Cập nhật thông tin chi tiết về Ý Nghĩa Của Việc Đặt Tên Thánh mới nhất trên website Uplusgold.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bạn thân mến! Hôm trước, dạy giáo lý tại nhà thờ Ba Chuông, có một em thiếu nhi hỏi mình: “Thưa thầy, tại sao khi Rửa tội, phải đặt tên thánh cho trẻ sơ sinh và việc đặt tên thánh có ý nghĩa như thế nào?”. Hôm nay, xin trả lời câu hỏi của em cách chi tiết hơn, để nhờ đó em hiểu ý nghĩa của việc làm này và biết noi gương vị thánh bổn mạng mà sống nên thánh mỗi ngày.
◪ Đôi nét về việc đặt tên mới trong Kinh thánh
Kinh thánh cho chúng ta các ví dụ sinh động về những hoàn cảnh quan trọng dẫn đến việc thay đổi về danh xưng, đặc biệt là những khoảnh khắc hoán cải tâm linh:
▪ Khi Thiên Chúa chọn Ápram làm cha của Dân tộc được tuyển chọn, và yêu cầu ông phải được cắt bì như một phần của giao ước mới. Đức Chúa ban cho Abram một tên gợi mới: Áp-ra-ham
▪ Sau khi vật lộn và nhận được lời chúc phúc từ thiên sứ, tên Giacóp được đổi thành Ítraen.
▪ Sự đổi tên của Simon thành Phêrô và Saul thành Phaolô trong Tân ước có ý nghĩa sâu sắc. Kể từ đây hai ông trở thành những cột trụ xây dựng tòa nhà Giáo hội.
Trong mỗi trường hợp vừa kể trên, cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa dẫn đến việc được đặt tên mới. Điều này phản ánh tính chất trang trọng của sự kiện đó. Khi một hài nhi được rửa tội, em trở thành con cái Thiên Chúa Cha, là đồng thừa kế Nước Trời qua Chúa Kitô và là người được thông phần trong ân sủng của Chúa Thánh Thần.
◪ Việc đặt tên thánh qua dòng lịch sử Kitô giáo
Trong Kitô giáo, truyền thống đặt tên thánh cho trẻ sơ sinh không phải là mới. Đó là một truyền thống cổ xưa mang nhiều ý nghĩa, và thật sự là như vậy!
Tục lệ lấy tên thánh bắt nguồn từ tục lệ đặt tên trong Do thái giáo. Sau khi sinh con được một tuần, cha mẹ người Do thái bế con tới giáo đường để cử hành nghi lễ đặt tên. Với con trai, nghi lễ đặt tên diễn ra trong nghi lễ cắt bì. Tên được đặt gọi là tên thánh (sacred name) lấy từ các tên trong kinh thánh của Do thái giáo.
Với Kitô giáo, chúng ta thấy có một sự tiến triển theo dòng lịch sử. Trước hết, ngay từ thế kỷ thứ III, Ông Dionysius thành Alexandria (khoảng năm 260) đã nhận thấy, có rất nhiều người cùng tên với tông đồ Gioan. Ông yêu mến vị tông đồ này và ước mong được yêu Chúa như thánh Gioan. Ngoài ra ông cũng nhận thấy nhiều trẻ em được đặt tên như là Phêrô hoăc Phaolô để tôn vinh và bắt chước hai vị tông đồ vĩ đại này. Bên cạnh đó, vào thời Giáo hội Sơ khai người Kitô hữu có tục lệ lấy tên thánh làm tên riêng. Do vậy Công đồng Nicaea họp năm 325 cấm người Công giáo dùng tên các thần thánh không phải của Kitô giáo để đặt tên.
Vào thế kỷ thứ IV, thánh Gioan Kim Khẩu khuyến khích các bậc cha mẹ nên chọn cho con cái mình tên của những vị thánh, vì quyền năng và sự thánh thiện của các ngài. Nhờ đó, những đứa trẻ có thể xem các ngài như là hình mẫu để noi gương và bắt chước đời sống của các ngài.
