Top 6 # Ý Nghĩa Tên Tử Cấm Thành Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Uplusgold.com

Tử Cấm Thành: Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết

Sau khi nhà Minh đánh bại nhà Hồ, xâm chiếm Đại Việt, nhiều thanh thiếu niên bị đưa sang Trung Hoa làm thái giám. Trong số thái giám phục vụ ở cung vua, Minh Thành Tổ thấy Nguyễn An (còn gọi là A Lưu) rất giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc xây dựng, lại liêm khiết nên tin dùng. Sách Kinh thành ký thắng của Dương Sĩ Kỳ viết:

” Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng. “

Chữ “Tử” trong Tử Cấm Thành có nghĩa là “màu tím”

Văn hóa truyền thống Trung Hoa tôn kính Trời Đất, bậc Đế vương tự nhận mình là “Thiên tử” (con của Trời), tức là là người thống trị mà Thiên thượng phái xuống nhân gian. Tử Cấm Thành là nơi ở của Hoàng Đế nên được xây dựng phỏng theo Thiên cung trên trời, nhắc nhở mối liên hệ thần thánh giữa Thần và người (“Thiên nhân hợp nhất”). Chữ “Tử” trong Tử Cấm Thành (Purple Forbidden City) có nghĩa là “màu tím”, lấy ý từ thần thoại về Tử Vi Viên là nơi ở của Trời trên thiên thượng (Tiếng Trung: 紫微垣; bính âm: Zǐwēiyuán).

Tên ban đầu của điện Thái Hòa là “Phụng Thiên”, trần điện có “Gương Hiên Viên”

Trung tâm Tử Cấm Thành là Hoàng thành. Trung tâm Hoàng thành là Cung thành. Trung tâm Cung thành là Thái Hòa điện. Điện Thái Hòa là điện lớn nhất của Tử Cấm Thành, cao 30 mét so với quảng trường xung quanh, là nơi diễn ra các nghi thức và lễ tế quan trọng như lễ đăng quang hoặc lễ cưới hoàng gia. Trần điện được thiết kế một giếng chìm có hình rồng cuộn và từ miệng giếng tỏa ra một chùm những quả cầu bằng kim loại, được gọi là “Gương Hiên Viên” với ngụ ý quay trở về với Hiên Viên Hoàng Đế, vị vua cổ đại của Trung Quốc đã tu hành đắc Đạo cưỡi rồng bay lên trời. Thái Hòa là tên thời nhà Thanh, còn trước đó được gọi là Phụng Thiên điện dưới triều Minh.

Phụng Thiên nghĩa là vâng theo mệnh trời. Các Hoàng Đế trong lịch sử Trung Hoa coi mình là chân mệnh Thiên tử, nên “Phụng thiên thừa vận, thụ mệnh vu thiên” (Tạm dịch: Tuân phụng Trời thuận theo vận Trời, vâng theo mệnh lệnh từ Trời). Tuy vậy, “Hoàng thiên vô thân, duy đức thị phụ; dân tâm vô thường, duy huệ chi hoài” (Tạm dịch: “Trời xanh không kể thân thích, chỉ trợ giúp người có Đức, lòng người thay đổi vô thường, chỉ ban ân huệ cho người có tấm lòng”). Mệnh trời sẽ chỉ chiếu cố những vị vua có đức, một khi Thiên tử thất đức, ắt sẽ ảnh hưởng đến sự thịnh suy của vương triều. Do đó, bậc vua chúa nếu muốn giang sơn bền vững, thì phải tu Đức để xứng đáng với Trời.

Cung Hoàng đế và Hoàng hậu biểu thị Trời và Đất, Dương và Âm giao hòa

Hoàng đế, biểu thị cho Dương và Trời, ở Càn Thanh cung. Hoàng hậu, biểu thị cho Âm và Đất, ở Khôn Ninh cung. Giao Thái điện ở giữa hai cung, tượng trưng cho sự giao hòa Âm – Dương. Từ thời Ung Chính, vua chuyển đến sống tại Dưỡng Tâm điện phía tây để tỏ lòng kính trọng với Khang Hy. Càn Thanh cung trở thành nơi thiết triều của Hoàng đế. Vì vậy, Hoàng hậu cũng rời khỏi cung Khôn Ninh.

