Top 5 # Ý Nghĩa Tên Sa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Uplusgold.com

Ý Nghĩa Của Hoàng Sa, Trường Sa Và Biển Đông

Thứ nhất, vấn đề Biển Đông là một thách thức lớn, nếu không muốn nói là lớn nhất, đối với chính quyền Việt Nam hiện nay. Nó gắn liền với yêu cầu độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Hơn nữa, nó cũng gắn liền với quyền lợi kinh tế của quốc gia: Trước mắt, đó là nguồn thủy sản chính của Việt Nam; về lâu dài, theo sự tiên đoán của các nhà khoa học, đó cũng là nguồn khoáng sản dồi dào với trữ lượng dầu khí to lớn.

Trong bộ

Thứ hai, đó cũng là một thách thức lớn đối với lòng yêu nước và tự hào dân tộc của mọi người Việt Nam. Bình thường, đối với mọi người, ở mọi nơi, bất cứ mảnh đất nào thuộc lãnh thổ của cha ông để lại cũng đều thiêng liêng. Bởi chúng không phải chỉ là đất. Chúng còn là xương và máu, là sự hy sinh của bao nhiêu thế hệ đi trước. Việc bảo vệ lãnh thổ, cho dù là một số đảo nhỏ bé và xa xôi, do đó, vượt ra ngoài mọi sự tính toán về lợi và hại thông thường. Nó là danh dự và là một mệnh lệnh của đạo đức.

Thách thức thứ hai trở thành một thách thức khác đối với chính quyền: Việc bảo vệ độc lập và chủ quyền trên Biển Đông gắn liền với uy tín, thậm chí, tính chính đáng của việc lãnh đạo đất nước. Sự thất bại trước thách thức ấy tất yếu dẫn đến sự thất vọng, thậm chí, bất mãn của dân chúng. Cuộc đương đầu của chính quyền với Trung Quốc trên Biển Đông, do đó, dễ trở thành cuộc đương đầu giữa chính quyền và dân chúng, hoặc ít nhất, một bộ phận càng ngày càng đông đảo trong dân chúng, những người còn quan tâm đến đất nước và còn nặng lòng tự hào dân tộc. Trước sự thắc thỏm lo âu hoặc sôi sục căm giận của một số người dân trước âm mưu xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc, nhà cầm quyền Việt Nam hiện hình như những kẻ bất lực, thậm chí, ngu xuẩn (tin tưởng một cách ngây thơ vào những lời hứa hão của Trung Quốc) và hèn hạ (quy lụy một cách quá đáng trước những thái độ ngang ngược và hỗn láo của Trung Quốc).

Thứ ba, vấn đề Biển Đông không phải chỉ là một thách thức đối với quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hay giữa chính phủ Việt Nam và người dân Việt Nam mà còn trở thành một thách thức lớn đối với vấn đề địa chính trị (geopolitics) trong khu vực và thế giới.

Trước hết, trong khu vực: Hoàng Sa là nơi tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan; ở Trường Sa, có nhiều quốc gia giành giật chủ quyền hơn: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.

Hơn nữa, giành chủ quyền trên đảo cũng có nghĩa là giành cả chủ quyền trên vùng biển chung quanh đảo (theo quy ước là 12 hải lý tính từ đảo người ta giành chủ quyền). Nối các vùng biển bao quanh Hoàng Sa và Trường Sa lại với nhau, Trung Quốc hình thành con đường lưỡi bò (hoặc đường chữ U hoặc đường 9 đoạn), lấn hẳn vào hải phận của Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines.

Nếu con đường lưỡi bò này được công nhận, Trung Quốc sẽ khống chế một trong những con đường hàng hải quan trọng và tấp nập nhất trên thế giới, nơi mỗi năm có mấy chục ngàn chiếc tàu, cả quân sự lẫn dân sự, qua lại. Số lượng dầu khí được chở ngang qua Biên Đông nhiều gấp bảy lần qua kênh đào Suez và 17 lần qua kênh Panama.

Đến lúc đó, Trung Quốc không những chỉ làm chủ các hòn đảo và các tài nguyên thiên nhiên ẩn giấu dưới những hòn đảo ấy mà còn làm chủ cả vùng biển và vùng trời chung quanh Hoàng Sa và Trường Sa.

Chính viễn tượng ấy khiến việc tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông nói chung mang tầm vóc quốc tế. Không có cường quốc kinh tế hay quân sự nào có thể dửng dưng được: Một số lượng rất lớn tàu bè cũng như máy bay của họ thường xuyên bay ngang qua đó. Không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết các quốc gia tự chủ và tự trọng đều lên tiếng phản đối Trung Quốc kịch liệt. Mỹ lại cần lên tiếng. Mà không phải chỉ cần lên tiếng suông: Mỹ cần phải hành động.