Đến thời Công đồng Tridentino họp năm 1563, Giáo hội Công giáo buộc giáo dân khi đặt tên phải chọn tên thánh. Công đồng lưu ý các linh mục khi làm phép rửa tội, gặp trường hợp cha mẹ cố tình đặt tên không hợp tinh thần Kitô giáo, thì vị linh mục đó tự động thêm vào một tên thánh, coi đó là tên thứ hai và ghi vào sổ rửa tội giáo xứ.
Đến bộ Giáo luật năm 1917, qua điều khoản số 761, Giáo hội nhắc lại khoản luật cũ từ thời Công đồng Tridentino buộc người Công giáo phải lấy tên thánh.
Nhưng vào năm 1972, vì thấy việc đặt tên thánh không thích hợp cho tiến trình hội nhập văn hóa, nên thánh bộ Phụng tự đã bãi bỏ luật buộc người Công giáo phải lấy tên thánh.
Do vậy, đến bộ Giáo luật năm 1983, người ta không thấy có điều khoản nào buộc người Công giáo phải lấy tên thánh, mà chỉ quy định tên riêng của người ấy phải phù hợp với ý nghĩa Kitô giáo. Điều 855 của bộ Giáo luật 1983 quy định: Cha mẹ, người đỡ đầu và cha sở phải lo liệu để đừng đặt một tên không hợp với ý nghĩa Kitô giáo.
◪ Việc đặt tên thánh với người Kitô hữu Việt Nam
Sở dĩ người Công giáo Việt Nam, Ðại Hàn, Nhật Bản, Trung Hoa và các nước truyền giáo khác trên thế giới có thêm tên thánh mà người Tây phương không có, là vì các giáo sĩ Tây phương đến Việt Nam cũng như các nơi khác truyền đạo, đã áp dụng tinh thần giáo luật cũ, đặt tên thánh cho giáo dân như đã làm cho giáo dân ở Tây phương.
Trái lại, đọc tiểu sử hàng giáo phẩm Công giáo Tây phương, ta không thấy vị nào có hẳn một tên thánh riêng như kiểu tên người Công giáo Việt Nam. Nếu đức giám quản Giuse Đỗ Mạnh Hùng có hẳn một tên thánh là Giuse, thì đức giáo hoàng Bênêđictô XVI không có tên thánh riêng. Tên ngài là Joseph Ratzinger. Joseph là tên riêng vừa là tên thánh.
Do đó người Công giáo Tây phương không có tục lệ mừng lễ thánh quan thầy.
Mặc dù Giáo luật hiện nay không bắt buộc tín hữu phải có tên thánh, nhưng việc đặt tên thánh có mục đích rất đáng trân trọng vì 2 lý do: thứ nhất, để người đó bắt chước gương sáng thánh bổn mạng mà sống cuộc đời đạo đức; thứ hai, để tín hữu đó được phù trợ nhờ lời cầu bầu của thánh bổn mạng. Hai mục đích trên được nói trong bộ Giáo luật năm 1983, khoản 1186: Với mục đích cổ võ việc nên thánh của dân Chúa, Giáo hội khuyến khích mọi tín hữu, lấy tình con cái, tôn kính đặc biệt Đức Maria hồng phúc trọn đời đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa đã được Đức Kitô đặt làm Mẹ của loài người, cũng vậy, Giáo hội cổ động lòng tôn kính chân chính và thành thực đối với các thánh, vì lẽ các tín hữu được kiên vững nhờ gương sáng và được nâng đỡ bởi lời bầu cử của các ngài. Hiện nay, người Công giáo Việt Nam thường chọn tên các thánh nam giới cho phái nam và thánh nữ giới cho phái nữ. Thông thường, giáo dân hay chọn cho con cái mình các thánh thời Chúa Giêsu như Phêrô, Phaolô, Gioan, Maria, Anna làm tên thánh. Ngày nay, Giáo hội Việt Nam có cả trăm vị thánh tử đạo. Tại sao không dùng danh xưng của các vị thánh Việt Nam để đặt tên cho con trẻ của chúng ta?