Hai tượng sư tử đồng, một đực một cái, đặt trên bệ đá ở cửa nội đình

Con đực giữ một quả bóng dưới chân, tượng trưng cho quyền lực. Con cái giữ một con sư tử con, tượng trưng cho sự sống.

Mái cung điện màu vàng có ý nghĩa gì?

Đa số mái của các cung điện đều lợp ngói lưu ly màu vàng. Màu vàng tương ứng với Thổ, là trung tâm của ngũ hành, gốc của vạn vật, cho nên xưa nay màu vàng được xem là màu tôn quý nhất.

Ý nghĩa cái tên hai cửa Đông Tây của sân rồng cung Càn Thanh

Sân rồng của cung Càn Thanh có hai cửa Đông Tây, tên là Nhật Tinh và Nguyệt Hoa, tượng trưng cho Nhật Nguyệt (Mặt trời và mặt trăng, ngày và đêm). Đặt bản thân mình dưới sự soi xét của nhật nguyệt là tư tưởng của bậc minh quân, như Lý Công Uẩn từng có thơ rằng:

Trời làm màn gối, đất làm chiênNhật nguyệt cùng ta một giấc yênĐêm khuya chẳng dám dang chân duỗiChỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng.(Tức cảnh)

Tử Cấm Thành không chỉ là công trình kiến trúc kì vĩ bậc nhất, mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa cổ truyền của phương Đông. Đó là văn hóa kính Trời, trọng Đạo, nhấn mạnh vào mối giao hòa giữa thiên thượng và nhân gian, nam-nữ âm-dương hòa hợp. Nội hàm nhân sinh quan và vũ trụ quan của Tử Cấm Thành triển hiện một chữ “Đạo”, trong đó nguồn gốc của con người là từ thiên thượng, bởi thế nên cần xử thế cho hợp với Đạo Trời.

Trong lịch sử Trung Quốc, từ vua Vũ vua Thang cho tới Chu Thành Vương, Tần Mục Công, Hán Vũ Đế, Đường Đức Tông, Thanh Thế Tổ, … mỗi khi có thiên tai nhân họa lớn phát sinh, các bậc đế vương ấy đều tự kiểm điểm bản thân – mình đã làm sai điều gì khiến Trời cao giận dữ? Sau đó, họ tắm rửa chay tịnh, bái lạy cầu khấn Trời Đất, thậm chí còn công bố “Tội kỷ chiếu” (tức là “Chiếu thư tự trách tội mình”) trước Thiên hạ, công khai kiểm điểm và sám hối những lỗi lầm và thất bại của bản thân. Họ hướng về Thiên thượng và tất cả người dân hứa nhất định sẽ sửa chữa sai lầm, tự đôn đốc bản thân, từ đó được Thiên thượng tha thứ, không trách tội nữa, muôn dân thoát khỏi kiếp nạn.

Thiên tai nhân họa chính là sự thể hiện của “Ý trời”, những người thống trị thời cổ đại phần lớn đều xem đó như là các “cảnh báo của Thiên tượng”. Trận động đất lớn năm 1679 xảy ra khi vua Khang Hy đang bận đi bình định loạn Tam phiên. Đối với ông chuyện đó là một gậy cảnh tỉnh không tầm thường. Ông vội “hạ chiếu phát tiền cứu trợ 10 vạn lượng”, tiếp theo nói trước mặt quần thần: ” Bản thân Trẫm không có Đức, chính trị không hợp lòng dân, động đất xảy ra là một lời cảnh báo. ” Vua Khang Hy thái độ rất chân thành, tìm ra sáu loại “tệ nạn chính sự” trong tầng lớp quan lại, cho rằng đó chính là “nguyên do của tai họa,” và ra lệnh cho các quan Cửu khanh bàn luận kỹ càng, căn cứ theo bộ Lại lập pháp nghiêm cấm, nhất định sẽ trừ dứt tệ nạn kéo dài đã lâu ngày này.

