Top 8 # Ý Nghĩa Tên Thánh Rosa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Uplusgold.com

Ngày 23 Tháng 8: Thánh Rosa Lima, Đồng Trinh

 Thánh nữ Rosa Lima là một nữ thánh tiên khởi của miền nam Mỹ Châu. Cha mẹ Người gốc Tây Ban Nha thuộc giai cấp trung lưu. Nhưng đã sa sút nên vì sinh kế phải bỏ quê hương sang lập nghiệp ở Mỹ châu quãng năm 1543. Đầu tiên Rosa mang tên là Isabelle nhưng sau vì mầu da và nét mặt tươi đẹp của cô, người ta đã bỏ tên cũ mà gọi là Rô-sa, nghĩa là “Bông hường”. Chính thánh Toribiô. Tổng giám mục thành Lima cũng xác nhận như thế.

Lớn lên Rosa là con riêng của Đức Mẹ. Dù còn nhỏ tuổi, người đã bắt chước Đức Mẹ làm nhiều việc hy sinh và chăm đọc Kinh Thánh. Thấy Rosa hãm mình nhiều đến nỗi gầy dơ xương, các chị em bạn đã gọi trêu người là “Pho tượng của núi Can-va-riô”. Ngoài ra Rosa còn yêu mến thánh nữ Catarina thành Siena cách riêng. Người coi thánh nữ như người “Chị lý tưởng”. Mặc dầu được cha mẹ chiều chuộng, Rosa thích sống thùy mị, đơn sơ từ lời nói đến cách ăn mặc. Một hôm vì có nhiều vị khách đến thăm, bà thân mẫu hái cho Rosa một nón hoa cốt ý để cho con trang điểm và tiếp khách. Không muốn nghe lời mẹ, Rosa bưng nón hoa đặt dưới chân tượng Đức Mẹ, rồi đặt trên đầu vòng gai và quỳ khóc nức nở… Nhờ hấp thụ nền giáo dục nghiêm nhặt của gia đình. Rosa không để phí giờ ngao du với chúng bạn. Vì thế ngoài việc cắp sách đi học. Rosa còn dành được nhiều thời gian cầu nguyện và chuyên mấy môn theo năng khiếu. Không những Rosa có tài đàn hát mà còn nổi tiếng là một thi sĩ tài hoa không kém thánh Phanxicô thành At-xi. Say mê nhan sắc, ngón đàn và giọng hát của Rosa những ông chủ rạp hát đã đến nài xin người cộng tác với số lương rất cao. Mỗi lần như thế, Rosa lấy ớt xoa vào mắt khóc nức nở và trả lời bằng một tiếng: “Không”. Những năm làm ăn thất bại. Cha mẹ Rosa hay buồn phiền và sinh đau ốm. Trong cảnh nghèo đói và bệnh nạn, ông bà chỉ còn trông chờ vào một mình Rosa. Để giúp đỡ cha mẹ, Rosa tần tảo sớm hôm, hái từng bông hoa đưa lên tỉnh bán lấy tiền về nuôi cha mẹ. Người ở luôn bên giường cha mẹ, kể cả những đêm trường lạnh giá…