Ý Nghĩa Của Việc Đặt Tên Cho Con
Tên họ được phân biệt người này với người kia, để xưng hô giao tiếp trong cuộc sống. Tên họ còn có chức năng phân biệt giới tính (tên đệm Văn thường dùng cho con trai, tên Thị thường dùng cho con gái ). Ngoài ra, tên họ còn có chức năng về mặt thẩm mỹ , nên khi chọn tên người ta thương chú trọng đến mặt ngữ âm và ngữ nghĩa.
Ý nghĩa của việc đặt tên cho con
Mặt khác, cái tên còn ảnh hưởng rất nhiều đến vận mệnh của một đời người. Cái tên của mỗi người phản ánh toàn bộ chủ thể bản thân con người ấy. Cái tên dùng rất nhiều trong giao tiếp, trong sinh hoạt, học tập và những công việc hàng ngày. Tất nhiên, một cái tên không thể chi phối toàn bộ cuộc đời, số phận của một con người. Thế nhưng, một cái tên hay, một cái tên đẹp lại là hành trang vô giá của mỗi người.
Ngày nay con người đã có thể làm chủ vận mệnh của mình, có thể thực hiện nguyện vọng kiến tạo sự nghiệp và điều trước tiên cần có chính là một cái tên hay. Có những cái tên thể hiện chí lớn của bạn. Như vậy ,mong muốn có một cái tên hay theo mình suốt đời, cũng là mong muốn những điều hạnh phúc, khỏe mạnh, vui vẻ ẩn chứa trong cái tên ấy.
Tên tuổi thể hiện quan niệm tư tưởng và văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Tên người là một tổ hợp gồm có tên và họ hợp thành. Họ thuộc về khía cạnh gia đình, còn tên là do bố mẹ hoặc họ hàng thân thuộc đặt cho. Chúng ta thông thường sinh ra đều dùng họ cha, đương nhiên cũng có người lấy họ mẹ, điều này chỉ ra quan hệ huyết thống, quan hệ họ tộc. Người phương Đông, theo quan niệm truyền thống, rất coi trọng sự thịnh vượng của gia tộc, sự phồn vinh của đời sau, sự huy hoàng của tổ tiên. Họ luôn có một ý nghĩa nhất định, nếu kết hợp với cái tên có ý sâu sắc, thì họ và tên sẽ đem lại một ấn tượng khó quên.
Chính bởi vậy, chú trọng khi đặt tên cho con cái là một điều không thể bỏ qua. Trên thực tế, đặt tên hay Nhân danh học chính là một bộ phận của ngành Nhân học. Ở các nước Âu – Mỹ, Nhân danh học ra đời từ thế kỷ XIX và phát triển cho tới nay với hàng nghìn công trình đã được công bố. Gần gũi với Việt Nam, Trung Quốc cũng là một quốc gia rất chú trọng tới việc đặt tên cho con, hay việc đặt tên hiệu, tự, thiệu,… Còn ở Việt Nam, tên họ cũng rất đa dạng và phong phú.
Bên cạnh đó, theo quan niệm truyền thống, cái tên cũng là sự gửi gắm mơ ước, hy vọng của người cha, người mẹ dành cho con mình. Một cái tên hay, tươi sáng sẽ là sự báo hiệu, sự mở đầu cho một cuộc đời nhiều may mắn, thành công. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại, có một cái tên đẹp cũng là một lợi thế trong giao tiếp.
Chính bởi những nguyên do đó, một cái tên hay không chỉ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với những đứa con, mà nó cũng rất quan trọng đối với bố mẹ, gia đình và cả xã hội.
Ý Nghĩa Và Ơn Ích Của Thánh Lễ Misa
Trả lời:
Thánh Lễ Tạ Ơn (the Eucharist = Holy Mass = Missa) được coi là đỉnh cao (summit) và là suối nguồn ơn phúc của đời sống Giáo Hội.Nghĩa là, trong Giáo Hội, không có việc đạo đức nào cao trọng và có giá trị thiêng liêng hơn Thánh Lễ Tạ Ơn.