” Thiên nhân hợp nhất “, du khách tham quan Tử Cấm Thành nếu chưa lĩnh hội được thông điệp sâu sắc này của cổ nhân, chẳng phải là đã “nhìn mà không thấy” hay sao?

Mã Lương

Vì Sao Cố Cung Còn Có Tên ‘Tử Cấm Thành’?

“Tây vọng Dao Trì giáng Vương Mẫu.

Đông lai tử khí mãn Hãm quan”.

Từ đó, người xưa gọi khí cát tường là “tử vân” (màu tím). Chỗ ở của “tiên” trong truyền thuyết gọi là “tử hải”, gọi thần tiên là “tử hoàng”, gọi con đường nhỏ ngoại thành thành Đông Kinh là “tử mạch”. Khí màu tím từ phía Đông đến, tượng trưng cho cát tường. Điều đó cho thấy chữ “Tử” trong Tử Cấm Thành” có nguồn gốc (xuất xứ) rất cụ thể. Nơi hoàng đế ở phòng bị nghiêm ngặt, thường dân không được phép đến gần, vì vậy gọi là “Tử Cấm Thành”.

Hoàng đế tự coi mình là thiên tử, tức con của Thượng đế. Thiên cung là nơi Thượng đế ở cũng là nơi thiên tử trú ngụ.Sách “Quảng Nhã. Thích Thiên” có nói “Thiên cung” còn gọi là “Tử cung” (cung màu tím). Vì vậy, cung điện của hoàng đế ở được gọi là “Tử cung”. “Tử cung” cũng gọi là “Tử Vi cung”. Sách “Hậu Hán Thư” viết: “Trời có cung Tử Vi, là nơi ở của thượng đế, vua lập cung điện cũng gọi như vậy”. Sách ” Nghệ Văn Loại Tụ ” lại ghi: “Hoàng khung thuỳ tượng, dĩ thị đế vương, Tử Vi chi tắc, hoằng đán di quang” (Nơi ở của hoàng đế phải nguy nga tráng lệ để tỏ uy nghiêm. Nguyên tắc của sao Tử Vi cũng toả sáng khắp nơi).

Người xưa coi Thiên tử là chòm sao Tử Vi, vì vậy chòm sao Tử Vi trở thành đất của hoàng cực (hoàng gia), gọi cung điện hoàng đế là “tử cực”, “tử cấm”, “tử viên”. Cách nói “Tử cấm” đã có từ đời nhà Đường.

Cố Cung Bắc Kinh rộng 1087 mẫu, chiều dài Nam Bắc 961m,chiều rộng Đông Tây là 753m, chu vi dài 3,5km, có hơn 9000 gian phòng khác nhau trong các cung điện. Tường bao quanh Cố Cung cao hơn 10m. Gọi thành hoàng đế ở là Tử Cấm Thành không những trang nghiêm mà còn có hàm nghĩa “Thành của Thiên tử” (con trời). Khảo sát các công trình kiến trúc trong Cố Cung cho biết điện Thái Hòa tượng trưng cho sự vĩ đại và cao cả của “trời” ở chính giữa Cố Cung và là nơi cao nhất trong Cố Cung. Hai cung Càn Thanh, Khôn Ninh tượng trưng cho trời và đất liên kết chặt chẽ với nhau. Hai cổng Nhật Tinh và Nguyệt Hoa ở hai bên cung Càn Thanh, Khôn Ninh tượng trưng cho Mặt trời và Mặt trăng. 6 cung Đông Tây tượng trưng 12 tinh tú và các tổ hợp kiến trúc khác biểu thị các vì sao trên bầu trời. Quần thể kiến trúc mang tính tượng trưng này bao bọc hai cung Càn Thanh, Khôn Ninh biểu thị thiên tử “nhận mệnh trời”- và tính uy nghiêm của Hoàng đế.