Để giữ kình trinh khiết, ngày 10 – 8-1606 người xin mặc áo dòng ba thánh Daminh. Với Rosa, mặc áo dòng là trút bỏ con người cũ, con người xác thịt, và ích kỷ để mặc lấy nhân đức và hồng ân của Thiên Chúa. Quả thế, từ ngày mặc áo dòng, thánh nữ bắt đầu sống một đời ăn chay nhiệm nhặt đền tội khác hẳn những năm trước. Người ăn chay uống dấm, đánh tội và mang giày sắt. Ngoài ra đêm ngủ người còn đội một vòng 98 cái gai nhọn và nằm trên một cái giường ghép bằng hai tấm ván thổ. Ngày cũng như đêm thánh nữ rất ít nói. Người yêu cảnh sống thầm lặng trong túp lều nhỏ bé dựng ở góc vườn. Nơi đây trong những lúc thư nhàn thánh nữ thường ra cầu nguyện và đọc Kinh Thánh. Người như say mê suy gẫm về thánh lễ Misa. Có lần thấy thánh nữ như mất trí, người ta hỏi cho biết lúc ấy thánh nữ làm gì, thì người ta trả lời: “Tôi đang dự thánh lễ bằng trí tưởng tượng”. Những tư tưởng về tu đức của thánh nữ thật dồi dào và sâu xa; nó là kết quả của một đời chiêm niệm, là sản phẩm của một linh hồn suốt đời không phai mờ ánh quang ân điển. Khảo sát những bản văn tu đức thánh nữ còn để lại sau này, các thần học đã tuyên bố: “thánh nữ Rosa là một nhà thần bí xuất sắc”. Người chỉ sống trong gia đình với Chúa, với Thánh Mẫu, thánh nữ Catarina thành Siêna và với thiên thần bản mệnh. Nhờ các Ngài hộ đỡ, người đã thắng các mưu chước của satan. Tất cả vạn vật đều giúp người nâng lòng lên với Thiên Chúa. Cả đến những con nhặng bâu quanh vết thương trên đầu thánh nữ trong giờ cầu nguyện cũng được coi như những phím đàn du dương giúp người ca ngợi Thiên Chúa. Dù sống trong góc vườn hẻo lánh thánh Rosa vẫn được Chúa cho thông phần đau khổ với những người bị bắt vì đức tin, những người lâm cảnh nghèo túng bức hiếp hay mang bệnh tật già yếu. Người ta có cảm tưởng như thánh nữ chỉ sống bằng tình yêu nồng nhiệt dâng lên người bạn lòng là Chúa cứu thế và bằng luơng thần là phép Thánh Thể.

Tuy nhiên trong chuỗi ngày sống khắc khổ đôi khi thánh nữ cũng được Chúa tỏ dấu yêu thương. Một đêm thánh nữ bị cảm, mồ hôi ra đầy mình. Thấy thế bà thân mẫu vốn không ưa cách sống khổ hạnh của con, đã sai người đầy tớ đi mua “rượu cảm” về cho Rosa uống. Lấy lý do tiết kiệm, thánh nữ từ chối không uống. Lập tức sứ thần Chúa đến cứu chữa người khỏi. Có nhiều lần cảm mến sự thương khó Chúa đã chịu, thánh nữ than thở: “Lạy Chúa Giêsu, xin tăng thêm đau khổ cho con để con tiến sâu vào tình yêu Chúa”. Càng mến Chúa, thánh nữ càng bị ngọn lửa phần rỗi các linh hồn thiêu đốt. Người đau khổ vì thấy đa số dân Nam Mỹ chưa biết Chúa, người ước ao đi truyền giáo bên Aán Độ và Phi châu. Lòng thánh nữ se lại mỗi khi nghe biết các đau khổ giáo dân đang phải chịu. Vì thế vào những năm cuối đời: dù sức lực suy yếu, thánh nữ cũng xung phong đi giúp những người bệnh tật ở nhà thương trong tỉnh. Việc làm của người đã cảm hóa được nhiều linh hồn trở về với Chúa. Người say mê công việc bác ái quên cả con bệnh ung thư đang phá hại sinh lực của mình. Chính con bệnh này đã kết liễu đời sống trần gian của thánh nữ khi người mới 31 tuổi. Hấp hối nằm trên chiếc giường thô sơ, thánh nữ không ngớt than thở: “lạy Chúa Giêsu, lạy Chúa Giêsu, xin ở với con”. Thánh nữ từ trần, hôm ấy là ngày 24.8 .1617.

Được tin thánh nữ về trời; dân thành buồn bã, họ chen nhau đến viếng xác người. Những kẻ xưa nay chỉ trích cách sống của thánh nữ, thì lúc này lại ca ngợi không ngớt. Vì thế lễ an táng thánh nữ được tổ chức như một ngày đại lễ của dân thành. Người ta đặt xác thánh nữ tại nhà nguyện tu viện Daminh ở Lima, đến năm 1619 lại cải táng về nhà thờ thánh Đaminh. Đức Giáo hoàng Clê-men-tê IX phong người lên bậc chân phước: năm 1689 đức giáo hoàng lại đặt thánh Rosa làm quan thầy xứ Pê-ru nước Ấn Độ, Phi-luật-Tân và toàn thể Châu Mỹ. Hai năm sau đức giáo hoàng lại sắc phong thánh nữ vào số các vị hiển thánh và đặt mừng lễ kính người vào ngày 23 tháng 8 mỗi năm.