Sở dĩ thế vì Thánh Lễ Tạ Ơn là sự tái diễn cách bí tích hai việc quan trọng nhất mà chính Chúa Giêsu đã thực hiện trước khi Người chết và sống lại. Đó là Bữa Tiệc Ly cuối cùng qua đó Chúa Giêsu đã thiết lập hai bí tích quan trọng là Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích Truyền Chức Thánh và cuộc Hy Tế cực trọng của Người ngày hôm sau trên thánh giá, trong đó Chúa Giêsu vừa là Linh mục, vừa là Bàn thờ và là Lễ vật.
Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã biến bánh và rượu nho thành Mình và Máu Người cho các Tông Đồ hiện diện ăn và uống với lời căn dặn ” anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Lc 22:19). Nghĩa là Chúa truyền cho các Tông Đồ trước hết và những người kế vị các ngài sau này là các Giám Mục và phụ tá thân cân là các Linh mục hãy tiếp tục dâng Hy Tế đền tội và tạ ơn để làm sống lại cách bí tích việc Chúa biến bánh và rượu ra Mình và Máu Người và máu này đã thực sự đổ ra trong Hy Tế trên thập giá sau đó để đền tội thay cho toàn thể nhân loại đáng phải phạt vì tội lỗi. Nói khác đi ,Thánh lễ Tạ Ơn là sự tái diễn mầu nhiệm thánh thể và Hy Tế thập giá mà Chúa Giêsu là Chủ tế một lần xưa kia trong Bữa Tiệc Ly và trên Thập giá.
Gọi là Thánh lễ Tạ Ơn vì trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu “cầm bánh trong tay thánh thiện khả kính, ngước mắt lên trời hướng về Chúa là Cha toàn năng của Người TẠ ƠN Chúa, dâng lời chúc tụng bẻ ra trao cho các môn đệ mà nói:… Người cầm lấy chén cũng TẠ ƠN Chúa, dâng lời chúc tụng, và trao cho các môn đệ mà nói:…..(x. Kinh Nguyện Tạ Ơn I). Chúa Giêsu dâng lời cảm tạ Chúa Cha đã nhận hy tế đền tội của Người dâng thay cho cả nhân loại.Vì thế Giáo Hội đã dạy rằng : ” mỗi lần hy tế thập giá được cử hành trên bàn thờ, nhờ đó, “Chúa Kitô, Chiên vượt qua của chúng ta chịu hiến tế”( 1Cor 5,7) thì công trình cứu chuộc chúng ta được thực hiện”(x. Lumen Gentium, số 3)
Nghĩa là , xưa trên thánh giá, Chúa Giêsu tự hiến làm con chiên bị đem đi giết và Người đã thực sự đổ máu khi bị tên lính cầm lưỡi đòng đâm vào cạnh sườn khiến máu cùng nuớc chẩy ra.(x Ga 19:34).Tối hôm trước đó, khi trao chén rượu cho các Tông Đồ uống trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã nói: …Đây là chén máu Thầy, máu giao ước mới và vĩnh cửu sẽ đổ ra cho các con và cho nhiều người được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.”
Như vậy, mỗi khi cử hành Thánh Lễ Tạ ơn, thì Chúa Giêsu lại hiện diện và đổ máu cách bí tích để đền tội cho chúng ta ngày nay như Người đã đền tội cho tất cả những ai đã sinh ra và chết đi truớc khi Người đến .Xưa kia Người đổ máu thực sự trên thập giá, ngày nay trong Thánh Lễ, Người lại đổ máu một lần nữa nhưng bằng cách bí nhiệm khiến giác quan loài người không xem thấy được nhưng Giáo Hội tin và dạy con cái mình phải tin để được ơn cưú độ.
Tóm lại, Thánh Lễ Tạ ơn là sự tái diễn Bữa Tiệc Ly và Hy tế đền tội thay cho nhân loại của Chúa Kitô xưa trên thập giá được làm sống lại trên bàn thờ ngày nay qua nghi thức phụng vụ thánh mà Giáo Hội cử hành. Vì thế, Thánh Lễ Tạ ơn là việc thờ phượng cao trọng nhất, đẹp lòng Thiên Chúa nhất và có giá trị cứu rỗi nhất mà Giáo Hội dâng lên Chúa Cha nhờ Chúa Kitô và hiệp với Chúa Kitô qua tác vụ của các thừa tác viên có chức thánh(ordained ministers) là Giám mục hay Linh mục.