Ý Nghĩa Hoa Lan Quân Tử

Người ta còn biết đến Lan Quân Tử với một số tên gọi khác như: Đại Quân Tử, Huệ Đỏ, Lan Huệ Da Cam,… Nó có tên khoa học là Clivia Nobilis, là thực vật thân thảo có hoa thuộc họ Amaryllidaceae, chi Clivia . Lan Quân Tử được biết đến có bắt nguồn từ Nam Phi. Cây có chiều cao từ 0.3 – 1m, lan quân tử là loài cây sống lâu năm. Lan Quân Tử có bộ rễ to, phát triển khỏe mạnh. Rễ cây có thể bám sâu và lan rộng trong lòng đất. Nhờ đó cây có sức sống vô cùng mãnh liệt.

Lá Lan Quân Tử có màu xanh đậm, dày, các lớp lá dài xếp chồng đan xen nhau theo kiểu đối xứng hai bên. Lá cây mọc dài vươn ra phía ngoài. Hoa Lan Quân Tử có các màu: cam, vàng, vàng nhạt. Thông thường lan quân tử có màu cam rực rỡ. Còn có một số cây có hoa màu vàng. Màu hoa nhạt ở phần nhụy, đậm hơn ở phần hướng về cành. Riêng hoa màu vàng có pha chút sắc hồng nhạt ở nửa phía ngoài của cánh hoa. Ở nhánh cây các bông hoa lan quân từ kết hợp với nhau thành chùm. Mỗi nhánh từ 2-3 chùm, mỗi chùm từ 12-16 bông, mỗi bông từ 4-8 cánh. Trong các loài thuộc chi Clivia thì lan quân tử là loài có thời gian phát triển, trưởng thành lâu.

Từ khi hạt giống được gieo đến khi cây trưởng thành và cho hoa kéo dài từ 6 năm. Những cây lan quân tử có sức sống mãnh liệt. Hoa lan quân tử cũng có sức sống bền bỉ. Từ lúc hoa nở đến khi hoa tàn kéo dài gần 2 tháng. Sau sự tàn lụi của hoa những trái lan quân tử được hình thành. Trái lan quân tử có kích thước nhỏ như viên bi, màu đỏ tươi. Thời gian để quả chín cũng phải mất đến 1 năm. Là loài cây bụi, trong điều kiện thuận lợi cùng với sức sống mạnh mẽ lan quân tử có thể tồn tại lâu dài và phát triển qua nhiều thế hệ.

Ý nghĩa của hoa Lan Quân Tử

Lan Quân Tử mang cái tên nói lên cốt cách của chính nó, giống như người quân tử. Sự kiên cường chống chọi với môi trường, vượt qua cả những điều kiện bất lợi nhất. Trong cả điều kiện đất khô cằn hay dư thừa lượng nước cây vẫn sống, mạnh mẽ vươn lên. Giống như người quân từ kiên cường trong mọi hoàn cảnh.

Sức sống mãnh liệt của cây, sự lâu tàn của hoa còn thể hiện sự thịnh vượng lâu dài. Dáng cây sang trọng thể hiện sự phú quý, danh giá cho người sở hữu. Màu hoa rực rỡ thể hiện cho sự may mắn.

Lan Quân Tử như biểu tượng của thịnh vượng, tài khí. Vào ngày tết, người ta thường chưng Lan Quân Tử với ý nghĩ xua đi xui rủi, đón chào vận may, tài lộc trong năm mới.

Ngoài ra với các lớp lá đan xen đối xứng nhau, chưng Lan Quân Tử còn giúp lọc bụi không khí, mang lại không gian trong lành.

Cây Lan Quân Tử phù hợp với tuổi nào?

Hoa Lan Quân Tử với tông màu cam, vàng nổi bật là mệnh thổ. Phù hợp người với mệnh Hỏa, các tuổi như: Mậu Tý, Kỷ Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Giáp Thìn, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Giáp Tuất, Ất Hợi. Và phù hợp với người mệnh Thổ, các tuổi như: Canh Tý, Tân Sửu, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Mậu Dần Kỷ Mão, Bính Tuất và Đinh Hợi.