Mừng lễ thánh Rosa, chúng ta hãy xin thánh nữ cho chúng ta được tận tình yêu Chúa, thánh hóa mình và tha thiết đến phần rỗi anh em trong đau khổ vì “Không gì sung sướng hơn lúc ta đang khóc mà được Chúa đến đổi sầu làm vui và đưa về nơi vĩnh cửu”.

Ý Nghĩa Của Việc Đặt Tên Thánh

Bạn thân mến! Hôm trước, dạy giáo lý tại nhà thờ Ba Chuông, có một em thiếu nhi hỏi mình: “Thưa thầy, tại sao khi Rửa tội, phải đặt tên thánh cho trẻ sơ sinh và việc đặt tên thánh có ý nghĩa như thế nào?”. Hôm nay, xin trả lời câu hỏi của em cách chi tiết hơn, để nhờ đó em hiểu ý nghĩa của việc làm này và biết noi gương vị thánh bổn mạng mà sống nên thánh mỗi ngày.

◪ Đôi nét về việc đặt tên mới trong Kinh thánh

Kinh thánh cho chúng ta các ví dụ sinh động về những hoàn cảnh quan trọng dẫn đến việc thay đổi về danh xưng, đặc biệt là những khoảnh khắc hoán cải tâm linh:

▪ Khi Thiên Chúa chọn Ápram làm cha của Dân tộc được tuyển chọn, và yêu cầu ông phải được cắt bì như một phần của giao ước mới. Đức Chúa ban cho Abram một tên gợi mới: Áp-ra-ham

▪ Sau khi vật lộn và nhận được lời chúc phúc từ thiên sứ, tên Giacóp được đổi thành Ítraen.

▪ Sự đổi tên của Simon thành Phêrô và Saul thành Phaolô trong Tân ước có ý nghĩa sâu sắc. Kể từ đây hai ông trở thành những cột trụ xây dựng tòa nhà Giáo hội.

Trong mỗi trường hợp vừa kể trên, cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa dẫn đến việc được đặt tên mới. Điều này phản ánh tính chất trang trọng của sự kiện đó. Khi một hài nhi được rửa tội, em trở thành con cái Thiên Chúa Cha, là đồng thừa kế Nước Trời qua Chúa Kitô và là người được thông phần trong ân sủng của Chúa Thánh Thần.

◪ Việc đặt tên thánh qua dòng lịch sử Kitô giáo

Trong Kitô giáo, truyền thống đặt tên thánh cho trẻ sơ sinh không phải là mới. Đó là một truyền thống cổ xưa mang nhiều ý nghĩa, và thật sự là như vậy!

Tục lệ lấy tên thánh bắt nguồn từ tục lệ đặt tên trong Do thái giáo. Sau khi sinh con được một tuần, cha mẹ người Do thái bế con tới giáo đường để cử hành nghi lễ đặt tên. Với con trai, nghi lễ đặt tên diễn ra trong nghi lễ cắt bì. Tên được đặt gọi là tên thánh (sacred name) lấy từ các tên trong kinh thánh của Do thái giáo.

Với Kitô giáo, chúng ta thấy có một sự tiến triển theo dòng lịch sử. Trước hết, ngay từ thế kỷ thứ III, Ông Dionysius thành Alexandria (khoảng năm 260) đã nhận thấy, có rất nhiều người cùng tên với tông đồ Gioan. Ông yêu mến vị tông đồ này và ước mong được yêu Chúa như thánh Gioan. Ngoài ra ông cũng nhận thấy nhiều trẻ em được đặt tên như là Phêrô hoăc Phaolô để tôn vinh và bắt chước hai vị tông đồ vĩ đại này. Bên cạnh đó, vào thời Giáo hội Sơ khai người Kitô hữu có tục lệ lấy tên thánh làm tên riêng. Do vậy Công đồng Nicaea họp năm 325 cấm người Công giáo dùng tên các thần thánh không phải của Kitô giáo để đặt tên.

Vào thế kỷ thứ IV, thánh Gioan Kim Khẩu khuyến khích các bậc cha mẹ nên chọn cho con cái mình tên của những vị thánh, vì quyền năng và sự thánh thiện của các ngài. Nhờ đó, những đứa trẻ có thể xem các ngài như là hình mẫu để noi gương và bắt chước đời sống của các ngài.

Đến thời Công đồng Tridentino họp năm 1563, Giáo hội Công giáo buộc giáo dân khi đặt tên phải chọn tên thánh. Công đồng lưu ý các linh mục khi làm phép rửa tội, gặp trường hợp cha mẹ cố tình đặt tên không hợp tinh thần Kitô giáo, thì vị linh mục đó tự động thêm vào một tên thánh, coi đó là tên thứ hai và ghi vào sổ rửa tội giáo xứ.