Hành động dễ thấy nhất là Mỹ càng ngày càng dấn sâu vào vùng châu Á – Thái Bình Dương. Đây là một khu vực khá rộng, bao gồm toàn bộ châu Á, toàn bộ vùng Australasia (Úc, Tân Tây Lan, đảo New Guinea) cũng như các đảo quốc thuộc Thái Bình Dương. Bất cứ địa điểm nào trong khu vực này cũng đều quan trọng trong việc cân bằng cán cân lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, trong các địa điểm ấy, có những địa điểm có tầm quan trọng về chiến lược hơn. Trong số các địa điểm có tầm quan trọng chiến lược ấy, địa điểm quan trọng nhất chính là Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là Trường Sa, nơi, do địa thế, đóng vai trò như một cái yết hầu, một trạm kiểm soát của toàn bộ Biển Đông.

Bởi vậy, mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng như một số nước trong vùng Đông Nam Á, dù muốn hay không, cũng trở thành mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ. Khi mâu thuẫn ấy càng gay gắt, thế đứng của Việt Nam càng chênh vênh: Đến một lúc nào đó, Việt Nam không thế cứ lấp lửng, ỡm ờ, kiểu bắt cá hai tay được. Việt Nam phải lựa chọn: hoặc ngả theo Trung Quốc hoặc ngả theo Mỹ. Ngả theo Trung Quốc thì dễ, chỉ cần một điều kiện duy nhất: hy sinh sự độc lập và chủ quyền. Ngả theo Mỹ thì khó hơn, vì trong quan hệ ngoại giao, dưới áp lực của dư luận, Mỹ cần sự tin cậy. Sự tin cậy được vun đắp từ hai yếu tố: một, thành thực, và hai, thời gian thử thách. Việt Nam không thể đợi đến lúc Trung Quốc động binh mới cầu thân với Mỹ: lúc ấy đã quá muộn. Việt Nam cũng không thể cầu thân với Trung Quốc theo kiểu nói trên diễn đàn quốc tế một đường, thực hành trong nước một nẻo: Đó là sự giả dối.

Trước, trong các giờ địa lý hoặc chính trị, học sinh Việt Nam thường được dạy: Việt Nam may mắn nằm ngay trên trục giao thông giữa Đông và Tây. Thật ra, thời hiện đại, dưới tác động của địa chính trị, địa thế ấy là một điều bất hạnh: Nó rất dễ thành chiến trường của các lực lượng quốc tế. Như cái điều đã xảy ra trong suốt thời Chiến tranh lạnh. Thời chống khủng bố, chiến trường ấy chuyển sang Trung Đông. Nay, từ sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Mỹ, chiến trường ấy rất có khả năng chuyển hướng sang Việt Nam.

Viễn tượng ấy không đáng vui chút nào cả.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Câu Chuyện Ý Nghĩa Đằng Sau Cái Tên Của Cậu Bé Trường Sa Hoàng Sa Việt Nam

Trên Infonet, ông Nguyễn Ngọc Luyến – Chủ tịch UBND xã Châu Khê, huyện Con Cuông ( Nghệ An) xác nhận thông tin này. Theo ông Luyến, khi đến làm giấy khai sinh, chị Lương Thị Loan (SN 1994, trú ở bản Xát, xã Châu Khê) đã được cán bộ tư pháp xã giải thích, nếu đặt tên quá dài sẽ rất khó nhớ, ảnh hưởng đến con sau này. Tuy nhiên, theo nguyện vọng gia đình, cán bộ tư pháp đã làm giấy khai sinh cho cháu với cái tên Ngô Trường Sa Hoàng Sa Việt Nam.

Theo báo Tuổi Trẻ đưa tin, ông Lô Xuân Học – Phó chủ tịch UBND xã Châu Khê là người ký tên trong bản trích lục khai sinh cho bé trai này.

Được biết, vợ chồng anh Ngô Văn Dục (SN 1987, trú ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình) đã có 2 người con, hiện đang làm công nhân ở tỉnh Cà Mau.

Vào năm 2017, sau khi hạ sinh con trai đầu, gia đình chị vợ chồng anh Dục cũng đến UBND xã làm giấy khai sinh cho con và đặt tên là “Ngô Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam”.

Theo anh Dục tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng khi hạ sinh hai con trai kháu khỉnh, vợ chồng anh đều có nguyện vọng đặt tên cho con từ tấm lòng yêu đất nước và tình cảm với hai quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa thiêng liêng của Tổ quốc.