Ngoài ra Lan Quân Tử còn hợp với tuổi Mùi, các tuổi Kỷ Mùi và Tân Mùi.

Lan Quân Tử bày trí trước cửa nhà thể hiện sự thịnh vượng, đón vận may đến với gia chủ. Để cây trong phòng làm việc, phòng đọc sách thể hiện sự cố gắng, kiên trì như người quân tử, sự phú quý.

Cách trồng và chăm sóc Lan Quân Tử

Lan Quân Tử có sức sống mạnh mẽ nên cây dễ trồng và dễ chăm sóc.

Nếu chọn trồng lan quân tử bằng cách gieo hạt. Nên tìm mua hạt giống lan quân tử tại các địa chỉ nhà vườn cung cấp hạt giống uy tín. Chọn các hạt giống to, khả năng lên mầm cao. Để trồng Lan Quân Tử, sử dụng hạt đã được ngâm nước ấm từ 30-35 độ C trong 30 phút.Chuẩn bị săn chậu và đất trồng để gieo hạt. Nên sử dụng đất chua, thoáng khí, giàu chất dinh dưỡng, phối hợp các loại như sau: 6 phần mùn, trấu hun + 2 phần lá khô mục + 1 phần đất cát và 1 phần phân hữu cơ. Tưới nước 1-2 lần/ ngày. Hạt giống sẽ nảy mầm trong 1-2 tuần sau đó.

Ngoài cách trồng lan quân tử từ hạt giống bạn còn có thể lựa chọn trồng lan quân tử bằng cách tách thân của cây trưởng thành. Bạn nên lựa chọn những cây lan quân tử trưởng thành, khỏe và sạch bệnh. Sử dụng dao hoặc các vật dụng chuyên dụng để cắt cành đang phát triển từ thân cây. Sau đó, trồng cành vừa tách vào đất có điều kiện dinh dưỡng tốt ( như đã đề cập ở trên). Cành sẽ ra rễ sau từ 2 tháng cắt ra từ thân cây. Sau khi ra rễ ít nhất 2 năm cây sẽ phát triển thành cây trưởng thành. Rút ngắn thời gian so với việc gieo hạt.

Là loài ưa bóng mát nên trồng cây ở nơi không có nắng gắt chiếu vào. Cây có thể sống cả trong môi trường điều hòa. Cây sinh trưởng bình thường trong độ từ 15-25 độ C. Cây ngừng sinh trưởng ở nhiệt độ dưới 5 độ C và trên 30 độ C.

Cây ưa độ ẩm trung bình. Tưới khi mặt đất se khô với lượng vừa đủ tránh làm cây bị úng. Tùy thời tiết từng mùa để tưới nước cho cây. Mùa xuân nên tưới mỗi ngày 1 lần. Mùa hè phun nước lên lá và xung quanh 2 lần mỗi ngày. Mùa thu nên tưới cách ngày. Mùa đông tưới 1 lần/tuần. Khi trồng hoặc thay chậu nên sử dụng phân hữu cơ hoặc phân trùn quế bón lót cho cây.

Những Điều Cấm Trong Đặt Tên Doanh Nghiệp

Theo điều 32 bộ Luật doanh nghiệp năm 2005, sau đây là một số những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp:

1. Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.

Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

– Ngoài ra, tên doanh nghiệp cũng không được trùng và gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Cụ thể:

+ Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

+ Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác:

a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”;

c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

đ) Tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt (A, B, C,…) ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký.

e) Tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước, hoặc “mới” ngay sau tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

g) Tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các từ “Bắc”, “miền Bắc”, “Nam”, “miền Nam”, “Trung”, “miền Trung”, “Tây”, “miền Tây”, “Đông”, “miền Đông”, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký.

h) Các trường hợp tên gây nhầm lẫn khác theo quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.