Đến bộ Giáo luật năm 1917, qua điều khoản số 761, Giáo hội nhắc lại khoản luật cũ từ thời Công đồng Tridentino buộc người Công giáo phải lấy tên thánh.

Nhưng vào năm 1972, vì thấy việc đặt tên thánh không thích hợp cho tiến trình hội nhập văn hóa, nên thánh bộ Phụng tự đã bãi bỏ luật buộc người Công giáo phải lấy tên thánh.

Do vậy, đến bộ Giáo luật năm 1983, người ta không thấy có điều khoản nào buộc người Công giáo phải lấy tên thánh, mà chỉ quy định tên riêng của người ấy phải phù hợp với ý nghĩa Kitô giáo. Điều 855 của bộ Giáo luật 1983 quy định: Cha mẹ, người đỡ đầu và cha sở phải lo liệu để đừng đặt một tên không hợp với ý nghĩa Kitô giáo.

◪ Việc đặt tên thánh với người Kitô hữu Việt Nam

Sở dĩ người Công giáo Việt Nam, Ðại Hàn, Nhật Bản, Trung Hoa và các nước truyền giáo khác trên thế giới có thêm tên thánh mà người Tây phương không có, là vì các giáo sĩ Tây phương đến Việt Nam cũng như các nơi khác truyền đạo, đã áp dụng tinh thần giáo luật cũ, đặt tên thánh cho giáo dân như đã làm cho giáo dân ở Tây phương.

Trái lại, đọc tiểu sử hàng giáo phẩm Công giáo Tây phương, ta không thấy vị nào có hẳn một tên thánh riêng như kiểu tên người Công giáo Việt Nam. Nếu đức giám quản Giuse Đỗ Mạnh Hùng có hẳn một tên thánh là Giuse, thì đức giáo hoàng Bênêđictô XVI không có tên thánh riêng. Tên ngài là Joseph Ratzinger. Joseph là tên riêng vừa là tên thánh.

Do đó người Công giáo Tây phương không có tục lệ mừng lễ thánh quan thầy.

Mặc dù Giáo luật hiện nay không bắt buộc tín hữu phải có tên thánh, nhưng việc đặt tên thánh có mục đích rất đáng trân trọng vì 2 lý do: thứ nhất, để người đó bắt chước gương sáng thánh bổn mạng mà sống cuộc đời đạo đức; thứ hai, để tín hữu đó được phù trợ nhờ lời cầu bầu của thánh bổn mạng. Hai mục đích trên được nói trong bộ Giáo luật năm 1983, khoản 1186: Với mục đích cổ võ việc nên thánh của dân Chúa, Giáo hội khuyến khích mọi tín hữu, lấy tình con cái, tôn kính đặc biệt Đức Maria hồng phúc trọn đời đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa đã được Đức Kitô đặt làm Mẹ của loài người, cũng vậy, Giáo hội cổ động lòng tôn kính chân chính và thành thực đối với các thánh, vì lẽ các tín hữu được kiên vững nhờ gương sáng và được nâng đỡ bởi lời bầu cử của các ngài. Hiện nay, người Công giáo Việt Nam thường chọn tên các thánh nam giới cho phái nam và thánh nữ giới cho phái nữ. Thông thường, giáo dân hay chọn cho con cái mình các thánh thời Chúa Giêsu như Phêrô, Phaolô, Gioan, Maria, Anna làm tên thánh. Ngày nay, Giáo hội Việt Nam có cả trăm vị thánh tử đạo. Tại sao không dùng danh xưng của các vị thánh Việt Nam để đặt tên cho con trẻ của chúng ta?

Viết Tên Thánh Đa Minh

Thánh Tổ Phụ ĐA MINH là người Tây Ban Nha, Ngài được thân sinh đặt tên theo tiếng Tây Ban Nha là Domingo. Tiếng La Tinh là Dominicus nghĩa là người thuộc về Chúa. Khi các bậc tiền bối của Dòng đặt chân lên đất Việt, các ngài muốn hội nhập đời sống của Dòng vào nền văn hóa của dân tộc Việt. Vì thế, trên bình diện ngôn ngữ :

Các ngài đã phiên âm tên thánh Tổ Phụ thành từng âm tiết rời cho dễ đọc, vì Tiếng Việt là một thứ tiếng ” đơn tiết tính “. Tên Tây Ban Nha của Thánh Tổ Phụ là Domingo được phiên âm là Du-min-gô; tên La Tinh là Dominicus thì phiên âm là Đô-mi-ni-cô.

