách tên bạn là Mỹ Tâm có tổng số nét là 12 thuộc hành Âm Mộc. Địa cách theo tên sẽ thuộc quẻ HUNG (Quẻ Bạc nhược tỏa chiết): Người ngoài phản bội, người thân ly rời, lục thân duyên bạc, vật nuôi sinh sâu bọ, bất túc bất mãn, một mình tác chiến, trầm luân khổ nạn, vãn niên tối kỵ.

Nhân cách: Còn gọi là “Chủ Vận” là trung tâm của họ và tên, vận mệnh của cả đời người do Nhân Cách chi phối, đại diện cho nhận thức, quan niệm nhân sinh. Giống như mệnh chủ trong mệnh lý, Nhân cách còn là hạt nhân biểu thị cát hung trong tên họ. Nếu đứng đơn độc, Nhân cách còn ám chỉ tính cách của người đó. Trong Tính Danh học, Nhân cách đóng vai trò là chủ vận.

Nhân cách tên bạn là Cao Mỹ có số nét là 17 thuộc hành Dương Kim. Nhân cách thuộc vào quẻ CÁT (Quẻ Cương kiện bất khuất): Quyền uy cương cường, ý chí kiên định, khuyết thiếu hàm dưỡng, thiếu lòng bao dung, trong cương có nhu, hóa nguy thành an. Nữ giới dùng số này có chí khí anh hào.

Ngoại cách chỉ thế giới bên ngoài, bạn bè, người ngoài xã hội, những người bằng vai phải lứa, quan hệ xã giao. Vì mức độ quan trọng của quan hệ giao tiếp ngoài xã hội nên Ngoại cách được coi là “Phó vận” nó có thể xem phúc đức dày hay mỏng.

Ngoại cách tên của bạn là họ Tâm có tổng số nét hán tự là 4 thuộc hành Âm Hỏa. Ngoại cách theo tên bạn thuộc quẻ ĐẠI HUNG (Quẻ Phá hoại diệt liệt): Phân ly tang vong, rơi vào nghịch cảnh, tiến thoái lưỡng nan, bước vào suy thoái, đã hung càng hung, có điềm phát điên, tàn phế. Nhưng cũng thường sinh ra quái kiệt hoặc dị nhân.

Tổng cách (tên đầy đủ)

Tổng cách thu nạp ý nghĩa của Thiên cách, Nhân cách, Địa cách nên đại diện tổng hợp chung cả cuộc đời của người đó đồng thời qua đó cũng có thể hiểu được hậu vận tốt xấu của bạn từ trung niên trở về sau.

Tên đầy đủ (tổng cách) gia chủ là Cao Mỹ Tâm có tổng số nét là 20 thuộc hành Âm Thủy. Tổng cách tên đầy đủ làquẻ ĐẠI HUNG (Quẻ Phá diệt suy vong): Trăm sự không thành, tiến thoái lưỡng nan, khó được bình an, có tai họa máu chảy. Cũng là quẻ sướng trước khổ sau, tuyệt đối không thể dùng.

Mối quan hệ giữa các cách

Số lý của nhân cách biểu thị tính cách phẩm chất con người thuộc “Dương Kim” Quẻ này là quẻ Ý chí kiên cường, tự ái mạnh, ưa tranh đấu, quả cảm quyết đoán, sống thiếu năng lực đồng hoá. Thích tranh cãi biện luận, dễ có khuynh hướng duy ý chí, có khí phách anh hùng, cuộc đời nhiều thăng trầm.

Sự phối hợp tam tài (ngũ hành số) Thiên – Nhân – Địa: Vận mệnh của phối trí tam tai “Dương Thủy – Dương Kim – Âm Mộc” Quẻ này là quẻ : Thủy Kim Mộc.

Đánh giá tên Cao Mỹ Tâm bạn đặt

Bạn vừa xem xong kết quả đánh giá tên Cao Mỹ Tâm. Từ đó bạn biết được tên này tốt hay xấu, có nên đặt hay không. Nếu tên không được đẹp, không mang lại may mắn cho con thì có thể đặt một cái tên khác. Để xem tên khác vui lòng nhập họ, tên ở phần đầu bài viết.

