Họ và tên: Hoàng Ngọc Vĩnh Tuổi: 60 Số điện thoại: 0983080154
Nơi sinh hoạt Hội, đoàn thể: Chi hội CCB Khoa LLCT, HCBVN trường ĐHKH Huế
PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Tên thật của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là Nguyễn Vịnh. Sinh ngày 01 tháng 01 năm 1914. Quê quán: Thôn Niêm Phò xã Quảng Thọ huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.
Họ tên Nguyễn Chí Thanh và danh hiệu “Vị tướng du kích” do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt và tặng.
Câu 2: Tóm tắt quá trình tham gia hoạt động cách mạng của Đại tướng:
– Năm 1937: Tham gia phong trào cách mạng, kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó được cử làm Bí thư chi bộ.
– Năm 1938: Đồng chí được cử làm Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên, cuối năm 1938 bị địch bắt.
– Năm 1939: Ra tù, tiếp tục hoạt động cách mạng, được cử lại làm Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên.
– Năm 1945: Đồng chí được bầu vào BCHTƯ, được chỉ định làm Bí thư xứ uỷ Trung kỳ.
– Năm 1947: Đồng chí được chỉ định làm Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên, sau đó làm Bí thư phân khu uỷ Bình-Trị-Thiên.
– Năm 1948-1950: Đồng chí là Bí thư Liên khu ủy Liên khu IV, phó Bí thư Tổng quân ủy và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
– Năm 1951: Được bầu vào BCH T.Ư và Bộ chính trị.
– Năm 1959: Được phong quân hàm Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
– Năm 1960: Đồng chí được bầu lại vào BCHTƯ và được BCHTƯ bầu vào Bộ chính trị.
– Năm 1961: Phụ trách Ban Nông nghiệp của Đảng. Đồng chí đã để lại dấu ấn mang tính thời đại “Sóng Duyên Hải, gió Đại Phong, cờ Ba Nhất” trên các mặt trận và lĩnh vực về công nghiệp, nông nghiệp, quân đội.
– Năm 1964-1967: Trong chống Mỹ leo thang phá hoại miền Bắc, đồng chí được điều động trở lại quân đội. Đảng và Bác Hồ phân công chỉ đạo cách mạng miền Nam, bí danh Sáu Vi, bút danh Trường Sơn. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 14 tháng 6/1967, nội dung báo cáo của Đại tướng về tình hình cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam toát lên vấn đề chủ yếu và đặc biệt quan trọng là: “Ta nhất định thắng Mỹ. Mỹ thua đã rõ ràng. Cần phải tiếp tục thế tiến công địch để tiến lên giành thắng lợi quyết định”.
– Bức ảnh này là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại Đại hội Đảng bộ quân đội năm 1960.
Câu 4: Thời gian, địa điểm, ý nghĩa và ghi đầy đủ câu nói như sau: “Mất đất chưa phải là mất nước…………Chúng ta nhất định thắng”.
– Câu đầy đủ là: “Mất đất chưa phải là mất nước. Chúng ta cần phải tranh thủ từng thôn, từng người dân. Chúng ta không để mất dân, chết cũng không rời cơ sở. Chúng ta nhất định thắng”.
– Thời gian vào ngày 25/03/1947, với cương vị là UVTW Đảng, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, đồng chí Nguyễn Chí Thanh triệu tập một cuộc họp bất thường đặc biệt tại làng Nam Dương huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, để củng cố lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cứu nước.
Câu 5: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh mấy lần bị địch bắt? Bị giam giữ ở những nhà tù nào? Thời gian nào? Đồng chí được bầu là Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vào năm nào?
Trả lời: Trong cuộc đời hoạt động của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, từ năm 1938-1943. có 3 lần đồng chí bị địch bắt và giam giữ ở những nhà tù: Huế, Lao Bảo, Buôn Ma Thuột.
Đồng chí được bầu là Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vào tháng 02 năm 1950.
Câu 6: Nhà nước, nhân dân đã phong tặng và tôn vinh Đại tướng như thế nào? Hiện nay các tỉnh, thành phố nào có tên đường phố, trường học mang tên Nguyễn Chí Thanh?
Trả lời: Đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân, huy chương cao quý: Huân chương Sao vàng (truy tặng), Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng I, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất và nhiều huân, huy chương khác.