Nhưng ở trong tiếng Việt, mỗi , tên gọi của Thánh Tổ Phụ chưa trở thành ” [duōmǐ], Hán Việt đọc là âm tiết = với một từ tiếng Việt”. Chính vì thế mà phải tiến tới bước thứ hai, là sau khi phiên âm, ta phải cho mỗi âm ấy một nghĩa. là tên của thánh tổ phụ được phiên âm ra tiếng Tàu nhưng đọc theo giọng Hán Việt. Người Tàu phiên âm tên riêng Dominic là 多米 ượn âm, đến bước tiếp theo là mượn nghĩa, để từ phiên âm ấy thự sự trở thành từ Hán Việt, hội nhập vào lớp từ tiếng Việt. Đa Minh. Sau khi m từ, âm tiết tiếng nước ngoài thì không có nghĩa vì chỉ là đơn vị phát âm, nhưng âm tiết = từ trong tiếng Việt thì có nghĩa như một từ của các tiếng Tây khác. Nếu chỉ phiên âm tên thánh Tổ Phụ thành “Du-minh-gô” hay “Đô-mi-ni-cô” thì quả là chưa thực sự hội nhập vào nền văn hóa Việt

Tiếng Việt hiện nay quy định, tên riêng của một người thì phải viết hoa mọi chữ cái đầu, hoặc viết in hoa hết mọi chữ, vì thế tên thánh Tổ Phụ theo tiếng Việt sẽ chỉ được viết là ” Đa Minh” hoặc ” ĐA MINH “.

Có Bao Nhiêu Thánh Mang Tên Têrêsa?

Với việc phong thánh Mẹ Têrêsa Calcutta vào ngày 4.9.2016, cho đến nay Giáo hội có 8 vị thánh mang tên Têrêsa. Đứng đầu danh sách là Têrêsa Giêsu (tức là Têrêsa Avila) và cuối danh sách là Têrêsa Calcutta. Trong số này, có năm vị thuộc dòng kín Cát Minh và ba vị sáng lập dòng nữ tu hoạt động bác ái.

1. Thánh Têrêsa Avila, còn gọi là Têrêsa Cả hoặc Têrêsa Mẹ, bởi những vị thánh khác về sau đã chọn tên theo ngài. Theo ngôn ngữ Hy Lạp, Têrêsa có nghĩa là người đi săn; còn trong tiếng Đức, Têrêsa dùng để chỉ người phụ nữ đảm đang. Thánh nữ tên thật là Têrêsa Sánchez de Cepeda y Ahumada sinh ngày 28.3.1515 tại Avila, Tây Ban Nha, vì vậy được gọi là Têrêsa Avila, nhưng bản thân nhận tên gọi là Têrêsa Giêsu. Ngài nổi tiếng vì đã cải tổ dòng Cát Minh, cũng như với các tác phẩm viết về đời sống tâm linh. Thánh nữ qua đời ngày tại Alba de Tormes ngày 4.10.1582, hưởng thọ 67 tuổi. Ngày 12.3.1622, Đức Grêgôriô XV tôn phong ngài lên bậc Hiển Thánh. Năm 1970, Đức Thánh Cha Phaolô VI nâng lên hàng Tiến sĩ Hội Thánh.

2. Thánh Têrêsa Margarita Thánh Tâm Chúa Giêsu, người Ý, sinh năm 1747 tại Arezzo, qua đời năm 1770 khi chưa đủ 23 tuổi. Tên khai sinh của ngài là Anna Maria Redi, đến khi vào đan viện Cát Minh ở Firenze mới đổi tên là Têrêsa để kính thánh Têrêsa Avila. Chị rất có lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, dành hết tâm lực vào việc cầu nguyện và phục vụ các chị em già yếu bệnh tật. Chị qua đời ngày 7.3.1770 và được Đức Thánh Cha Piô XII tôn phong Hiển Thánh ngày 19.3.1934.