Chính vì ý nghĩa và giá trị thiêng liêng lớn lao này của Thánh Lễ Tạ ơn mà mọi người tín hữu được mời gọi nên siêng năng tham dự Thánh Lễ để hiệp cùng với Chúa Giêsu và nhờ Người, chúng ta dâng lên Chúa Cha lễ vật là chính hồn xác chúng ta cùng với mọi vui buồn sướng khổ đang trải qua trong cuộc sống hiệp thông với hy sinh cực trọng của Chúa Kitô để xin ơn tha thứ và phúc lành cho mình và cho người khác; còn sống cũng như đã qua đời.
Đó là tất cả ơn ích và ý nghĩa cao trọng của Thánh Lễ Tạ Ơn cũng như vì sao việc cử hành này được coi là “lập lại giao ước của Chúa với con người.” (x. Sacrosanctum Concilium, số 10).
LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
Ý Nghĩa Của Việc Đặt Tên Cho Con Các Bậc Cha Mẹ Nên Tham Khảo
Ý nghĩa tên gọi
Chức năng quan trọng nhất của tên người là để xác định, phân biệt phần “danh” giữa người với người. Tuy nhiên, tên gọi chỉ là dấu hiệu phổ thông để phân biệt người này với người khác chứ không phải người có tên như thế nào thì bản tính thế ấy, ví dụ cùng tên Hải Sơn nhưng không phải ai cũng là người lương thiện. Sự khác nhau đó còn biểu hiện ở hình dáng, sức khoẻ, trình độ nghệ nghiệp… Cho nên, những hàm ý khác ngoài chức năng phân biệt chỉ là theo quan niệm duy tâm trong dân gian, hay của chính người đặt tên đó.
Trước kia ông cha ta thường khi sinh con ra nếu là trai thì gọi luôn là thằng cu, gái… nhiều thì cu lớn, cu bé,… và thời hạn đặt tên cho con – tính từ ngày sinh – thay đổi theo từng vùng. Người Kinh, theo phong tục xưa thì không đặt tên ngay khi đứa trẻ mới chào đời mà chỉ gọi nôm na như thằng cu, cái đĩ, thằng Tèo, cái Tộp… hoặc một cái tên gì đó xấu xí trong vòng 100 ngày để ma quỷ khỏi bắt nó đi. Rồi khi lớn lên cứ tiện những từ vần miệng là đặt như Hoa, Hồng, Na, Bưởi, Cam…
Mặt khác, cái tên còn ảnh hưởng rất nhiều đến vận mệnh của một đời người. Cái tên của mỗi người phản ánh toàn bộ chủ thể bản thân con người ấy. Cái tên dùng rất nhiều trong giao tiếp, trong sinh hoạt, học tập và những công việc hàng ngày. Tất nhiên, một cái tên không thể chi phối toàn bộ cuộc đời, số phận của một con người. Thế nhưng, một cái tên hay, một cái tên đẹp lại là hành trang vô giá của mỗi người.
Ngày nay con người đã có thể làm chủ vận mệnh của mình, có thể thực hiện nguyện vọng kiến tạo sự nghiệp và điều trước tiên cần có chính là một cái tên hay. Có những cái tên thể hiện chí lớn của bạn. Như vậy, mong muốn có một cái tên hay theo mình suốt đời, cũng là mong muốn những điều hạnh phúc, khỏe mạnh, vui vẻ ẩn chứa trong cái tên ấy.
Tên người là một tổ hợp gồm có tên và họ hợp thành. Họ thuộc về khía cạnh gia đình, còn tên là do bố mẹ hoặc họ hàng thân thuộc đặt cho. Chúng ta thông thường sinh ra đều dùng họ cha, đương nhiên cũng có người lấy họ mẹ, điều này chỉ ra quan hệ huyết thống, quan hệ họ tộc. Người phương Đông, theo quan niệm truyền thống, rất coi trọng sự thịnh vượng của gia tộc, sự phồn vinh của đời sau, sự huy hoàng của tổ tiên. Họ luôn có một ý nghĩa nhất định, nếu kết hợp với cái tên có ý sâu sắc, thì họ và tên sẽ đem lại một ấn tượng khó quên.