“Nhiều người bảo đặt tên con dài như vậy sau này các cháu đi học có thể có khó khăn nhưng tôi thấy cũng bình thường, miễn sao để sau này các cháu lớn lên đều nhớ tên mình như một phần máu thịt của Tổ quốc”, anh D. tâm sự.

Anh D. cho biết, hồi vừa học hết cấp III, anh nuôi ước mơ được khoác lên mình màu áo lính hải quân để ra làm nhiệm vụ bảo vệ hai quần đảo của đất nước. Thế nhưng, vì nhiều lý do khác nhau, ước mơ của anh dang dở.

Lúc đầu anh dự định đặt tên hai con là Ngô Quần Đảo Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam và Ngô Quần Đảo Trường Sa Hoàng Sa Việt Nam nhưng cán bộ tư pháp tư vấn “tên như vậy… dài quá” nên đã thống nhất đặt hai con là Ngô Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam và Ngô Trường Sa Hoàng Sa Việt Nam.

Mộc Miên (Tổng hợp)

Đặt Tên “Hoàng Sa” Và “Trường Sa” Cho Tuyến Đường Gần 30 Km Ở Đà Nẵng

Ngày 12 tháng 8 vừa qua, trong một cử chỉ được đánh giá là nhằm nêu bật chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo lớn ở Biển Đông, chính quyền Đà Nẵng đã khởi động việc chính thức gắn bảng tên “Hoàng Sa, Trường Sa” cho con đường ven biển, chạy dài trên 27 km từ bán đảo Sơn Trà cho đến Điện Ngọc, giáp ranh tỉnh Quảng Nam.

Thưa anh, anh có biết sự kiện thành phố Đà Nẵng đã đặt tên cho hai con đường ở Đà Nẵng là Hoàng Sa và Trường Sa không ?

Sáng nay mình vừa xem trên mạng, báo Vietnamnet và mình thấy được cái tin Đà Nẵng vừa đặt hai con đường tên là Hoàng Sa và Trường Sa, và khánh thành hai con đường đó ngày 12/8/2010. Cái thông tin mình biết thêm là con đường đó kéo dài 27 cây số, từ bán đảo Sơn Trà cho đến hết địa phận thành phố Đà Nẵng, dọc theo vệt bờ biển Đà Nẵng, một bãi biển rất đẹp.

Là một người dân Đà Nẵng, anh có cảm tưởng như thế nào khi thành phố của mình có hai con đường mang tên Hoàng Sa và Trường Sa ?

Hoàng Sa là một huyện đảo thuộc thành phố Đà Nẵng, nên có một con đường mang tên này là một điều rất hay. Và Trường Sa cũng là một quần đảo của Đà Nẵng. Mình không rõ về vấn đề khẳng định chủ quyền của Việt Nam, nhưng mình thấy nó là vấn đề giáo dục cho mọi người về địa lý và lịch sử của đất nước. Địa lý và lịch sử nó bao gồm những điều như vậy. Mình thấy được cái tin này sáng nay, và mình đọc mình thấy rất là vui. Cả ngày hôm nay mình ở nhà, nhưng có lẽ mình sẽ đi xem, đi một vòng xem những cái bảng tên đường nó như thế nào. Bắt đầu đặt bảng tên đường từ ngày 12/8, dự kiến đến cuối tháng 8 là xong đoạn đường 27 cây số. Nó nằm trên vệt biển đẹp nhất của Đà Nẵng, được một tạp chí nước ngoài bình chọn là một trong sáu bãi biển đẹp nhất thế giới vào năm nào đó mình không nhớ. Và nhiều người Đà Nẵng ngày xưa người ta đi vòng vòng quanh thành phố, chở gia đình đi chơi là họ hay đi dạo đường Bạch Đằng, Trần Phú, bây giờ thì người ta hay dạo trên con đường này nữa vì đó là con đường đẹp – con đường để du khách đến và cho người Đà Nẵng đi dạo.

Xin cám ơn anh rất nhiều.

Tên Châu Ái Sa Ý Nghĩa Gì, Tốt Hay Xấu?

Gợi ý một số tên gần giống đẹp nhất:

Luận giải tên Châu Ái Sa tốt hay xấu ?

Thiên Cách là đại diện cho cha mẹ, bề trên, sự nghiệp, danh dự. Nếu không tính sự phối hợp với các cách khác thì còn ám chỉ khí chất của người đó. Ngoài ra, Thiên cách còn đại diện cho vận thời niên thiếu.