Các tỉnh, thành phố có tên đường phố Nguyễn Chí Thanh là: Quận Đống Đa thủ đô Hà Nội; Quận 5, 10, 11 thành phố Hồ Chí Minh; quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng; thành phố Vinh, thành phố Huế, thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Gia Lai, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Đắk Lắc.
Các trường học mang tên Nguyễn Chí Thanh có ở: thành phố Hồ Chí Minh, Đắk Lắc, Đắk Nông, Quảng Bình, Gia Lai, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế,… Đặc biệt ở Huế có Trường chính trị mang tên Nguyễn Chí Thanh đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, hành chính cho cán bộ các ban ngành của tỉnh.
Câu 7: Anh (chị) học được những gì về tấm gương Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Đại tướng?
Trong bài thơ “Nhớ Anh”, nhà thơ Tố Hữu đã viết về tấm gương của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh “…Ở đâu nghèo đói gọi xung phong/ Lon nước, mo cơm, lội khắp đồng./ Ở đâu tiền tuyến kêu anh đến/ Vượt núi, băng rừng, lại tiến công…”
Trong tham luận tại Hội thảo nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, ngày 5/7/1997, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Nhớ tới anh Thanh, tôi tưởng nhớ và vô cùng thương tiếc một người bạn chiến đấu thân thiết, một chiến sỹ cộng sản kiên cường, một cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng, một tướng lĩnh tài ba của quân đội ta, người đã có những cống hiến quan trọng vào sự nghiệp vẻ vang của Đảng, của dân tộc ta”.
Để thiết thực kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, ngày 28 tháng 8 năm 2013, Ban Thường vụ tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã ban hành kế hoạch số 48/KH/TU về tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đại tướng, để tưởng nhớ, tôn vinh một tấm gương tài-đức vẹn toàn, soongd và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại, khơi dậy niềm tự hào, tinh thần học tập và noi gương đối với cán bộ, nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cuộc đời của Đại tướng đã để lại cho dân tộc ta những dấu ấn mang tính thời đại trên các mặt trận và các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, quân đội, giáo dục là: Phong trào “Gió Đại Phong”-phong trào thi đua trong lĩnh vực Nông nghiệp ở miền Bắc, bắt đầu từ Hợp tác xã Đại Phong ở Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình; Phong trào “Sóng Duyên Hải”-phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong công nhân lao động trong lĩnh vực công nghiệp, được bắt đầu từ Nhà máy cơ khí Duyên Hải, thành phố Hải Phòng. Phong trào “Cờ ba nhất”-phong trào thi đua trong toàn quân. Bắt đầu từ Đại hội 2, Trung đoàn 68 pháo binh, Sư đoàn 304 Vinh Quang, tháng 6 năm 1960; Phong trào “Trống Bắc Lý”-phong trào Tích cực thi đua dạy tốt, học tốt. Học tập và làm theo Bắc Lý.
Những bài học quý báu mà Đại tướng đã để lại cho muôn đời mai sau là: Bài học về tác phong làm việc cần phải có của một Huyện ủy trước phong trào của quần chúng. Bài học về quá trình làm việc của người cán bộ lãnh đạo là phải sâu sát cơ sở, nắm bắt được tình hình thực tế của địa phương. Bài học về chỉ đạo trên Mặt trận Nông nghiệp.
Tấm gương của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là: Người cộng sản kiên cường, hiểm nguy không sờn lòng, khó khăn không lùi bước; Con người của quần chúng, luôn tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh của quần chúng. Có thể nói đồng chí sinh ra trên đời này là để sống với nhân dân. Đồng chí ở đâu, ở đó có quần chúng; Một mẫu mực sáng ngời về đạo đức cách mạng; Một vị tướng du kích; Một nhà lãnh đạo chính trị, quân sự tài ba.
Câu 8: Theo Anh (chị), cuộc thi này có… người tham gia?.
Theo tôi, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 115.523 người tham gia, và họ hầu hết là Cựu chiến binh Việt Nam, Cựu quân nhân quân đội nhân dân Việt Nam.
Huế, ngày 19 tháng 12 năm 2013
Người dự thi
(Kí và ghi rõ họ tên)