Chính bởi vậy, chú trọng khi đặt tên cho con cái là một điều không thể bỏ qua. Trên thực tế, đặt tên hay Nhân danh học chính là một bộ phận của ngành Nhân học. Ở các nước Âu – Mỹ, Nhân danh học ra đời từ thế kỷ XIX và phát triển cho tới nay với hàng nghìn công trình đã được công bố. Gần gũi với Việt Nam, Trung Quốc cũng là một quốc gia rất chú trọng tới việc đặt tên cho con, hay việc đặt tên hiệu, tự, thiệu,… Còn ở Việt Nam, tên họ cũng rất đa dạng và phong phú.
Bên cạnh đó, theo quan niệm truyền thống, cái tên cũng là sự gửi gắm mơ ước, hy vọng của người cha, người mẹ dành cho con mình. Một cái tên hay, tươi sáng sẽ là sự báo hiệu, sự mở đầu cho một cuộc đời nhiều may mắn, thành công. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại, có một cái tên đẹp cũng là một lợi thế trong giao tiếp. Chính bởi những nguyên do đó, một cái tên hay không chỉ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với những đứa con, mà nó cũng rất quan trọng đối với bố mẹ, gia đình và cả xã hội.
Theo tử vi thì những ngày tháng con lớn khôn, cha mẹ hãy truyền đạt lại những ý nghĩa đó cho con và nhắc nhở con hàng ngày về những bài học bên trong cái tên, hướng cho con sống tốt, trở thành người có Đức, có Tài như những kỳ vọng của cha mẹ đã gửi gắm.
Ý nghĩa tên thể hiện tình yêu thương và niềm tự hào của cha mẹ về đứa con yêu. Cha mẹ hãy gửi gắm vào cái tên của con mình những bài học giáo dục đạo đức và tính cách ngay từ đầu.
Còn đối với đứa trẻ, khi hiểu rõ ý nghĩa tên của mình, bé sẽ yêu quý, tự hào một cách sâu sắc về tên mình. Cái tên sẽ thay cha mẹ nhắc nhở con giữ Đức luyện Tài và có động lực điều chỉnh hành vi hàng ngày. Con sẽ luôn biết mình đi con đường nào ngay cả khi không có cha mẹ ở bên. Ý nghĩa cái tên như Bài học gối đầu, sẽ theo con mọi lúc, mọi nơi và suốt cuộc đời.
Đến một thời điểm bạn hãy cho con biết được ý nghĩa tên của mình, lúc đó bé sẽ tự hào, yêu quý và trân trọng bản thân, từ đó biết ý thức vươn lên, tự cố gắng phấn đấu để xứng đáng với ý nghĩa tên của mình đã được cha mẹ đặt cho.
Bí quyết đặt tên đẹp cho bé
Về cấu trúc tên của người Việt xưa nay gồm: họ – tên đệm – tên chính. Họ là để phân biệt huyết thống và tên chính dùng để phân biệt người này với người khác thì một số tên đệm thường dùng để phân biệt giới tính (nam, nữ) như Thị, Diệu, Nữ dùng cho nữ giới; Bá, Mạnh, Văn dùng cho nam giới.
Khi giao tiếp với ai đó việc đầu tiên người ta quan tâm là tên gọi của nhau. Do đó tên gọi sẽ là đại diện tiêu biểu của một người. Một cái tên đẹp như Phương My, Hải An, Kiều Anh… sẽ gây được thiện cảm ban đầu cho người khác. Vì thế khi đặt tên cho con cha mẹ cần phải chú ý đến điều đó. Nếu cái tên vô nghĩa hoặc nghĩa xấu thì sau này con cái sẽ không thích, có thể chúng sẽ tự đổi tên khác cho phù hợp.