Tâm Là Gì? Có Chân Tâm Và Vọng Tâm Không?,

TÂM LÀ GÌ? CÓ CHÂN TÂM VÀ VỌNG TÂM KHÔNG?

1/ Hỏi: Tâm là gì?

Tâm là sự thấy biết cảnh. Những gì bị tâm thấy biết gọi là cảnh. Cảnh bị thấy biết qua ngũ căn (nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn) gọi là ngoại cảnh hay ngoại pháp. Cảnh bị thấy biết quá ý căn gọi là cảnh nội hay nội pháp.

Có 2 nhóm tâm trong ngũ uẩn thuộc Danh pháp gồm nhóm tâm sở (thọ, tưởng, hành) và nhóm tâm vương (thức).

A/ Tâm sở là nhóm tâm sinh lên để thực hiện chức năng riêng của chúng với cảnh được chia làm 3 nhóm chính trong ngũ uẩn:

1-Nhóm cảm giác với cảnh (thọ uẩn): Sinh khởi những cảm giác qua sáu giác quan (nhãn thọ, nhĩ thọ, tỷ thọ, thiệt thọ, thân thọ và ý thọ). Nhóm này còn gọi là nhóm hưởng cảnh (quả) hiện tại do nhân nghiệp cũ đã tạo. Cảm thọ vui là do nghiệp cũ đã tạo nhân thiện. Cảm thọ khổ là do nghiệp cũ đã tạo nhân bất thiện.

2-Nhóm kinh nghiệm ký ức (tưởng uẩn): Khi nhớ lại, nghĩ lại về cảnh trong quá khứ, hiện tại và tương lai…qua sáu giác quan (nhãn tưởng, nhĩ tưởng, tỷ tưởng, thiệt tưởng, thân tưởng, ý tưởng). Nhóm này còn gọi là nhóm chế định hay tục đế do tâm tạo hay kinh nghiệm.

3-Nhóm phản ứng với cảnh (hành uẩn): Thân hành, khẩu hành, ý hành khởi lên qua sáu giác quan (nhãn tư, nhĩ tư, tỷ tư, thiệt tư, thân tư, ý tư). Nhóm này còn gọi là nhóm tạo nghiệp hiện tại cho quả vị lai là thiện, bất thiện hay vô ký.

B/ Tâm hay tâm vương (tâm thức) là nhóm tâm nhận biết cảnh thuần túy qua sáu giác quan (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức). Còn thể hiện thiện hay bất thiện là do các sở hữu tâm (A) đồng sinh với tâm.

1-Tâm thấy biết qua nhãn căn gọi là nhãn thức. Cảnh bị thấy biết bởi nhãn thức gọi là nhãn trần hay sắc trần.

2-Tâm thấy biết qua nhĩ căn gọi là nhĩ thức. Cảnh bị thấy biết bởi nhĩ thức gọi là nhĩ trân hay thanh trần.

3-Tâm thấy biết qua tỷ căn gọi là tỷ thức. Cảnh bị thấy biết bởi tỷ thức gọi là tỷ trần hay hương trần.

4-Tâm thấy biết qua thiệt căn gọi là thiệt thức. Cảnh bị thấy biết bởi thiệt thức gọi là thiệt trần hay vị trần.

5-Tâm thấy biết qua thân căn gọi là thân thức. Cảnh bị thấy biết bởi thân thức gọi là thân trần hay xúc trần.

6-Tâm thấy biết qua ý căn gọi là ý thức. Cảnh bị thấy biết bởi ý thức gọi là pháp trần.

Các tâm sở (A), tâm vương (B) đồng sinh, đồng diệt, đồng căn, đồng trú khi thấy biết cảnh, nghĩa là cùng duyên sinh, duyên diệt nhưng chức năng khác nhau mà thôi. Chỉ khi hành giả thực hành Tứ Niệm Xứ mới có thể thấy rõ ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) rõ rệt khi chúng sinh diệt như trong bài kinh Bàhiya, Đức Phật dạy ngài Bàhiya: “Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.” Trước khi ngài Bàhiya với năng lực chứng bát thiền thì nhầm tưởng mình là A La Hán. Với tâm chứng bát thiền (4 thiền sắc giới và 4 thiền vô sắc giới) thì hành giả vẫn nương tựa vào Thức tái sinh trong cảnh Sắc gới và Vô sắc giới. Thế giới của ngũ uẩn là thế giới sinh diệt, không có gì nương tựa cả. Nếu thấy rõ ngũ uẩn đang sinh diệt rõ ràng thì không có cái tôi nào được tồn tại cả nhờ đó vòng luân hồi theo tâm Thức tái sinh bị cắt đứt: ‘’ Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.”