3. Vị Thánh thứ ba là Têrêsa Verzeri, sinh ngày 31.7.1801 tại Bergamo, qua đời ngày 3.3.1852 tại Brescia. Sau khi được đào tạo tại dòng Biển Đức, ngài sáng lập dòng Các Nữ tu con cái Thánh Tâm Chúa Giêsu ngày 8.2.1831 nhằm giáo dục các thiếu nữ nghèo, mồ côi bị bỏ rơi. Chị được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên thánh ngày 10.6.2001.

4. Têrêsa Giêsu Jornet Ibars (Teresa of Jesus Jornet Ibars) sinh ngày 9.1.1843 tại Catalonia, Tây Ban Nha, qua đời ngày 26.8.1897 tại Liria. Năm 1873, khi 30 tuổi, chị gia nhập dòng Các Tiểu muội phục vụ những người già lão bị bỏ rơi và được bầu làm bề trên dòng mới thành lập. Chị qua đời năm 1897, cùng năm với thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu. Đức Piô XII đã tôn phong Chân phước ngày 27.4.1958. Chân phước Giáo Hoàng Phaolô VI tôn phong chị lên bậc Hiển Thánh ngày 27.4.1974.

5. Vị thánh thứ năm tên thật là Marie Francoise Therese Martin, sinh tại Alenon ngày 2.1.1873. Khi vào đan viện Cát Minh tại Lisieux, chị mang tên dòng là Têrêsa Hài đồng Giêsu và Thánh Nhan. Chị qua đời ngày 30.9.1897, được Đức Thánh Cha Piô XI tôn phong Hiển Thánh ngày 17.5.1925. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm tạ thế, chị được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tôn phong Tiến sĩ Hội thánh ngày 19.10.1997.

6. Thánh Têrêsa Giêsu de Los Andes (Teresa de los Andes), người Chilê, sinh ngày 13.7.1900 tại Santiago, qua đời ngày 12.4.1920 khi còn thiếu 3 tháng mới đầy 20 tuổi. Là con thứ tư trong một gia đình 6 anh chị em, tên khai sinh của chị là Juanita Fernandez Solar. Năm lên 19 tuổi, chị gia nhập đan viện Cát Minh tại Los Andes, mang tên dòng là Têrêsa Giêsu. Trước khi vào dòng, chị đã tìm đọc nhiều tác phẩm của Thánh Têrêsa Avila cũng như của Thánh Têrêsa Lisieux. Chị mắc bệnh thương hàn cấp tính rồi qua đời vào ngày 12.4.1920. Nếu tính cả thời gian ở thỉnh viện, chị chỉ ở trong dòng được 11 tháng. Chị được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Chân phước ngày 3.4.1987 và tôn phong Hiển Thánh ngày 21.3.1993.

7. Thánh Têrêsa Bênêđicta Thánh Giá, tên thật là Edith Stein, chào đời ngày 12.10.1891 tại Breslau. Là con út trong một gia đình gốc Do Thái gồm 11 anh chị em. Tuy được giáo dục theo đạo của cha ông, năm lên 14 tuổi, chị trở thành người vô thần. Chị theo học triết học tại Gottingen, trở nên môn sinh của Edmund Husserl, sáng lập viên của học phái hiện tượng luận, và trở thành phụ khảo cho ông. Chị thành công mỹ mãn trong lãnh vực khảo cứu. Năm 1921, chị quyết định trở lại Công giáo sau khi đọc quyển tự thuật của Thánh Têrêsa Avila, và lãnh bí tích rửa tội năm 1922. Năm 1933, chị xin vào đan viện Cát Minh tại Cologne và nhận tên là Têrêsa Bênêđicta Thánh Giá lúc mặc áo dòng ngày 15.4.1934. Ngày 2.8.1942, chị bị bắt và đưa đến trại tập trung Auschwitz-Birkenau, rồi bị giết vì hơi ngạt ngày 9.8.1942. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Chân phước cho chị ngày 1.5.1987 và Hiển Thánh ngày 11.10.1998.

8. Thánh Têrêsa Calcutta là vị thánh mới nhất xét về ngày tạ thế cũng như về việc phong thánh. Tên thật của ngài là Anjeze Gonxhe Bojaxhiu và nhận tên Têrêsa vào lúc khấn đơn ở dòng thừa sai Đức Mẹ Loreto ngày 24.5.1931, theo gương thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu. Là người rất nổi tiếng trong thời hiện đại và là đấng sáng lập dòng Thừa Sai Bác Ái.

(QT)