Tên gọi hay ngoài việc đảm bảo ý nghĩa còn phải dễ đọc, dễ nhớ và điều này còn tuỳ thuộc vào quy luật phát âm của dân tộc mình. Thường thì tên gọi có hai âm tiết, nếu âm tiết trước là thanh bằng (các chữ có dấu huyền hoặc không dấu) thì âm tiết sau nên dùng thanh trắc (các chữ có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng) và ngược lại. Còn khi kết hợp thanh trắc cho cả hai âm tiết cần chú ý sao cho tên nghe không quá nặng, khó đọc. Đặc biệt, con gái thì hạn chế dùng hai âm tiết là hai thanh trắc, nghe nặng nề và thiếu nữ tính, lại khó nhớ. Tên đẹp và hay nên dùng một bằng một trắc. Nếu kết hợp hài hoà con bạn sẽ có tên vừa hay, âm đọc nhẹ nhàng và có ý nghĩa dễ được thể hiện hơn.
Ngoài ra, khi đặt tên cũng cần phải chú ý đến phong tục tập quán của từng dân tộc, của đất nước, dùng từ chuẩn mực, tránh những từ đa nghĩa trong đó có nghĩa xấu. Người Việt Nam không bao giờ lấy tên những thánh thần có ý nghĩa thiêng liêng, tên ông bà, cụ kị đặt tên cho con cái vì như vậy là phạm huý, thiếu tôn trọng bề trên. Đặc biệt tên của các vị lãnh tụ, những người đã trở thành niềm tự hào dân tộc, là biểu tượng quốc gia cũng không được lấy để đặt tên cho con mình. Nay quan niệm này có đổi khác. Trừ ông bà tổ tiên, những người thân của cha mẹ, những người mà cha mẹ hâm mộ cũng thường được cha mẹ lấy tên đặt cho con.
Các dấu hiệu giới tính trong tên gọi như “Văn” cho tên con trai và “Thị” cho tên con gái xưa là yếu tố bắt buộc, nay không có cũng được.
Các cách đặt tên cho con phổ biến
Lấy quê quán để đặt tên cho con: Cách đặt tên như vậy thể hiện tình yêu quê hương, luôn nhớ về cội nguồn nơi mình đã sinh ra và lớn lên.
Lấy mùa sinh để đặt tên cho con: Nhiều bậc cha mẹ lấy mùa sinh để đặt tên hoặc làm tên đệm cho con mình, sinh mùa nào thì lấy mùa đó, ví dụ: Trang Hạ, Xuân Quỳnh, Trang Thu…
Đặt tên theo địa danh, kỉ niệm: Nơi ấy có thể là bố mẹ đã gặp gỡ và yêu nhau, hoặc người con được sinh ra ở địa danh đó, ví dụ: Châu Phương, Thái An… Có những cặp vợ chồng thường đặt tên con mang dấu ấn kỉ niệm sâu sắc nhất giữa họ, thường là ghi dấu tình yêu của mình. Ví dụ, có cặp vợ chồng yêu nhau vào mùa thu, sau khi cưới và có con, họ đã đặt tên cho con gái mình là Hoài Thu hoặc cũng có những người đặt tên con theo địa danh mà họ gặp gỡ nhau lần đầu, nơi họ tỏ tình, hoặc cầu hôn…
Đặt tên với niềm hy vọng của cha mẹ vào con cái: Phần lớn các bậc cha mẹ đều lấy đây là ý tưởng để đặt tên cho con cái. Người muốn con mình sau này thông minh và thành đạt hơn người. Người lại muốn con sau này sẽ là đứa hiếu thuận, sống có trước có sau…
Đặt tên con theo nhận vật trong truyện, tiểu thuyết: Vì yêu quý nhân vật nào đó mà lấy nguyên tên hoặc thay đổi một chút rồi đặt cho con mình. Ở ta, cách đặt tên này thường mượn tên trong các tiểu thuyết, truyện, phim dã sử kinh điển của Trung Quốc.
Đặt tên theo các hiện tượng tự nhiên: Những hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, gió, băng, tuyết, sương… được chuyển sang dạng chữ Hán Việt: vân, vũ, phong, tuyết… rồi đặt tên cho con. Hằng ngày chúng ta vẫn bắt gặp những cái tên như Hải (biển), Đại Hải (biển lớn), Thủy (nước), Thiên (trời), Sơn (núi), Thạch (đá), Lâm (rừng), Giang (sông), Nguyệt (trăng), Nhật Dương (mặt trời)… và từ những cái tên này, các bạn có thể tìm những tính từ đệm rất hay để kết hợp vào nhằm tạo ra một cái tên thật sự ý nghĩa như mong muốn.