2/ Hỏi: Tâm thức có phải là tâm thấy biết thuần khiết và là chân tâm hay tâm nguyên sơ ban đầu không?

Đáp: Tâm thức là tâm thấy biết thuần khiết nhưng luôn đồng sinh với tâm sở và bị tâm sở hoà vào như đường hoà vào nước tinh khiết nên khi uống nước đường không ai nhận ra nước tinh khiết trong nước đường được nữa. Khi có một cảnh hiện khởi qua nhãn căn thì nhãn thức thấy biết cảnh thuần khiết nhưng do các tâm sở như nhãn thọ, nhãn tưởng, nhãn hành (nhãn tư) đồng sinh với nhãn thức hoà vào tâm thấy biết thuần túy này. Hành giả Tứ Niệm Xứ khi quán ngũ uẩn sẽ rõ các nhóm tâm này sinh khởi và hoại diệt mà không có tâm nào là cốt lõi mà gọi là chân tâm cả.

Tâm Thức cũng sinh khởi bởi nhân duyên, là pháp do duyên sinh duyên diệt (Hành duyên Thức) nên không thể coi là chân tâm. Tâm Thức cũng lại làm duyên cho Danh Sắc (Thức duyên Danh Sắc) sinh khởi trong 12 nhân duyên đi tạo nghiệp trong luân hồi. Nếu chân tâm mà làm nhân duyên tạo nghiệp thì không phải là chân tâm.

Nếu chân tâm là tâm nguyên sơ chưa ô nhiễm ban đầu, do bị ô nhiễm mà đi luân hồi. Vậy khi được thanh lọc như tâm nguyên sơ thì khi nào nó lại bị ô nhiễm trở lại? Nghĩa là bản chất nó cũng bị ô nhiễm hay luân hồi thì không thể gọi là chân tâm được.

Như vậy tâm không ngoài 4 nhóm thọ, tưởng, hành, thức đều do duyên sinh, duyên diệt nên không có loại tâm nào tồn tại dưới khái niệm “chân tâm” cả. Đây là một sản phẩm tiểu ngã gia nhập đại ngã của Ba La Môn pha trộn vào Phật Giáo Đại Thừa. Tà kiến này rất khỏ bỏ trừ khi hành giả hành thiền Tứ Niệm Xứ đúng. Một số vị từ Phật Giáo Đại Thừa chuyển qua Phật Giáo Nguyên Thuỷ vẫn mang theo tà kiến này làm sai lạc pháp hành. Thậm trí có vị cho rằng tâm sở trí Tuệ là chân tâm. Trong khi tâm sở trí Tuệ thuộc nhóm tâm sở Hành và chỉ sinh lên cùng các cảnh là đề mục Tứ Niệm Xứ..

3/ Hỏi: Nếu không có chân tâm thì có vọng tâm không?

Đáp: Vì không có chân tâm nên cũng không có vọng tâm.. Tức là các tâm thọ, tưởng, hành, thức không có cái nào chân tâm và cũng không có cái nào là vọng tâm. Chúng chỉ sinh lên và diệt đi theo chức năng thấy biết cảnh của chúng nên chúng được gọi là THỰC TẠI chân đế của pháp hữu vi. Do chúng sinh diệt liên tục nên khi hành giả thấy biết chúng là hành giả thấy được THỰC TẠI LIÊN TỤC hay HIỆN TẠI TRÔI CHẢY. Vì thấy biết thực tại trôi chảy như vậy nên hành giả THẤY BIẾT như chân như thật không có gì có thể nắm giữ được trong và ngoài thân tâm.. Nhờ đó hành giả sống không nương tựa không chấp trước vật gì ở đời. Điều này chỉ có thể thực chứng trong pháp hành Tứ Niệm Xứ.

4/ Hỏi: Tà kiến về chân tâm khi nào sẽ bị diệt trừ?