Thiên cách tên của bạn là Châu có tổng số nét là 7 thuộc hành Dương Kim. Thiên cách tên bạn sẽ thuộc vào quẻ CÁT (Quẻ Cương ngoan tuẫn mẫn): Có thế đại hùng lực, dũng cảm tiến lên giàng thành công. Nhưng quá cương quá nóng vội sẽ ủ thành nội ngoại bất hòa. Con gái phải ôn hòa dưỡng đức mới lành

Địa cách còn gọi là “Tiền Vận” (trước 30 tuổi) đại diện cho bề dưới, vợ con, và thuộc hạ, người nhỏ hơn mình, nền móng của người mang tên đó. Về mặt thời gian trong cuộc đời, Địa cách biểu thị ý nghĩa cát hung (xấu tốt trước 30 tuổi) của tiền vận.

Địa cách tên bạn là Ái Sa có tổng số nét là 8 thuộc hành Âm Kim. Địa cách theo tên sẽ thuộc quẻ BÁN CÁT BÁN HUNG (Quẻ Kiên nghị khắc kỷ): Nhẫn nại khắc kỷ, tiến thủ tu thân thành đại nghiệp, ngoài cương trong cũng cương, sợ rằng đã thực hiện thì không thể dừng lại. Ý chí kiên cường, chỉ e sợ hiểm họa của trời.

Nhân cách: Còn gọi là “Chủ Vận” là trung tâm của họ và tên, vận mệnh của cả đời người do Nhân Cách chi phối, đại diện cho nhận thức, quan niệm nhân sinh. Giống như mệnh chủ trong mệnh lý, Nhân cách còn là hạt nhân biểu thị cát hung trong tên họ. Nếu đứng đơn độc, Nhân cách còn ám chỉ tính cách của người đó. Trong Tính Danh học, Nhân cách đóng vai trò là chủ vận.

Nhân cách tên bạn là Châu Ái có số nét là 8 thuộc hành Âm Kim. Nhân cách thuộc vào quẻ BÁN CÁT BÁN HUNG (Quẻ Kiên nghị khắc kỷ): Nhẫn nại khắc kỷ, tiến thủ tu thân thành đại nghiệp, ngoài cương trong cũng cương, sợ rằng đã thực hiện thì không thể dừng lại. Ý chí kiên cường, chỉ e sợ hiểm họa của trời.

Ngoại cách chỉ thế giới bên ngoài, bạn bè, người ngoài xã hội, những người bằng vai phải lứa, quan hệ xã giao. Vì mức độ quan trọng của quan hệ giao tiếp ngoài xã hội nên Ngoại cách được coi là “Phó vận” nó có thể xem phúc đức dày hay mỏng.

Ngoại cách tên của bạn là họ Sa có tổng số nét hán tự là 7 thuộc hành Dương Kim. Ngoại cách theo tên bạn thuộc quẻ CÁT (Quẻ Cương ngoan tuẫn mẫn): Có thế đại hùng lực, dũng cảm tiến lên giàng thành công. Nhưng quá cương quá nóng vội sẽ ủ thành nội ngoại bất hòa. Con gái phải ôn hòa dưỡng đức mới lành.

Tổng cách (tên đầy đủ)

Tổng cách thu nạp ý nghĩa của Thiên cách, Nhân cách, Địa cách nên đại diện tổng hợp chung cả cuộc đời của người đó đồng thời qua đó cũng có thể hiểu được hậu vận tốt xấu của bạn từ trung niên trở về sau.

Tên đầy đủ (tổng cách) gia chủ là Châu Ái Sa có tổng số nét là 14 thuộc hành Âm Hỏa. Tổng cách tên đầy đủ làquẻ HUNG (Quẻ Phù trầm phá bại): Điềm phá gia, gia duyên rất bạc, có làm không có hưởng, nguy nạn liên miên, chết nơi đất khách, không có lợi khi ra khỏi nhà, điều kiện nhân quả tiên thiên kém tốt.

Mối quan hệ giữa các cách

Số lý của nhân cách biểu thị tính cách phẩm chất con người thuộc “Âm Kim” Quẻ này là quẻ Tính cứng rắn, ngang ngạnh, cố chấp, bảo thủ, sức chịu đựng cao, ưa tranh đấu, nếu tu tâm dưỡng tính tốt ắt thành người quang minh lỗi lạc. Cách này không hợp với phái nữ.

Sự phối hợp tam tài (ngũ hành số) Thiên – Nhân – Địa: Vận mệnh của phối trí tam tai “Dương Kim – Âm Kim – Âm Kim” Quẻ này là quẻ : Kim Kim Kim.

Đánh giá tên Châu Ái Sa bạn đặt

Bạn vừa xem xong kết quả đánh giá tên Châu Ái Sa. Từ đó bạn biết được tên này tốt hay xấu, có nên đặt hay không. Nếu tên không được đẹp, không mang lại may mắn cho con thì có thể đặt một cái tên khác. Để xem tên khác vui lòng nhập họ, tên ở phần đầu bài viết.