Đặt tên con theo các loài thảo mộc: Những cái tên như Thạch Thảo, Hoàng Bách, Hoàng Tùng… đều được lấy từ loài hoa, loài cây quý có ý nghĩa biểu tượng nhất định, biểu hiện cho ý chí, sức mạnh của con người hay sự dịu dàng yểu điệu của người con gái.
Đặt tên cho con gái: Thường đặt tên các loài hoa như Lan, Huệ, Quỳnh, Mai, Đào; bằng tên các loài chim như Yến, Khuyên, Mi; bằng mầu sắc như Hồng, Thanh, Lam; bằng các chữ trữ tình như Huệ, Nhàn, Vân, Hà, Diễm, Phương… bằng các chữ thể hiện đạo đức của nữ giới như Trinh, Thục, Ái, Mỹ Linh, Khiết Tâm…
Đặt tên cho con trai: Thể hiện được sự cương trực, kiên cường, trung hiếu, ý chí và hoài bão, ví dụ các chữ Đức, Lương, Công, Nghị, Quang, Hiền thể hiện tính cách, đạo đức; các chữ Trường Giang, Sơn Hải, Vạn Lý… thể hiện phong độ oai phong lẫm liệt, tư tưởng quyết thắng của các tướng soái; các chữ Hiếu, Trung, Nghĩa, Chính thể hiện khí tiết con người; Chí Kiên, Hướng Tiền thể hiện sự sáng suốt, ý chí kiên cường.
25 cấm kỵ khi đặt tên cho con
Đặt những tên quá cũ kĩ hoặc trùng lặp quá nhiều. Cho dù bạn cố đặt thêm những tên đệm, nhưng việc trùng lặp tên quá nhiều cũng không mấy hay ho.
Đặt tên con với ý nghĩa nông cạn. Đôi khi những cái tên của bạn quá khoa trương và dễ trở thành trò chế giễu của mọi người.
Tránh đặt tên con theo các từ luyến láy. Cái tên đó sẽ hài hước nhưng dễ khiến trẻ chán ghét nếu bé không phải người mạnh dạn.
Tránh đặt tên chứa tên nước ngoài. Nếu không phải con lai tốt nhất bạn đừng đặt thêm các từ nước ngoài vào tên chính, hãy dùng nó làm tên ở nhà là được.
Không nên đặt tên con khó phân biệt được giới tính.
Những từ đa nghĩa , đồng âm , tục ngữ hay ngạn ngữ cũng nên tránh.
Không nên đặt tên con theo trào lưu, theo số đông. Cái gì là mốt thì sẽ rất nhanh lỗi mốt.
Không đặt tên con ám chỉ các bộ phận cơ thể
Không nên đặt tên con theo các từ ngữ cổ, các từ hán việt ít sử dụng.
Tránh những tên quá dài, quá ngắn, khó viết hoặc khó đọc.
Không nên đặt con tên vần A hoặc XYZ, khi trẻ đi học việc tên đầu sổ hay cuối sổ rất bất lợi.
Đặt tên con theo các đồ vật tế lễ, nghi thức cúng bái cũng cần tránh.
Đặt tên con theo các vị thần thánh, phật, chúa cũng cần tránh.
Đặt tên con có chứa thanh bằng , thanh trắc quá 3 từ liên tục.
Tránh đặt tên con trùng với bố mẹ, nhiều gia đình đặt tên con trùng bố mẹ và khác tên đệm, điều đó sẽ gây rắc rối về sau.
Đặt tên con quá nổi bật là điều không nên. Một cái tên sáng nghĩa là đủ, không cần quá khoa trương.
Tránh đặt tên con theo các vị lãnh tụ , bậc thánh hiền, danh nhân.
Bạn đang xem bài viết Ý Nghĩa Của Việc Đặt Tên Thánh trên website Uplusgold.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!