Đáp: Tà kiến về chân tâm sẽ bị diệt khi hành giả có chánh kiến về danh sắc, tức là có tuệ phân biệt danh sắc bao gồm phân biệt các đề mục nào là danh (thọ, tưởng, hành, thức) và đề mục nào là sắc (đất, nước, gió, lửa). Khi hành giả phân biệt rõ danh sắc thì hành giả cũng sẽ phân biệt nhân duyên sinh diệt (tuệ nhân duyên) các danh sắc và thấy rõ đặc tính chung của các danh sắc hay ngũ uẩn là vô thường, khổ, vô ngã (tuệ tam tướng).

5/ Hỏi: Pháp Học về tâm có quan trọng cho pháp Hành thiền không?

Đáp: Thiền giống như sự khảo sát, chứng nghiệm của hành giả về thân tâm. Nếu không có pháp Học đúng về tâm thì giống như người bước vào phòng thí nghiệm nhưng lại không biết gì về các dụng cụ thí nghiệm hay sản phẩm thí nghiệm nên sẽ không thể thực nghiệm đúng, thậm chí mang lại những điều tai hại vì bản chất của tâm là tạo nghiệp thiện ác. Người không hiểu về tâm khi làm bất thiện mà tưởng là thiện thì rất có hại.

KINH TƯƠNG ƯNG SÁU XỨ

X. Cả Hai (S.iv,67)

1) …

2) — Do duyên cả hai, này các Tỷ-kheo, thức hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, thế nào là do duyên cả hai, thức hiện hữu?

3) Do duyên mắt và các sắc, khởi lên nhãn thức. Mắt là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Các sắc là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Như vậy, cả hai này là biến động, tiêu tan, vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Nhãn thức là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Do nhân nào, do duyên nào, nhãn thức khởi lên; nhân ấy, duyên ấy là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Này các Tỷ-kheo, nhãn thức này khởi lên từ một duyên vô thường, từ đâu sẽ thành thường còn được? Này các Tỷ-kheo, sự hợp hội, tụ tập, hòa hợp của ba pháp này, này các Tỷ-kheo, đây gọi là nhãn xúc. Nhãn xúc cũng vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Do nhân nào, do duyên nào, nhãn xúc khởi lên; nhân ấy, duyên ấy là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Này các Tỷ-kheo, nhãn xúc này khởi lên từ một duyên vô thường, từ đâu sẽ trở thành thường còn được? Do xúc nên có cảm thọ, do xúc nên có tư lường, do xúc nên có hay biết. Ở đây, các pháp này là biến động, tiêu tan, vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác.

4) Và do duyên tai và các tiếng khởi lên nhĩ thức…

5) Và do duyên mũi và các hương khởi lên tỷ thức…

6) Và do duyên lưỡi và các vị khởi lên thiệt thức…

7) Và do duyên thân và các xúc khởi lên thân thức…

8) Và do duyên ý và các pháp khởi lên ý thức. Ý là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Các pháp là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Ở đây, cả hai cái này là biến động, tiêu tan, vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Ý thức là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Cái gì là nhân, cái gì là duyên cho ý thức khởi lên; nhân ấy, duyên ấy là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Này các Tỷ-kheo, ý thức khởi lên do duyên vô thường, thời từ đâu sẽ thường còn được? Này các Tỷ-kheo, sự hợp hội, tụ tập, hòa hợp của ba pháp này, này các Tỷ-kheo, đây gọi là ý xúc. Ý xúc cũng vô thường, biến hoại, tự tánh là đổi khác. Do nhân gì, duyên gì khiến ý xúc sanh khởi; nhân ấy, duyên ấy là vô thường, biến hoại, tự tánh đổi khác. Này các Tỷ-kheo, ý xúc khởi lên do duyên vô thường, từ đâu sẽ là thường còn được? Này các Tỷ-kheo, do xúc nên có cảm thọ, do xúc nên có tư lường, do xúc nên có hay biết. Ở đây, các pháp này là biến động, tiêu tan, vô thường biến hoại, tự tánh đổi khác.

9) Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên cả hai, thức hiện hữu.

Kinh Tương Ưng Sáu Xứ (HT Thích Minh Châu dịch)

Visits: 6606

Share this:

Facebook

Twitter

Pocket

Pinterest

Tumblr

LinkedIn

Reddit

Print

Email

Like this:

Like

Loading…